PHAN LẠC PHÚC - Nhớ Nguyễn Cao Đàm- Trần Cao Lĩnh

07 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 7215)
PHAN LẠC PHÚC - Nhớ Nguyễn Cao Đàm- Trần Cao Lĩnh

 

Trong tủ sách ngày xưa của tôi có một cuốn tôi rất quý. Đó là cuốn sách hình “Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu” của hai tác giả Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh. Cuốn sách rất đẹp, cả về hình ảnh lẫn văn chương, đặc biệt có lời đề tặng rất thân ái của hai tác giả. Cao Đàm & Cao Lĩnh là hai nghệ sĩ nhiếp ảnh lớn của Việt Nam cũng như quốc tế, “tranh” của các ông đẹp là lẽ dĩ nhiên rồi khỏi phải khen “phò mã tốt áo”, nhưng đối với tôi, cuốn sách còn có một thú vị riêng. Tôi vốn là một người sinh trưởng ở thôn quê, lớn lên sau lũy tre xanh, quen thuộc với ruộng đồng, với cây đa đầu làng, rặng tre trước ngõ. Sau này lớn lên, thời cuộc đẩy đưa, tôi di cư vào Nam sống ở đô thị, quen với văn minh kỹ thuật, bên ngoài dù có “bắng nhắng” đến đâu chăng nữa nhưng bên trong tôi vẫn là một anh nhà quê. Những lúc nửa đêm về sáng, hoặc là những khi canh tàn- rượu tỉnh, một mình một bóng thấy nhớ nhà, nhớ quê ghê lắm ông ơi!” “Mình về mình có nhớ ta- Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Những lúc ấy đem cuốn “Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu” ra xem, thấy sao mà bồi hồi, sao mà xúc động. Đây quê hương đất nước ta đây. Bao nhiêu hình ảnh vừa nhớ, vừa quên, nào “Đường vào xóm nhỏ”, “Giếng nước đầu làng” nào “Chiều cô thôn” “Nắng chia nửa bãi”, cho đến “Rừng xanh lau bạc”, “Đất nước”, “Rạt Rào”, “ Bờ Hương Giang”, “Miền Nam vị ngọt”. Lần giở cuốn “Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu”…như lần giở từng trang kỷ niệm. Hai ông Cao Đàm và Cao Lĩnh, trong cuộc đời nghệ thuật đã đoạt nhiều danh vị quốc tế (mà tôi nhớ không hết được, nhưng biết là hết sức cao qúy), nhưng tôi nghĩ cái danh vị đầu tiên các ông đáng được hưởng phải là Nghệ Sĩ Việt Nam.

 caodam_01-content
Nhiếp ảnh gia Cao Đàm

Tranh của các ông không lẫn với ai được, thuần túy Việt Nam. Các ông chắc phải yêu cái đất nước đau thương nhưng vô cùng đẹp đẽ này nhiều lắm, nên mới ghi lại được những hình ảnh có sức rung cảm sâu xa như vậy.

 Tháng Tư đen 1975, tôi đi cải tạo sau 10 năm trở về- thấy mất nhiều thứ quá. Nhà cửa còn bị tịch thu thì cái tủ sách sao mà tồn tại được. Nhưng đau đớn hơn vẫn là mất bạn bè. Nhìn lại trong thời gian ấy bao nhiêu anh em mình đã mất, trong số đó có Trần Cao Lĩnh. Chả bao giờ gặp lại Trần Cao Lĩnh nữa. Người ta thường bảo “văn tức là người”, nhưng trong trường hợp anh, có lẽ phải xét lại. “Tranh” của anh tài hoa, thông minh tinh nghịch nhưng rất đôn hậu như nét cười tươi tắn của anh, sao anh từ biệt anh em sớm vậy? Anh Cao Đàm còn hơn tuổi anh nhiều chứ!

 Ấy vậy mà bây giờ, người tóc bạc phơ, nhưng vẫn “nhất kiếm trấn ải” ở vùng Nam bán cầu này đấy. Xưa nay tôi không được quen biết nhiều những nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhưng đối với tôi, Cao Đàm – Cao Lĩnh là song kiếm hợp bích trong làng ảnh Việt Nam. Cao Lĩnh là khóe nhìn thông minh, tươi tắn của một con người hướng ngoại (extrovert) còn Cao Đàm con mắt đăm chiêu, sâu sắc, nhìn vào bên trong, hướng nội ( introvert). Trong cuốn Album chung “Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu”, hai cái nhìn một hướng nội, một hướng ngoại đã “chụp” được những hình ảnh rất đáng ghi nhớ về đất nước Việt Nam.

 Trên mục này, tôi từng đề cập đến tấm hình bìa báo đặc biệt Chiêu Dương giai phẩm xuân Giáp Tuất của Trần Cao Lĩnh. Tấm hình này theo phong cách một bức tranh tĩnh vật, rất bắt mắt, rất mời gọi người xem. Một không khí Tết Việt Nam tràn ngập với chữ đại tự, hoa đào, cây trái và bộ tách trà song ẩm. Tâm hồn Trần Cao Lĩnh hướng ngoại…anh mở toang cửa sổ tâm hồn mời gọi người xem… xin cứ tự nhiên ra vô thong thả. Còn Cao Đàm, ngược lại, cái nhìn của anh kén chọn, trầm tư, sâu sắc; chụp hình mà anh như muốn ghi lại những gì vô ảnh, vô hình. Hãy ngắm kỹ bức hình Đế (tiếng Anh dịch: Drunk). Say là một trạng thái tâm hồn, làm sao mà chụp đuợc. Nhưng cứ nhìn kỹ chân dung ông già thiểu số trong bức này đi. Nhìn vào mắt ông ta. Say lắm, xỉn lắm! Nhìn mà như không thấy gì, những tia máu trong mắt hằn lên. Nét mặt đờ đẫn. Càng nhìn càng thấy say kịch liệt. Hay là bức hình “ Past and Present” (Quá khứ và hiện tại). Đây chỉ là một gốc tre già và một chồi măng. Rất đơn giản, rất tự nhiên, không có bố cục, không có gia công một chút nào. Loại tranh này, theo anh Cao Đàm không gọi là “tĩnh vật” được, mặc dù nó đơn sơ gần gũi. Cái gì ở ngoài trời, còn đang sống, đang tươi ngoay- ngoảy, đang chuyển động (dù là đang chuyển động âm thầm) thì phải gọi là tranh phong cảnh (paysage) dù rằng rất gần với tĩnh vật (loại tranh chụp trong nhà). Quá khứ: gốc tre già cốc -đế rễ xoắn xuýt từng chùm, bên cạnh hiện tại: một chồi măng mới mọc, vừa nhú lên từ lòng đất – những cái lông măng như còn đọng hạt sương mai.

 Tuy vậy, ông già Cao Đàm này không có nghiêm nghị, khô khan đâu. Ông già này “hóm” lắm, “nghịch ngầm” lắm. Có một bức tranh ghi hình một dãy cau chĩa thẳng lên trời, có một thằng nhỏ đang trèo nhún nhẩy. Đây là bức “ Mày trèo cây cau”. Bức hình tươi vui, “ca dao” một cách kỳ lạ. Hình như đâu đây có tiếng hát” Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà”. Nhưng mà từ mấy chục năm nay, tôi thú nhất bức tranh “ Lá trầu trao duyên” của Cao Đàm. Chỉ là hai chiếc lá trầu tơ, phồng căng đang khoe mình dưới nắng. Lá trầu làm nghĩ tới cưới xin, đến đôi lứa, đến động phòng hoa chúc. Lá trầu trao duyên. Lá trầu đang sắp sửa hiến dâng, với tất cả vẻ say nồng của nó…

 Ngày xuân con én đưa thoi… Chúng tôi cùng vài người bạn tới thăm anh Cao Đàm. Tác giả được dịp bàn về nghệ thuật, hình như không biết mệt mỏi, trình bày hết bức này đến bức kia, cuốn này sang cuốn khác. Bỗng nghe anh Cao Đàm nói với chị Cao Đàm ( một người 80 tuổi và một người trên 70 tuổi) : “ Mình ơi, lấy hộ cho mình cuốn sách…). Hai ông bà vẫn cứ ríu- rít như đôi chim bồ câu già. Tôi chợt nhớ đến chữ “mình” trong ca dao và trong đời sống Việt Nam:

  Mình về ta chẳng cho về,
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ.
Câu thơ ba chữ rành rành,
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung là để phần cha,
Chữ Hiếu thờ mẹ, đôi ta…

 Phan Lạc Phúc

 (1995)

 _________-

Thưa chị Nguyễn Cao Đàm,

 Chiều thứ sáu tuần qua ( 8 tháng 6/ 2001) tôi tới để chào anh Nguyễn Cao Đàm lần cuối. Như vậy là anh Đàm đã theo anh Lĩnh về thế giới bên kia – hai anh lại “ song kiếm hợp bích” ở dưới ấy.

“ Mình về ta chẳng cho về- Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ…” bây giờ không ai “nắm vạt áo” anh Đàm mà đề thơ được nữa.

 Nhưng thưa chị Nguyễn Cao Đàm, “tranh” của anh còn ở lại hoài trên cõi đời này, và cái ríu rít “ mình mình – ta ta” của anh chị cũng còn vang vọng trong tâm hồn chúng tôi mãi mãi.

Phan Lạc Phúc.
(2001)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Chín 20172:55 CH(Xem: 6918)
Ngay khi vừa đến trước ngôi nhà nhỏ bé của nhạc sĩ Hoàng Giác, dòng nhạc đầu tiên của ca khúc “Ngày Về” đã thánh thót tới run rẩy vang lên trong tôi...
05 Tháng Chín 20173:24 CH(Xem: 5823)
Bây giờ anh đã thanh thản bên kia thế giới. Tôi sẽ chẳng còn được đọc email hay nghe anh nhẹ nhàng than thở mỗi khi cơn đau dằn vặt:
29 Tháng Tám 20179:24 SA(Xem: 5742)
Tạp chí Bách Khoa là một trong vài tờ tạp chí nghiên cứu & sáng tác văn học uy tín nhất ở Saigon
18 Tháng Tám 20172:04 CH(Xem: 7321)
PCT giỏi ngoại ngữ, thông minh. Điều nay ai cũng biết. Sống gần PCT, chúng tôi còn biết thêm, “chàng” có một trí nhớ cực kỳ tốt.
07 Tháng Tám 201711:50 SA(Xem: 4605)
Bài thơ Toàn làm và đọc khi chỉ có ba thằng. Ở đâu ra, người thứ bốn từ trên đồi đi xuống. Có phải đó là cái bóng, cái hồn của những đồi thông, những thác, những hồ... Nghiễm ơi, ông chắc đã gặp nó. Nó nói cái gì mà cứ rì rào mãi.
01 Tháng Tám 20172:35 CH(Xem: 6017)
Trước tiên, mình xin cám ơn các anh chị, các bạn gần xa trong ngoài đã san lòng hỏi thăm và chia sẻ khi hay tin buồn vụt đến
19 Tháng Bảy 201711:47 SA(Xem: 8152)
Tôi biết tiếng hát Quỳnh Giao từ khi tôi vào trường Cao Tiểu Vĩnh Long (Collège de Vinh-Long) vào năm 1950. Lú
28 Tháng Sáu 20172:33 CH(Xem: 7952)
Áo trắng, dáng ngồi thẳng, nghiêm trang, nét mặt thanh tú, làn da trong sáng, tóc bín hai con rết thắt nơ trắng.
21 Tháng Sáu 201712:28 CH(Xem: 5280)
khi đứng trước một Nguyễn Mộng Giác đang nằm im lặng trong nhà quàn Peek Family ở Quận Cam, tôi nhận ra chúng tôi đã thân nhau hơn một phần tư thế kỷ trên đất Mỹ.
19 Tháng Sáu 201712:03 CH(Xem: 5115)
Trong nửa thập niên 60, 70 (TK XX), bên cạnh những nhà văn nhà thơ mà tên tuổi của họ đã được khẳng định, còn có đông đảo những người viết trẻ:
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16816)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18832)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8393)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22813)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,