UYÊN THAO - Người làm vườn độc thoại – cuộc đời của Chóe

09 Tháng Ba 20202:24 CH(Xem: 4700)
UYÊN THAO - Người làm vườn độc thoại – cuộc đời của Chóe

Choe 01


Từ trung tuần tháng 1-2003, gần như một khung trời mới luôn mở ra trước mắt Chóe. Chóe khoe với tôi là anh đã có cảm giác thực sự về tuyết, do được nắm cả nắm tuyết trong tay và đang chờ nhìn thấy cảnh tuyết rơi, vì bác sĩ bảo đảm sẽ phục hồi thị lực con mắt trái của Chóe để Chóe có thể vẽ trở lại. Bác sĩ không chỉ nói mà đã cho Chóe thấy rõ bằng thực tế. Chiều 17 tháng 1, Chóe được chích thuốc và được cho biết mũi thuốc sẽ giúp Chóe nhìn rõ một thời khoảng ngắn vào sáng hôm sau.

Sáng 18 tháng 1, Chóe thử bằng cách mở một tờ báo và mừng rỡ tới kinh ngạc khi đọc được chữ. Anh kêu lớn đã nhìn rõ chữ Pacific in trên báo, rồi gọi vợ mang giấy bút và các hộp màu cho anh.

Khoảng hơn mười phút sau đó, Chóe hoàn thành 6 bức vẽ màu, những bức vẽ cuối cùng của anh trên những trang giấy mỏng trong căn phòng nhỏ trông ra mảnh đất trống phía sau trên đường Silent Valley, Falls Church – căn nhà của Kim Việt mà vợ chồng Chóe chuyển về ngụ tạm sau mấy tuần ở nhà Đặng Đình Khiết.

Chóe vẽ dứt bức thứ sáu, mắt anh bắt đầu nhức và mờ dần, nhưng niềm tin sẽ được sống với cây cọ vẫn lớn lên. Anh chỉ còn chờ tới ngày 27 tháng 2 sẽ vào bệnh viện vì bác sĩ bảo anh cần một thời gian phục hồi sức khoẻ đủ cho việc giải phẫu.

Gần như Chóe không băn khoăn về bệnh nữa mà chỉ nhắc tới công việc dự tính. Anh cho biết sẽ thực hiện bộ tranh thứ tư sau ba bộ tranh đã hoàn thành là chân dung các tổng thống Mỹ, chân dung các nhân vật đoạt giải Nobel và minh họa thơ Hồ Xuân Hương.

Bộ tranh thứ tư của Chóe sẽ diễn tá tác dụng thực tế của tất cả những lời nói của Hồ Chí Minh luôn được đề cao như châm ngôn định hướng sống cho người dân Việt Nam, chẳng hạn Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư hay Không có gì quí hơn độc lập tự do… Anh cho biết đã nghĩ nhiều từ nhiều năm qua về tác dụng thực tế trong đời sống Việt Nam của những lời nói đó và tả với tôi là anh sẽ minh họa câu vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người bằng hình ảnh một người bị cắm ngược đầu xuống đất, đưa chân lên trời để tay chân biến thành cành lá…

Tôi nhớ lại 10 bức họa được anh mang đi dự cuộc triển lãm Phụ Nữ Nước Tôi tại Nhật Bản tháng 7 năm 1995 và những bức chân dung các bạn tù Chóe vẽ khoảng 1976-1987. Năm 1978, tôi được thấy lần đầu một bức họa đó khi một tù nhân trẻ là Lê Xuân Hải từ Chí Hòa chuyển tới K.3 ở chung đội tù với tôi. Hải đưa ra bức họa chân dung anh với cái đầu to gần hết trang giấy, hai tay hai chân như những lóng xương khô kẹp trong một chiếc cùm. Hải nói người vẽ cho anh là họa sĩ Chóe và cho biết Chóe vẽ cho rất nhiều người nhưng đa số đều xé bỏ không dám giữ.

Riêng Chóe kể lại sau khi ra khỏi trại tù, anh đã vẽ tiếp chân dung nhiều bạn tù thuộc giới văn nghệ và không chỉ vẽ bằng bút sắt trên giấy. Có nhiều bức anh vẽ là tranh màu trên lụa, nhưng anh chỉ còn giữ được một ít hình chụp. Chóe nói đã trao tất cả cho Nhã Ca vào thời gian trước năm 1990 để Nhã Ca mang theo khi xuất ngoại. Trong số hình chụp còn lại, tôi bắt gặp bức Chóe tự họa với chiếc khóa cắm xuyên qua thịt khép kín hai môi và cặp kính là một chiếc xe đạp. Bức họa khiến tôi nhớ lại chuyện Chóe khi ra khỏi tù lang thang đi bộ trên đường phố bắt ngờ gặp một người quen cũ và được tặng tức khắc một chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp thuở ấy là ước mơ với hầu hết chúng tôi và chiếc khóa kẹp miệng đã diễn tả trọn vẹn thân phận không phải chỉ của riêng Chóe.

BuiGiang-Choe
Bùi Giáng



Những bức họa dự triển lãm tại Nhật Bản của Chóe thực sự cho thấy Chóe vẫn sống đúng với anh khi vẽ. Tôi không ngăn nổi cảm giác xót xa trước bức vẽ hình tượng mỹ nhân ngư ngồi bên bàn tiệc với đĩa thức ăn là nửa dưới thân xác mình. Chóe chẳng cần chú thích thì người coi tranh vẫn thấy rõ cái nhìn và cảm xúc của anh bắt nguồn từ cuộc sống nào của nữ giới Việt Nam, đồng thời cũng thấy khi vẽ, Chóe không còn nhớ đến việc che đậy chính mình. Tất cả những bức tranh trên khi được in lại trên báo ở Việt Nam đều kèm theo lời giải thích, chẳng hạn bức vẽ người phụ nữ Việt Nam oằn mình nhận chịu hết thẩy rác rưởi trên trái đất được giải thích là diễn tả sự trút đổ rác rưởi cho Việt Nam hoặc bức vẽ 3 người phụ nữ với những mảnh vải màu không che kín nổi thân xác được phụ đề là kiểu che đậy của nữ giới…

Tôi luôn nghe vẳng lại câu nói quen thuộc của Chóe:

– Tôi vẽ để chọc cười thôi, ai hiểu sao cũng được.

Dù Chóe nói gì thì vẫn chắc chắn anh khó tránh khỏi cay đắng khi diễn tả người phụ nữ đất nước mình bằng những hình ảnh đó và nụ cười của Chóe luôn đượm đầy nước mắt. Chóe được ban tặng một tài năng đồng thời cũng được trao gửi một tâm hồn gắn kết với mọi cảnh ngộ của kiếp người. Cho nên, vừa biết sẽ được phục hồi thị lực, Chóe đã tức khắc nghĩ đến hàng loạt cảnh sống tàn khốc vốn chỉ là hậu quả thực tế do sự thúc đẩy chạy theo những lời dẹp đẽ nhất nhưng lại chỉ là những lời bịp bợm trơ tráo nhất.

PhamDuy-Choe
Pham Duy



Cuối tháng 2-2003, trước khi tôi đi California, Chóe nhắc lại việc năm 1995, tuần báo Pháp L’Hebdo trong chủ đề Việt Nam 20 năm sau với bài viết Vietnam 20 ans après en six portraits đã liệt kê Chóe giữa 6 khuôn mặt tiêu biểu cho Việt Nam do đặc trưng bướng bỉnh. Anh nói như để tự nhắc nhở dứt khoát không kéo dài thêm thời gian che giấu mình nữa. Anh sẽ giống chính anh chứ không chịu phủ lấp dưới bất kỳ màu sắc nào. Anh nói chậm và nhấn mạnh từng lời với tôi:

– Anh thấy đó! Thằng em của anh có xứng đáng được coi như thế không, nếu cứ tiếp tục giả ngây giả dại không chịu đương đầu với những thứ rắn rết?

Tôi đã nhẫn nhịn nhục nhã quá nhiều…

Từ nhiều năm qua, tôi luôn khó chịu trước những đòi hỏi tuân phục đặt ra cho con người. Ý nghĩ gần như thường xuyên hiện lên trong đầu tôi là nỗi ngờ vực về tính chính xác của tôi mô tả sự hiện hữu thường trực tình trạng đương đầu giữa hai đối lực Tà và Chính trong cuộc sống. Đã nhiều lần tôi cảm nhận qua thực tế trước mắt là con người luôn bị xô vào cuộc tương tranh giữa cái Tà và cái Ngụy Chính để sự sống chỉ còn là hiện thân của đọa đày vô nghĩa. Không biết bao nhiêu màu sắc huy hoàng lộng lẫy đã xuất hiện chỉ để xóa nhòa hẳn hình dáng thực sự của con người bằng mọi cách – vuốt ve, tô điểm, áp chế, bạo hành, tàn sát…

TrinhCongSon-Choe
Trịnh Công Sơn



Ước muốn đơn giản của Chóe, vì thế, không hẳn chỉ là ước muốn riêng của một cá nhân. Chẳng con chim nào muốn sống mãi trong lồng cũng như chẳng con thú nào hài lòng với chiếc cũi, kể cả khi được chăm vỗ, nuông chiều – nhất là không thể hài lòng với những trò nhảy nhót, múa may dưới áp lực roi vọt, cố biến thành một hình dạng khác hẳn với chính mình. Thực tế hiển nhiên là trước hết và mãi mãi con người chỉ có mặt để là con người, để sống đùng cuộc sống của con người chứ không phải để biến thành hình nộm cho màu sắc, dù là màu sắc của nhung lụa, gấm vóc.

Dù với biện giải nào thì con người cũng không thể vừa lòng với tâm trạng như Chóe tả bằng những vần thơ:

Suốt đời ta sợ
Sợ nắng, sợ mưa, sợ sương, sợ khói
Sợ tập vẽ cánh chim bay bằng tay trái
Làm người xem ngỡ vẽ cá ngửa bụng bơi
Ta sợ bóng đêm
Sợ mặt trời quá sáng
Sợ ma quỷ hiện hình
Hơn cả quỷ ma – sợ chân dung trừu tượng
Ta sợ vẩn, sợ vơ
Sợ nói ra nỗi sợ.

Tâm trạng ấy sẽ khiến không một ai ngạc nhiên khi Chóe có những lời tâm sự:

Em vứt đi ngọn lửa
Ta từ bỏ kiếp rơm
Để đời sau không còn là tro bụi.

Và, càng không ngạc nhiên truớc những dòng chữ ghi lại lời than mà cũng là tiếng gào:


Ôi! Còn gì là hạnh phúc cho bằng khi con người không bị theo dõi, không bị rình rập. Ôi! Có tự do nào bằng khi khắp cõi đời này không có những con mắt tò mò rình rập. Cõi đời mà không có những con mắt tò mò rình rập thì không ai còn bị mất cắp, mất trộm.
Thậm chí cũng chẳng ai ăn cướp của ai.
Ta tự do! Ta tự do!


Có lẽ Chóe đã thực sự tự do, vì không còn hơi thở.

Nhưng tôi không thể quên câu chuyện của Chóe trong buổi chiều đầu năm 2003 tại nhà Đặng Đình Khiết, nhất là khi đọc lại những bài viết của anh. Tôi như luôn bị vây bọc giữa những thân hình tiều tụy co rúm, những ánh mắt u buồn, những giọng nói uất nghẹn và luôn nghe vẳng không ngừng những lời độc thoại. Lời độc thoại của kẻ nằm chờ chết trên giường bệnh, của người tử tội chờ giây phút hành hình, của lão già bán cao đơn hoàn tán xót thương con khỉ, của người tù cô độc bên dòng suối giữa rừng sâu, của người làm vườn phải biến mình thành đui, điếc, câm, nhưng lại không đè nén nổi nỗi phẫn nộ trước thực tế cuộc đời…

VanCao-Choe
Văn Cao



Khi giới thiệu Chóe, Barry Hilton cho rằng tranh vẽ của Chóe đầy màu sắc điên loạn quái đản và một nhà báo khác, Martin Evans, cho rằng cây cọ của Chóe sắc bén hơn ngọn bút của bất kỳ nhà bình luận lỗi lạc nào. Trong truyện của Chóe luôn hiển hiện cả hai đặc trưng đó. Những lời độc thoại kỳ quái nhuốm phần điên loạn của các nhân vật luôn như vẽ ra những hình tượng thực tế của cả một thực trạng xã hội trong đó, con người không thể mong điều gì khác hơn là được trở lại làm người.

Tôi nghĩ tới nhiều lớp người đã và đang có mặt trên dải đất Việt Nam . nhưng người này hoặc không có tài như Chóe, hoặc không gặp gỡ cơ may như Chóe nhưng Chóe đã có chung quê hương với hết thẩy và chắc chắn hết thẩy đều mang chung một ước mơ như Chóe – ước mơ được giống chính mình, rõ hơn là ước mơ được sống đúng cuộc sống của con người.

Chóe đã được chọn lựa, được gắn kết vào cuộc sống của những người này để ghi lại các cảnh huống trớ trêu ác nghiệt của cuộc đời và nói lên tiếng nói chân thành tha thiết nhất xuất phát từ những trái tim đích thực của con người.

NguyenTuan-Choe
Nguyễn Tuân

Nhưng Chóe thấy rõ mình chưa nói được bao nhiêu, chưa góp phần đủ tạo nổi âm vang cần có. Những câu độc thoại ấm ức của người làm vườn phẫn nộ trước các ma lực vò xé cuộc sống con người có lẽ vẫn còn tiếp tục lập lại ở thế giới bên kia.

Chóe đã thoát khỏi mọi mối đe dọa kìm bó, nhưng khó thoát khỏi vòng xoáy dằn vặt của nỗi đau về con người đang bị biến thành hạc, thành nai…

Điều an ủi là Chóe không cô đơn nhưng đây lại là nỗi buồn khó nguôi của một xứ sở vẫn kéo dài cảnh sống trong oan nghiệt dập vùi.


Virginia 09-2004
Uyên Thao





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Ba 201910:47 SA(Xem: 5401)
Viết lại những dòng ngắn này như một nén nhang nơi chốn xa xôi, thắp lên để tưởng nhớ ông, như một người anh cả hết lòng với lũ trẻ, luôn mong chúng “nên người”.
11 Tháng Ba 20199:48 SA(Xem: 5963)
Tháng Ba/ Nhớ đại úy Dzư Văn Tâm/ Tức thi sĩ Thanh Tâm Tuyền/ Mười ba tháng ba ngày sinh/ Hai mươi hai tháng ba ngày mất/ Nỗi nhớ cồn cào quay quắt
27 Tháng Hai 201910:33 SA(Xem: 6437)
Lê Văn Đệ (1906-1966) là Giám Đốc đầu tiên của trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
14 Tháng Giêng 20193:12 CH(Xem: 5080)
Khi còn trẻ/ Anh có nhiều người yêu/ Khi về già/ Anh không yêu ai nữa
10 Tháng Giêng 201912:00 SA(Xem: 13806)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
26 Tháng Mười Hai 201810:05 SA(Xem: 5061)
họa sĩ Lâm Triết, một tài năng hội họa hiện đại xuất sắc của Miền Nam vào những thập niên 60 của thế kỷ 20, vừa tạ thế ở tuổi 80 hơn tại Việt Nam vì trọng bệnh.
12 Tháng Mười Hai 20189:31 SA(Xem: 6230)
Nghiêu Đề có khuôn mặt, vóc dáng của một kẻ sĩ bất mãn với cuộc đời, nhưng là một kẻ sĩ lạc quan.
20 Tháng Mười Một 201810:20 SA(Xem: 9006)
Bác Bô đã không còn. Bác cũng chẳng thiết nói về mình khi còn sống. Tôi là đứa cháu, biết gì về bác thì nói nấy để khỏi có những ngộ nhận.
13 Tháng Mười Một 20182:08 CH(Xem: 7034)
Cám ơn nhạc sĩ Anh Bằng, người đã giữ chân tôi lại thành phố này.
13 Tháng Mười Một 201810:23 SA(Xem: 7175)
Con viết những lời này là để vinh danh Ba, để tạ ơn Ba đã cho chúng con được làm con yêu quý của Ba, một người cha gương mẫu đáng kính, đáng yêu nhất đời của chúng con.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,