Ý NHI - Bùi Giáng trong “cõi người ta”

09 Tháng Mười 201711:33 SA(Xem: 7185)
Ý NHI - Bùi Giáng trong “cõi người ta”

Buồn vui như thể thân mình
Ai chia nửa máu, ai giành nửa xương

Đó là những buồn vui của Bùi Giáng – nỗi buồn của khốc liệt, bi thảm của một thân phận khác thường, của một ngưòi “chịu cuồng si để sáng suốt”, “chịu đui mù mà thỏa dạ yêu em”.

Người ta biết đến Bùi Giáng bởi những khảo luận văn học như những cuốn viết về Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên… Những cuốn khảo luận triết học như Tư Tưởng Hiện Đại, Tư Tưởng Hiện Đại & Hiedegger, những tác phẩm chuyển ngữ tuyệt vời như Cõi Người Ta, Hoàng Tử Bé, Khung Cửa Hẹp, Mùi Hương Xuân Sắc…Nhưng người ta yêu thơ ông hơn cả.

Mỗi khi đọc những câu thơ hay của Bùi Giáng tôi lại nhớ đến tiếng đàn “bốn dây rõ máu năm đầu ngón tay” của Thúy Kiều, bởi những câu thơ được chắt ra từ máu của con người khắc khoải khôn nguôi về thân phận con người, về thế gian này.

Ít ai trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại lại viết nhiều về trần gian như ông. Lúc thì nguyện “yêu trần gian nguyên vẹn”, lúc thì “sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi”, lúc khác là:

Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
Đời chúng ta là mấy trăng tròn

Yêu thiết tha cõi trần gian, nhiều khi ông nhìn trời đất như đứa bé. Ông hỏi sông: “Ngàn mây về cuối mãi trời xa. Nước có bằng lòng đứng đợi ta”. Ông bập bẹ: “Trần gian do cánh bướm cánh chuồn chuồn. Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại. Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn”. Ông kêu lên thảng thốt: “Ồ gót chân, anh đứng ngó như ngây”. Ông òa khóc không gìn giữ: “Em ra đi đời bưng mặt khóc òa”.

Nhưng Bùi Giáng là đứa trẻ biết rằng “Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng”. Thơ ông từ bài này sang bài khác, từ trang này sang trang khác thắm đượm mối âu lo cho “Những nỗi đau về chẳng hẹn giờ”, “Những thân xương máu đã đàng là ủy mị”.

Ông là con người:

Người kia đứng lại

Nghe trời đầy xuống hai vai

Gánh nặng đó ông gánh chịu suốt cả cuộc đời đơn độc của mình. Nhiều khi ông đã thốt lên “Đời dại khờ như một giấc chiêm bao”, nhiều khi ông lắng nghe “Mấy đời ly biệt rẽ đau một mình”. Nhiều khi ông van nài “Em ở lại với đời ta em nhé. Em đừng đi cho ta nắm tay em”…

Ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp người, của lẽ hợp tan, ông luôn phấp phỏng lo lắng:

Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi

Và:

Đài vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ
Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi

Mỗi cảnh, mỗi vật đều in dấu nỗi phấp phỏng, lo lắng ấy. Nào là “Đường vất vã vó ngựa chồn lảo đảo”, nào là “Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng”, nào là “Mình cát lạnh chân lạc đà bé bỏng. Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm”, nào là “Ngày đi đổ bóng sau người/ Mộng hờ biết có buồn vui em về”, nào là “Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai”…

Giờ thì con người yêu thương, lo lắng cho cõi người ta ấy đã ra đi. Có lẽ trước lúc an nghỉ ông vẫn còn băn khoăn:


Còn không một bận quay về
Vườn xưa ngó bóng trăng thề vàng gieo

Vẫn giữ nguyên lời nhắn gửi hay là niềm mong ước của ông:

Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt
Thấy một mình người đi lại lang thang
Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt
Mưa vi vu vì hẹn với truông ngàn.

SG 9. 10. 1998

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 12531)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến
27 Tháng Giêng 202312:32 CH(Xem: 1338)
Ông mất đi, chúng tôi tiếc lắm.
24 Tháng Giêng 20235:40 SA(Xem: 1322)
Từ ngày đó, ngoài giờ làm việc và đọc sách, ông dạy tôi viết chữ Nho
22 Tháng Mười Hai 20224:53 CH(Xem: 923)
Trần Phong Giao, một nhà văn - dịch giả nặng tình với văn chương và những người viết trẻ.
10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 1292)
Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…
24 Tháng Mười 202210:48 SA(Xem: 2107)
Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng.
10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 3119)
Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.
23 Tháng Tám 20229:41 SA(Xem: 1630)
Anh giải thích thêm: Có những sợi bông gòn nằm vắt ngang qua nhánh cây, gió thổi đong đưa như những chiếc VÕNG. Vì vậy trong bài thơ “Kỷ niệm” anh viết:“Hoa VÕNG rừng TUYẾT trắng”
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 1778)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
06 Tháng Tám 20229:44 SA(Xem: 1896)
Quỳnh Giao, ngoài cung cách đẹp, cách sống đẹp, cư xử đẹp, cô còn là một ca sĩ đầy trí tuệ,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12049)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9024)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19086)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8695)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30588)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25364)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,