VĨNH QUYỀN - Theo Câu Thơ Nguyễn Duy Chạm mặt Thời Gian. 

15 Tháng Hai 202510:05 SA(Xem: 617)
VĨNH QUYỀN - Theo Câu Thơ Nguyễn Duy Chạm mặt Thời Gian. 

 

Năm 1976, năm cực thịnh của văn chương tường thuật, góp phần lý giải, đúc kết đại thắng mùa 1975, và vẽ ra bức tranh kiến tạo tương lai rực rỡ của đất nước, tôi tình cờ đọc thấy bài thơ lạ của một người đàn ông lạ, đến từ xứ lạ, “đi ngang thành nội”, ghi lại thi ảnh cùng cung bậc cảm xúc lạ trước phong rêu hàng trăm năm cổ kính cố đô:

 

“gió đi ù ù ngang họng súng thần công

tiếng chuông chùa đi thủng thỉnh trong không

áo em trắng đi từ xa vắng lại”

 

Để rồi vấp vào câu kết ngưng tụ nỗi u hoài sâu khuất ngoài vô tận, khiến tôi choáng váng:

 

“thời gian đi xám mặt đỉnh đồng”

 

Buổi giao thời ấy tôi không biết Nguyễn Duy, tác giả bài thơ trên, là ai. Cũng không có nhu cầu biết. Ngày mỗi ngày “hội nhập” với “cuộc sống mới” đủ xám mặt tôi, thơ phú chi. Hóa ra nhầm. Nó, câu thơ “thời gian đi xám mặt đỉnh đồng” cứ “thủng thỉnh” đi lạc vào bộ nhớ linh tinh không chủ ý lưu trữ của tôi, rồi ẩn lặng đâu đó chờ được kích hoạt.

 

Cửu Đỉnh là chuyện truyền đời, thỉnh thoảng lại có dịp được “tái bản” trong đại gia đình, ở bữa cơm “tam đại đồng đường”, hoặc ở lễ kỵ lớn... Tưởng chừng đã nằm lòng, chỉ dành cho bọn cháu chắt nghe biết. Vậy rồi giữa tiệc nghèo, dù với chén đĩa ký kiểu “nội phủ”, tiễn năm Bính Thìn (1976), khi câu chuyện ngài cao tổ phụ chúng tôi góp công trong hai năm chế tác Cửu Đỉnh vừa kết thúc, tôi bật xướng câu thơ “thời gian đi xám mặt đỉnh đồng”. Mọi người sửng sốt dừng lại, nhìn mặt nhau ngậm ngùi, như có lỗi với tiền nhân, với thời gian, với cả bản thân.

 

Cảm xúc bộc phát ấy của chúng tôi sớm lụi tắt. Nhưng câu thơ của Nguyễn Duy thì không.

 

Nửa thế kỷ, chính xác là 48 năm sau, cuối xuân 2024, Nguyễn Duy xuất bản tuyển thơ về Huế, với cái tên như mặc định tự bao giờ: “thời gian đi xám mặt đỉnh đồng”.

 

Lần nữa, câu thơ như một truy vấn. Nó khơi dẫn, khuyến dụ tôi viết về màu xám của thời gian, mà Cửu Đỉnh là ký hiệu nghệ thuật.

 

Dưới đây là trích đoạn.

 

*

 

“Nghiệm ra, cũng như vài vị niên trưởng trong đại gia đình, tôi đã bị ám ảnh bởi một hình tượng thuộc thế giới tự nhiên: cây Ngô Đồng. Tại sao ư? Vì thỉnh thoảng nó lại mọc lên trên dọc dài hành trình chuyển hóa nhận thức của tôi về lịch sử-văn hóa dân tộc. Nhưng chuyện Ngô Đồng cần bắt đầu từ Cửu Đỉnh được đúc dưới triều Minh Mệnh, gồm chín đỉnh đồng lớn bố trí trước Hiển Lâm Các, đối diện Thế Miếu trong Hoàng Thành, mỗi đỉnh được đặt tên theo thụy hiệu một vua triều Nguyễn, khởi từ Cao Đỉnh tượng trưng Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long. Trên mỗi đỉnh chạm nổi 17 hình tượng tiêu biểu thuộc các lĩnh vực thiên văn, địa lý, sản vật quý và vũ khí uy lực của Đại Nam đương thời.

Tôi thỉnh thoảng vào Đại Nội, dừng lại khá lâu trước Nhân Đỉnh, đỉnh dành cho chính vua Minh Mệnh, Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, vị chỉ huy trực tiếp trong hai năm liền thiết kế cũng như chế tác Cửu Đỉnh, từ lập đông 1835 đến cuối xuân 1837, nhìn chăm chú vào một hình chạm trổ trên ấy liên quan đến bàn tay tài hoa của cụ cao tổ phụ, với câu hỏi, "Trong hơn mười nghìn loài thực vật của nước ta thời ấy, tại sao Ngô Đồng?"

 

Ba tôi kiêm vai gia sư, luyện môn viết Pháp văn cho tôi. Có lần, ông chọn một đề luận rộng và khó, "Ảnh hưởng Trung Hoa trong văn chương Việt". Trong bài, tôi có lời than: "Thi nhân Việt đời trước sử dụng nhiều thi ảnh ước lệ từ nguồn Trung Hoa, ví dụ "tuyết rơi" hay "Ngô Đồng rụng", bất chấp thực tế tự nhiên Việt Nam không có tuyết, cũng chẳng có Ngô Đồng". Là tôi nhớ những ý kiến từng nghe thấy đâu đó, chứ vốn đọc thơ Hán-Nôm của tôi lúc ấy bằng không. Chiều cuối tuần trả bài, chỉ thấy ba tôi sửa dàn ý và tất nhiên dành nhiều thời gian cho văn phạm, món tôi khá yếu. Xong, theo gợi ý của ba tôi, tôi đẩy xe lăn đưa ông vào Đại Nội dạo chơi. Ba tôi bất chợt hỏi tôi đã thấy cây Ngô Đồng chưa. Tôi lắc đầu. Lát sau, chúng tôi dừng trước một gốc cổ thụ. "Ngô Đồng đó", ba tôi nói. Cây cao gần 20 mét, vào thời điểm phô diễn vẻ đẹp bản thân: trút sạch lá, trổ hết hoa, những chùm hoa tím phớt hồng chi chít đang sáng lên lần cuối trong ánh hoàng hôn và trong sương mỏng. Tôi rời mắt khỏi cây Ngô Đồng, nhìn ba tôi với nụ cười biết ơn, và hẳn là rạng rỡ. Bỗng nhớ hai câu thơ, loại thơ không học vẫn thuộc, "Ngô Đồng nhất diệp lạc, Thiên hạ cộng tri thu", tôi ngập ngừng, "Ba ơi, có chắc là Ngô Đồng không? Giờ mới cuối xuân, mà Ngô Đồng rụng lá ra hoa vào thu?". Ba tôi vỗ lưng tôi, "Hỏi hay lắm. Ngô Đồng con nói là Ngô Đồng bên Trung Hoa, đã trở thành biểu tượng mùa thu, thu Trung Hoa, có hoa màu vàng, hay vàng điểm trắng. Còn trước mắt con lúc này là Ngô Đồng do chính vua Minh Mệnh sai người tìm được tại Trường Sơn nước ta, có hoa tím hồng nở vào cuối xuân. Cùng một giống cây nhưng khác về sắc hoa và mùa hoa như vậy là do chúng sinh trưởng ở hai vùng khí hậu khác nhau, nhiệt đới và ôn đới". Niềm vui nước mình cũng có cây Ngô Đồng không che được nỗi thất vọng về bản thân, tôi hỏi, "Vậy là con đã sai?". Lại vỗ lưng tôi, ba tôi đáp, "Điều con viết trong bài luận là đúng chứ, bởi từ trước triều Minh Mệnh, Ngô Đồng Trung Hoa đã sánh vai cùng thông, còn gọi tùng, có tần suất xuất hiện cao trong thơ Việt. Tuy nhiên, cái đúng của con chưa đặt trên nền kiến văn sâu rộng, là thứ đòi hỏi sức đọc và trải nghiệm. Buồn chi, vào tuổi con, ba không viết được như vậy". Tôi muốn nghe thêm chuyện vua Minh Mệnh và cây Ngô Đồng Đại Nam, nhưng ba tôi đã nói: "Muộn rồi, về thôi. Bản dịch Đại Nam Nhất Thống Chí và Minh Mệnh Chính Yếu có trong tủ sách, con tự tìm đọc, sẽ thấy thú vị hơn".

 

Vài năm sau, tôi gửi bài biên khảo đăng trên một tạp chí văn hóa. Trong đó có đoạn hồi cố chuyện Ngô Đồng: "Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, sau một thời gian hân hoan đón nhận hai cây Ngô Đồng, món quà từ Quảng Đông-Trung Hoa, vốn được cho không hiện hữu ở đất phương Nam, vua Minh Mệnh đã sai người dẫn biền binh mang mẫu lá và hình vẽ cây Ngô Đồng tỏa vào rừng tìm câu trả lời cho câu hỏi trăn trở của chính ngài: "Vậy, Đại Nam ta có Ngô đồng không?". Hóa ra loài cây vương giả đầy cảm hứng thi ca ấy vẫn nghìn năm ẩn tàng giữa ngàn xanh Trường Sơn chờ đợi ngày nước Nam xuất hiện một vị vua có câu tự vấn xưa nay hiếm. Từ đó, nhà vua cho tô điểm cảnh quan kiến trúc cung điện, lăng tẩm bằng giống Ngô Đồng nội địa. Niềm tự hào không thua kém phương Bắc của vua Minh Mệnh còn thể hiện qua việc chạm hình cây Ngô Đồng Đại Nam lên Cửu Đỉnh".

 

Phải nhiều năm sau, khi tóc không còn xanh, và không còn nhớ nghĩ đến bài viết đầu tay ấy nữa, tôi mới có dịp tự vỡ. Rằng cái sự kiến giải "tự hào không thua kém phương Bắc" mà tôi đính vào hào khí của vua Minh Mệnh, trong trường hợp Ngô Đồng, tuy không sai hẳn nhưng phiến diện, và thậm chí đắc tội tiền nhân. Chuyến ngược thượng nguồn sông A Vương, tìm nhặt những mảnh ghép cuối cho bức tranh toàn cảnh về một vùng văn hóa Katu, đã dẫn tôi lạc đến một góc rừng, vốn là một trong những "cái nôi" của "cố nhân". Xa xa, một khóm đại thụ trút sạch lá, phô bật tán hoa sắc hồng tím đặc trưng Ngô Đồng Đại Nam trên nền xanh dằng dặc rặng Trường Sơn. Người dẫn đường, già làng bản Alê, đứng lặng chờ tôi lắng dịu cơn xúc động, trước khi góp tiếng, "Người Katu từ thế hệ cha tôi trở về trước có thói quen cứ vào tiết xuân thỉnh thoảng lại ngước mắt hóng lên lưng chừng ngọn cao sơn. Các vị vẫn giữ lòng tin truyền đời từ tổ tiên: Rằng chim Phượng Hoàng rồi sẽ có ngày nương mây mù trở lại, đậu lên khóm Ngô Đồng ấy. Tục săn máu cúng Giàng cổ xưa ghi nhận điều đó: Khi đàn ông Katu bị đón đường "xin máu" họ sẽ hát bài "lý":

 

“Buổi sáng ta còn muốn thấy mặt trời mọc đàng Đông

Buổi chiều ta còn muốn thấy mặt trời lặn đàng Tây

Nửa đêm ta còn muốn nghe vợ yêu cười dưới chăn

Và trong mơ ta còn muốn gặp Phượng Hoàng trở lại trên cây Ngô Đồng

Làm sao ta có thể cho ngươi máu?”

 

Cảnh giới tuyền lâm hoang dã thời xa vắng sống lại sinh động qua giọng hát "lý" và động tác minh họa của ông già Katu với cây đao dài đi rừng trên cánh tay gân guốc. Tôi bất giác rùng mình. Không vì sợ "xin máu", mà vì thoảng nghe tiếng đập cánh của lũ Phượng Hoàng trong mây mù. Yếu tố giấc mơ và loài chim không có thật xuất hiện quá bất ngờ trong lý lẽ từ chối "cho máu" của người đàn ông nơi rẻo cao. Hóa ra, mơ được thấy thời hoàng kim phục dựng cũng là lý do để sống của một con người.

 

Và hôm nay, đọc phần ngoại truyện của bộ gia phả, tôi vỡ thêm điều từng sai khi viết về Cửu Đỉnh: Vua Minh Mệnh cho đúc bản vẽ Ngô Đồng Đại Nam lên Nhân Đỉnh, đỉnh dành cho chính ngài, làm vật chứng còn trống khuyết, nhằm nhắc nhở vua quan triều đình ngày đêm lo nghĩ thực hiện trọng trách kiến tạo thời đại hoàng kim, như cây Ngô Đồng kia không ngừng ngóng trông Phượng Hoàng vén mây mù bay về đậu trên cành, cùng nhau hoàn thiện biểu tượng cặp đôi - quốc thái dân an.”

 

*

 

“Vịn câu thơ đứng dậy” của Phùng Quán là có thật. Bởi tôi đang nương câu thơ “thời gian đi xám mặt đỉnh đồng” của Nguyễn Duy để viết một thiên truyện. Và đi tiếp vào thời gian đa sắc, đa thanh, đa chiều vô tận.

 

V.Q

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 202512:51 CH(Xem: 197)
Sách như những vật linh thiêng nối kết người cùng một tôn giáo.
28 Tháng Hai 202511:48 SA(Xem: 344)
Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi nằm nghĩ vẫn vơ về cuộc đời của anh Cúc với những bí mật nhỏ của nó.
18 Tháng Hai 20254:45 CH(Xem: 399)
Vài ngày sau, ông mai chạy đi chạy về để dàn xếp hai bên. Cuối cùng rồi cũng êm thấm
15 Tháng Hai 20258:48 SA(Xem: 674)
Từ đó mẹ tôi cũng không có tin tức chi của chị. Gia đình tôi dời nhà vào Sài gòn, không còn ai ở Huế.
05 Tháng Hai 20254:09 CH(Xem: 764)
Tôi có một niềm thương với Tuồng có lẽ từ trong tiền kiếp. T
30 Tháng Giêng 20259:46 SA(Xem: 571)
Vào những năm cuối đời, vua Gia Long chỉ dụ Bộ Hộ điều tra tài nguyên thảo mộc của nước nhà.
14 Tháng Giêng 20251:32 CH(Xem: 739)
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…
20 Tháng Mười Hai 20248:36 SA(Xem: 829)
Ngủ yên, mộng lành. Bay nhẹ nhàng như bông trên cánh đồng, bay về với mẹ đi nhé, xạ thủ Ringo.
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 1373)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 2365)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 30818)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 12628)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20469)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9710)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 23161)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15806)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6022)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2972)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3249)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2987)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 20533)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9488)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10813)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9639)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13146)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32621)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21973)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27376)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24748)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23601)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21731)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19408)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20747)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18183)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17134)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26784)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34012)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36055)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,