TỪ CÔNG PHỤNG - Trần Duy Đức, người gắn nốt nhạc cho những vần thơ

25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 12970)
TỪ CÔNG PHỤNG - Trần Duy Đức, người gắn nốt nhạc cho những vần thơ

 

tcp_tdd_1_-content-content

 

Khi đến Mỹ, nơi gia đình tôi đặt những bước chân đầu tiên là một ngôi làng nhỏ, có cái tên rất “Xì” (Spanish) : Marengo, thuộc tiểu bang IOWA, một nơi chốn mà tôi nghĩ dân Mỹ cũng chỉ một số rất ít người biết đến. Đó là những ngày cuối tháng 12 năm 1980, Ngôi làng với tuyết trắng vây phủ chung quanh, những cơn gió lạnh rít từng đêm. Vợ tôi khóc hỏi, có khi nào Mỹ giống như Việt cộng đem chúng ta đi đày ở chỗ khỉ ho cò gáy này. Tôi vỗ về an ủi – không có chuyện đó đâu! Vài ngày sau, khi chúng tôi bắt đầu quen dần với thời tiết và giờ giấc thì hồn mới hoàn lại đôi chút.

 

Người bạn thăm hỏi chúng tôi đầu tiên, sau vài tháng đến vùng đất mới là Khánh Ly. Lúc bấy giờ tôi thực sự rất xúc động khi nghe lại tiếng nói của Khánh Ly sau nhiều năm dài xa cách. Khánh Ly khoe đang thâu âm 10 bài hát của tôi để làm Cassette và tỏ ý muốn mời vợ chồng tôi sang Cali chơi. Thấm thoát thế mà đã 20 năm qua, ngày mà tôi hội ngộ với vợ chồng Khánh Ly-Nguyễn Hoàng Đoan. Đây cũng là thời điểm lần đầu tôi gặp Trần Duy Đức tại tòa soạn báo Tay Phải hay Tay Trái gì đó của Du Tử Lê ở Orange County.

 

Trong chuyến đi này, tôi gặp lại Đỗ ngọc Yến, Nguyễn Đức Quang tại tòa soạn Báo người Việt. Nói tòa soạn cho oai chứ thực sự đó chỉ là cái Garage của nhà anh Đỗ Ngọc Yến. Lúc ấy nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang gõ bài bằng hai ngón tay trên bàn chữ của máy Composer – IBM, rồi hì hục đánh dấu bằng tay. Thế mà với ý chí và sự kiên nhẫn, Nhật Báo Người Việt vươn vai lớn mạnh và trở thành mô thức của một tờ báo lớn trong cộng đồng Việt tị nạn tại hải ngoại. Sau hơn 20 năm gian truân gắn bó với tờ báo, Đỗ Ngọc Yến và Nguyễn Đức Quang đã lần lượt rủ nhau về bên kia thế giới. Ngày ấy, Du Tử Lê cũng làm báo. Tòa soạn báo của Du Tử Lê là phòng khách bừa bộn những giấy tờ, cắt dán xong tờ báo, gửi đi in, công việc dọn dẹp là phần của Thụy Châu.

 

Tôi gặp Trần Duy Đức tại tòa soạn báo Tay Phải của Du Tử Lê. Khuôn mặt, dáng dấp trẻ trung, nhất là nụ cười vui luôn nở phía dưới đôi kính cận và hàng ria xanh, Trần Duy Đức đã để lại cho tôi một ấn tượng mạnh mẽ. Ngày ấy Trần Duy Đức còn độc thân, vui tính, tràn đầy sức sống, vì thế lúc nào cũng sẵn sàng hướng dẫn bạn bè của Lê ở xa tới, đi tham quan Quận Cam. Tôi không biết Trần Duy Đức viết nhạc. Đức cũng không biết tôi là ai, cho tới khi Lê giới thiệu tôi với Đức. Đức khoe với tôi mới phổ xong bài thơ của Lê, tựa đề “Tan Theo Ngày Nắng Vội”. Tôi xướng âm, hát nho nhỏ và nhìn thấy nét lãng mạn trong những dòng âm thanh ấy. Khi hát to lên, những dòng âm thanh ấy quyện vào nhau và rủ nhau ngủ vùi trong ký ức của tôi và Đức.

 

Chúng tôi trở thành thân quen từ đó. Hơn hai mươi năm qua, tôi có nhiều dịp xuống Quận Cam để cùng sinh hoạt văn nghệ với anh em. Tôi vẫn thường xuyên ghé thăm vợ chồng Đức. Lần nào Đức cũng khoe với tôi, những vần thơ của Lê mới được Đức ghép nốt nhạc vào. Tôi thấy thủy chung những dòng nhạc ấy vẫn giữ được những nét lãng mạn trong thơ của Lê. Từ “Tan Theo Ngày Nắng Vội” trong những ngày đầu tôi gặp Trần Duy Đức; cho tới “Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi”, “Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời”, “Dòng Suối Trăm Năm” … của những ngày tháng sau này. Trần Duy Đức đã mang đến cho thơ Du Tử Lê hơi ấm nồng nàn của những đôi tình nhân.

 

Vợ chồng Trần Duy Đức rất hiếu khách. Có một thời gian dài Du Tử Lê tá túc tại nhà Trần Duy Đức sau cuộc tình gẫy vụn. Và căn nhà ấy đã để lại nhiều chứng tích một thời bi lụy vì tình của Lê. Khoảng hơn 10 năm trước, mỗi lần tôi xuống quận Cam tham dự sinh hoạt văn nghệ cùng bạn bè, tôi vẫn ghé ở lại nhà Đức. Anh em tôi lại có dịp kể lể cho nhau nghe những mẫu chuyện vụn vặt trong đời sống. Đối với anh em, Đức rất có tình, đối bạn bè, Đức rất cởi mở.

 

Những tháng năm gần đây, khi xuống quận Cam, tôi vẫn ghé thăm vợ chồng Đức, nhưng không tá túc tại nhà Đức nữa, vì từ khi ông cụ của Đức mất, vợ chồng Đức phải cho share phòng. Những lần ghé thăm này, tôi không được nghe những bài ca mới của Đức. Có thể Đức viết xong rồi để đó, cũng có thể Đức bận rộn vì mưu sinh không có nhiều thì giờ để viết nhạc. Nhưng tôi tin một điều : Đức không thể rời khỏi âm nhạc, dù bất cứ một lý do gì.

 

Rồi bỗng một hôm, trong buổi thu hình của Trung tâm Thúy Nga, tôi nghe một bài thơ đã được Trần Duy Đức tháp cho đôi cánh nhạc bay bổng lên trời xa. Nhạc phẩm đã gây được chú ý rộng rãi của khán thính giả khắp nơi. Lần này, không phải là bài thơ của Du Tử Lê, mà là của Ngô Tịnh Yên. Trần Duy Đức đã diễn tả nỗi niềm u uẩn của Ngô Tịnh Yên một cách khá trọn vẹn bằng nhịp Swing sôi động. Niềm tin của tôi đã trở thành sự thật! Không có một lý do nào trong đời sống có thể tách Trần Duy Đức ra khỏi thế giới của âm thanh.

 

Rốt cục, rồi anh cũng vùng vẫy thoát ra khỏi hàng rào ngăn cách để đến với âm nhạc, dù trong một khoảnh khắc. Và bản “Nếu Yêu Tôi Thì Hãy Yêu Bây Giờ”. Bài hát đã mang đến cho tôi một niềm vui bất ngờ, một bài thơ đầy ý nghĩa của Ngô Tịnh Yên đã được Trần Duy Đức gắn vào những nốt nhạc, chắp nên đôi cánh bay thật xa.

 

Và tôi hy vọng cuộc chơi của Đức không phải ngừng ở đây. Sẽ có rất nhiều nốt nhạc nữa của Đức được gắn vào những vần thơ, tháp cánh bay cao, xa mãi, xa mãi, tận ngàn sau.

 

Từ Công Phụng

 

Thành phố Hoa Hồng, tháng sáu hai ngàn mười một

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 494)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 748)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 609)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 823)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 757)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 628)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 782)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 975)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 821)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1299)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9161)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8314)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 968)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8802)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11049)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19243)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16915)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31939)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34927)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,