KIM LÂN - Một Chuyện Tình

04 Tháng Tư 20229:57 SA(Xem: 6627)
KIM LÂN - Một Chuyện Tình
Ra khỏi cái toa đen nồng nặc mùi nước giải và mùi cresyl, người khách ốm nhách ngoái nhìn cái đầu máy đen xì cực nhọc phì hơi nước:

- Thế là đã kết thúc, kết thúc thật rồi đấy, mày ơi, một đoạn đời khốn nạn.

Anh lững thững bước vào ga. Trên sàn rộng không còn một chỗ trống. Tiếng ngáy đủ mọi cung bậc vang lên vòm trần.

- Mà lạ, sao mình không cảm thấy vui, cũng chẳng thấy buồn?

Anh vặn người. Mấy đốt sống kêu lục cục. Lúc lắc nhiều giờ trên tàu, anh mệt, anh thèm được ngả lưng dù vài phút.

Chen vào đống người hỗn độn kia ư? Quang cảnh trước mắt làm anh phát gớm. Chặc lưỡi, anh len ra ngoài.

– Mình đi đâu đây bây giờ? Không thể đến nhà ai vào lúc khuya khoắt này. Mà liệu còn có ai chờ đợi mình?

Đêm hè. Gió mát. Tán lá hàng cây ven đường xào xạc. Lũ chuột cống béo núc chạy loăng quăng trong rãnh hè.

- Này, lượn mãi không chán à?

Có tiếng gọi. Tiếng con gái. Họ gọi ai ấy nhỉ?

- Đi không anh?

Tiếng gọi rõ ràng hướng về anh. Ngoái lại, anh thấy một người đứng tựa lưng vào tường – một cô gái.

Trẻ, thanh mảnh, cặp vú nhỏ nhú lên dưới lớp vải mỏng của kiểu áo thời thượng có tên “thắt cổ mổ bụng.”

- Đi đâu cơ? – anh không hỏi cô gái, anh tự hỏi.

Rồi, với nụ cười méo xẹo, anh nói thêm:

- Tôi chẳng có đâu để đi, cô ạ.

Cô gái dợm bước về phía anh:

- Sao lại chẳng có đâu để mà đi?

Anh cười. Nụ cười méo mó, anh biết, vừa vô duyên vừa vô nghĩa:

- Thật mà.

- Thì đi với em. Ông anh chờ tàu hở? Hai tiếng nữa mới có tàu xuôi, còn khối thời giờ, ông anh ạ.

- Không, tôi không chờ tàu.

- Ông anh không vội về nhà?

- Không.

- Sao thế?

Anh lúng túng.

- Tôi không có nhà để mà về, cô ạ. Tôi vừa ra tù.

- Thế à? Thì đi giải đen với em. Rẻ thôi. Nhé?

Cô túm tay áo anh. Anh lắc đầu:

- Không được, cô ạ.

- Sao lại không được?

- Tôi không có xu nào trong túi.

- Thế thì lượn làm gì?

Anh không tìm được câu trả lời. Anh lặng thinh.

Dưới ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn đường bị lũ thiêu thân quây thành vồng, anh ngồi trước cửa ga, tựa lưng vào bức tường đá.

Cô gái đến, ngồi xuống bên anh.

- Anh định đi đâu?

- Không. Tôi ngồi chờ trời sáng.

- Rồi anh đi đâu? – cô gái nhắc lại.

- Tôi đang nghĩ.

- Nghĩ thì có nghĩ ra được chỗ để đi không?

- Rồi sẽ nghĩ ra, cô ạ.

Mười một năm trước anh có nó, cái gọi là nhà - một căn phòng hẹp, trần thấp, bề bộn sách. Anh nhớ về nó một thời gian dài. Rồi anh quên bẵng nó. Mà nghĩ đến nó làm gì chứ! Nhà nước cấp nó cho anh. Rồi cái nhà nước ấy đưa anh đi tù. Căn phòng hết là của anh.

Hai người im lặng một lúc.

Cô gái nghiêng đầu quan sát anh:

- Khuya rồi đấy.

- Dễ gần hai giờ.

- Ga có đồng hồ mà.

- Ờ nhỉ!

Cô gái nói:

- Hay là… thế này: ông anh về với em.

Anh thở dài:

- Tôi không có…. Thật mà.

Cô đứng lên, sửa lại mái tóc:

- Không tiền nong gì hết. Em cũng có lúc như anh - chẳng biết đi đâu.

- Có tiện không?

- Đừng ngại.

Cô túm lấy tay áo anh, kéo đi.


2

Nhà của cô là chái hẹp một căn nhà hẹp, trong đó có một cái giường đơn, đúng hơn là một cái chõng. Chõng có đệm, có chăn.

Anh vứt tay nải xuống đất, nhìn cô đánh diêm châm ngọn đèn hoa kỳ. Nó lép bép mãi, không chịu bén lửa.

- Cảm ơn cô.

- Anh không có nhà thì đây là nhà

- Tôi làm phiền cô quá.

Cô sửa lại vạt chăn lơi xuống đất:

- Em cũng đã trải qua cảnh này.

- Thật sao?

- Mà không phải một lần. Anh cứ nằm đây, nghỉ đi.

- Thế cô nằm đâu?

- Chõng rộng, đủ chỗ cho hai người.


3

Câu chuyện này tôi nghe ở bạn tôi. Lâu lắm rồi.

Tôi muốn kể lại trong hình thức một truyện ngắn. Với tôi, nó thú vị, nhưng không biết bắt đầu thế nào. Tôi viết. Kết quả là dưới gầm bàn đầy những trang giấy vo viên. Trong tay các nhà văn câu chuyện tôi định viết chỉ một loáng là xong. Tôi thì không thể. Tôi không phải nhà văn. Nhưng không viết nó ra thì tiếc.

- Ông kể tiếp đi – tôi nằn nì - Tôi muốn nghe.

- Ờ, thì kể. Nhưng chuyện khó tin đấy.

- Tôi tin ông.

Bạn tôi ngần ngừ:

- Tôi nằm xuống cái chõng ấy và thiếp đi ngay lập tức. Giữa đêm thức giấc, tôi thấy có người nằm bên.

- Ai cơ?

- Là cô gái ấy.

Tôi cười:

- Tôi hình dung được…

Anh nghiêm mặt:

- Bậy nào. Tôi biết, ông, và nhiều người khác sẽ nghĩ như ông. Không, hoàn toàn không phải thế. Đời tù quá dài đã làm tôi quên chuyện ấy. Nói cho đúng, tôi không nhớ tới nó. Khát vọng tự do đã che lấp mọi cảm giác.

Anh lặng đi trong hồi tưởng.

- Đó là một đêm cực kỳ hạnh phúc trong đời người. Nó chỉ xảy ra một lần, nếu anh may mắn. Nó giống như một giấc mơ. Hơi thở đều đều của người con gái không quen biết gối đầu trên tay tôi. Nó mới thơm làm sao, mới ấm áp làm sao, mới tinh khiết làm sao. Cái hương ấy chẳng bao giờ tôi quên được. Nó giống hương hoa đồng nội ở những phút hiếm hoi khi con người cảm thấy mình với thiên nhiên là một.

Tôi nghe, chìm trong tưởng tượng.

- Rồi sau đó thì sao?

- Cô giữ tôi ở lại với cô – anh nhớ lại - Tôi mệt. Tôi ngủ ngay lập tức.

Sáng ra, cô bảo:

- Anh cứ ở lại đây. Em tin anh. Anh là người ngay thật.

- Và anh ở lại? – tôi hỏi, với một chút ngạc nhiên.

Anh gật:

- Vâng. Anh không tin?

- Tôi tin.

Anh bần thần một lát:

- Nói cho đúng, một cơn sốt rét ác tính bất ngờ đã giữ tôi lại. Cô gái chạy đi mời bác sĩ. Ông ta đến, làm những gì, tôi không biết. Chắc có cặp nhiệt, tiêm thuốc. Tôi mê man. Khi cơn sốt lui, tôi hiểu: cô gái đã cứu mạng tôi. Mà bằng cái gì? Bằng tiền đi khách, anh ạ. Có cái ơn nào lớn hơn ơn ấy không?

Những gì tôi biết về bạn mình không giống tôi suy đoán. Anh giờ đây đã có vợ, một nhạc công chơi tam thập lục, con một học giả danh tiếng.

Không phải cô gái trong chuyện anh kể.

Khỏi bệnh, tôi nói với cô:

- Em là người tốt nhất với anh trong đời. Nếu em không chê anh thì anh xin được gá nghĩa cùng em.

- Cô ấy nói sao?

Cô ấy bảo:

- Không được, anh ạ. Chúng ta không thể thành vợ chồng. Anh là trí thức, em biết. Em đã lục túi anh khi anh mê man, em thấy một bài thơ. Không, anh ơi, em không thể làm vợ anh. Anh không thể có vợ là một con điếm.

Tôi hỏi tiếp:

- Rồi sao?

Tôi nói:

- Anh cũng là kẻ dưới đáy. Ta có khác gì nhau.

- Không – cô ấy lắc đầu - Anh khác, em khác.

- Anh không sao thuyết phục được cô ấy?

- Tôi đã cố gắng, nhưng vô vọng.

- Anh bỏ đi?

Anh buồn bã:

- Chính cô ấy bỏ đi. Đi đâu, tôi không biết. Tôi đã tìm. Không phải nhiều ngày, mà nhiều tháng. Rồi mọi chuyện rồi cũng qua, như cuộc đời vốn thế.

Tôi không biết gì hơn. Trong đám cưới với nhà tôi bây giờ, tôi nhận được một bó hoa vô danh do một cậu bé mang tới.

- Là của cô ấy?

- Chắc chắn. Trong bó hoa có một mẩu giấy.

- Thư của cô ấy?

- Không phải. Mẩu giấy của tôi, trong đó có mấy câu thơ viết vội.

- Thơ thế nào?

- Không ra gì. Không đáng để anh nghe. Điều làm tôi xúc động là cô đã giữ nó. Như một kỷ niệm. Nay cô ấy trả lại.

Chuyện này xảy ra với một nhà thơ, bạn tôi.

Tôi ghi lại chuyện anh kể. Không thêm. Không bớt.

Anh là nhà thơ không tăm tiếng. Tên anh không có trong danh sách các nhà thơ hiện đại.

Nhưng anh để lại trong tôi một kỷ niệm không phai mờ.

Nó được tạc vào ký ức. Rõ nét. Như được tạc trên đá.



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 8912)
một buổi sáng trong tuần thứ 1 của kỳ hóa trị thứ 3, lúc tôi đang tơ lơ mơ chưa thức dậy hẳn thì thoáng nghe một bản nhạc có lời ca là lạ,
10 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 12396)
Bữa nay nhân một ngày đẹp trời vợ con đi vắng, ông Năm Tú buồn quá không biết làm gì, thôi thì sẵn dịp mời hai ông bạn già đi lại nhậu chơ
01 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 7933)
Raphaella nấn ná một vài phút sau bữa cơm kết thúc, một thời gian mà cô hy vọng đủ lâu để cô không mang tiếng là kẻ”ăn xong là về”. Cơ hội đã đến với cô khi Dora, con của chị Sarah
28 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 7842)
qua nay người ta bắt đầu lây lan câu chuyện Angelina Jolie làm “double mastectomy” để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú do gen lỗi BRCA1.
25 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 7367)
Đã ba ngày rồi Hạt Muối không tìm thấy đường về nhà. Thật sự Hạt Muối không biết nhà mình ở đâu để hỏi tìm đường về. Muối không còn nhớ những gì đã xảy ra cho mình.
21 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 9788)
Cô mở điện thoại. Chiếc điện thoại vô tình vô nghĩa rung lên: - Em ơi, em là cái thể loại gì mà vật chết cả làng đàn ông?
16 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 9789)
Một giờ sáng, bác sĩ nội trú gọi điện thoại báo tin bệnh nhân D. yếu dần, chắc không qua khỏi, hỏi tôi có đến không.
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 8721)
Căn nhà của cha mẹ tôi dựng trên một khu đất rộng, chung quanh có hàng rào, là những cây chè tàu được cắt ngay hàng thẳng lối,
10 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 8096)
Orchid Lâm Quỳnh kể như thế này: “Này nhé, Bố tôi có thể ăn phở không hề biết ngán là gì! (Phở này là phở “thật”, còn “phở” kia thì là không biết á
04 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 11266)
Sáng ra bước vô nhà củi, má em hết hồn tưởng đâu có trộm: mấy bó lá dừa khô dùng để nhen lửa bị tháo bung, giấm chảy chèm nhẹp ra đất, khạp tương thì rơi nắp.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12248)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18974)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8320)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 972)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1156)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13984)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11052)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30705)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19779)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31944)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,