HÀ ĐÌNH NGUYÊN - “Hoàng hạc bay... bay mãi, bỏ trời mơ..."

19 Tháng Năm 20224:06 CH(Xem: 1888)
HÀ ĐÌNH NGUYÊN - “Hoàng hạc bay... bay mãi, bỏ trời mơ..."
Quá nửa khuya, rạng sáng ngày 7/5/2020, cái tin nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từ trần lan truyền nhanh trên mạng. Ai nấy đều bàng hoàng: bầu trời âm nhạc VN đã vừa vụt tắt một ngôi sao – Sao Biển!

Cách đây khoảng hơn 40 năm, lũ thanh niên thôn quê chúng tôi thường tụ tập đàn hát, trong mớ tập nhạc chúng tôi sưu tầm được, có 2 bản nhạc của Vũ Đức Sao Biển mà chúng tôi rất thích (bản Thu, hát cho người và bản Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú) nó nằm trong tuyển tập nhạc có bìa là họa phẩm “The Old Guitarist” của Pablo Picasso. Những thanh niên, thiếu nữ thời ấy vẫn thường hát 2 bản nhạc trên để “lấy le” với chúng bạn (thường chỉ thích hát nhạc Boléro), để chứng tỏ mình chơi nhạc “đẳng cấp” hơn. Riêng bản thân tôi đã bị dòng nhạc của VĐSB mê hoặc từ dạo đó, nhưng luôn nghĩ “Ông Sao Biển này như là sao sa ngoài biển, đời mình chắc chẳng bao giờ gặp mặt”... Vậy mà trời đất run rủi,tôi vào Sài Gòn làm báo mà “sếp” của tôi lại là anh Vũ Đức Sao Biển (VĐSB).

Cái ấn tượng đầu tiên khi gặp mặt VĐSB là nụ cười thân thiện của anh, một nụ cười kèm theo những vết chân chim nơi đuôi mắt. Anh có vóc dáng nhỏ nhắn, thích hút thuốc (có lẽ là nguyên nhân căn bệnh ung thư vòm họng sau này), tận tâm hướng dẫn lớp đàn em chúng tôi về nghiệp vụ báo chí, thân mật gọi “em” xưng “qua”. Có điều anh rất cẩn thận, thậm chí cẩn thận thái quá. Nhớ có lần họp mặt vài anh em văn nghệ ở quán Trống Đồng của nhà thơ Vũ Trọng Quang, mọi người đề nghị anh hát Thu, hát cho người – anh đã hát thật hay. Vui chuyện, tôi đề nghị anh hát thêm bài Hát trên đồi Tăng Nhơn Phú. Anh “OK” nhưng đề nghị vào phòng trong, đóng cửa lại mới hát, nhưng tôi hơi thất vọng vì anh đã sửa lời ở vài chỗ so với nguyên tác...

Anh là một nhạc sĩ-nhà báo, còn tôi là phóng viên chuyên trách mảng văn nghệ nên 2 anh em thường có nhiều dịp trao đổi một cách tâm đắc... Nói đến VĐSB là phải nhắc đến ca khúc Thu, hát cho người. Anh kể: “18 tuổi, tôi rời Quảng Nam - xa luôn người bạn gái đầu đời nhà ở cuối sông Thu. 20 tuổi (1968) tôi trở lại vùng quê Thăng Bình (Quảng Nam) và biết rằng đã mất cô ấy mãi mãi. Tôi ôm cây đàn guitar lên đồi sim xưa – chút tình đầu ngây thơ, cứ dằn vặt ray rứt mãi trong tâm hồn tôi... Thuở ấy tâm hồn tôi trong sáng lắm, cứ y như dòng suối trong vắt êm đềm xuôi chảy dưới chân đồi. Mùa thu, hoa sim tím nở như một tấu khúc dịu dàng giữa mùa thu vàng sao mà gợi nhớ đến thế? Tôi nhớ hoa, nhớ người. Và úp mặt sau thùng đàn làm bàn, tôi đặt tờ giấy lên, viết Thu, hát cho người. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu có câu “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản” (Hạc vàng bay một lần không trở lại nữa), tôi lấy ý thơ của người xưa để nói đến cố nhân... Bài hát được viết theo thể loại bán cổ điển, điệu Slow, cung Rê thứ. Ngay khi viết xong tôi đã hình dung được đây sẽ là bài tình ca hay của đời mình...”.

Từ thành công của Thu, hát cho người – VĐSB đã chọn cho mình một khuynh hướng sáng tác là những bài tình ca mang giai điệu bán cổ điển, sang trọng nhưng rất gần gũi với dòng nhạc tiền chiến, thí dụ các ca khúc: Chiều mơ, Chiều trên đồi (1970), Bài thơ hoa cúc (1973), Cõi tiêu dao (1989), Đường về, Mẹ ơi (2000)... Tuy thế, giai đoạn sau này, VĐSB chuyển hướng sáng tác sang các tác phẩm mang âm hưởng dân ca Nam Bộ và đã rất thành công với các ca khúc: Đau xót Lý chim quyên (1994), Tiếng quốc đêm trăng (1995), Điệu buồn phương Nam (1996)... Nguồn cảm hứng từ dân ca Nam Bộ là do anh có đến hơn 5 năm dạy học ở Trường Trung học Công lập Bạc Liêu (từ năm 1970 ...). Những chuyến đi qua sông Tiền, sông Hậu; những tháng năm rong chơi khắp đồng bằng, những lần nghe âm nhạc tài tử hoặc Dạ cổ Hoài Lang đã cho anh một nguồn cảm xúc dạt dào về phương Nam để anh viết thêm những Trên sóng Cửu Long, Gửi về nơi cuối đất, Phượng nhớ Hoàng... Đặc biệt sau khi anh được UBND tỉnh Bạc Liêu nhờ ký âm lại bản Dạ Cổ Hoài Lang của nhạc sĩ tiền bối Cao Văn Lầu, phải nói là VĐSB đã “nhập tâm” bản cổ nhạc này, để rồi anh đã làm một việc mà ít có nhạc sĩ nào nghĩ tới là “bê nguyên xi” một đoạn của Dạ Cổ Hoài Lang (nhạc và lời) vào tác phẩm mới của mình. VĐSB đã lấy 2 đoạn khác nhau của Dạ Cổ Hoài Lang đưa vào đoạn giữa của các ca khúc Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài LangTrở lại Bạc Liêu. Phải nghe 2 ca khúc này mới thấy được sự tài hoa của VĐSB bởi sự hài hòa, nhuần nhuyễn của dòng nhạc - dù được lồng ghép nhưng không hề khiên cưỡng cả về mạch cảm xúc lẫn giai điệu...

Tôi hỏi “Anh là người gốc Quảng Nam, sao không chọn dân ca miền Trung, dân ca Khu 5 làm chất liệu sáng tác mà lại chọn những giai điệu phương Nam?”. Anh bảo cũng đã viết khá nhiều bài dựa trên dân ca nhiều vùng miền khác như: Hò đua ghe, Lý vọng phu, Hoài niệm Trường Giang (dân ca Khu 5), Huyền thoại Ngũ Hành Sơn, Nhớ Quảng Nam (dân ca Quảng Nam), Ngàn năm Mỹ Sơn (dân ca Chăm), Tìm em (dân ca Jarai)... nhưng xem ra những bài hát đậm chất dân ca Nam Bộ là thành công hơn cả.

VĐSB là một nhạc sĩ tài hoa, cái đó đã hẳn – nhưng VĐSB còn là một nhà báo, một nhà nghiên cứu với những góc nhìn tinh tế, lập luận xác đáng và bút lực dồi dào khiến không chỉ bạn đọc mà cả giới đồng nghiệp cũng phải nể phục. Vào trang Wikipedia, đọc bản kê các tác phẩm (ngoài âm nhạc) của anh đã thấy “choáng”. Ngoài bút danh VĐSB, anh còn ký tên Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại trên hàng trăm tác phẩm với đủ các thể loại: Tiểu phẩm trào phúng, biên khảo, phóng sự, bút ký, hồi ký, tản văn, kỹ năng sống, truyện ngắn... mà nổi bật là bộ biên khảo Kim Dung giữa đời tôi. Anh kể: “Hồi còn học trung học tôi rất mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, lên đại học lại được học Triết Đông phương và Hán văn nên tôi càng “lậm” tác giả này. Theo tôi, Kim Dung đã tạo ra được một thế giới ngoài cái thế giới hiện thực, đúng như người Trung Quốc thường nói “Thiên ngoại hữu thiên” – một thế giới của bọn hào sĩ giang hồ, vượt xa những “Truyện Tàu” cũ nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống hiện thực, rất người, rất nhân bản...”.

Thế nhưng cuộc đời của người “nhạc sĩ - nhà báo - nhà văn” tài hoa này không phải chỉ rắc toàn hoa hồng. “Mỗi cành mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Gia đình của VĐSB cũng có những tai ương không lường được hết. Để khắc phục những khó khăn, anh đã phải bán căn nhà ở Cư xá Thanh Đa để về cư trú tại một con hẻm đường Tân Thới Nhất (Q.12, TP.HCM), tuy nhiên các loại bệnh tật hầu như đuổi theo anh như hình với bóng. Năm 2008 – nhân “kỷ niệm” anh tròn 60 tuổi (sinh năm 1948), một cơn tai biến mạch máu não khá nặng đã đưa anh vào cấp cứu tại Bệnh viện 115 (Q.10, TP.HCM). Dạo đó, tôi và nhà báo Trần Hoàng Nhân (báo TT & VH) có vào bệnh viện thăm anh và cùng đưa tin anh bị tai biến lên báo. Trong 2 năm trở lại đây, anh bị ung thư vòm họng phải nằm điều trị dài hạn ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM), nhiều người ái mộ và học trò cũ đến thăm anh. Anh không nói được (tiếng nói nghe khào khào trong cổ họng) phải dùng “bút đàm” viết vào cuốn số... (cuối cùng bệnh viện cho về và anh đã từ trần ở nhà riêng vào lúc 23h25 ngày 6/5/2020).

Năm 20 tuổi, khi viết Thu, hát cho người VĐSB đã có những cảm nhận về số phận con người và sự xa biệt. Nay, anh cưỡi “Hoàng hạc bay... bay mãi, bỏ trời mơ...” ở tuổi 73. Xin được hát tiễn anh bằng chính những câu nhạc anh viết: “Thời gian nào trôi bồng bềnh trên phận người/ Biệt ly nào không muộn phiền trên dấu môi/ Mùa vàng lên biêng biếc bóng chiều rơi/ Nhạc hoài mong ta hát vì xa người...”. Anh đi, thanh thản anh nhé !

HÀ ĐÌNH NGUYÊN
(Bài đã đăng trên báo Thanh Niên)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 20177:05 SA(Xem: 4032)
Vậy là anh ra đi/ lúc mười tám giờ năm lăm phút ngày thứ sáu 26.5.17...
13 Tháng Năm 20171:17 CH(Xem: 5785)
Và theo cách thức như thế, chúng ta đã chia tay Phùng Nguyễn, Đinh Cường, Nguyễn Ngọc Bích, Hoài Khanh, Tạ Chí Đại Trường, và mới đây Phan Lạc Phúc.
03 Tháng Tư 201710:05 SA(Xem: 5049)
Tôi chỉ dám rón rén đôi dòng tưởng nhớ ông. Và âm thầm hồi tưởng.
28 Tháng Ba 201712:00 SA(Xem: 6032)
Bằng những chữ rất “đời thường” xây trên những hình ảnh “bình dị” thơ Nguyên Sa nhắc cho người đọc nhớ rằng người tình của chúng ta trước hết là một con người bình thường như mọi con người bình thường trên thế gian
17 Tháng Ba 20176:08 SA(Xem: 5421)
Nhà thơ Mai Trung Tĩnh tên thật là Nguyễn Thiệu Hùng sinh năm 1937 tại Hà Nội. Mai Trung Tĩnh làm thơ từ thuở thiếu thời
14 Tháng Ba 201710:04 SA(Xem: 5364)
Tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
28 Tháng Hai 201711:27 SA(Xem: 5485)
Năm 1946 Họa sĩ Lê Bá Đảng đỗ đầu trường Mỹ Thuật Toulouse, và bức tranh được giữ tại Bảo Tàng Viện St Augustin
25 Tháng Giêng 201710:21 SA(Xem: 5264)
Vài dòng cảm nghĩ thay cho nén nhang cầu cho linh hồn anh được phiêu diêu.
16 Tháng Giêng 20172:12 CH(Xem: 4721)
Họa sĩ Phạm Tăng sinh năm 1924 tại Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam.
13 Tháng Mười Hai 201610:39 SA(Xem: 3690)
Phạm Hầu là lớp thi sĩ xuất hiện đồng thời với các nhà thơ: Lưu Trong Lư, Huy Cận, Xuân Diệu... vào thời Thơ Mới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12049)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9024)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19086)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8695)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30588)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25364)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,