NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Bồng Bênh Quê Nhà

30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 11324)
NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Bồng Bênh Quê Nhà

namdao-hontoi-content
Tranh Nam Dao


Về quê nội, làng Thuận Mỹ, huyện Ninh Hòa, tỉnh Nha Trang
Và quê ngoại, Phủ Thường Tín, Hà Nội

Tôi sinh ra ở Hà Nội. Nhưng ký ức về Hà Nội chỉ là một căn phòng kín bưng trong trí nhớ, tôi như luôn đứng trước cánh cửa phòng ấy với một cảm giác nôn nao, thôi thúc, và cũng buồn bã tự hỏi, bao giờ thì tôi sẽ mở cửa căn phòng ấy và xếp đặt bày biện mọi thứ tôi đem về từ thực tại?


Tôi không làm sao biết được cái ngày tôi rời xa Hà Nội, mẹ tôi kể, tôi ngủ say trong vòng tay mẹ trên chuyến bay từ Hà Nội vào Nha Trang. Bàn chân tôi chưa được có kinh nghiệm về cái ấm cái lạnh của mảnh đất nghìn năm ấy. Nắng thế nào? Gió thế nào? Không một cảm nhận rõ rệt từ tâm thức lẫn trên da thịt. Như một tờ giấy trắng bong. Không đất, không nắng, không gió, không mưa, không mùi trời khí đất, không cả hương vị món ăn nơi ấy, thì làm sao còn có thể có được một giọng nói Hà Nội? Hà Nội thơ trẻ như Thanh Lan, Hà Nội nhẹ trong như gió của cô Mai Hương, Hà Nội trầm như hoàng hôn của Khánh Ly, Hà Nội nồng ấm quyến rũ của Thu Phương, và Hà Nội sang cả như của bác Thảo, (người bác mà theo má tôi kể là nhân vật trong Tóc Chị Hoài của Nguyễn Tuân), bởi vậy mẹ tôi vẫn thường nói, chẳng một chút gì là Bắc cho giống mẹ! Chịu vậy thôi. Mà những gì không có, chưa có được thì càng làm mình khắc khoải, đến nỗi tôi xếp nó vào giấc mơ, để được đeo đuổi một hiện thực. Có thi vị không cái khắc khoải ấy? Có buồn lãng mạn không khi nghĩ mình hoài là kẻ “tương tư cố lý”? 


Vâng, Hà Nội là giấc mơ của tôi. Sẽ phải có một lần tôi sống thực giấc mơ ấy, đứng ở nơi gió sẽ thổi lại cho tôi nghe tiếng mình khóc chào đời, tôi sẽ để mình rét cho thấm thía hết cái lạnh mùa đông Hà Nội, tôi sẽ đi trong đêm và nhất định là trong hương thơm hoa Hoàng Lan của Thạch Lam, và tôi cũng sẽ đủ tư cách để thưa với Vũ Bằng rằng tôi đã cảm nhận một cách rất thơ cái trăng non tháng giêng rét ngọt của ông rồi. Có thể tôi sẽ là người nghệ sĩ (mong vậy lắm) đi lang thang trên phố trong bàng bạc nhạc Phú Quang, để đồng cảm với nhà thơ Phan Vũ cái nỗi niềm chẳng nhớ nổi một tên đường, làm sao mà nhớ được khi ở trong cái không khí quá chừng là lãng đãng khói sương ấy, ôi, mình đi và mình tan vào trong những con đường từ lâu đã chìm trong huyết mạch mình, phải không thưa người?


Và, tôi sẽ làm một chuyến, như là hành hương của riêng tâm linh mình, về quê ngoại. Bước trên từng viên gạch cổ xưa của ngõ làng, nơi từng in dấu chân bà ngoại tôi, mẹ tôi thời ấu thơ, từng trăn trở bao buồn vui cùng họ thời thiếu nữ, và biết đâu, trời, nghĩ đến đây thì tim tôi run lên, tôi sẽ in được dấu chân mình lên dấu chân của một nhà thơ tôi hằng yêu thích, và nó sẽ dẫn tôi đến được một căn nhà, cái phòng, cái bàn, và khung cửa sổ, nơi thao thức cùng người thơ tài hoa yểu mệnh hoa cỏ mờ hơi sương? Tôi tự hỏi, nơi ấy bây giờ có không, căn nhà kỷ niệm của nhà thơ Đi Chùa Hương? Nếu có, thì tôi đem tất cả tấm lòng ngưỡng mộ nhà thơ ấy ra để biết ơn ai đã có một quyết định đầy thi tính ấy. Còn nếu không, thì sẽ là nỗi phiền muộn của nghìn nghìn tấm lòng cô gái nhỏ đã đi chùa Hương mang theo thơ Nguyễn Nhược Pháp trong lòng…Tôi biết, nếu bây giờ có đi chùa Hương, dù mái tóc bây giờ đã lưỡng lự trắng, tôi cũng sẽ vẫn đi với trái tim thanh xuân của cô gái cùng thầy me em dậy, em vấn đầu soi gương, tôi cũng sẽ em không dám đi mau…tôi sẽ…, nghĩa là tôi sẽ y chang như cô gái của thơ Người. Anh bạn tôi nói, người ta bảo đi Chùa Hương đủ 3 lần thì sẽ được hạnh phúc. Đúng chăng? Tôi sẽ về, lời hẹn Chùa Hương ơi. Một ngàn điều có nói thì cũng vẫn là một vẫy gọi rất quyên rũ của một giấc mơ chưa thành.


Bỗng một ngày, trong khoảng thời gian đang phải tập làm quen mọi thứ ở Mỹ này, tôi bỗng lọt thỏm vào hai chữ Ninh Hòa, từ các anh chị trong một bữa tiệc nhà anh Uyển. – Ninh Hòa ư? Tôi cũng quê ở Ninh Hòa- Tôi nghe câu nói của mình vang lên và trong phút giây tôi bỗng lặng người, sao tôi lại nhắc đến Ninh Hòa, trong khi xưa giờ khi nói đến quê nội, tôi thường dùng Nha Trang hơn. Có lẽ âm của giọng nói chữ Ninh Hòa quá giống giọng ba tôi và làm tôi nhớ đến ông đang bịnh nặng ở Sài Gòn, ông vừa mới kể cho tôi nghe lễ thượng thọ được làm ở “nhà quê, nhà bà nội”. Đó là làng Thuận Mỹ, Ninh Hòa. -Tôi cũng quê ở Ninh Hòa- khi thốt lên câu đó tôi muốn khóc- tôi ra sao khi tôi nói câu đó ở một nơi mà người tôi quen chỉ có mỗi anh Uyển, chủ nhà và một anh bạn văn. Nó như thể một câu đi tìm người thân vậy. Và đúng như thế, người mà tôi vừa nghe nói hai tiếng Ninh Hòa kia đã tặng tôi một cuốn sách,với lời dặn, vào đây cho đỡ nhớ nhà. Tôi rất thích chữ Trang Nhà, với nghĩa Nhà, nơi mình ở, mình quen, nơi che cho mình mưa gió nắng nỏ cuộc đời.
Và tôi đã đi về nhà, trang Ninh Hòa.


Tôi biết ra rằng bên cạnh giấc mơ Hà Nội kia tôi còn được bồng bênh một bình yên khác nữa là quê nội Nha Trang, cõi, vừa lãng đãng vừa hiện thực, một giấc mơ mà tôi biết rõ mặt ngang mũi dọc của nó ra sao, có thể cảm nhận được nó với tất cả hơi thở mình đã hít thở cùng nó, trái tim mình đã đập cùng nhịp với nó, một giấc mơ bất cứ khi nào muốn là mình sống với được. Chỉ cần khép mắt lại, là nghe và thấy mình đang ngồi trong toa xe lửa xập xình từ Nha Trang về Thuận Mỹ, nơi có một cái hộp ga nhỏ xíu, không gọi là nhà ga được vì nó bé dễ sợ, chúng tôi xuống ở đó rồi men theo con đường rầy đi xuống một cái dốc, đi, đến khi thấy một cái cây rất cao ở đình làng là tôi biết sắp đến nhà bà nội, cái cây mà ba tôi kể ngày xưa vẫn có một con ma lớn, dài bằng cái cây đó đổ bóng xuống con đường đất, bây giờ nghĩ thấy đúng là dọa con nít, ma có bóng ư? Chẳng biết. Hồi đó anh em chúng tôi hay được về quê, bằng xe lửa, (xin mở ngoặc để nói với Lương Lệ Bích San, nhân đọc một bài văn, tôi được biết chị cũng quê ở Thuận Mỹ, có thể ông bà cha mẹ chúng ta có quen nhau, và nếu chị đồng tuổi tôi, biết đâu ngày ấy đã chẳng có lần chúng ta ngồi chung một chuyến xe lửa, một toa tầu?), suốt thời bé cho tới năm 16 tuổi rời xa Nha Trang, thì cứ vào đêm trước cuối tuần là anh em chúng tôi, các anh thì xếp giấy thành hình máy bay, tôi thì xếp thuyền. Để chi? Để ngày mai khi con tầu đi qua một cái cầu nhỏ, chúng tôi sẽ thả chúng ra ngoài cửa sổ tầu, chỉ vậy thôi mà lấy về không biết bao nhiêu là niềm vui, bây giờ tìm đâu tiếng cười trong veo nắng sớm ấy. Nhưng chả bao giờ tôi nhìn thấy được những chiếc thuyền giấy ấy đáp xuống dòng sông nhỏ dưới chân cầu. Nó bay đi đâu những chiếc thuyền giấy mỏng mảnh của tôi? Phải chi ngày ấy tôi xếp cánh diều nhỏ thì tôi sẽ nhìn được và biết được nó sẽ bay lên, cho giấc mơ của tôi lộng gió. Trò chơi ấy lập lại suốt thời thơ ấu mỗi khi sau bữa cơm tối trước cuối tuần, ba tôi bảo, mai cả nhà về quê.


Về quê. Ngày ấy chỉ đơn giản là nỗi mừng vui được đi xe lửa, được chơi dông dài hai ngày không bị học bài, được ăn đủ thứ trái cây, nhất là vú sữa, ở vườn nhà nội. Bà nội tôi ngày ấy cũng đã rất già, theo ký ức 9,10 tuổi của tôi, lưng bà còng nên trông bà bé tí, chỉ nhỉnh hơn tôi chút xíu thôi, bà sống một mình ở căn phòng thờ ông nội, bà đi ra đi vào và thường lẩm nhẩm cái gì đó một mình, thỉnh thoảng bà gọi tôi, cá cum (cơm), con ăn cum chưa, (ngày đó chắc tôi nhỏ lắm nên bà đã gọi tôi là cá cơm, còn anh Khải thì bà kêu, cá ồ, tôi không biết là con cá gì), rồi bà chỉ tôi nghiền trầu trong cái cối gì mà cũng bé xíu như bà, tôi không làm được, thế là bỏ chạy đi chơi, ngày đó tôi nghĩ bà buồn tẻ quá chắc, bây giờ thì tôi nghĩ bà quả là một phụ nữ can đảm vì chịu đựng trong cô đơn u uất từ thời trẻ đến cuối đời kể từ khi ông nội tôi mất, kể từ khi bác Tám tôi bị chết thiêu trong một nhà tù. Bà như một cái bóng nhỏ loanh quanh căn phòng rộng, thấp thoáng nâu giữa những hàng cây vú sữa, xoài xanh um trong vườn, trên tay cầm một con dao, hay cái rựa tôi chẳng biết. Và bà hay nói chuyện một mình. Đó là hình ảnh tôi nhớ về bà nội.


Khi tôi viết tới đây, thì tôi nghe tiếng mưa rơi ở ngoài thềm, gió thốc vào lạnh buốt, con trai lại quên khép cửa sổ, tôi nói thành tiếng (hình như hơi giống bà nội tôi rồi) và đi ra ngoài thềm, cụm hoa trâm trâm tím trong mưa, trời ơi, hay là hư bóng trâm ổi ngũ sắc bên vệ đường xe lửa từ ga Thuận Mỹ về tới nhà bà? Anh cả tôi đã gọi nó bằng cái tên Trâm Trâm trong thơ của anh, tôi đã rất thích tên này và dùng tên đó để gọi nó, (vậy thì không lý do gì mà tôi phải nhớ đến cái tên nôm na của nó cả) ngày đó, tôi hay buông tay má tôi để cúi xuống hít cái mùi hăng hắc thơm, để bứt một cái hoa rồi mút từng cánh nhỏ đủ mầu ấy, tôi đã nói với anh Quế, anh họ tôi, em biết tại sao con bướm nó thích đậu vào cái hoa này rồi, nó ngọt lắm. Tôi nghĩ con ong con bướm nó cũng chỉ cảm nhận cái ngọt đến như thế, như tôi mà tôi. Tôi vẫn nghĩ hoa trái nào mà chim bướm ăn được thì tức mình cũng ăn được, và cũng hay thử, rất may là chưa gặp phải cái độc chứ không thì đâu có tôi ngồi đây để lan man chuyện quê nhà… 


Mùa xuân ở miền nam Calif. bắt đầu bằng những ngày xám lạnh như hôm nay, mưa dai dẳng buồn như một nỗi chờ. Những tin tức chiến tranh nơi đây nơi kia và động đất ở Nhật làm đông giá những cảm xúc. Những dự đoán về thiên tai ở Calif. khiến người ta đôi khi có cái cảm giác đang đứng sát bên lề mong manh, mất mát, nghĩ rằng, phải làm một cái gì đó đừng trễ nải, đừng để rồi không kịp nữa, tôi thì tôi chỉ biết là mỗi ngày mình phải nói ngay những lời thương yêu với những người thân yêu, bạn bè, cả cậu con đã lớn của tôi, tôi những muốn mỗi ngày phải được ôm nó hôn nó trước khi nó đi học, phải làm ngay những điều có thể, câu nói ấy bây giờ thấy thấm thía hơn rất nhiều trước những đe dọa phấp phỏng đứng bên ngưỡng cửa cuộc sống mình.Tôi sẽ làm. Nhất là, tôi sẽ mở được giấc mơ lung linh kia của tôi nữa, tôi phải chạm mặt nó, dù một lần trong đời… 


Gần nhà tôi ở bây giờ, trời thương làm sao có một nhà trồng một hàng tre, mỗi khi nhìn nó dưới nắng trưa (nắng, tôi đang mong trời lại có nắng cho bớt sợ hãi về cơn bão dự đoán, người bạn thân thiết của tôi bảo, phải có nắng thì đời mới vui và người ta mới có tinh thần được, anh nói hoài khiến tôi bây giờ cũng tin như thế), vì phải có nắng nữa thì hàng tre kia mới có cái rì rào của mùa hè, và mở ra mơ màng cho tôi con đường đất Chợ Bến, nó thấm đẫm một mùi, gọi là hương hay không hương, một mùi mà tôi luôn luôn phải nhắm mắt lại để trọn vẹn với nó, mùi đất bùn khô dưới nắng, phải là nắng buổi trưa oi nồng, mùi lá tre, mùi cỏ bên vệ đường, mùi đống rơm trong sân gạch nhà, mùi phân trâu bò trên đường đất, quyện vào trong gió tre, bạn ơi tôi mong là bạn cũng đã từng ngửi thấy để có thể chia sẻ cùng tôi vì tôi không biết diễn tả thế nào, tôi gọi đó là mùi nhà quê, với tất cả thương yêu gắn bó mà tôi có được với nó. Nó mang ý nghĩa tâm linh đối với tôi, cũng giống như mùi đất, mùi gạch đỏ, xông lên ngào ngạt sau cơn mưa rồi bỗng rất nhanh, trời nắng. Cũng giống như mùi cống dưới cầu Trương Minh Giảng ở Sài Gòn tôi bắt gặp một lần vào lúc 11,12 tuổi khi ngồi trên một chiếc xích lô máy cùng với bà ngoại. Nó là gì mà đặt ngay vào tâm mình một dấu nhắc nhớ không nguôi? Biết nói sao, cũng như đâu thể cắt nghĩa rốt ráo được duyên và nợ? Tôi cho những mùi ấy là duyên nợ của tôi, nó hợp với nhịp đập trái tim tôi, nó rung động với tôi ở một tần số cao nhất của tâm linh, cho nên, nói như ai kia, là chẳng lẽ mình mong quê nhà không thay đổi để mình nghe được mùi cống nước dưới chân cầu, mùi phân chuồng trong đất nâu dưới cái nắng oi hay sao, thì thật là một kết luận hơi oan ức, đối với tôi. Để đổi cái văn minh mà mất hết trơn cái nhịp, cái mùi gần gũi nên thơ như thế, tôi thà đi về trên con đê bên đường rầy xe lửa ngắt một nụ trâm trâm mà hút mật ngọt, tôi thà trở lại quê nhà, tắm trong đêm dưới ánh trăng bên cái giếng gạch đóng đầy rêu, cười khúc khích với người chị đang tuổi dậy thì, chị Bích ơi, em biết sẽ có ngày chị em mình sẽ lại về nhà nội và tắm khuya trên bờ giếng ấy, và phải là đêm có trăng để em thấy được những mảnh sáng bắn tung tóe từ người chị, hẹn thế nhé, nhưng đừng dọa em, dưới giếng này bà nội nói ngày xưa có con rắn thật to nữa nhé, mà cho dù thế cũng không cưỡng được em cái thích tắm dưới trăng khuya bên cái giếng gạch cũ của bà nội đâu.


Chỉ đơn giản những tiếng Ninh Hòa, Nha Trang, tôi nghe được đêm ấy mà tôi được sống miên man trong những kỷ niệm. Có một vòng tay thân thiện bạn bè đang cùng tôi to nhỏ chuyện trò…
Bây giờ nói về quê, không chỉ là đi về một nơi chốn, quê quán nữa, mà là về một cõi tĩnh lặng để chiêm nghiệm những điều đã trải qua, để dọn lòng bình thản đón những điều sắp đến. Cũng với tâm trạng ấy lần đầu tiên tôi gõ vào trang nhà quê hương, cái nôn nao của một kẻ xa nhà lâu ngày đi về trước cổng nhà cha mẹ, hồi hộp gõ. Và cửa đã mở. Không gian ngát mùi trâm trâm và tiếng xe lửa kéo con tầu cũ kỹ phía chân trời bên kia những cánh đồng lúa xanh.
Và, mỗi lần như thế, tôi luôn có cái tâm trạng mà tôi rất thích để nghe ngóng, để sống với, tâm trạng của một kẻ đang về quê


Vào đêm mà tôi nghe nhắc đến Ninh Hòa, tôi đã nhớ đến ba tôi đang nằm bịnh, hôm nay khi tôi viết những dòng này thì ba tôi đã đi xa rồi, trong khoảng thời gian ấy tôi có nói chuyện điện thoại với ba tôi, kể rằng đang sinh hoạt trong hội đồng hương Nha Trang Ninh Hòa, ba tôi vui lắm. Bây giờ chắc ba tôi đang ở trong một miền xa thẳm thơm phức tiếng gió tre rì rào, trong ánh trăng êm ả trên ngôi đình làng Chợ Bến. Ba ơi, ở nơi trong giấc ngủ xanh non đồng lúa quê nhà, trong bay bổng trời chiều bình yên Thuận Mỹ, con biết ba sẽ đọc những điều con viết hôm nay…

Nguyễn Thị Khánh Minh

Santa Ana, tháng 3.2011
(Để nhớ tháng 10.2012, giỗ mãn tang ba tôi)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7543)
Số nầy mình lại thiếu bài đấy, ông ơi! Ông coi có chi lấp vô đó không?
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5969)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại
18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6753)
Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn.
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6772)
Loài Hải Hạc vẫn tiếp tục sinh sôi trên những đụn cát nóng bỏng chết chóc
14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7820)
Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp
11 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7100)
Nước Hoa Kỳ, ở tiểu bang California tập trung người Việt tị nạn đông đảo nhất, xây lên một thành phố buôn bán sầm uất được người Mỹ đặt tên là Little Saigon
03 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7601)
Đêm đêm chị lại bật dậy trong phòng bệnh và đứng dậy thuyết trình giống như bị thôi miên.
25 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7308)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
21 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 5984)
Con Lài vẫn lầm lủi bước đi, nghe câu nói đó là nó chảy nước mắt, nó quyết định đi về hướng bệnh viện Từ Dũ.
17 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6403)
Giật mình thức dậy sau giấc mơ rồi không tài nào ngủ lại được, tôi pha cà phê ngồi nhìn tuyết phủ lác đác sân nhà
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17043)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,