LINH PHƯƠNG - Kỷ Vật Cho Em

18 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 15188)
LINH PHƯƠNG - Kỷ Vật Cho Em

linhphuong_600-content
Từ trái: Du Tử Lê, Nhà thơ Linh Phương, Vũ Trọng Quang (2013)

Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Không bằng chiến trận Pleime
Hay Đức Cơ - Đồng Xoài - Bình Giả

Anh trở về hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về hòm gỗ cài hoa
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng

Mai trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín hồn anh
Mai trở về bờ tóc em xanh
Vội vã chít khăn sô vĩnh biệt

Mai anh về em sầu thê thiết
Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng
Cho em làm kỷ niệm sang sông
Đời con gái một lần dang dở

Mai anh về trên đôi nạng gỗ
Bại tướng về làm gã cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Thì thôi hãy nhìn nhau xa lạ
Em nhìn anh - ánh mắt chưa quen
Anh nhìn em - anh sẽ cố quên
Tình nghĩa cũ một lần trăn trối.

linhphuong-thubut-content_copy-content


Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Mười 20147:00 SA
Khách
Xin được gửi tặng người lính thi nhân Linh Phương đôi dòng kỷ niệm.
Hy vọng thi nhân sẽ đọc được đôi dòng này.
======================================================================

LÀM SAO NƯỚC MẮT KHÔ CẠN


Một buổi tối trong tuần, khoảng năm 67- 68 không nhớ rõ?,
được biết tôi thích hát và có một giọng hát không đến nỗi tệ, một người em họ vợ tôi, Thịnh cao bồi cỏ, nói :

- anh có muốn đi hát ở nhà hàng Ritz của Jo Marcel không?

Tôi hỏi :

- em diễu hả?

Cao bồi cỏ bảo:

- không. Em hỏi thiệt mà. Đi hát chơi thôi. Em quen tụi nó.

Thế là cuối tuần đó, anh em chúng tôi chở nhau trên xe Honda S50 đến nhà hàng Ritz, đường Trần Hưng Đạo, vào khoảng 8 giờ đêm thì phải.

Phòng trà lúc 8 giờ cũng chưa bắt đầu và khách cũng đang lưa thưa đi vào.

Cao bồi cỏ bỏ tôi ngồi một mình và chạy đi gặp ban nhạc hay ai, tôi cũng không biết. Chỉ biết hắn đang đi ngoại giao.

Tôi cũng chưa đi phòng trà này bao giờ, cho nên, có nhiều ngỡ ngàng với khung cảnh ăn chơi ở đây.

Đưa mắt thăm dò chung quanh thì chỉ thấy khách đến nghe nhạc. Không khí cũng chưa mấy ồn ào, khói thuốc cũng không đến nỗi dầy đặc và tôi có thể nhìn về phiá ban nhạc để tìm các ca sĩ nổi tiếng mà mình vẫn ngưỡng mộ, mong được nhìn thấy vài khuôn mặt Idol thời đó như Thanh Lan, Lệ Thu, Jo Marcel, Paolo Tuấn etc..

Trong không khí mờ aỏ của ánh đèn mầu và bóng đêm, tôi chỉ lóang thóang thấy được vóc dáng sau lưng của vài người đẹp đang lững thững tiến về phía ban nhạc.

Tôi chẳng biết mái tóc đó là ai. Thấy không quen và đóan hình như không phải và… không phải idol của mình nhưng vẫn tiếp tục nhìn và kiếm.

Chừng khỏang hơn nửa giờ sau, tiếng nhạc mở màn vừa chấm dứt, cao bồi cỏ trở lại và nói :

-anh Phúc , anh sẽ hát sau anh chàng này đó.

Vừa nghe xong, lòng bắt đầu hồi hộp và sợ không biết chuyện gì sẽ xẩy ra cho mình.

Miệng, không phải đọc kinh mà bắt đầu lẩm nhẩm nháp lại lời bài hát trong khi đôi mắt nhắm tít để tập trung ý nghĩ: " Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa ..............."

Nghe bên tai, có vài lời giới thiệu người lên sân khấu, tôi không để ý mấy bởi tôi đang phải tự lắng nghe lời hát tôi sắp phải buông ra sắp tới.

Tôi tự nhủ lên sân khấu nhất là lần đầu tiên, quên lời hát là một cái quê rất lớn không thể đổ tội cho ai đươc. Tôi phải bịt hai lỗ tai để nghe được tiếng hát của mình.

Lời hát tập tành của tôi bỗng đứt quãng ngang xương khi tiếng nhạc dạo đàn bắt đầu, tôi mở mắt ra, ngửng đầu hướng về phía sân khấu.

Dòng suy nghĩ của tôi hòan tòan bị ngưng lại khi nhìn thấy trên sân khấu, vóc dáng của một người lính với quân phục rằn ri nhẩy dù với chiếc mũ beret đỏ sậm cài trên vai, tay anh bị thương, đang quấn băng trên vai.

Cả thân người gầy gò đang dựa vào một chiếc nạng gỗ, tôi không thấy được cặp mắt của anh vì nó được che kín bởi một cặp kiếng đen hòan tòan, tôi không biết anh có mù hay không? Một chút râu ria đen trên môi đem một tí niềm tin đến cho mọi người, kể cả tôi.

Tôi hòan tòan thấy xa lạ với đọan nhạc slow mở đầu và đang bị thu hút thật sâu vào nỗi thắc mắc sẽ được nghe một bài hát gì đây?

Âm hưởng, giai điệu, tiết tấu hoàn toàn xa lạ với tôi.

Tôi chờ đợi, lắng nghe và phỏng đoán về một khúc tình ca ướt át? một đoạn nhạc phản chiến? một kể lể cuộc đời? một than thân trách phận? một bi ai thương nhớ? Một nỗi nhớ nhung đôi lứa? một chia lìa cay đắng? hay là một câu chuyện đời lính và tiền đồn biên giới??

Hoàn toàn không biết nhưng chắc chắn đó sẽ là một bài hát tôi chưa bao giờ được nghe đến, do một người lính bị thương đang đứng trên sân khấu và sắp hát cho mọi người nghe.

Tôi đã quên mình trong một khoảng thời gian đứng lại thật lâu không đếm được, có lẽ khá dài, chỉ còn có sự im lặng thênh thang chung quanh của mọi người.
25 Tháng Sáu 20137:00 SA
Khách
Rat cam on cac chu,cac bac,cac co,cac di,cac anh cac chi..,da cho toi xem lai bai tho nay!!!toi da rat thich tho cua thi si linh phuong khi con rat nho!nay doc tho nguoi toi thuc su rat hanh phuc!xin cam on!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Hai 20247:59 SA(Xem: 444)
06 Tháng Chín 20234:39 CH(Xem: 1714)
Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn, tro gởi ở Chùa Phú Nhuận Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne năm 1956
31 Tháng Bảy 20233:31 CH(Xem: 1598)
Phù Sa Lộc, tên thật là Diệp Ngọc Sơn, sinh năm 1946, tại Cầu Kè - Trà Vinh, và hiện sống tại Cần Thơ. Trước 1975, ông có thơ đăng trên một số tạp chí nổi tiếng ở miền Nam.
20 Tháng Sáu 20238:13 SA(Xem: 2420)
Hà Huyền Chi, sinh năm 1935, tại Hà Nội, tên thật là Đặng Trí Hoàn.
13 Tháng Sáu 20239:04 SA(Xem: 1701)
Huyền Chi, tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh)
10 Tháng Năm 202310:31 SA(Xem: 1619)
Phan Ni Tấn sinh ngày 6/3/1948 tại Cần Giuộc (Long An) nhưng tuổi thơ lớn lên ở Ban Mê Thuột.
10 Tháng Tư 20234:05 CH(Xem: 2463)
Đynh Trầm Ca, tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam.
01 Tháng Tư 20231:24 CH(Xem: 2149)
Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011) là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật giáo Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh.
14 Tháng Ba 20238:38 SA(Xem: 1927)
Lâm Hảo Dũng sinh năm 1945 tại Thuận Hòa - Kế Sách - Sóc Trăng.
23 Tháng Hai 20239:17 SA(Xem: 1702)
Huệ Thu tên thật là Bùi Thu Huệ, sinh tại Đà Lạt, làm thơ từ thời trung học với bút hiệu Trần Thị Tiên, Trần Bích Tiên.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8804)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11049)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19246)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,