NGUYỄN VIỆN - Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật

12 Tháng Chín 20248:54 SA(Xem: 225)
NGUYỄN VIỆN - Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật
Trong một lần trò chuyện mới đây, sau nhiều năm không gặp, Hồ Hữu Thủ nói đại ý: “Tôi đã đọc được nơi một ông thày chùa rằng, từ ý tưởng này đến ý tưởng kia luôn có một khoảng hở. Tôi muốn kéo giãn cái khoảng hở ấy rộng ra, càng rộng càng tốt, vì đấy sẽ là nơi tôi an trú. Đấy cũng là nơi mà sự sáng tạo của tôi được định hình sự sống.”

Tôi không hề bất ngờ. Có vẻ như Hồ Hữu Thủ vẫn đắm chìm vào những suy tưởng sáng tạo như thế, vào thiền học như thế. Hồ Hữu Thủ là một trong số ít những họa sĩ tôi biết không ngừng có những suy tư triết học cho cuộc sống cũng như con đường sáng tạo của mình và hơn thế, biết diễn đạt nó một cách mạch lạc.

Hồ Hữu Thủ gốc người Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng được sinh ra tại Thủ Dầu Một (Bình Dương) năm 1940. Tốt nghiệp trường Mỹ nghệ Thực hành Thủ Dầu Một năm 1959. Bình Dương cũng là nơi sản sinh ra các làng nghề làm tranh sơn mài rất nổi tiếng. Có lẽ vì thế, ngoài sơn dầu, Hồ Hữu Thủ cũng rất sở trường về tranh sơn mài, một nghệ thuật mà ông muốn lưu truyền như truyền thống. Chính Hồ Hữu Thủ cũng đã mạnh dạn gọi tranh sơn mài của ông là nghệ thuật sơn ta hay sơn Phú Thọ. Sự khác biệt này không chỉ ở chất liệu, mà còn là phương pháp. Thay vì mài toàn bộ bức tranh, Hồ Hữu Thủ chọn giải pháp giữ lại các mảng thô không mài, để tạo hiệu ứng nghệ thuật. Có phải đây là không gian “an trú” của ông trong các khoảng hở giữa các ý tưởng?

Hồ Hữu Thủ cũng nói, bản chất sự vật là bất khả tri kiến. Vì thế cái sự vật mà ta vẽ không phải là sự vật mà nó vốn là. Hơn nữa, thế giới của chúng ta là một thế giới luôn biến động. Cái mà chúng ta vừa lưu giữ đã không còn tồn tại. Vậy thì, vẽ có phải là nắm bắt thực tại không? Mà làm sao nắm bắt? Có thể đây chính là lý do tồn tại của nghệ thuật trừu tượng mà Hồ Hữu Thủ vẫn theo đuổi bên cạnh những tác phẩm biểu hình.

Tuy nhiên, giữa những suy tư sáng tạo và thực hành nghệ thuật lại là một khoảng cách dường như bất khả tiệm cận. Từ ý muốn kéo giãn khe hở giữa các ý tưởng đến thực hành nghệ thuật như cách triệt tiêu khoảng cách của suy tưởng với tác phẩm là tài năng nghệ sĩ. Sự bất toàn xuất hiện và trở nên tất yếu nhưng cũng chính nó, sự bất toàn thôi thúc ý thức sáng tạo. Cũng vì thế, hành trình của sáng tạo nghệ thuật là miên viễn.

Ở đây, chúng ta đã có thể chứng kiến một cụ năm nay 84 tuổi vẫn miệt mài vẽ. Vẫn tươi mới và ảo diệu sắc màu. Không phải vì Hồ Hữu Thủ thường xuyên tập luyện công phu “suối nguồn tươi trẻ” mà cái đẹp của sự sống lôi cuốn, chiếm ngự ông.

Hồ Hữu Thủ cùng với Nguyễn Lâm, Nguyễn Trung của Hội Họa sĩ Trẻ trước 1975 còn sót lại ở Sài Gòn, họ vẫn sung sức lao động nghệ thuật và tranh của họ vẫn thuộc loại đẳng cấp để sưu tập. Họ thuộc về một thế hệ vàng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Bất kể ở Mỹ như Trịnh Cung, Nguyên Khai, Đinh Cường… hay còn lại trong nước, còn sống hay đã chết, tranh của nhóm Hội Họa sĩ Trẻ vẫn có những giá trị mang dấu ấn lịch sử. Cho dù tranh của họ rất ít tính thời sự, nhưng cái đẹp được tìm thấy trong tác phẩm của họ lại rất biểu trưng cho tính thời đại mà họ sống. Đó là cái đẹp phía sau của chết chóc, của chiến tranh. Cái đẹp của hòa bình, của sự chan hòa trong vũ trụ. Cái mà con người ngưỡng vọng như ý nghĩa nhân sinh.

Với riêng Hồ Hữu Thủ, tôi còn thấy một phong cách trầm mặc cả trong và ngoài tác phẩm của ông giữa một thế giới xô bồ. Cho dù tranh của ông không thiếu những cô gái đẹp, chất thị hiếu thị trường hiển nhiên nhưng vẫn luôn mơ màng về một cõi nguyên sơ của căn tính hiện thể. Sự thuần khiết nhất nguyên trong vô thức.

Hôm tôi gặp Hồ Hữu Thủ cũng là dịp ra tập sách tranh mới của ông, tổng kết sự nghiệp nghệ thuật. Ông cũng cho biết đang chuẩn bị khánh thành một bảo tàng Hồ Hữu Thủ bên quận 2. Nói thế, không có nghĩa là con đường sáng tạo của Hồ Hữu Thủ đã dừng lại hay đóng khung. Đó chỉ là một chặng đường. Số phận của nghệ sĩ không phải là kẻ ngồi đếm những thành tựu, mà tạo ra thành tựu, mãi mãi đi tới. Mãi mãi truy tìm cái chân tướng sự vật. Cho dù thân xác có gục xuống thì nghệ thuật của anh ta vẫn mãi mãi lên đường. Mãi mãi khai mở. Tôi nghĩ thế.

(Saigon 21/6/2024)
(Nguồn Việt Báo)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười 202411:07 SA(Xem: 196)
Thơ Nguyễn Đình Toàn thơ đã có sẵn nhạc tính riêng nên chỉ cần nghe lại lời thơ của mình là ông có thể ghi thành một bản nhạc
05 Tháng Mười 20243:45 CH(Xem: 253)
Anh Võ Phiến, vậy thì xin cầu chúc anh vĩnh hằng ở một cõi khác,
13 Tháng Chín 202411:17 SA(Xem: 303)
À, mà tự nhiên tối nay, tôi lại muốn gọi hỏi "người đi trên mây": "thế Chú đã gặp lại Bố cháu chưa?"
31 Tháng Tám 20248:25 SA(Xem: 449)
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông.
22 Tháng Tám 20249:28 SA(Xem: 412)
"Khi Cuộc Tình Đã Chết" thơ Du Tử Lê, Phạm Đình Chương phổ nhạc, vẫn cứ là một trong những tình khúc đạt nhất của ông và của chung những tình khúc Việt Nam nữa.
12 Tháng Tám 20248:55 SA(Xem: 429)
Vĩnh biệt Bụi Đời thi sĩ Trần Thoại Nguyên!
10 Tháng Tám 20243:53 CH(Xem: 427)
Buổi ghé thăm anh chị lần này đã để lại trong tôi một xúc động đặc biệt.
22 Tháng Bảy 20242:48 CH(Xem: 1006)
Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, nhưng gốc gác người Thừa Thiên - Huế.
27 Tháng Sáu 20244:38 CH(Xem: 751)
Trong dòng nhạc trữ tình, có lẽ ca khúc “Tình Lỡ” của nhạc sĩ Thanh Bình qua tiếng hát Khánh Ly đủ làm mê đắm lòng người.
17 Tháng Sáu 20249:02 SA(Xem: 673)
Anh là một tác giả thành tựu, trong cả hai lãnh vực văn học và hội họa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21163)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15984)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17616)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10335)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18819)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5165)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1906)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2474)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2299)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23617)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20075)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9936)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9299)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12389)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31859)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21575)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26644)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24084)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22882)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20998)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19011)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20191)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17749)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16823)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25924)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33252)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35631)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,