BÁCH MỊ - Tuồng và năm mới

05 Tháng Hai 20254:09 CH(Xem: 873)
BÁCH MỊ - Tuồng và năm mới
Tôi có một niềm thương với Tuồng có lẽ từ trong tiền kiếp. Tôi thấy tâm tư mình quanh quẩn trong những giọng hát, bàn tay, đôi mắt người nghệ sĩ. Tôi thương quý những mái tóc dài mộc của người nghệ sĩ, thương quý sự lặng thầm, tận hiến của họ trong mỗi vai diễn.
 
Cũng như việc làm mẹ, việc hoàn thành vai diễn của mỗi nghệ sĩ là một hành trình nhẫn nại, thiêng liêng. Năng lượng sân khấu được kết nối một vòng khép kín tuần tự từ đời sống thường nhật. Tôi luôn nghĩ rằng mỗi nghệ sĩ chân chính đều là một bậc chân tu trong lĩnh vực riêng của mình.
 
Ngày còn nhỏ tôi hay tự hỏi sao năm nào người ta cũng chỉ diễn đi diễn lại những vở tuồng đó. Thật là chán! Thấy mẹ tôi năm nào cũng như năm nào cũng háo hức đi xem hát đầu năm và lại vui lại khóc hai mắt đỏ hoe. Tôi đã nghĩ mẹ mình phù phiếm quá. Mắc cái chi cũng vở nớ, cảnh đó mà khi hì cười, khi khác lại khóc. Tôi đã nghĩ mẹ là người cuồng cảm xúc và đôi khi lại thể hiện thái quá.
 
Cho đến khi lớn lên, đi xem tuồng vào những ngày mùa xuân. Tôi mới hiểu rằng mẹ tôi đã đi viếng thăm lại cảm xúc của mình. Mới hiểu ra rằng Tuồng là một đời sống trong những đời sống khác của bà.
 
Người nghệ sĩ đã làm sống dậy những thân phận, những kỉ niệm, những khoảng êm đềm đã qua, đã mất. Trong dòng chảy của vở diễn là những bước chân cảm xúc lớn lên, ngược dòng của mẹ. Có sự trưởng thành trong nhận thức, có những xúc chạm tâm tư mà thời điểm trước mẹ cười nay lại làm mẹ khóc.
 
Mẹ nói đi xem hát tuồng vào mùa Xuân thì mới thấy được hết cái hay cái đẹp thực sự của nhân vật thông qua người hoá thân nhân vật. Bởi, những ngày Tết là ngày của sum họp, của nghỉ ngơi… thì những nghệ sĩ phục vụ Tết phải ở lại với sân khấu. Lúc này, chỉ những nghệ sĩ thực thụ mới có khả năng gạt bỏ hết những nỗi buồn, lo toan cơm áo để nhân vật hoá thân vào họ. Họ sẽ mang chúng ra ra khỏi khói bụi đời thường, ra khỏi những khuôn mặt người nửa vời cười nói. Sự bình yên sẽ chiếm lấy chúng ta. Yêu thương và an lành ngập tràn không gian sân khấu. Sân khấu chính là nơi an trú.
 
Người nghệ sĩ tài hoa sẽ kết nối được năng lượng bình yên, tự tại của mình đến với khán giả. Sẽ làm cho sân khấu thực sự là một Thánh đường. Thánh đường đó sẽ là nơi khán giả muốn quay về sau những mỏi mệt của đời sống. Thánh đường đó cũng là nơi nuôi dưỡng những ước vọng thanh cao trên bước đường đời.
 
Những vở diễn được chuyển thể từ những câu chuyện cổ tích, thông qua trải nghiệm sống của các thời đại, đạo diễn và nghệ sĩ đã lột tả hết được bản chất xã hội và tâm lý con người qua từng thời kỳ. Cái cũ vẫn uy nghiêm, bí ẩn và có sức hút tiền tàng mạnh mẽ. Đó đều nhờ vào một tình yêu chân chính và bền bỉ của nhiều thế hệ đối với môn nghệ thuật đòi hỏi sự hoàn thiện và ổn định về nhân cách.
 
Hôm qua sau khi ngồi xem xong vở Thoại Khanh Châu Tuấn, hai đứa con của tôi mặc dù rất hào hứng, chăm chú trong suốt hơn 2 giờ đồng hồ diễn ra vở diễn. Nhưng cuối cùng chúng cũng thắc mắc hỏi mẹ:
 
Mẹ ơi! Nay là thời nào rồi mà mẹ lại dẫn hai đứa con vào đây xem cái gì khó hiểu và lâu như vậy hả mẹ? Con muốn đi chơi helio, công viên hơn…
 
- Các con phải biết rằng có xưa thì mới có nay. Có những thế hệ ông bà mà các con cho rằng “cổ hủ” “nhàm chán" thì mới có cha mẹ, có các con. Các con có thể không thích điều này thích điều kia đó là tự do cá nhân của các con. Nhưng các con cần hiểu nguồn cội của mình. Hằng ngày người lớn đã làm lụng chăm lo cho các con, dắt các con đi chơi những nơi các con thích. Người lớn sẵn sàng ngồi đợi con hàng giờ ở công viên, ở trường học, ở khu vui chơi… Thỉnh thoảng con chỉ dành một buổi để đến nơi mẹ thích đến. Để tìm khám phá thêm một điều con không biết là con cần phải biết. Đó cũng là một cách yêu thương, chia sẻ. Đó là cách sống ở đời mà. Các con thấy có đúng vậy không?
 
Hai đứa nhỏ nghe vậy liền tỏ ra hối lỗi vì lời trách móc của mình. Hai con bắt đầu hỏi mẹ về người đánh trống chầu. Về những nhạc công trong dàn nhạc. Hỏi mẹ về cách thức tán thưởng nghệ sĩ. Hỏi về đôi hia cao và nhọn vậy mà các chú diễn viên đi sao giỏi quá mẹ hì.

Khi cảm nhận được ánh mắt của các con bắt đầu ánh lên theo những câu hỏi và câu trả lời của mẹ, con đường về nhà gió xuân đưa hương biển mặn mòi ngập tràn trên những khuôn mặt cười nói sau lớp khẩu trang.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 202512:51 CH(Xem: 213)
Sách như những vật linh thiêng nối kết người cùng một tôn giáo.
28 Tháng Hai 202511:48 SA(Xem: 409)
Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi nằm nghĩ vẫn vơ về cuộc đời của anh Cúc với những bí mật nhỏ của nó.
18 Tháng Hai 20254:45 CH(Xem: 569)
Vài ngày sau, ông mai chạy đi chạy về để dàn xếp hai bên. Cuối cùng rồi cũng êm thấm
15 Tháng Hai 20258:48 SA(Xem: 767)
Từ đó mẹ tôi cũng không có tin tức chi của chị. Gia đình tôi dời nhà vào Sài gòn, không còn ai ở Huế.
30 Tháng Giêng 20259:46 SA(Xem: 614)
Vào những năm cuối đời, vua Gia Long chỉ dụ Bộ Hộ điều tra tài nguyên thảo mộc của nước nhà.
14 Tháng Giêng 20251:32 CH(Xem: 776)
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…
20 Tháng Mười Hai 20248:36 SA(Xem: 901)
Ngủ yên, mộng lành. Bay nhẹ nhàng như bông trên cánh đồng, bay về với mẹ đi nhé, xạ thủ Ringo.
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 1393)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 2398)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 30970)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 12765)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20577)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9826)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 23314)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 156)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 15890)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6068)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3013)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3296)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20555)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9510)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10841)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9664)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13184)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32661)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21988)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27406)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23634)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21766)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19427)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20762)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18203)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17156)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26813)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34044)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36071)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,