MAI THẢO - Những đêm Sài Gòn

03 Tháng Chín 20214:15 CH(Xem: 4416)
MAI THẢO - Những đêm Sài Gòn

 


Mai Thảo (tạp chí Trẻ – số 6, năm 1959)
(hình của Mạnh Đan)


Khu phố tôi ở, thuộc Quận Nhì, có con chim trên một tầng gác cao đêm nào cũng cất tiếng hót vào lúc hai giờ sáng. Tiếng hót ấy đêm nào cũng lọt vào căn buồng nhỏ của tôi, đánh thức tôi dậy. Không ngủ lại được, tôi mặc quần áo, mở cửa xuống đường. Đời tôi đã có hàng nghìn đêm xuống đường như vậy, giữa một giờ không mặt trời, chỉ có thành phố đứng dưới vòm trời sao, và những sự vật hiện hình trong cái thế giới ban ngày náo nhiệt bề ngoài bây giờ dàn rộng giữa những bến bờ yên lặng. 


Hồi còn ở ngoài Hà Nội, tôi đã đi xuống những lòng đường Hà Nội để mà yêu những đêm Hà Nội. Con người ban đêm trong tôi còn ghi đậm trong tâm tưởng luyến nhớ từng nét đẹp của từng đêm Hà Nội cũ: những vỉa hè ngủ dưới mưa phùn trắng xóa, những cửa ô bồng bềnh sương, cái gió Hồng Hà nườm nượp tuôn đầy mình Hà Nội, ánh lửa hàng rong ở đầu ngã tư, những ngọn điện đường, những vòng tròn ánh sáng, những bóng tối cuối đầu, tiếng chân người dạo trên phố khuya, bóng mái, bóng tường, những cái đã ngủ yên, những cái vừa thức dậy, và Hà Nội mở những cửa ngõ thăm thẳm cho tôi bắt gặp cái thế giới tĩnh tại, cái phần tâm hồn, cái cõi tiềm thức của Hà Nội. Nhưng với Hà Nội, thế giới ban đêm thực ra vẫn chỉ là hình thái của sinh hoạt ban ngày tiếp diễn. Bóng tối có khơi thêm những tầng đáy, mở thêm những chiều sâu, yên lặng có làm nổi bật hình thể, tâm tư sự vật, nhưng cuộc sống Hà Nội với cái chu kỳ bốn mùa của thời tiết, tác động của tương phản chỉ rõ nét chữ sự đi và đến của từng mùa không có những khác biệt căn bản sâu đậm giữa đêm và ngày. Với Hà Nội là tháng này tháng khác của một năm. Sài Gòn trái ngược bao nhiêu, chỉ 24 giờ đồng hồ, cái mực thủy ngân lên xuống ở bản thử biểu đã như chia ngày và đêm thành hai thế giới. Ngày, nắng lớn. Sự có mặt thường trực của mặt trời. Dưới một thiên nhiên chói chang cuộc sống quay nhanh ngọn triều vĩ đại. Ngày, hàng triệu bước chân, bánh xe, tiếng động, tiếng nói, thân thể thành phố bốc lửa và con người và cảnh vật và cuộc sống cũng bừng bừng cũng bốc lửa theo. Đêm, khi những ngọn triều vĩ đại ấy rút đi, khi những ngọn gió Bạch Đằng thổi qua mình thành phố đã làm mát lại những lớp da đường, người ta mất, mất hẳn cái cảm giác, cái ý niệm mặt trời, mất luôn cả cái cảm giác cái ý niệm về những hình thái sinh hoạt choáng váng dưới cái mặt trời kia. 

Cho nên nửa đêm thức dậy dưới tiếng chim kêu trên đầu mái nhà, mắt tôi đã mở ra trước những sự kiện mới, ngực tôi đã thở những thước không khí mới, tai tôi đã nghe những tiếng động mới và đặt chân xuống lòng đường, lòng đường đã dẫn những bước chân tôi đi vào cái thế giới mới của đêm Sài Gòn vừa dựng lên. Tôi thấy tôi yêu những đêm Sài Gòn, trước hết bởi sự lĩnh hội vào nội giới, cái cảm giác tươi mát khởi đầu ấy. Tiếng chim kêu hai giở sáng vui như tiếng hót lúc bình minh. Đêm Sài Gòn mở ra, thư thái, trong sạch, nguyên khối, rất xa rất khác với cái phần ngày vừa qua của nó. Từ ngột ngạt tới nhẹ thoáng. Từ vàng diệp của nắng tới xanh biếc của sương, ngày mùa hạ và đêm mùa thu. Thành phố như tấm lưng trần nhễ nhại mồ hôi giờ có tấm chăn mỏng ấm vừa trên ngực.


Tôi sống một cảm giác cực đoan và cũng không hề tạo cái cảm giác này bằng tưởng tượng. Những cái tốt đẹp trên những con đường đêm của Sài Gòn, không thấy có mặt ở ngày. Tưởng như đêm vừa sáng tạo ra chúng. Nếu có, cũng dưới một hình thái, một màu sắc, một điệu dáng khác. Tưởng như đêm tối màu nhiệm và thành phố đã hóa thân. Vị trí địa điểm hình thể ban ngày còn nguyên trong những giới hạn cũ, nhưng hơi thở Sài Gòn thở, giòng máu Sài Gòn đập, hơi thở ấy, tíếng máu đập ấy về đêm đã không còn mấy cái dấu tích của ngày. Tôi còn yêu những đêm Sài Gòn qua một một ý niệm về chính phần bản thể cá nhân của mình nữa. Nhập thành cảm giác, ý niệm đó là một cảm giác hiện hữu và tư hữu. Nó làm tôi gần với thành phố ban ngày nhiều lúc cảm thấy như một người lạ mặt.


Với một dân số gần ba triệu, cái ba triệu ấy lại đầy ngập, quay múa, biến chuyển không ngừng, con người thành phố trong tôi dẫu có một chủ quan mạnh mẽ nhiều khi cũng cảm thấy mình chỉ còn là một đơn vị bé nhỏ vô nghĩa . Một giọt nước trong cái bể người ngoài nhòa. Một con số trong cái ba triệu con số. Một dấu chân chìm dưới mua triệu dấu chân. Thêm vào là cái cảm giác bị xô đẩy, chen lấn, đồng hóa. Ngày, tôi chỉ là một người qua đường không tâm sự, thành phố trùng điệp vây quanh nhưng thành phố không là của tôi. Do đó, lối sống chỉ là biểu tỏ tức khắc của phản ứng. Tương quan giữa tôi và thành phố chỉ là những sự kiện cụ thể, các trên mặt cái bên ngoài. Ngày Sài Gòn, tôi sống thuần bằng lý trí. Đêm Sài Gòn, mới là cái đất cái mặt đàn cho tâm hồn tôi có chỗ rung lên. Thí dụ, cái mặt Hồ Gươm ngoài Hà Nội, tôi có thể đứng ngắm nó buổi trưa, ban đêm. Tôi không thể đứng ngắm cái bến Bạch đằng dưới khối mặt trời rót lửa xuống đỉnh đầu. Những nét đẹp chỉ còn là những bông hoa chết héo. Nắng đốt cháy. Nắng làm chủ cái sức chi phối mãnh liệt. Trên trời, dưới đất, bên trong, bên ngoài chỉ còn có nắng. Sài Gòn ban ngày có ai dừng chân giữa một hè phố ngút nắng để mà chiêm ngưỡng một nét phố đẹp? Người ta lau mồ hôi. Người ta tìm những khoản rợp. 

Nhưng đêm Sài Gòn đến đã làm đầy trong tôi sự thiếu thốn kia về cảm xúc, lấy lại cho tôi một thể quân bình trong nội tâm, tạo lại cho tôi cái tâm sự ban đêm của Hà Nội, hiến dâng cho tôi những phút suy tưởng kỳ thú, đem lại – bởi con mắt, cái tai, bước chân của một cảm quan để bén nhậy trở lại – những phút nhìn ngắm khám phá thành phố và luôn thể nhìn ngắm khám phá chính cái bản thân, cái nội giới của con người mình ánh lên trong đó. Cái thế giới nhỏ trong tôi mở ra trong cái thế giới lớn của đêm Sài Gòn. 


Cho nên khi tiếng chim kêu trên đầu mái nhà, tôi đã thức dậy với một cảm giác thật vui. Vui muốn huýt sáo, muốn hát nhỏ. Và mỗi bước chân tôi xuống với đường đêm lúc đó, mới thực sự là những bước chân khám phá Sài Gòn. Không gì thích thú bằng sự được ngắm nhìn thành phố như một sinh vật khổng lồ sống hết tốc độ, hết sức mạnh của nó. Đã tăng lên gấp trăm nghìn lần nỗi thích thú được nhìn ngắm cái sức sống vĩ đại ấy trong nghỉ ngơi. Thành phố lúc đó như một tấm thủy tinh trong veo, một khối óc trinh bạch. Tôi thở không khí nhẹ và trong cái hệ thống ánh sáng và bóng tối lẫn lộn mắt tôi nhìn lại như thấy sự vật hiện lên đúng và thực hơn. Tôi thấy nhiều điều. Thấy đại lộ hàm Nghi, đại lộ Lê Lợi, hai con đường mà như hai con thuyền, những ngọn cây là buồm đang chở dần từng chuyến một, cái gió Chương Dương Bạch Đằng mát lạnh hơi nước vào những khu phố bên trong. Thấy những ngọn điện và những hàng cây chụm đầu tâm sự. Thấy cái mặt người trong tấm biển quảng cáo phía hông chợ Bến Thành ngó tôi cười lớn. Thấy những khung cửa lấp lánh đang đo từng chiều cao những căn nhà chọc trời. Thấy những nhân vật ban đêm của Sài Gòn: thằng bán kẹo vừa câm vừa điếc và gã coi xe đọc thơ lục bát trước vũ trường Văn Cảnh. Hai chị em đứa nhỏ trên vỉa hè Tự Do với vòng hoa nhài trắng muốt đeo trên cổ nhỏ, cái khay thuốc lá trước ngực to hơn người chúng. Người tẩm quốc mù góc đường Bùi Viện. Người đàn bà có mang bán trứng vịt lộn đêm đêm vượt cầu Khánh Hội vào quận Nhất với tiếng rao hàng ngân dài lanh lảnh như một điệu hò Huế. Hai vợ chồng ông lão già những đêm mưa lớn về ôm nhau ngủ trên chiếc ghế bố dượi mái hiên một tiệm điện đầu đường Nguyễn Văn Sâm. Người Tây già trong quán phở ngõ hẻm Tôn Thất Đạm.

Sài Gòn, khoảng năm 1956 (ảnh: Three Lions/Getty Images)

Chỉ đêm mới thấy, hiện hình và biến mất trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng nhân vật dã sử của thành phố di chuyển đây đó như những vì sao lạc lầm than và Sài Gòn đã ánh lên một nét đẹp khác, hoang đường và thần thoại. Tất cả tạo thành một vũ trụ yên lặng, cái mà tôi gọi là “những sự thật yên lặng” của Sài Gòn. Chúng gợi cảm. Chúng nói lên. Cái yên lặng của hành lang tối với những tấm lưới sắt buông kính ở hẻm Eden nói lên một hình thái thương mại mới. Những chiếc chìa khóa lớn treo trên những cửa hàng trong chợ Cầu Ông Lãnh nổi lên – rõ hơn vô hạn – cái tính chất riêng của những cửa tiệm tạp hóa nhỏ ấy. Rác rưởi, giấy má ngập ngụa khu Chợ Cũ nói lên cái xô bồ của những cái quán Trung Hoa khu ấy lúc ban ngày.

Đêm Sài Gòn thưa vắng bóng người và tiếng động, những dấu tích điển hình còn vương lại một hẻm cống, một chân tường, những cái vụn vặt ấy, trên một thành phố ngủ, biểu hiện rõ rệt gấp bao nhiêu lần cuộc sinh hoạt toàn diện của thành phố cả phần ngày lẫn phần đêm, tạo thành những tài liệu quý giá dư thừa cho những ai muốn tìm hiểu chân tướng thành phố, bộ mặt thực, cái bên trong của nó. Trái với những đêm Hà Nội khép kín, che đậy và chứa dấu, những đêm Sài Gòn mở rộng phơi phới như cái ngọn gió thổi suốt đêm trên thân thể của Saigon. Cái đẹp của những đường thẳng, những nét song hàng, những vòng tròn rộng. Cái đẹp của rõ rệt, của thư thái, của hồn nhiên – mặc dầu không thiếu những chiều sâu và những chứa đựng – cái đẹp của bình yên của nghỉ ngơi nó khiến cho tôi ở những đêm khuya vắng nhất của Saigon cũng không hề bao giờ cảm thấy vây hãm bởi bóng tối, sự cô độc.

Sài Gòn, Tháng Bảy 1959 (ảnh: Keystone-FranceGamma-Rapho/ Getty Images)

Trong lòng đêm Saigon, thành phố, và chính tôi thực đã thuộc về mình. Giữa người và Saigon đêm làm thành một toàn thể hòa đối, tôi không được sống những đêm Saigon cũ, hồi Kim Chung, Đại Thế Giới còn mở cửa để được biết – theo như Thanh Nam, Trần Lê Nguyễn thuật lại – cái không khí rã rượi choáng váng của những trận tiền đổ mưa lên chiếu bạc, những tiệm cầm đồ, những thây người ngủ gục dưới chân bàn ru-lét. Những đêm đau yếu của Saigon. Bây giờ, âm nhạc buổi tối và những thước không khí trong như ngọc thạch đã thay thế tiếng tiền ngày cũ. Những bước chân đêm của tôi bây giờ chỉ còn gặp những hình ảnh những ấn tượng bình yên. Những chiếc xích-lô buông mui ngủ dưới những gốc cây. Những người phu xe chụm đầu dưới ánh sáng điện đánh ván cờ tướng. Những chiếc xe bán bánh mì lăn thong thả giữa long đường. Từ mấy tháng nay, những tiệm nhẩy đã đóng cửa từ 12 giờ. Hai, ba giờ sáng, thành phố mênh mông chỉ còn một vài tiệm ăn đêm là còn sáng đèn, nơi họp mặt của những nhạc sĩ vừa rời khỏi những dàn nhạc, những vũ nữ vừa rời khỏi sàn nhảy, trở về sau một cuộc dạo mát ban đêm trên đường Biên Hòa – Thủ Đức. Thành phố im vắng bấy giờ là khung cảnh lý tưởng cho một nhà văn, một nhà thơ trước một sáng tác đang thành hình, cho một bước chân và tâm hồn tôi chuyển đều đặn trên mặt đường, cho đầu óc tôi mà sinh hoạt ban ngày của Saigon làm sao động như mặt biển lớn – được trầm tĩnh và lắng đọng xuống. Đêm Saigon, lấy ngày Saigon làm đối tượng, có như một bàn tay dịu hiền đặt trên một vùng trán lửa. Một liều thuốc an thần. Và với chính thành phố, đêm là khoảng cách biệt thiết yếu cho sự sửa soạn của nó trở lại với ngày hôm sau.

Sài Gòn, Tháng Bảy 1959 (ảnh: Keystone-FranceGamma-Rapho/Getty Images)

Tôi yêu những phút sửa soạn ấy. Tôi yêu những lúc Saigon cựa mình thức dậy. Khoảng 3 đến 4 giờ sáng. Từ các vùng ngoại ô: Khánh Hội, Gia Định, Gò Vấp, Phú Nhuận, Phú Thọ, những chiếc xe thổ mộ – điển hình đặc biệt nhất của Saigon về sáng – bắt đầu lên đường tiến vào những trung tâm thành phố. Ngày, chúng chỉ là những phương tiện chuyên chở chậm chạp. Đêm, những chiếc xe bánh gỗ ngựa kéo ấy đã biểu hiện cái sắc thái độc đáo của sinh hoạt quần chúng trong đời sống phường phố. Tiếng xe lăn ban ngày động cơ át mất, ban đêm nổi lên lọc xọc, mồn một trên mặt nhựa là cái tiếng đêm thân thuộc nhất của tất cả những người Saigon. Con ngựa già yếu, ngọn đèn lắc lư, khung xe cồng kềnh, thành phố tráng lệ xa hoa khởi đầu bằng một hình ảnh dân tộc thuần túy. Nhà tôi ở gần khu Cầu Ông Lãnh. Ban đêm xe thổ mộ lăn qua cửa vòng quay bùng binh đổ người và hàng hóa xuống cái chợ cá mới họp bên hông chợ Bến Thành. Đồng Xuân Hà Nội có chợ rau đêm. Bến Thành Sài Gòn có chợ cá đêm. Nhưng chung quanh sinh hoạt của chợ sớm vẫn chỉ là sự thức dậy, sự có mặt của những con người ngày đêm lao động sống chết với mặt đường: chị bán hàng rong, anh phu xích lô, anh công nhân. Những quán nước lộ thiên trên vỉa hè. Những ngọn đèn dầu hỏa. Ly cà phê đen. Hơi thuốc thứ nhất. Nhiều đêm la cà tới sáng, tôi đã đến hòa lẫn cái chủ quan thích thú con mắt bỡ ngỡ của mình vào một phiên chợ cá họp dưới ánh lửa điện.

Sài Gòn, Tháng Bảy 1959 (ảnh: Keystone-FranceGamma-Rapho/Getty Images)


Nếu những ngọn rau cỏ xanh um cả một khu chợ Đồng Xuân đêm nào còn nhắc nhở cho tôi, qua một quá khứ đầy kỷ niệm, đến cái triều tươi non những vùng ngoại ô Yên Phụ, Nghi Tàm ngoài Hà Nội, bầy cá tươi sống ở đây đã là một liên tưởng đằm thắm đến cái hệ thống sông ngòi kinh rạch phong phú miền Tiền Giang lục tỉnh. Nửa đêm về sáng, Saigon đắm mình hẳn vào nếp sống đất nước quê hương. Qua phiên chợ cá mở giữa trung tâm của nó, thành phố có cái không khí thân mến vui ấm, một tâm tình thuần hậu khoan dung như vậy đó. Những lòng đường cánh tay. Những ngã tư tâm hồn. Và Saigon chưa là một guồng máy, một con quái vật. Nó chưa nghiền nát, xô đẩy, đồng hóa. Nó chưa đặt những điều kiện sống còn ghê gớm cho người. Nó chưa đi theo cái luật rừng hung dữ. Chính trong cái vẻ quê mùa và thành thị pha lẫn này. Saigon thực đã là một thành phố lớn theo ý tôi: không chỉ là hè phố mái nhà, không chỉ biểu hiện những nếp sinh hoạt thuần túy đô thị, mà còn là cái ngã tư họp mặt, trung tâm phát huy mọi hình thái sinh hoạt đổ về từ khắp các miền đất nước nữa. Bỏ chợ, tôi đến ngồi xuống chiếc ghế thấp đầu nhà Ga chính. Cảnh binh, phu xe, chủ quán vây quanh cái quán nước vỉa hè này và tôi cũng vui miệng đấu tiếng vào câu chuyện của một người. Phút này, Saigon ánh lên một nét đẹp đơn giản bằng hữu. Khách sạn, dinh thự, nhà máy lớn: những khối tĩnh vật ngủ. Đời sống là mặt đường, vỉa hè. Và những người áo ngắn bấy giờ là những vị hoàng để làm chủ cả thành phố.

Sài Gòn, Tháng Bảy 1959 (ảnh: Keystone-FranceGamma-Rapho/Getty Images)


Nhưng đêm Saigon đã bắt đầu suy tàn hẳn. Những lòng đường hư ảo hơn, sương đặc lại, không khí lung linh. Sau lớp thổ mộ, những loại xe khác từ các ngã xuất hiện, Taxi rồ máy dưới những cây xăng. Từng đoàn xe vận tải cồng kềnh nối đuôi nhau chạy tới những kho hànglò. Xe ba bánh trườn yên lặng. Xe máy dầu ầm réo. Vỉa hè đại lộ Lê Lợi; người bán báo ngồi sổm giữa những chồng báo thứ nhứt. Bến xe lục tỉnh, một người khách sớm bước lên chuyến xe hành khởi hành trước ngày. Đoàn xe buýt ầm ầm vào bến. Những ngã tư xôn xao. Những tiệm ăn Trung Hoa vừa mở cửa đã đông đặc. Người Sài Gòn vẫn điểm tâm sớm hơn người Hà Nội. Cà phê sữa, hủ tiếu, cơm đĩa và thuốc lá bán lẻ. Tiếng bát đũa và chạm lách cách. Những tiếng ho khàn khàn. Vẫn còn những tiếng khạc nhổ và cái kiểu ngồi “nước lụt” hai chân thượng cả lên ghế…

Sài Gòn 1967 (ảnh: Getty Images)


… Năm giờ sáng. Những vệt hồng hồng khởi sự từ phía sau tòa nhà Quốc Hội đi dần lên một vòm trời đang tan loãng những tản bóng tối cuối cùng. Những ngọn lửa nhấp nháy suốt đêm đổi thành những điểm xanh đỏ. Cái vòng tròn ánh sáng đánh đai lấy chiếc đồng hồ ba mặt treo trên nóc chợ Bến Thành vụt tắt. Những đoàn xe đổ xuống đại lộ Trần Hưng Đạo. Trong kia Chợ Lớn Cũ và Chợ Lớn Mới cũng đã thức dậy. Tôi đi bộ trở về căn buồng nhỏ của tôi lúc trời gần sáng rõ. Con chim đêm trên mái đầu nhà đã im tiếng. Cái thế giới ban đêm của Saigon đã đóng lại. Một vệt nắng óng ánh trên đỉnh thu lôi một nhà chọc trời. Rồi những phiến nắng hạ thấp xuống cắt ngang những bờ tường. Một thoảng, nắng đã lọt hẳn xuống những lòng phố. Dưới một hình cây đổ nghiêng, nắng kéo dài những cái bóng cyclo đi. Ngày Saigon bắt đầu.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 7621)
Ánh nắng buổi chiều nhàn nhạt hắt lên những bức tường xám dọc hai bên phố ở Bờ Tây, khu phố của người Palestine
07 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 9113)
Mí quyết định ưng người đàn ông xứ lạ. Lục không hiểu. Mới mấy hôm trước, nghe Lục bàn kế hoạch đi làm kiếm tiền gởi về trả nợ cho ba má,
02 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8934)
Khách sạn gần như ngủ say khi tôi trở về. Ở sảnh, chỉ còn một người tiếp tân đang chăm chú chơi trò đố chữ trên tờ báo trải rộng trước mặt.
29 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 7965)
Cửa xe taxi bật mở trước cổng bệnh viện. Một con bé mặt non choẹt, lóng ngóng ẳm đứa bé còn đỏ hỏn bước vào. Anh nén tiếng thở dài, đánh lái
20 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8910)
Cũng chính con Bướm lạ này đã đi theo cháu Chương vài lần nữa mỗi khi Chương ra xa bờ! Và từ đó Chương tin là Bà nội vẫn thương Chương
17 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8783)
Suốt mấy ngày ở Ấn Độ, tôi chẳng biết làm gì. Chuyến phượt như nước đổ lá khoai. Nước người ta rộng lớn quá.
13 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9917)
Ngày mợ mới về nhà cậu Thị. Người mẹ có bảy tám nếp nhăn trên trán của Đĩnh lắc đầu.
09 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9084)
Buổi sáng tinh mơ, khi còn cuộn mình trong chăn, tôi và anh vẫn có thói quen trò chuyện rất lâu về kí ức. Anh, đắm đuối nổi nênh mãi với vùng chiêm trũng đất chật người đông
28 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 8237)
không có gì phải vội vã khi nó là quyển sách duy-nhất của cuộc đời. và, tuyệt nhiên không cần phải vội vã khi chẳng có dòng sông nào (có thể) cưỡng nổi một đại dương.
25 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7903)
Ngay từ lúc lọt lòng mẹ, tôi đã là một đứa con gái mù. Có lẽ do suốt thời gian mang thai tôi, mẹ tôi đã khóc hết nước mắt
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,