NGUYỄN LƯƠNG VIỆT - Mẹ kiếp, tại rứa chứ răng.

25 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8538)
NGUYỄN LƯƠNG VIỆT - Mẹ kiếp, tại rứa chứ răng.

(Viết tặng tuổi thơ tôi và những kiếp đi hoang )
*

trangoquenha50x50-content-content

Riết rồi tôi cũng đâm ghiền, và như vậy cứ hễ cuối tuần thì tôi và anh tôi đạp xe về quê ngoại chơi cho phỉ sức. Dạo ấy, tôi chừng học lớp 5 lớp 6 thì phải! Chả là nhà tôi tản cư ở thị xã. Các trò bắn bi, tán bạc ken (loại đồng tiền bạc có hình ông Diệm), chọi cù... luôn mời gọi tôi suốt sáng đến chiều mỗi khi được thoát khỏi bàn học.Thuở ấy, cứ nghe nói về quê ăn giỗ thì tâm tưởng tôi cứ nghĩ y như rằng sợ mất một bữa chơi nơi xóm phố mặn mà. Ngờ đâu cái ngày về quê ăn giỗ đầu tiên cũng là cái ngày biến đổi khôn lường trong trí óc trẻ con của tôi. Hoá ra về quê chơi đã hơn và vui hơn nơi xóm phố tôi nhiều ...

Các bạn biết không, quê Ngoại tôi cách làng quê Nội tôi chỉ non hai cây số đi đường ruộng (mà mãi sau này tôi mới biết, vì thuở ấy có chiến tranh khốc liệt) Làng quê ngoại yên bình hơn nhưng cũng có rập rình hàng đêm núp ẩn. Chỉ có điều ruộng lúa thì ôi chao mượt mà hết chỗ ,con mắt tôi xanh lè rạo rực mỗi khi thấy thảm mạ non đầu mùa gọi gió, cái cảm giác mềm mại thú vị ấy càng xâm lấn trong tôi khi những trò bắt cá lia thia , rô đồng tiếp diễn... Những ổ đọng bọt nước màng màng là chỗ ẩn mình của các chú lia thia nhiều màu sặc sỡ, rồi những chú đực bắt về thả chung nhau trong bình nước để chúng đá với nhau , trông mãi vẫn không chán...

Đặc biệt, cậu Ba tôi (dù lớn hơn 20 tuổi, nhưng vẫn nhi đồng chi lạ, chỉ vì hay dắt bọn tôi đi chơi), hay dắt chúng tôi ra chỗ mà tôi nhớ rằng Cậu hay gọi đó là Trắng… Về sau,tôi mới hiểu đó là cái chỗ nước tung trắng xoá từ suối nước trên nguồn cao chảy về trên cái sạp lớn đan bằng tre để hứng cá theo giòng về mắc cạn. Vô chừng là cá, to nhỏ lớn bé , có con có khi đến vài ký .Tha hồ chụp bắt, tha hồ vọc từng con nhờn nhợn, lạ và vui không kể xiết. Rồi thì ra đồng đặt ống trúm bắt lươn và đặt lờ bắt cá ... đủ trò. Ấy là mùa mưa, còn mùa hè thì cũng lắm thứ, nào cầm đuốc đi bắt ếch ở suối và ruộng , mà đặc biệt là những đêm sau cơn mưa giông xói xả. Vui ơi là vui cái cảnh đêm khuya bà tôi chặt đầu lột da ếch, rửa sạch, bắt lên bếp, đổ dầu vào soong, cho tất cả vào, chiên lên giòn béo ngậy, rồi sau đó lấy bánh tráng nướng kẹp xúc ăn nghe giòn rụm. Nghĩ lại và kể lể viết ra bây giờ chắc cả tập giấy mới hết nỗi cái đọng lại trong con mắt trẻ thơ của tôi cho đến lúc này. Nhưng ấn tượng nhất lại là những buổi cậu Ba tập bơi cho chúng tôi trên suối, cứ mỗi đợt vất vả không xong kết quả, Cậu tôi cứ bập miệng " Mẹ kiếp ", tôi cũng chẳng hiểu cậu nói ý nghĩa gì! (Chả là cậu tôi cho tôi ngồi trên lưng trâu, rồi đánh ra giữa giòng, trâu hụp xuống, bỏ tôi đập bùng bùng theo khẩu lệnh của cậu tôi, cho đến khi tôi ụp uống nước no rồi mới bơi ra lôi vào) Miết cũng thành quen, tai nghe "mẹ kiếp " thành như điệu nhạc.

Chỉ có điều cậu Ba rất tội, cũng bởi vì chịu khó nhiều lần theo chúng tôi suốt cả những ngày về ngoại. Mà lạ kỳ, là bất cứ việc gì cậu cũng giải nghĩa, chú dẫn cặn kẽ . Cậu nói rằng con suối chạy từ xa lắm mới tới làng Ngoại sau khi đã qua làng Nội tôi, và phía trên kia là đồi núi nhấp nhô, nơi có ngôi trường lớn lắm mà hồi đó cậu và ba tôi đều có học ở đó (sau này tôi mới biết đó là ngôi trường kháng chiến mang tên cụ Phan Chu Trinh. Nơi đã cho ra biết bao là anh tài nhân kiệt, trong đó có thi sĩ Bùi Giáng mà lớn lên tôi đọc mãi mới biết thích). Cậu kể nhiều chuyện ở làng, chuyện chết chóc, chuyện đói, chuyện đời xửa đời xưa khi nhà ngoại tôi có chiếc xe đạp đầu tiên. Đủ thứ chuyện ...

Có một hôm, tôi nhớ là một đêm trăng, Cậu kể cho đến khuya , khi có tiếng chó tru thì Cậu giật mình hỏi đám chúng tôi:

" Bây biết tiếng chi ngân dài, to rứa không? "

"Chó tru chớ chi. " Chúng tôi đồng thanh.

"Chớ bây biết răng mà hắn tru không ...?"

"Răng mà biết được! Chắc hắn đói, hắn nhớ con, nhớ vợ, nhớ cha chớ chi!" Cả bọn cười khùng khục. Còn cậu Ba thì ra bộ quan trọng, đăm chiêu ...

"Tụi bây im lặng tau kể cho mà nghe ..."

logan_02-content-content

Giọng trầm trầm buồn buồn giữa đêm khuya trăng sáng thanh vắng làm chúng tôi ai nấy cũng cứ khép dần vào, nổi da gà. Cậu kể rằng hồi ngoại tôi còn sống, nhà có bầy bẹc-giê to khỏe. Một hôm chúng nó tha về một con chó ta mới mở mắt. Ngoại tôi thấy thương, quyết nuôi sống cho bằng được. Nhà ngoại hồi đó quý chó và chơi chó có tiếng, các chú bẹc-giê và con chó ta đều ăn cơm thịt, cá và uống sữa đậu nành do bà ngoại tôi nấu.

"Thành thử bây biết không , giống chó nuôi ở nhà ngoại bây lúc đó không biết ăn c..ứt là gì ", cậu tôi nói vậy.

Cho đến một ngày chú chó ta lớn dậy phổng phao gần như giống bẹc-giê thứ thiệt. Ông ngoại tôi càng nổi tiếng vì có tay nuôi chó. Càng lớn, con chó ta càng có tướng tá oai phong và uy thế nhất với đám chó trong nhà. Ông ngoại tôi dành cho nó nhiều ưu ái...

Cậu tôi thở dài, "Mẹ kiếp, thì tại hắn là chó, cho đến một hôm con chó Mẹ của hắn dẫn đàn chó em ghẻ lở của hắn vào nhà ăn vụng vội rỗ khoai. Nó chỉ huy đám bẹc-giê vây cắn chạy trối chết, may mà chỉ bỏ mạng một con."

"Răng hắn không biết Mẹ và đám em hắn mà lại cắn hả cậu?"

" Tụi bây ngu bỏ xừ, hắn lạc mẹ hồi nhỏ xíu xìu xiu thì làm răng mà biết được."

" Thì ít ra thấy giông giống nó thì nó chỉ huy lũ chó kia tha đi chứ.”

"Bây lại lầm rồi, hắn là chó chứ phải người đâu, mà có là người thì cũng chưa chắc."
" Ừ u u, mà làm răng cậu biết lũ chó kia là Mẹ và đám em của nó được?"

"Tụi bây ngu thiệt, chó nó không biết kiếp trước, kiếp sau của nó chứ tau thì phải biết kiếp sau kiếp trước của nó chứ!"

"Cậu nói ẩu như thiệt, coi chừng Phật tổ phạt như Tề Thiên đại thánh bị núi úp thì có mà toi đời, vạn năm cũng không có người cứu!"

"Bây dở ẹt, thì có lạ chi cái chuyện đầu trên xóm dưới, cái chuyện con chó chưa mở mắt bị thất lạc, thì làm răng tau không biết hắn là con của con chó mô, đúng không? Mẹ kiếp, nhưng mà có một điều rất lạ, bây biết cái chi không?"

" Răng mà biết, cái chuyện của hắn, của con chó nớ!"

"Bây im, tau kể cho nghe. Ngày nó già rồi mắc phải bệnh, ăn uống chi cũng không được, nằm thừ ra. Ông ngoại bây rầu thúi ruột, mua đủ mọi thứ từ thịt, cá trứng ... Đủ thứ, có khi chưa chắc vô được miệng tau, vậy mà nó vẫn ũ như ky (y như cũ) . Rồi bữa sáng nọ, anh Cả bây hồi đó mới 5 tháng, đang bú và uống sữa ngoài, ị ra một đống nức mùi, con chó khịt khịt rồi mở mắt láo liên, nhìn chằm chằm vào đống ấy, bò tới, tép tới, tép lui vài ba miếng. Ngoại bây mừng rõ mặt , tưởng là may ra, mà thiệt nó tươi hẳn ra, tau cũng thấy lạ. Vậy mà tối hôm đó, càng về khuya nó mệt dần, thở dồn dập rồi tắt thở. Trước khi chết nó tru lên ba hồi ghê rợn to khủng khiếp rồi gục xuống.”

"Răng rứa cậu, nó kêu mẹ nó hả cậu, nó kêu mấy con chó trong nhà hả cậu, nó đau quá hả cậu, tại răng rứa cậu?"

"Mẹ kiếp, tại rứa chớ răng!" Tôi hỏi lại tại răng rứa hả cậu? Cậu bảo lớn rồi bây sẽ hiểu tại răng. Và bây giờ lớn rồi, quá năm mươi tuổi tôi vẫn chưa hiểu hết câu trả lời tại rứa chớ răng đầy bí mật của cậu Ba.

Giờ thì cậu Ba không còn nữa vì bị bệnh nghiệt mà chết. Có điều, nhắc lại câu trả lời của Cậu tự nhiên tôi rùng mình, nổi gai ốc nhớ cậu Ba, nhớ cái đêm trăng khuya nghe chó tru lẫn câu chuyện… Nhớ kinh khủng.!


Nguyễn Lương Việt.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 8666)
Ông Bảy hàng xóm sang mồi nhờ con cúi, gặp lúc Mười Cứng đương uống rượu một mình. Rượu ngon không có bạn hiền, thì rượu ngon mấy cũng thành dở.
07 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 8196)
Bé Aylan ơi! Con ngủ ngoan nhé, anh Galip của con cũng đi ngủ rồi, mẹ con nữa cũng ngủ say rồi. Không ai chơi với con nữa đâu.
05 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 6099)
Dù chỉ ở Genève vỏn vẹn một tháng hè, nhưng có lẽ ông Trần đã đi bộ bằng một người bình thường đi bộ cả năm.
31 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6709)
Loại dao bầu, chuyên để chọc tiết lợn. Gã dùng con dao này để cắt cổ mèo. Gã chẳng phải đầu bếp của quán Tiểu Hổ, gã chỉ nghiện thịt mèo.
26 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5426)
Buổi họp bạn trường đại học rất đông anh em. Những người đã từng có một thời trai trẻ, có lớp trên, lớp dưới.
22 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6698)
Tại ngã ba làng nọ, một ông già ngồi chết queo bên lề đường về hướng mặt trời lặn
17 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7464)
Cá bống kèo đực mơn trớn, vuốt ve tấm thân thon thả, vóc dáng hình trụ dài và dẹp dần xuống cái đuôi tinh quái của bạn tình.
16 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6216)
Mưa. Những con đường chìm trong màn nước bàng bạc. Những chiếc xe lao qua vội vã. Nó đưa tay hứng những hạt mưa, miệng lẩm nhẩm hát:
09 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 8786)
Tiểu Tử đứng một chân trên đầu bông cây Lác mọc ven đìa, mắt ngong ngóng về bờ Nam chờ Chuồn Tím
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 8838)
Có thứ tình nào không đẹp, không đào sâu hơn vào bề mặt hiện tại dễ bơ vơ lẻ loi này. Chắc tình là đạo, là giải thoát, và chỉ có con người mới có sức mạnh mang hạnh phúc lớn nhất đến với con người.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9027)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8126)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31810)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,