TRẦN YÊN HOÀ - Nhớ thương cậu Hối

10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 3111)
TRẦN YÊN HOÀ - Nhớ thương cậu Hối

 

Thật ra, tôi và họa sĩ Vũ Hối không có bà con máu mủ gì. Nhưng mà đã từ lâu, từ thuở còn bé, khoảng 8, 9 tuổi gì đó, tôi đã gọi ông là cậu Hối rồi. Nguyên nhân là: Vũ Hối quê ở làng Dương Đàn (quê tôi gọi là Diên Đàn), tên xã hồi VNCH là Kỳ Long, Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông có người chị lớn lấy chồng về quê tôi, bà là vợ ông Trịnh Tường, một giáo viên tiểu học. Nhà ông Trịnh Tường và nhà tôi gần nhau, cho nên con trai ông Trịnh Tường là Trịnh Tộ, bạn thân của tôi, thường gọi ông là cậu Hối, nên tôi bắt chước gọi theo.

Tôi biết tên Vũ Hối từ ngày đó.

Cũng những năm tôi được 14, 15 tuổi, một hôm, Trịnh Tộ đem đến khoe với tôi một cuốn Thế Giới Tự Do, trong đó có đăng hình ông Vũ Hối. Ông được đi thăm nước Mỹ, được mời vào tòa Bạch Ốc để vẽ hình cho tổng thống Kenedy. Tôi thấy điều đó thật hãnh diện. Cầm tờ báo Thế Giới Tự Do trên tay, nhìn ông Vũ Hối bận đồ đẹp, lịch sự, đứng bên mấy bức tranh của ông được giải thưởng, tôi thấy nễ trong bụng quá.

Thời gian như nước chảy qua cầu, thời cuộc cũng xoay chuyển, 30-4- 75 đến làm thay đổi bao nhiêu cuộc đời. Tôi vào tù vì tội sĩ quan chế độ cũ, còn họa sĩ Vũ Hối cũng vào tù vì tội văn nghệ sĩ phản động. Sau này qua Mỹ, gặp ông Vũ Hối, nghe ông nói đã bị cai tù đánh hư một con mắt, và ông được hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc bảo trợ ông qua Mỹ.

Khoảng 2001, tôi có viết một hồi ức có tên là "Ký Ức Mẹ, Đi Về Phía Hoàng Hôn" đăng sâu rộng trên các báo Việt Ngữ ở Mỹ, sau đó được trích đăng trong nhiều tờ báo ở Úc, Pháp... trong đó có đoạn như sau:

"Trong những ngày phát động chiến dịch cải cách ruộng đất, tôi luôn nhớ những đêm tối có những tiếng loa vang vang khắp thôn xóm. Tiếng loa thông báo hôm nay có đấu tố tên địa chủ nào, ở đâu, và kêu gọi đồng bào đi tham dự đấu tố. Tôi còn nhớ hai lần mẹ tôi đã đi. Mẹ tôi bỏ hai ngày làm ruộng cùng dân chúng trong xã lên đến tận xã Kỳ Long, nơi có cuộc đấu tố ông Vũ Ấn, được gọi là “tên địa chủ ác ôn” (ông Vũ Ấn là cha giáo sư Vũ Ký và họa sĩ Vũ Hối) và cuộc xử tử ông Hồ Đệ, một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng."

Không biết ông Vũ Hối đã đọc bài đó ở báo nào nên có cảm tình với tôi. Sau đó, họa sĩ Vũ Hối từ tiểu bang Maryland gọi điện thoại cho tôi, tôi  gọi ông bằng cậu, như người cậu ruột thịt của mình vậy, và ông cũng xưng là cậu với tôi.

Dù nói chuyện qua điện thoại, tôi cũng có nhận xét là giọng nói của ông nhẹ nhàng. Trong lần nói chuyện đầu tiên, tôi đã có cảm tình vì nghĩ ông rất hiền, vui vẻ, cởi mở.

Sau đó mấy tháng, họa sĩ Vũ Hối có dịp qua Cali, tham dự họp đồng hương Quảng Nam, hay ra mắt sách, triển lãm thư họa gì đó. Ông gọi điện thoại cho tôi và trong một buổi sáng đẹp trời ở Nam Cali, tôi đến đón họa sĩ từ nhà người bà con ông ở, rồi đưa ông đi ăn phở, uống cà phê, tâm sự.

Đối diện với một họa sĩ mà tôi đã phục, đã mến yêu từ thuở thiếu thời, đến bây giờ cũng mấy mươi năm sau, gặp ông bằng xương bằng thịt, tôi vô cùng sung sướng và cảm động.

Tiểu sử ông được tóm gọn như sau:

"Vũ Hối là một họa sĩ nổi tiếng khắp nước, ông đã là một tên tuổi lớn của nền văn học nghệ thuật nước nhà và quốc tế. Ông được mời vẽ chân dung tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, vẽ chân dung Đại tướng Creighton W. Abrams. Đã nhận Giải Khôi Nguyên Hội Họa Quốc Tế năm 1963 tại Hoa Kỳ. Sáng lập trường phái Luân Vũ Họa (Paintings In Motion) và Thư Họa (Handwriting Painting).

Tên tuổi của Vũ Hối cũng đã đi vào Bách Khoa Tự Điển Larousse, bộ tự điển nổi danh nhất của Pháp và thế giới

Có tên trong Văn Học Tự Điển thời Việt Nam Cộng Hòa."

(theo Đằng Giao, báo Người Việt)

Thế mà khi ông ngồi trên xe tôi chở đi, ông nói chuyện giọng Quảng Nam đã pha giọng nam, rất hiền hòa, từ tốn và luôn luôn xưng cậu với tôi. Ông biết nhà tôi ở Quán Rường, biết mẹ tôi là bà Khiêm, biết cha tôi là ông Khái, nhà có bức tường bằng quánh bao quanh, mỗi khi ông từ Diên Đàn xuống thăm người chị ruột ở gần nhà tôi... Ôi, chuyện ở quê, chuyện ngày tháng cũ... hai cậu cháu ngồi cà phê nói hết không hết lời.

Rồi cậu Hối về lại Maryland, cậu lại điện thoại qua cho tôi, nói tôi gởi bài Ký "Ức Mẹ - Đi về phía hoàng hôn" cho cậu, để ông gởi đăng báo bên đó. Tôi về gởi cho cậu liền, sau đó cậu gởi tôi tờ báo Kỷ Nguyên Mới, có đăng bài đó của tôi.

Trong thời gian 15 năm, khi cậu còn khỏe, cậu đã đi qua Cali khoảng trên dưới 10 lần, lần nào tôi cũng được gặp cậu. Khi cậu đến nơi là ông gọi cho tôi, cậu Hối đây, cậu mới qua hồi hôm, con đến chở cậu đi uống cà phê nhe. Thế là tôi liền lên xe đi chở ông đi uống cà phê...đều đều như vậy. Trong đó có 2 lần tôi chở ông về nhà tôi "nhậu" chơi. Một lần tôi có mời nhà văn Phạm Phú Minh và nhà thơ Thành Tôn cùng dự... Buổi họp mặt rất vui vẻ, thắm đượm tình văn nghệ và đồng hương.

Qua những lúc không có ông, tôi thường lục tìm đọc lại những tác phẩm  của ông. Những bài thơ ông đã viết, những hoạ phẩm ông đã triển lãm, những bức thư họa ông viết được treo trên tường, trên liễn, trên đĩa sứ, khắp nơi.

Có lẽ đã từ lâu, tôi ảnh hưởng của thơ mới, giọng thơ, lời thơ, ngôn ngữ thơ của các nhà thơ mới... Nên tôi chỉ cảm nhận thơ Vũ Hối nhìn về khía cạnh ý nghĩa và văn phong, rất hiền hòa, nhẹ nhàng, thật thà.

Ví dụ như bài:

Men chiều Cali

Vẽ cả trong tranh khung trời lộng gió
Vẽ cả men tình, một độ lên ngôi
Nâng niu ta vẽ cành hoa Nhân Ái
Những đóa hoa cười, nở mãi trên môi!


Nắn nót tình thơ, khung trời lộng gió
Mười ngón tay hoa, vướng nhạc bỗng trầm…
Ta về đâu ướp lạnh miền Đông Bắc
Nhớ Cali, từng vạt nắng hanh vàng


E ấp hành trang: men chiều kỷ niệm
Phong kín gửi người: nỗi chứa chan!
Vẽ người thương, giữa khung trời lộng gió,
Vẽ mình ta, ngồi đếm nỗi cô liêu


Vẽ cánh chim rừng, một trời lạc xứ
Cali ơi! Xin gởi nồng ấm men chiều!

(từ báo Người Việt)

 

Về hội họa và thư pháp cũng vậy, tôi đã xem những bức tranh chụp lại của Vũ Hối như Mộng Hòa Bình vẽ những con chim bồ câu bay lên từ tay một thiếu nữ. Bức tranh vẽ  bút pháp nhẹ nhàng, không cầu kỳ khó hiểu. Về Thư pháp có nét chữ lạ, có sắc thái riêng.

Như vậy, với Vũ Hối, một tâm hồn bình dị, nhẹ nhàng, hiền hòa, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, nên ông đã thu hút cảm tình của nhiều người, nhất là cộng đồng Quảng Nam ở khắp nơi. Những người đồng hương từ già đến trẻ, từ những bạn thuộc lớp Văn Học Nghệ Thuật hay không, ông đều vui vẻ tiếp chuyện, thăm hỏi ân cần, chụp hình kỷ niệm. Cho nên tôi rất không ngạc nhiên khi thấy những bạn tôi ở khắp mọi nơi, như San Jose, Texas, Maryland, nam Cali, khi họa sĩ Vũ Hối mất, họ đã post lên trên FaceBook nhiều hình chụp với ông để tiếc thương và có những lời lẽ cảm tình nồng hậu.

Nhân Sĩ Quảng Nam

Gia đình họa sĩ Vũ Hối là một gia đình theo Việt Nam Quốc Dân Đảng từ lâu, và trên bước đường đấu tranh cho một Việt Nam - Dân Tộc Độc Lập, Dân Quyền Tự Do, Dân Sinh Hạnh Phúc - gia đình ông đã bị cộng sản giết một số anh em, (đâu khoảng bảy, tám người). Đường lối đấu tranh của ông là một đường lối đấu tranh ôn hòa nhưng bất khuất. Họa sĩ Vũ Hối, một đời hoạt động văn hóa, để lại một gia tài thơ văn, hội họa, thư họa...cho bà con cùng quê, cho cộng đồng. Ông chưa làm hội trưởng một hội đồng hương ở địa phương nào cả, nhưng nói đến ông, ai cũng biết, ai cũng quí mến ông, yêu thương ông, kính nễ ông.

Tôi nghĩ con người sống trên đời rồi sẽ mất đi, nhưng ông đã để lại tiếng tốt, tiếng thơm cho hậu thế. Ông xứng đáng được gọi là Nhân Sĩ Quảng Nam.

Gặp cậu lần cuối.

Cách đây khoảng hơn 5 năm, cậu từ Maryland qua Nam Cali. Cậu đến nơi là điện thoại cho tôi ngay. Tôi cũng tới nhà cậu ở đón cậu đi uống cà phê như thường lệ. Cậu nói cậu sang để ra mắt tập sách 60 năm Văn Học Nghệ Thuật Vũ Hối. Buổi ra mắt sách tại Viện Việt Học ngày...giờ.. Và mời tôi tham dự.

Tôi nói với cậu tôi sẽ tham dự.

Đến giờ hẹn, tôi đến Viện Việt Học, thì thấy cửa phòng sinh hoạt đóng im ỉm, không có một bóng người. Tôi bèn gọi điện thoại cho cậu thì điện thoại không liên lạc được. Đành chịu. Từ đó, tôi không liên lạc được với cậu nữa.

Đến năm 2018, tôi có dịp đi chơi ở Mayrland, nhân cơ hội này, tôi quyết tâm đi tìm thăm cậu. Tôi rủ nhà văn Nguyễn Đình Từ Lam (đang ở Maryland) cùng đến thăm cậu theo địa chỉ của cậu cho mỗi khi tôi gởi sách báo qua cho cậu. Đến nơi, nhà cậu của là một người khác, dò hỏi thì cậu đã dời đi, không ai biết địa chỉ mới. Thế là tôi không gặp cậu nữa rồi.

Rồi đến nay, được tin cậu mất (lúc 5 giờ 15 phút ngày 19/08/2022, tại Maryland), lòng tôi với bao thương tiếc không nguôi.

Xin vĩnh biệt cậu. Chúc cậu sớm về Cõi Phật.

Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.

 

Trần Yên Hòa

 

 

 

@font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-536870145 1107305727 0 0 415 0;}@font-face {font-family:Calibri; panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-536859905 -1073732485 9 0 511 0;}p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; margin-top:0in; margin-right:0in; margin-bottom:10.0pt; margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri",sans-serif; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}p {mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";}.MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; font-size:11.0pt; mso-ansi-font-size:11.0pt; mso-bidi-font-size:11.0pt; font-family:"Calibri",sans-serif; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}.MsoPapDefault {mso-style-type:export-only; margin-bottom:10.0pt; line-height:115%;}div.WordSection1 {page:WordSection1;}
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Hai 20233:58 CH(Xem: 529)
Giờ đây, tôi không còn cơ hội nào trò chuyện với anh nữa, để hiểu anh thêm nữa. Anh đã đi, xa chúng ta mãi mãi.
30 Tháng Mười Một 20234:55 CH(Xem: 409)
Càng lúc, lòng ngưỡng mộ của tôi trước một bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng càng lớn lao hơn;
30 Tháng Mười Một 20239:07 SA(Xem: 362)
Tình yêu quê hương của người nghệ sĩ chỉ cần là một ánh đèn dầu heo hắt bên xa lộ, với cuộc sống mưu sinh cơ hàn trên chính mảnh đất quê hương, nay đã không còn.
08 Tháng Mười Một 20239:32 SA(Xem: 521)
Tôi đau xót chạm vào xương vào da của anh. Cẩn thận anh Văn ơi, anh ngã xuống thì chúng tôi đau khổ lắm. Còn nhiều người yêu anh, anh ạ.
09 Tháng Mười 20234:54 CH(Xem: 860)
Võ Phiến không mất trí nhớ hẳn. Thường, ông chông chênh, chòng chành và lãng đãng giữa nhớ và quên.
01 Tháng Mười 202312:52 CH(Xem: 793)
Người ta gọi ông là nhà thơ, đạo diễn, tác giả, hoạ sĩ,…
20 Tháng Chín 20234:12 CH(Xem: 1170)
Bác Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu văn học hiện thực phê phán của Việt Nam trước năm 1945.
14 Tháng Chín 202312:27 CH(Xem: 647)
Đặc biệt đối với tôi, vì đôi lần trong đời, đã được phép cùng làm việc với anh.
12 Tháng Chín 20233:40 CH(Xem: 620)
Ngày 4 Tháng Chín, 2023, tại thành phố Houston, Texas, dây vĩ cầm đã lặng. Ông ra đi mang theo “tình quê hương.” Nhưng chắc chắn, tiếng đàn của ông sẽ mãi réo rắt trong dòng chảy âm nhạc của người Việt Nam.
09 Tháng Chín 20239:06 SA(Xem: 822)
Dù bất kỳ họ nói cô thế nào, sau này lịch sử kết luận ra sao, tôi vẫn không thể quên được những kỷ niệm đẹp đẽ nhân ái cô đã làm cho tuổi thơ của tôi, Tôi vẫn muốn thắp nén nhang cho cô, cầu mong cô thoát khỏi mọi khổ đau. Thanh thản bay về nơi bình yên an lạc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16808)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12043)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9020)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8117)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 815)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1016)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19083)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7778)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8691)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10934)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30585)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19667)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31804)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34840)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,