NGUYỄN HƯNG QUỐC - Nhớ Nguyễn Mộng Giác

21 Tháng Bảy 20205:11 CH(Xem: 3863)
NGUYỄN HƯNG QUỐC - Nhớ Nguyễn Mộng Giác

 Nhà văn Nguyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, miền Trung Việt Nam.  Học trung học ở trường Cường Để Qui Nhơn, trường Võ Tánh Nha Trang và trường Chu Văn An Sài Gòn. Ông học một năm ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn rồi ra Huế học Đại học Sư phạm ban Việt Hán.

- 1963. Tốt nghiệp Thủ Khoa Đại học Sư phạm Huế, khóa Nguyễn Du.

- Dạy học tại trường Đồng Khánh Huế (1963-1965), trường Cường Để Qui Nhơn (1965-1973)

- Là Chánh Sự Vụ Sở Học Chánh tỉnh Bình Định (1973-1974) và làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục Bộ Giáo Dục, Sài Gòn (1974-1975)

- Bắt đầu viết văn năm 1971, đã cộng tác với các tạp chí Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Ý Thức.

- Vượt biển tị nạn năm 1981 qua ngả Nam Dương, đến định cư tại Hoa Kỳ cuối năm 1982.

- Cộng tác với các báo Đồng Nai, Việt Nam Tự Do, Người Việt, Văn, Văn Học Nghệ Thuật.

- Chủ bút tạp chí Văn Học, California, Hoa Kỳ, từ 1986 đến Tháng Tám, 2004.

- Định cư tại thành phố Westminster thuộc quận Orange, California, cùng với gia đình.

- Qua đời lúc 22 giờ 15 phút ngày 2 Tháng Bảy, 2012 (ngày giờ địa phương ở California) tại tư gia ở Westminster, California.

 

 

NguyenMongGiac_600
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (trái) và nhà thơ Du Tử Lê. (Hình: Nguyễn Mộng Giác)

 

 

Nhớ Nguyễn Mộng Giác

 

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã qua đời ngày 2 tháng 7 tại Nam California, Mỹ. Nhận được hung tin, tôi không thấy bất ngờ lắm nhưng vẫn lặng người, bàng hoàng.

 

Không bất ngờ vì năm ngoái, cũng vào tháng 7, khi tôi và Hoàng Ngọc Tuấn ghé Cali, đến thăm Nguyễn Mộng Giác, tôi đã thấy sức khoẻ của anh đã yếu lắm. Anh vẫn đi đứng nhưng dáng đi rất chậm, có vẻ gì như chênh vênh. Anh vẫn cười nói sôi nổi, nhất là khi bàn luận chuyện văn chương, nhưng sự chuyển động của đôi môi có vẻ gì như khó khăn và các cơ bắp trên mặt có vẻ gì như đờ cứng, không linh hoạt như trước. Sau mấy tiếng đồng hồ chuyện trò xôm rả, ra về, tôi cảm thấy buồn rầu và bất an, không biết mình có còn gặp được anh lần nữa hay không.

Càng không bất ngờ khi tuần trước, lúc tôi, Hoàng Ngọc Tuấn và Võ Quốc Linh đang chuẩn bị đi Mỹ, tôi nhận được điện thoại của bạn tôi, anh Nguyễn Xuân Thu, kể về chuyến Mỹ du ngắn ngủi của anh, ở đó, anh có gặp Nguyễn Mộng Giác trong bệnh viện. Khi tôi hỏi về tình hình sức khoẻ của Nguyễn Mộng Giác, anh Thu khựng lại một lát rồi mới trả lời, giọng buồn buồn: "Chắc không còn lâu đâu!" Tôi muốn hỏi thêm chi tiết, nhưng anh Thu có vẻ không muốn kể. Anh chỉ nói: "Chuyến đi Mỹ lần này buồn quá. Mình chẳng muốn đi Mỹ nữa. Bạn bè người thì đã mất, người thì sắp mất. Đi về, lòng nặng nề dễ sợ." Tôi, một mặt, mong Nguyễn Mộng Giác được bình phục; mặt khác, hy vọng, nếu bệnh tình anh biến chuyển xấu, cái xấu cuối cùng sẽ đến chầm chậm một chút để tôi có thể đến gặp anh lần cuối.

Không bất ngờ nhưng tôi vẫn bàng hoàng.

 

Cái chết của người thân nào cũng gây bàng hoàng. Trong những người cầm bút nổi tiếng trước năm 1975, hai người đầu tiên tôi thân là Mai Thảo và Nguyễn Mộng Giác. Thân hầu như ngay tức khắc khi tôi gửi bài cho Văn và Văn Học. Nhận được bài, bao giờ anh Giác cũng viết thư khen ngợi. Tôi xem họ như những tri âm thứ nhất của mỗi bài mình viết. Tháng 3, 1989, tôi mới gặp Nguyễn Mộng Giác trong một cuộc hội nghị văn học ở Chicago. Gặp nhau, có cảm tưởng như đã thân thiết từ bao giờ. Chuyện trò miên man không dứt. Sau đó, anh Giác rủ tôi về California chơi. Tôi ở nhà anh mấy ngày. Lại chuyện trò. Đêm nào cũng chuyện trò đến khuy lơ khuya lắc. Năm sau, anh Giác sang Pháp chơi. Anh ở nhà khác nhưng vẫn gặp tôi khá thường xuyên. Lại vẫn chuyện trò. Từ những buổi chuyện trò ấy, tôi nhận ra các cuộc đàm thoại của giới cầm bút ít nhiều tâm đắc với nhau có hai đặc điểm nổi bật: Một là, cuộc chuyện trò, dù là lần đầu tiên, cũng là một sự tiếp tục những cuộc chuyện trò dở dang đâu đó, từ trước. Không có những giây phút lúng túng gợi chuyện, hỏi han những chuyện tào lao trời ơi đất hỡi. Về vợ con. Về mưa nắng. Hai là, đề tài phổ biến nhất bao giờ cũng giống nhau: văn học. Không có gì khác. Không về tác giả thì cũng về tác phẩm. Không về vấn đề thì cũng về sự kiện. Không vui thì buồn. Nhưng chúng chỉ là một. Riêng với Nguyễn Mộng Giác, các cuộc chuyện trò về văn học bao giờ cũng để lại cho tôi thật nhiều ấn tượng tốt đẹp. Anh đã bắt đầu cầm bút trước năm 1975 nên biết khá nhiều chuyện về văn học miền Nam thời ấy. Sau năm 1975, ở lại Sài Gòn, anh cũng có dịp tiếp xúc với giới cầm bút mới từ Hà Nội vào nên cũng biết ít nhiều tình hình văn học miền Bắc. Ở Mỹ, anh cộng tác chặt chẽ với tờ Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến, rồi sau đó, làm chủ bút tờ Văn Học, nên biết rất nhiều về tình hình văn học hải ngoại. Anh có trí nhớ tốt. Óc phân tích cũng tốt. Cách nói năng mạch lạc. Lại có chút dí dỏm và biết lắng nghe. Nên nói chuyện với anh rất thích.

Có điều, quan hệ của tôi với anh, sau này, không còn êm thắm như trước. Một mặt, tôi sang Úc, xa xôi quá. Mặt khác, anh cũng không còn làm tờ Văn Học, và sau đó, ít viết hẳn. Hơn nữa, quan niệm về văn học của tôi cũng đổi khác. Giữa chúng tôi, tuy vẫn quý trọng nhau, những điểm chung không còn nhiều. Có lần, sang California, bận bịu quá, tôi không đến thăm anh, sau đó, tôi nghe nhiều người kể là anh thường cằn nhằn trách móc. Chuyến đi California sau, hai anh Đỗ Quý Toàn và Phạm Phú Minh chở tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn đến thăm anh, anh có vẻ mừng lắm. Suốt mấy tiếng đồng hồ, anh nói huyên thuyên, hết kể chuyện này đến chuyện khác. Vẫn sôi nổi. Và say sưa.

Tuy nhiên, tôi bàng hoàng còn vì một lý do khác: dường như cái chết của văn nghệ sĩ nào mình ít nhiều yêu thích cũng gây bàng hoàng. Có cảm giác như họ chết trẻ. Sáu mươi tuổi: trẻ. Bảy mươi tuổi: trẻ. Tám mươi tuổi, nếu còn viết: vẫn trẻ. Hễ còn cầm bút là còn gợi cảm giác trẻ. Văn chương, đặc biệt văn chương sáng tác, bao giờ cũng gợi ấn tượng trẻ trung và tươi mát. Với những người cầm bút có tài năng, dù họ đã ngưng sáng tác, ấn tượng trẻ trung và tươi mát ấy vẫn còn. Có lẽ nó được nuôi dưỡng từ và bởi tác phẩm của chính họ. Bởi vậy, dù Nguyễn Mộng Giác lâu nay không viết lách gì cả, tôi vẫn sống với tác phẩm của anh, vẫn nghĩ ngợi về những gì anh đã viết, vẫn có cả tưởng anh chưa hề già. Nhìn anh bước đi quặt quẹo trong nhà, vẫn tưởng anh chưa già. Nhìn hàm răng chiếc còn chiếc rụng của anh, vẫn tưởng anh chưa già. Cứ tưởng anh trẻ mãi như tác phẩm của anh. Nên khi nghe tin anh mất, vẫn lặng người. Và bàng hoàng.

Tôi đang ở trong nhà anh Trương Vũ ở Washington DC. Buổi tối, con cái anh tổ chức buổi văn nghệ bỏ túi trong nhà với Hoàng Ngọc-Tuấn. Tôi kiên nhẫn chờ buổi văn nghệ chấm dứt, lúc nửa khuya, mới báo tin Nguyễn Mộng Giác mất cho anh biết. Anh lặng người. Ngồi yên thật lâu. Vợ anh nhắc anh đi ngủ. Anh vẫn ngồi yên. Im lặng.

Chúng tôi mỗi người một ly rượu đỏ. Thỉnh thoảng nói chuyện này chuyện kia về Nguyễn Mộng Giác. Nhưng nhiều hơn, là im lặng.

Chỉ ngồi im lặng.

Đến lúc Trương Vũ mệt mỏi quá, chịu đựng không nổi nữa, đứng lên đi nằm, tôi vẫn ngồi yên.

Với ly rượu khác.

Màu rượu đỏ, dưới ánh đèn mờ, biến thành màu của bóng tối. Chỉ có chút ánh sáng loé lên từ phần trên của chiếc ly thuỷ tinh. Cái phần không có rượu. Phần trống. Phần của hư không.

Thật hiu hắt.


Nguyễn Hưng Quốc

5.7.2012

Nguồn: http://www.diendantheky.net/2012/07/nguyen-hung-quoc-nho-nguyen-mong-giac.html

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Bảy 202112:37 CH(Xem: 3741)
Một người có khả năng, tư cách, thiện chí và lòng yêu nước như Như Phong cố gắng suốt đời mà cuối cùng cũng “chẳng làm được gì cả” thì thật là một điều đáng buồn cho đất nước.
01 Tháng Bảy 20212:17 CH(Xem: 2807)
Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến nhà văn Nhất Linh
06 Tháng Sáu 20212:28 CH(Xem: 3056)
Hãy ngủ, ông nhé và tôi tin rằng những gì ông để lại thế gian này cũng thiên thu không kém….
02 Tháng Sáu 20212:23 CH(Xem: 3477)
Anh Nhật Tiến, những lúc tôi lao đao vì tờ báo, anh luôn bên cạnh. Tấm lòng của anh, nhân cách của anh mãi mãi không bao giờ tôi quên. Ngày anh ra đi, vì bệnh tôi không thể đến tiễn đưa, đến hôm nay tôi vẫn còn ân hận.
31 Tháng Năm 20214:31 CH(Xem: 2514)
Hồ Thành Cung, con trai của anh chị, kể: "Mẹ mất vào khoảng 2 giờ đến 6 giờ chiều. Tôi về nhà thì thấy bà mất trong lúc ngủ và đang nắm tay ba."
29 Tháng Năm 20212:19 CH(Xem: 2549)
Hôm nay tiễn chị lòng không khỏi bùi ngùi khi nhìn anh Hồ Thành Đức, sống đấy, cười đấy, nói đấy mà hồn anh đang ở một nơi nào cũng xa xăm khuất bóng. Như chị vậy!
11 Tháng Năm 202111:07 SA(Xem: 2573)
Kỷ niệm 100 ngày mất của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)
24 Tháng Tư 20211:55 CH(Xem: 2645)
Chúng tôi biết ơn những hoạt động không ngừng một đời của anh, và cảm thấy vẫn gần gũi với anh sau khi anh ra đi.
06 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 2854)
Trong đời làm báo tài tử của tôi có lẽ thời gian viết cho Thời Nay là vui nhất.
30 Tháng Ba 20212:08 CH(Xem: 3952)
Bố Già trở thành cuốn sách ăn khách nhất thời bấy giờ, mặc dù đó là thời điểm mà cuộc chiến Việt Nam đang bước vào những giây phút ác liệt nhất,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8839)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17105)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9213)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8858)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25555)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22940)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19831)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18082)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24548)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32000)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,