VÕ CÔNG LIÊM - Người Dưng

20 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 9517)
VÕ CÔNG LIÊM - Người Dưng

06_thieunu_content-content 

Đò sà vào bến. Lùa theo làn sóng nhẹ đập vô bờ, trên khoang đò đâu chừng hai mụ đàn bà với gã đàn ông đứng tuổi. Trời nhá nhem tối, mặt mày họ cũng nhá nhem cho nên khó nhận họ là ai, ở tuổi nào và thành phần gì, chỉ nhận qua trang phục vụng về cũng biết họ là dân buôn bán. Cả ba hành khách qua sông nhổm đít đứng dậy để chuẩn bị bước ra khỏi con đò ốm yếu.Chủ đò cũng như khách vội vã trong cử chỉ liến thoắng vì đây là chuyến đò chót. Mặt nước sông Vị Khúc đổi màu xám sậm, gió từ lòng sông thổi tới, nghe vi vu vào tai, vào tóc, gây cảm giác khó chịu giữa bãi hoàng hôn, cảnh vắng người thưa, rải rác một vài căn nhà tranh nằm bên cánh đồng lúa. Đèn trong nhà như ngọn đuốc tàn, không đủ làm một dấu hiệu trong đêm. Bốn bề đồng không mông quạnh, gã đàn ông gò lưng trên chiếc xe đạp bạc màu sơn, đạp chậm rãi chỉ nghe tiếng ’sên-xe’ khô dầu ẽo ẹt, mệt mỏi; vai vắt ngang lưng cây đờn nguyệt. Ngừng đạp; ngơ ngáo nhìn mông lung, bụng dạ nghe rì rầm, lăn bánh từ sáng sau khi người xích lô nhường cho nửa dĩa xôi đậu đỏ.Một dặm đường hơn hai mươi cây số, ì ạch trên những con đường gồ ghề, hóc đá, qua suối, qua sông; xe và người đói khi đến nơi đây.

- Ông tìm nhà ai? Nông dân nói.

Chẳng nghe tiếng trả lời hay tại nói không ra hơi. Người nông dân trố mắt nhìn xem người hiền hay kẻ ác, nhưng ông nhận ra cây đờn trên vai người lữ khách, mặt nông dân lộ nét an tâm, ráng hỏi thêm một vài câu như giúp đở. Nông dân thả lưỡi cày trên vai xuống đất như trấn an kẻ lạ mặt, đoạn móc túi vấn điếu thuốc rê gắn lên môi và mời khách chăm thuốc; lửa quẹt loé sáng đủ soi mặt người ’nghệ sĩ với cây đàn’.

- Nhà ông ở gần đây? Gã đàn ông nói.

Nông dân đưa tay chỉ về phiá xa có ngọn đèn mờ. Ừ è giải thích chuyện xa gần, chuyện mùa màng, chuyện chăn nuôi, chuyện gia đạo, kể đủ loại thứ tợ như lâu ngày không gặp bạn tri âm. Gã đàn ông chẳng buồn nghe. Dứt câu chuyện kể, gã hỏi thẳng vấn đề như một yêu cầu cần thiết hơn là lắng nghe chuyện không đâu.

- Nhà ông có gạo ăn tối nay? Gã đàn ông nói.

- Chi rứa? Nông dân nói.

- Tôi đói. Gã đàn ông nói.

Đứng trong vách đất, xuyên qua cửa sổ tre, vợ nông dân đổi ngạc nhiên thấy bửa nay ông nhà mình ở ruộng về, vai vát cày, tay kéo trâu lại đi bên cạnh một người khách lạ, tay cầm chiếc xe đạp cũ. Họ song hành bên nhau. Vợ nông dân chưa hiểu tự sự, ngoảy lưng ra vườn sau lùa đám vịt, gà, heo vào chuồng. Giữa buổi chiều vắng lặng nghe tiếng cú dội từ rừng về thêm đìu hiu giữa người và vật.

- Gạo cơm thì có đủ. Nhưng thiếu có một điều là chưa được nghe tiếng nguyệt cầm mà lâu nay tôi hằng ao ước. Không biết khách có thuận chơi không? Nông dân nói.

Gã cúi đầu dưới ngọn đèn dầu, tóc dài che cả khuôn mặt, tuổi chừng ngoài 50, gương mặt cứng, khô, sạm nâu bởi lớp da dầm mưa dãi nắng lâu ngày, dáng trầm ngâm suy nghĩ. Thấy như có sự gì bối rối với người khách lạ, không đợi chờ câu trả lời, người nông dân đứng dậy xuống bếp lấy be rượu nếp than với ít khô cá mắm, đặc xuống bàn mời khách nhắm. Gã đàn ông luỡng lự như muốn nói điều gì, đưa tay nâng chén rượu của gia chủ, ngẩn đầu hất vào cổ. Nông dân không tha thiết chuyện đờn địch mà nghĩ ngay trong bụng việc để người ta tá túc qua đường như mình lở đường; với lại có người để hàn huyên tâm sự cho đở tẻ nhạt cảnh vợ chồng lâu nay chỉ cắm đầu vào ruộng với vườn. Nông dân và khách lạ ngấm rượu, quên hết, quên luôn cả ngày mai họ phải làm gì. Đêm xuống dần sâu, cả hai trở nên thân thiện, không còn ngại nghi.

- Thật ra thì tôi không phải chơi đờn trên hành trình của tôi. Gã đàn ông nói.

- Được thôi! Tâm đắc là qúy. Chớ buộc nhau mất vui. Nông dân nói.

Có lẽ nghĩ tình đối xử, nghĩ lòng dạ một người nông dân tay lấm chân bùn mà có một chút tâm hồn văn nghệ thì cũng không đem lòng từ chối cho một người đồng điệu, nghĩ cái tình không thua thiệt của vợ chồng nông dân. Gã cảm thấy hào hứng, sờ tay vào đờn, vặn dây đàn để lấy thanh âm, kê lên đùi, ngồi trên bộ ván gỗ, gục đầu gảy đàn, mấy ngón tay thon, đen như mấy lóng tre khô bấm vào cung đàn, tay kia búng vào hai sợi dây đàn, tơ đồng nghe thanh cao, khi thả, khi lơi dập dìu tạo một âm hưởng réo rắt tha thiết, thê lương; gã say mê với tiếng đàn như nhập đồng, vợ chồng nông dân ngồi cạnh bên nhau nghe một khúc tứ đại cảnh, rồi một khúc vọng cổ, cả ba vị đều đắm chìm trong tiếng đờn trong veo, thanh thoát rung chuyển cả đêm đen, có khi tiếng đàn lân nhẹ tạo tiếng nhạc khi vút cao, khi xuống thấp như một tấu khúc dành cho long phụng tề duyên ở cung đình có vua quan đang ngự. Bên ngoài hơi lạnh thổi vào khuôn nhà tranh thấp mái, tiếng cựa mình của bụi tre sau hè và tiếng rì rào của đám côn trùng đi ăn sương dưới mương cạn. Họ đi vào giấc ngủ canh khuya.

Sáng hôm sau gia chủ không thấy người khách lạ. Mà chỉ thấy trên bàn tấm giấy nhỏ với hàng chữ: ’Cám ơn chủ nhân đã cho tôi một ngày sống trọn vẹn’. Ký tên; L.P.

Đến chợ Chùa giữa trời đứng bóng, chợ ngủ trưa dưới tàng cây bàng. Gã đi tới đâu nghỉ tới đó có khi không ai chứa, ôm cây đàn và chiếc xe đạp mà ngủ qua đêm. Tiếng đàn của gã chơi gần như lan rộng từ miền Trung vào đây,được phong cái tên Hai Đờn.

Gã đâu thấy vinh hoa gì với cái vang danh đó – té ra mình là kẻ hát dạo bên đường; mà đã thế thì là kiếm ăn, ngả nón qua ngày độ nhựt. Làm thế e tiếng nhạc không bền mà mai một giữa đám chợ người. Gã muốn trao đổi, học hỏi để tìm thấy ngón tuyệt chiêu của ’người nghệ sĩ với cây đàn’, chính vì thế gã quyết định ra đi để dâng mình ở chặng cuối đời. Gã chẳng chạy theo cái hư danh. Đi để thấy mình, thấy người. Gã gục đầu lên cây đờn lim dim ngủ theo cảnh chợ trưa. Bỗng giựt nảy bởi nhiều tiếng xe dồn tới nghe ào ào như cướp giật giữa ban ngày với tiếng cười, tiếng la, mở hé đôi mắt nhìn cảnh tượng. Gã hoảng.

- Ông chủ nhà tôi cần một tay chơi đàn có biệt tài trong buổi tiệc cưới. Ông đi theo chúng tôi. Vừa được ăn, vừa được tiền. Tên cưỡi xe máy nói.

- Hôm nay trong người không được khoẻ. Xin đại gia dành cho bửa khác. Gã nói. Chẳng một ai trong đám lu la đồng ý lời nói của gã chơi đờn. Ông cúi đầu nghe những tiếng hàm hồ đổ vào đầu ông. Bụng cào, gã ghé đít vào nồi cháo cá. Húp cạn, vấn điếu thuốc kê lên môi, nhìn mông lung giữa cảnh trời. Chợ đã vào giấc chiều cho nên vắng khách mua bán. Thu xếp để lấy một giấc ngủ tối nay. Một thanh niên lê đít bên cạnh ông, tỏ lòng mến mộ muốn theo chân thầy làm kẻ bụi đời...

- Cậu là ai? Sao biết tôi mà đến xin làm đệ tử. Gã nói.

- Tôi biết đàn cò nhưng nghe danh thơm qua tiếng đàn của ông ’tươi’ và ’ngọt’ tôi muốn được ông chỉ dạy ngón gia truyền. Thanh niên nói.

- Cậu về đi. Dặm trường của tôi còn dài và không có điểm dừng. Rồi tiếng đàn của cậu sẽ ngọt như tôi hoặc hơn tôi. Cứ tôi luyện để có ngày sau. Người khách lạ nói. Trên đường xuôi Nam hành trình của gã chả kể ngày, kể tháng. Gã đi tìm tự do cho chính bản thân, không ràng buộc hay luật điều, gã thích sống như thế. Thậm chí người đời gán cho là người điên. Vô gia cư, vô điạ táng, một kẻ xa lạ. Đúng thế. Điên đểđược sống. Được làm người dưng sướng hơn làm quan tham. Gã mỉm cười tự đắc. Lên yên xe đạp về cuối chân trời. 

Ròng rã hơn 6 tháng mới tới đất phương Nam. Vất vơ qua những ngõ ngách, những bến xe, bến cảng, gã đi như kẻ không hồn, không một ai hiểu cảnh tình của gã và chẳng vin vào đờn để kiếm ăn mà chỉ làm tạp nhạp để sống qua ngày. Chừng không lâu cả người và xe xuôi về nơi tận cùng đất nước; ở đây là điểm dừng của gã. Người ta chỉ thấy người điên với cây đàn ủ rũ bên đường, có khi đội mưa, phơi nắng đi giữa đường cái quan với chiếc xe tàn rụi như đời gã tàn rụi và chẳng biết rồi sẽ đi về đâu; đời chỉ đem lòng thương hại cho một con người tha phương.Thế rồi gã đến Năm Căn lần mò tìm người ân nhân. Ở đây bầu trời bàng bạc mây bay, những đầm cạn, đầm sâu, những bụi cây đước, cây mắm lặng đứng, ngâm mình dưới bụng nước đen qua mấy mùa mưa nắng, những căn nhà sàn lẽ loi đứng hứng gió những khi động trời, dân ở đây chịu đựng với thiên nhiên, với con người như một định mệnh khắc khe.

Trên con lộ mòn dẫn đến một xóm vắng, nằm sâu trong rừng cây. Đứng trước mái nhà lá xiêu vẹo, gã thấy người đàn bà già chừng 60 đang nằm võng, đôi mắt sâu hoáy, mái tóc bạc màu thời gian, người gầy như con mắm phơi khô, nằm đu đưa ru hồn về quá khứ của một thời vàng son mà nay không còn nữa, người đàn bà già mắt nhắm nhưng chắc chắn không phải ngủ, đu đưa để nghe đời đu đưa. Người khách lạ đứng đợi giấc ngủ của người đàn bà trên võng. Cả hai chúng họ là kẻ xa lạ. Bừng trở mình thì thấy người khách không mời đứng trước mặt, tay vịn chiếc xe đạp, lưng đeo cây đờn. – sao lại có cảnh nầy. Người đàn bà tự vấn trong lòng hay giấc chiêm bao giữa ban ngày?

- Thưa bà đây có phải là nhà Sáu Thiệt. Khách lạ nói.

- Đúng! Có việc gì? Bà già nói.

Trong đôi mắt của hai người như họ tìm thấy nhau, mường tượng ra nhau, là những người mà họ muốn gặp nhau từ lâu, họ nghĩ khó mà sống sót giữa cảnh đời nhiễu nhương nầy. Giờ đây là chiến sĩ với cây đờn. Và giờ đây là kẻ ẩn sĩ ở chốn rừng sâu.

Họ đồng cảm cho một thân phận làm người. Nỗi buồn của hai kẻ lạ mặt giờ đây là niềm hạnh phúc chung mà bấy lâu nay tưởng vùi thây dưới lòng đất mẹ.

- Vào trong. Ông đang nằm trên giường bệnh từ mấy tháng qua. Bà già nói. Gã bước đến giường chậm chạp, tay cầm chiếc mũ phở nhàu nát. Đứng nhìn không nói, đầu cúi xuống như lắng nghe lời ăn năn tự đáy lòng. Phiá sau phên tre người đàn bà đứng nhìn sau lưng người khách lạ như gởi một lời cảm thông. Bà không nghe họ nói những gì, nhưng thấy được trong niềm hân hoan. Chỉ thấy chồng mình quơ tay chỉ vào cây đờn. Người lạ mặt ngồi trên chiếc ghế độc, mục gỗ với cây đàn. Tiếng đàn rung rồi lại ngưng, như ai oán, những đoạn khúc lên xuống nhịp nhàng hòa với tiếng khóc gây thêm cảnh biệt ly. Bà già kéo khăn trùm lại đầu, mắt đẫm ướt. Trời lúc ấy cũng đã chạng vạng. Xung quanh xóm vắng chỉ thấy những mái nhà lá và bóng đêm.

Lần gặp nhau không ngờ là lần cuối; nghe tiếng đờn xưa của đệ tử chí thân chơi khúc tiễn biệt để tặng thầy thì ít hôm sau Sáu Thiệt nhắm mắt lià đời. Nghe truyền tụng cả hai xưa là lính cũ đồn trú ở Rừng Đuốc. Coi nhau như ruột thịt. Thời thế, thế phải thời, họ tìm thấy nhau trong cái tình còn lại đó. Không biết người lạ mặt giờ nầy ở đâu, sống chết ra sao. Chỉ nghe bà già nằm võng nói lại rằng: - gã tên Lộ Phong ./.

(ca.ab. thuvàng 10/2012)

*Tơ đồng: là tiếng đàn. Không phải sợi dây đồng. Tơ đồng chữ dùng cho thơ văn. Chớ phải hoa văn, mỹ ngữ.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7533)
Số nầy mình lại thiếu bài đấy, ông ơi! Ông coi có chi lấp vô đó không?
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5959)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại
18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6739)
Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn.
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6761)
Loài Hải Hạc vẫn tiếp tục sinh sôi trên những đụn cát nóng bỏng chết chóc
14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7817)
Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp
11 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7088)
Nước Hoa Kỳ, ở tiểu bang California tập trung người Việt tị nạn đông đảo nhất, xây lên một thành phố buôn bán sầm uất được người Mỹ đặt tên là Little Saigon
03 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7595)
Đêm đêm chị lại bật dậy trong phòng bệnh và đứng dậy thuyết trình giống như bị thôi miên.
25 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7301)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
21 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 5979)
Con Lài vẫn lầm lủi bước đi, nghe câu nói đó là nó chảy nước mắt, nó quyết định đi về hướng bệnh viện Từ Dũ.
17 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6386)
Giật mình thức dậy sau giấc mơ rồi không tài nào ngủ lại được, tôi pha cà phê ngồi nhìn tuyết phủ lác đác sân nhà
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11050)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19246)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,