TẢN ĐÀ - Chơi Huế

18 Tháng Tư 20214:59 CH(Xem: 4167)
TẢN ĐÀ - Chơi Huế


 "Một bài thơ cũ" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách  

 

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Yêu em anh cứ anh vô,
Kệ chuông nhà Hồ, mặc phá Tam Giang.
Xe hơi đã tới đèo Ngang,
Ấy qua Hà Tĩnh đường sang Quảng Bình.
Danh sơn gặp khách hữu tình,
Đèo Ngang ơi hỡi, là mình với ta.
Con cháu chúa, nước non nhà,
Không đi không lại nên ra lạ lùng.
Dừng xe, lên đỉnh ta trông,
Mặt ngoài bể nước bên trong núi rừng.
Nhớ từ Hoàng Nguyễn long hưng,
Cơ đồ gây dựng cũng rằng từ đây.
Giang sơn từ bấy đến nay,
Nào trăng mặt bể, nào mây trên ngàn.
Ải xưa bến cũ còn truyền,
Oai linh cảnh thắng, bàn hoàn khách du
Chiều xuân êm ả như ru,
Thuận xe lại cứ dậm cù như bay.
Càng vào mãi, càng xinh hay,
Càng trông cảnh vật đổi thay lạ thường
Nhỏ to mả trắng bên đường,
Xa xa mé bể cồn vàng thấp cao.
Dọc đường dân chúng biết bao,
Ruộng tình hữu ái như rào trận mưa.
Rồng Tiên cùng họ từ xưa,
Ba mươi năm mới bây giờ gặp nhau.
Nhận xem áo vải quần nâu,
Gái, trai, già, trẻ, một màu không hai,
Văn minh rầy đã bán khai.
Mà đây còn hãy như đời Hùng Vương!
Trời tây ngả bóng tà dương,
Ô tô lại đổi lên đường hoả xa.
Ấy từ Quảng Trị, Đông Hà
Đi năm ga nữa vừa là tới Kinh.
Kinh thành gái lịch, trai thanh,
Lại thêm Hương Thủy, Ngự Bình điểm tô.
Con người xứ Bắc mới vô,
Mừng nay được thấy đế đô một lần.
Hoàng thành cung điện liên vân,
Dinh quan khâm sứ đóng gần một nơi.
Quan, dân ở cả thành ngoài,
Quanh thành tám cửa, sông dài bọc quanh.
Lại bao phố xá ngoài thành,
Trên cầu xe ngựa, ghe mành dưới sông.
Đông Ba, Gia Hội càng đông,
Dịp cầu nhẹ bước xa trông càng tình.
Dòng sông trắng, lá cây xanh
Xuân giang, xuân thụ cho mình nhớ ai!
Ngày xuân có lúc đi chơi,
Lăng, chùa qua biết các nơi quanh gần.
Đế kinh đã gội mưa nhuần,
Tiện theo đường sắt, vô dần xứ trong.
Một đi thêm một lạ lùng,
Xe chui hầm tối, bể trùng sóng cao.
Dưới dường sóng biển nhảy reo,
Như mừng bạn mới, như chào khách xa.
Hải Vân đèo lớn vừa qua,
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè.
Tiết trời như đã sang hè,
Mà theo phận đất thời về Quảng Nam.
Càng đi rộng, càng biết thêm
Tu ran (Tourane) cảnh đẹp càng xem càng mừng.
Nước xuân sóng lục vô chừng
“Lục ba xuân thuỷ” ai từng họa chưa?
Vào nhà tích cổ xem qua,
Chiêm Thành này tượng ngày xưa hãy còn.
Biết bao vật lớn hình con,
Chạm rồng cội đá chưa mòn nét dao.
Cảnh còn như rước như chào,
Tiếc thay! Ai mới qua vào đã ra.
Đường về cũng thế mà xa,
Chiều hôm mười tám đến ga Hà thành.
Chơi xuân kể lại hành trình,
Ngày ba mươi Tết hứng tình ra đi.
Từ Bất Bạt, qua Việt Trì,
Còn năm Kỷ vị, còn thì tiết đông.
Canh Thân ăn tết Thăng Long,
Sang ngày mồng bốn vào trong Trung kỳ.
Chơi xuân ta nghĩ cũng kỳ,
Dịp đâu may mắn cũng vì có ai.
Cám ơn hai chữ “yêu tài”,
Con đường thiên lý, còn dài tấc son.
Còn trời, còn nước, còn non.
Tiền trình vạn lý, anh còn chơi xa.
Chơi cho biết mặt sơn hà,
Cho sơn hà biết ai là mặt chơi.

 

Tản Đà

 

(Hữu Thanh - 1921; Thơ Tản Đà - 1925)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Hai 20247:59 SA(Xem: 216)
06 Tháng Chín 20234:39 CH(Xem: 1456)
Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn, tro gởi ở Chùa Phú Nhuận Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne năm 1956
31 Tháng Bảy 20233:31 CH(Xem: 1356)
Phù Sa Lộc, tên thật là Diệp Ngọc Sơn, sinh năm 1946, tại Cầu Kè - Trà Vinh, và hiện sống tại Cần Thơ. Trước 1975, ông có thơ đăng trên một số tạp chí nổi tiếng ở miền Nam.
20 Tháng Sáu 20238:13 SA(Xem: 2131)
Hà Huyền Chi, sinh năm 1935, tại Hà Nội, tên thật là Đặng Trí Hoàn.
13 Tháng Sáu 20239:04 SA(Xem: 1490)
Huyền Chi, tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh)
10 Tháng Năm 202310:31 SA(Xem: 1429)
Phan Ni Tấn sinh ngày 6/3/1948 tại Cần Giuộc (Long An) nhưng tuổi thơ lớn lên ở Ban Mê Thuột.
10 Tháng Tư 20234:05 CH(Xem: 2274)
Đynh Trầm Ca, tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam.
01 Tháng Tư 20231:24 CH(Xem: 1965)
Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011) là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật giáo Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh.
14 Tháng Ba 20238:38 SA(Xem: 1742)
Lâm Hảo Dũng sinh năm 1945 tại Thuận Hòa - Kế Sách - Sóc Trăng.
23 Tháng Hai 20239:17 SA(Xem: 1530)
Huệ Thu tên thật là Bùi Thu Huệ, sinh tại Đà Lạt, làm thơ từ thời trung học với bút hiệu Trần Thị Tiên, Trần Bích Tiên.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18827)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9022)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8120)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1018)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21612)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17961)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,