Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 16

19 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 5158)
Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 16

*Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,
Do văn chương là một cái "nghiệp" của anh (nhưng là cái "nghiệp" rất dễ thương, có phải không thưa anh), anh đã có dịp quen với rất nhiều những nhân vật trong văn chương, âm nhạc, hội họa....
Anh có thể kể cho độc giả nghe về những giao tình này không? Em tin rằng sẽ có nhiều giai thoại rất dễ thương mà mọi người đều thích nghe.
Cám ơn anh.


*bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ( Đỗ Nghê) trả lời:

 

Một câu hỏi rất hay nhưng thú thiệt là một người ít quảng giao nên tôi cũng không được quen biết nhiều với các nhân vật trong giới văn nghệ sĩ. Do vậy, chỉ xin kể vài ba chuyện – có thể coi là “giai thoại” - mà tôi chứng kiến hoặc là người trong cuộc để Nguyệt Mai và các bạn đọc cho vui, trước hết chuyện từ những người thân quen gần gũi.

Đó là ông cậu Ngu Í của tôi. Ông là một nhà báo, một nhà văn, nhà thơ, nhà giáo… và là một người… điên thứ thiệt. Từ năm 1939, lúc 18 tuổi, đang học Pétrus Ký, ông đã vào ra nhà thương điên Chợ Quán mấy lần và đã có những bài thơ rất điên từ thưở đó. Nhưng mãi đến năm 1973 ông mới chịu cho in một tập thơ lấy tên là “Có những bài thơ” do Trí Đăng xuất bản. “Có những bài thơ” tập hợp những bài thơ rải rác của ông từ nhiều chục năm trước, được in khá đẹp nhưng… không có bìa. Không hiểu tại sao. Hình như Trí Đăng chỉ chịu in cho cái ruột. Đợi mãi không được, ông quyết định “phát hành”, trực tiếp biếu đến những bạn bè thân quen một tập thơ “trần truồng” như vậy. Ai cũng ngạc nhiên. Nhưng ông tỉnh queo.

Ở tuổi 40, ông “mê” một nhà văn nữ, trẻ hơn ông gần 20 tuổi, mới chỉ có những thơ văn viết tay trên giấy pelure. Mê mẩn. Mê người. Mê văn. Lúc đó nàng chưa nổi tiếng, sau này thì đã là một nhà văn thời danh. Ông khoe tôi tập thơ viết tay của nàng và mấy câu đề từ của ông, tôi chỉ còn nhớ một câu: “Sầu riêng lại với sầu chung mấy sầu!”. Nàng viết cho ông những bức thư trên giấy mỏng, đầy những điều chỉ riêng hai người biết với nhau. Tôi chỉ biết rõ lần ông về Lagi (Bình Thuận) năm 1960 để cải táng mộ cho cha mẹ là ông bà Giáo (ông Nguyễn Hữu Hoàn, bà Nghê Thị Mỹ và người em, dì Nga ) tại Ngãnh Tam Tân. Chuyến đó có tôi cùng đi. Ông đã viết triền miên nhiều đêm một bức thư dài 40 trang pelure trắng bằng thứ chữ lít nhít đặc biệt khó đọc của ông gởi cho nhà văn nữ tương lai kia. Rồi ông gói gém cẩn thận giao tôi đi xe lửa về Saigon bí mật đưa cho người đẹp, đồng thời mang bia mộ ông bà giáo về lại Tam Tân cho ông. Tôi theo địa chỉ căn nhà trọ trên đường Phan Đình Phùng, gần Chợ Vườn Chuối, đến xin gặp nàng. Lát sau, nàng xúng xính yểu điệu từ lầu cao bước xuống nhận thư. Tôi nhà quê đứng chết trân vì nàng quá đẹp! Chỉ kịp lí nhí vội vàng đưa thư rồi chuồn ngay, không dám nhìn lâu, sợ thất lễ với cậu mình. Thật ra… trên xe lửa cà rịch cà tang từ Phan Thiết về Saigon, tôi đã tò mò đọc “lén” đôi chút. Ôi trời, toàn chuyện giận hờn ghen tuông bóng gió gì đó với ai đó chả hiểu gì cả, có cả những chuyện làm báo viết văn đủ thứ trên đời. Tôi nhớ một câu thơ ông viết: “Em dối trá từ đầu môi xuyên gót cẳng…”! Về sau, nàng đã trở thành một nhà văn nổi tiếng một thời.

Ông làm một cụm mộ gia đình ở Ngãnh Tam Tân cũng ngộ. Ngoài mộ Ông bà Giáo và Dì Nga, ông còn xây sẵn hai kim tĩnh dành cho ông và mợ tôi, bà Thoại Dung. Rồi ông cho tôi coi bài thơ mới viết có câu: “Em có đến mà anh không đón tiếp/ Cát bụi này sẽ thỏ thẻ chuyện đời anh…”. Không biết ông viết cho ai nữa! Ông cậu Ngu Í tuy điên nhưng mê các người đẹp viết văn làm thơ, vẽ tranh rất mực. Mỗi khi gặp một nữ văn nghệ sĩ trẻ đẹp tài hoa như vậy, ông thường quỳ xuống lạy mấy lạy làm các người đẹp hết hồn, nhảy nhổm, như trường hợp với HHT, TD... Nhưng ông đặc biệt quý trọng một nhà thơ nữ tận trời tây, người có những bài thơ tình sầu rất đẹp mà Phạm Duy đã phổ nhạc: Đừng nhìn em nữa anh ơi/ Hoa xanh đã phai rồi/ Hương trinh đã tan rồi… Vì thế mà ông đặt cho các người đẹp thân quen của ông một cái tên riêng bắt đầu bằng chữ Minh của nữ sĩ đó cho dễ nhận ra nhau: Minh Kh, Minh Ph. Minh X… Ông làm thơ rất nhanh, có khi viết trên lịch, trên giấy báo, trên bao thuốc lá tặng các nàng, khiến các nàng hoảng sợ bỏ chạy. Cho nên ông thường than: “Không có người yêu để gọi em!”. Mợ tôi biết hết nhưng không ghen, biết đó là thứ tình nghệ sĩ: gởi gió cho mây ngàn bay…

Tôi còn nhớ lần đi cùng ông và nhạc sĩ Phạm Duy xuống Chợ Giữa, Mỹ Tho, để Phạm Duy thu băng buổi ca tài tử do cậu Năm của nhạc sĩ Trần Văn Khê tổ chức. Tôi và Trần Quang Hải, con nhạc sĩ Trần Văn Khê ngồi băng sau. Phạm Duy vừa lái xe vừa kể chuyện suốt chuyến đi dài. Tôi chỉ loáng thoáng nghe thấy toàn những chuyện… tình! Cả hai người đều tuổi con gà (1921) đều mê nữ sĩ MĐHT thì phải!

 

Người thứ hai tôi quen thân là ông Nguyễn Hiến Lê. Tôi gần gũi và gặp gỡ thư từ qua lại với ông từ năm 1960 đến khi ông mất, năm 1984… Chính ông khuyến khích tôi học y khoa và khi trở thành bác sĩ thì tôi là người thường xuyên thăm bệnh cho ông, tư vấn cho ông những vấn đề sức khỏe, dù ông có người bạn thân là bác sĩ Nguyễn Hữu Phiếm, như là một bác sĩ “riêng” từ trước. Ông mắc nhiều thứ bệnh từ lao đến bao tử, trĩ… Cứ mỗi lần tập trung viết một cuốn sách nào đó ông lại lên cơn đau bao tử. Ông không rượu, nhưng hút thuốc lá liên tục. Thuốc rê, đựng trong lon sữa bò, quấn giấy quyến. Tôi thấy ông cứ đau bao tử hoài như vậy thì bày cho ông một cách chữa. Cách chữa này bản thân tôi đã có kinh nghiệm, vì tôi cũng từng bị đau bao tử suốt thời gian học trung học. Tôi được bác sĩ Lương Phán bày cho cách chữa đau bao tử là đừng để bao tử trống, acid sẽ tiết ra và bào mòn niêm mạc. Không để bao tử trống nghĩa là lúc nào cũng có chút gì đó “hối lộ” nó. Tốt nhất là bánh mì sấy khô, một thứ như than hoạt (charcoal) hấp thu và trung hòa acid, lại không nhiều calori. Tôi luôn để trong cặp đi học mấy lát bánh mì khô, lâu lâu cho vào miệng một miếng nhỏ. Không chỉ vậy, tôi còn có kinh nghiệm đọc Kim Dung để chữa đau bao tử! Khi mình say mê một cái gì đó thì thường… quên đau! Một hôm, nghe ông kêu đau quá, tôi khệ nệ mang đến tặng ông bộ kiếm hiệp Cô gái đồ long 6 cuốn và khuyên ông nên đọc để chữa bệnh. Mấy ngày sau ông kêu tôi đến trả lại sách vì “ không thể đọc được thứ này”! Ông ráng đọc chừng nửa cuốn rồi chịu thua! Thì ra ông đang soạn Kinh Dịch, Chiến Quốc Sách… thì giờ đâu mà đọc những chuyện “nhảm nhí” Vô Kỵ với Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Siêu…! Tiếc thật, giá ông đọc được chừng vài ba cuốn thì sẽ bắt đầu ghiền và bớt đau ngay!

Rồi có lần ông lên cơn đau tim. Tôi vội đưa một người bạn chuyên khoa tim mạch đến thăm bệnh cho ông. Bệnh bớt. Một hôm ông kêu mệt quá, tôi đến nghe thấy tim đã có tiếng galop, phổi đầy ran ẩm thì biết không xong, ông đã bị suy tim phù phổi cấp. Tôi khuyên ông phải vào bệnh viện ngay. Ông chần chừ vì không ưa bệnh viện, không tin bệnh viện. Tôi viết một lá thư giới thiệu ông đến bệnh viện An Bình, nơi có các bạn tôi đang làm việc ở đó. Rồi dưới áp lực của gia đình, của học trò và cả các bạn thân như ông Lê Ngộ Châu ở Bách Khoa…, trưa hôm đó ông chịu đi bệnh viện. Hóa ra, trong bệnh viện ai cũng biết ông, quý ông. Tôi bận ở khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng, mãi đến chiều mới trở qua thì nghe ông đã mất. Trước đó, ông nói với tôi: “Thế nào ông Trời cũng cho mình một thứ bệnh nào đó để mình chết chứ!”.

Người thân cho biết khi vào bệnh viện, ông vui vì được đối xử rất tử tế, được xếp nằm phòng có hai giường, sạch sẻ, thoáng mát, dễ chịu. Giường kia đã có người bệnh nằm trước. Ông thấy bà tất bật, lăng xăng suốt ngày, bèn nằm nhích sang một bên rồi kêu bà nằm xuống nghỉ cạnh ông. Bà ngượng, không chịu. Ông nói có gì đâu mà ngượng! Nằm xuống đây đi! Và bà đã nằm cùng ông một lúc. Đó là bà Nguyễn Thị Liệp, vợ sau mà như trước của ông. Ông bà thương nhau lúc ông còn trẻ, đang làm việc ở Long Xuyên nhưng gia đình kêu ông cưới bà Trịnh Thị Tuệ, người Bắc (hai ông bà có một con trai là Nguyễn Nhật Đức, hiện sống ở Pháp). Chính bà Tuệ là người đi cưới bà Liệp cho ông.

Nguyễn Hiến Lê là một nhà nho, ông chuyên biên khảo về Khổng tử, Lão tử, Trang tử, Mạnh tử, Hàn Phi tử… không ưa Phật giáo, thế nhưng khi ông mất, bà Liệp (một Phật tử) đã để tro cốt của ông trong một cái tháp theo truyền thống đạo Phật và đặt ở chùa Phước Ân, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp... Nay có nhiều đoàn đến viếng thăm.

 

Chuyện thứ ba là về nhạc sĩ Trần Văn Khê. Tôi vốn lâu nay vẫn gọi ông là Chú, chú Khê - như một người trong gia đình - vì ông là bạn thiết từ tuổi thiếu thời của cậu Ngu Í. Khi tôi mới ra trường, cậu Ngu Í viết sẵn cho tôi một “cẩm nang” bảo nếu có dịp đi Pháp tu nghiệp thì tìm đến ôngTrần Văn Khê. Gần ba mươi năm sau, năm 1997, tôi mới có dịp ghé thăm ông ở Paris, và khi về có viết một bài “Đời thường giáo sư Trần Văn Khê” đăng trên báo Kiến thức ngày nay kèm bức họa vẽ chân dung ông. Trong bài tôi có kể chuyện ông Trần Văn Khê và bà Ngọc Sương đã ôm nhau khóc lúc ông đến Canada. Một bác sĩ đàn anh cũng là một nhà văn, bs TVT, từ bên Đức viết thư về “xỉ vả” tôi một trận tưng bừng vì dám dựng chuyện, vì theo anh thì anh biết quá rõ ông Khê và bà Ngọc Sương, vợ ông, đã ly dị từ lâu, và hiện bà Ngọc Sương vẫn còn đang sống ở Saigon thì làm gì có chuyện gặp nhau ở Canada! Thú vị ở chỗ có tới hai bà Ngọc Sương mà anh TVT không biết. Một bà Ngọc Sương là vợ ông Khê, đã ly dị, đang sống ở Saigon còn một bà Ngọc Sương khác, là em ruột ông Khê thì đang sống ở Canada! Tôi vội trả lời anh để anh đỡ bực mình!

Nhạc sĩ Trần Văn Khê nay đã 93 tuổi, về sống trong nước mươi năm nay và đã thực hiện được một số chương trình nhằm đưa âm nhạc dân tộc và hát ru vào các trường học cho trẻ em. Ông bị rất nhiều thứ bệnh từ tim mạch, huyết áp, tiểu đường, phổi, thận, gan, mắt… và yếu liệt hai chân phải đi lại bằng xe lăn nhưng đầu óc thì sáng suốt, trí nhớ tốt, nói năng rất lưu loát... Những năm còn sống ở Pháp, ông luôn được sự chăm sóc sức khỏe bởi dược sĩ Hồ thị Tường Vân, người bạn thân mà ông gọi là “lão hữu”. Có lần tôi phone hỏi bà tình trạng sức khỏe chú Khê thì dược sĩ Tường Vân bảo: Từ rún trở lên rất tốt, nhưng từ rún trở xuống thì hết xài! Rồi sợ tôi hiểu lầm bà giải thích ông phải đi xe lăn! Ông thường làm thơ xướng họa với các thân hữu và đặc biệt với nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương. Tôn Nữ Hỷ Khương là một… quận chúa, con Út của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ thị - dòng dõi Tuy Lý Vương. Ưng Bình là tác giả những câu hò được nhiều người biết: “Chiều chiều trước bến Văn Lâu, ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm, ai nhớ ai mong… Thuyền ai thấp thoáng bên song, đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non”… Tôn Nữ Hỷ Khương làm thơ từ thuở nhỏ bên cạnh cha, có những bài thơ đơn giản như lời nói nhưng rất nổi tiếng như: Còn gặp nhau thì hãy cứ vui / Chuyện đời như nước chảy hoa trôi / Lợi danh như bóng mây chìm nổi / Chỉ có tình thương để lại đời…

Một lần tôi được bà tặng cho tập thơ mới, thấy có nhiều bài có lời đề tặng các vị “Đại huynh” như Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Văn Thương… chỉ riêng với Trần Văn Khê thì được bà đề tặng một cách rất riêng là “Hiền huynh Trần Văn Khê”. Tôi bèn viết hai câu đùa: “Hỷ Khương quận chúa đa tình / Hiền huynh có một Đại huynh hơi nhiều!”... Ai dè bà đưa khoe ngay với ông Khê. Ông lại cũng rất vui, không phiền trách gì cả. Tôi còn đùa ông rằng phải luôn tử tế với Hỷ Khương kẻo có ngày chú bị đưa lên “đại huynh” đó nha!

Thì ra, từ lâu hai người đã kết nghĩa huynh muội mà tôi không biết!

Chuyện chỉ có vậy.

(Còn nhiều “giai thoại” của các nhân vật khác, có dịp sẽ kể tiếp nhé!)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6242)
Tôi đọc tiểu sử của ông được biết ông ở Canada, một nơi sống cũng khá êm đềm, tôi đoán ông cũng ít cơ hội tiếp xúc với người Việt Nam, vậy từ đâu là "nguồn" để ông viết loại phiếm dính đến người VN?
27 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6039)
Thưa ông, tôi có hơi tò mò khi muốn biết làm cách nào ông có thể quen và cưới một phụ nữ tài sắc như thế?
17 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 5882)
Thưa giáo sư Trần Quang Hải, Thưa giáo sư có thể cho chúng tôi biết sơ qua hiện nay sinh hoạt của giáo sư ở Pháp, đồng thời những dự định của ông trong tương lai?
14 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 5981)
Nói theo người xưa là “văn dĩ tải đạo”. Nhưng nếu hoàn cảnh hay thời thế không cho phép một nhà văn được viết hay không thể viết những điều mình muốn viết thì trong trường hợp đó, như trường hợp của ông chẳng hạn, ông sẽ làm gì hay sẽ chọn làm để thay thế cho phần không thể kia?
22 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5481)
Là một quân nhân, khi viết những truyện về lính, ông có bị một áp lực nào ở trên không?
08 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6220)
Thưa chú, cháu thấy nhiều nhà văn, nhà thơ, họa sĩ… của miền nam cũng như của miền bắc qua Mỹ.
25 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6285)
Thưa ông Văn Quang, nhiều năm trước đây tôi nhớ có đọc đâu đó một tin văn nghệ liên quan tới phần nhạc của cuốn phim Chân Trời Tím
10 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 5365)
Tôi có một câu hỏi cũng thường thôi nhưng tôi muốn được ông trả lời đó là lý do gì hay trường hợp nào dẫn ông đến với nghiệp văn?
22 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 5393)
Thưa ông, ông là một trong những nhà văn chuyên viết truyện tình lãng mạn nổi tiếng, ông có nhận được nhiều thư ái mộ của nữ giới? Và nếu không phải là câu hỏi khiến cho ông khó trả lời thì xin ông cho biết có độc giả nào sau đó trở thành “bạn” của ông không? Tôi mở đóng ngoặc chữ bạn đấy ông ạ.
05 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6761)
Chúng tôi được biết nhà văn Văn Quang cũng là sĩ quan cấp tá của QLVNCH xưa mà thời đó, hình như quân nhân muốn viết văn làm báo thì phải xin phép Bộ Tổng Tham Mưu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19012)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9195)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7909)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8506)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30726)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25521)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19801)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24517)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,