LÊ ĐÌNH ĐẠI - Dòng sông trong mắt ai

07 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 7593)
LÊ ĐÌNH ĐẠI - Dòng sông trong mắt ai

 Từ xe cấp cứu người ta khiêng vào một người đàn bà, theo sau có đứa bé gái và một người đàn ông mù.

 Đó là gia đình của họ, quê ở Hòa Vang. Người chồng mù tên Thái, người vợ tên Chế, cả hai trạc tuổi ba mươi, con gái tên Hoài độ tám tuổi. Người bệnh vào viện trong tình trạng không nói, khó ăn và hoàn toàn mất liên lạc với ngoại cảnh. Những khám nghiệm ban đầu chưa tìm được căn nguyên cơn bệnh.

 Ngày ngày Hoài dắt cha lãnh thuốc, nhận cháo, lau rửa cho mẹ… Bé đút cháo cho mẹ ăn đâu phải là dễ: mẹ ăn rất chậm, từng muỗng, từng muỗng một, có khi hàng giờ vẫn chưa hết bát cháo. Nhưng bé kiên nhẫn, chậm mấy cũng được, bé chỉ buồn và lo lắng là đút cho mẹ ăn đã nhiều ngày mà mẹ nào hay, nào biết.

- Cha ơi, sao mẹ không nói chuyện với cha con mình?

Cứ mỗi lần con hỏi câu đó, lòng anh lại xốn xang, anh cứ muốn ôm con vào lòng để khóc cho thỏa nhưng anh không dám khóc trước mặt con mình, anh sợ con anh sẽ buồn hơn.

- Cha ơi, tại sao hả cha?

- Ờ... ờ... tại mẹ yếu quá đó con, ít bữa nữa mẹ sẽ nói thôi. Mẹ ăn hết cháo chưa con?

- Dạ, mẹ ăn chỉ được sáu muỗng.

Mới tám tuổi mà trông bé đã có những suy nghĩ giống người lớn, một ít chững chạc, một ít đăm chiêu và phảng phất buồn lặng lẽ. Mọi người ai cũng quý cũng thương gia đình họ. Cảnh bé dắt cha đi loanh quanh, chầm chậm trong bệnh viện ai thấy cũng chạnh lòng.

- Hoài ơi, cháu học lớp mấy?

- Dạ, cháu học lớp hai.

- Hoài nè, cháu thích gì nhất?

- Dạ, cháu chỉ thích mẹ cháu mau lành. Thưa chú, mẹ cháu có nặng không? Cháu hỏi mà mắt bỗng rưng rưng.

- Cháu đừng lo, mẹ cháu nhất định lành. À, Mà sao cháu không về để đi học?

- Dạ, cháu ở đây để đút cháo cho mẹ, mẹ lành cháu mới về.

Nói chuyện với cháu mà lòng tôi nặng trĩu, tôi thương Hoài bao nhiêu, tôi lại nhớ đến con tôi bấy nhiêu, giá cháu còn sống cũng trạc tuổi bé Hoài.

“Hoài ơi, làm thế nào để cháu hiểu được lòng chú đang nghĩ gì về cháu, chắc hẳn cháu lớn khôn thêm mới thấu rõ nghịch lý, oái oăm trong đời chú. Tây Giang, con gái cưng duy nhất của chú dễ thương biết chừng nào ngờ đâu đã bỏ chú lúc chưa tròn năm tuổi. Giọng nói tiếng cười hồn nhiên của con trẻ tưởng chừng đã lịm tắt trong lòng chú... Hồi ấy, chú như kẻ mất hồn, chú xin nghỉ việc nhiều tháng, rồi tóc chú điểm bạc, chú lại hiểu thêm sự khắc nghiệt của đời mình: Chữa bệnh cho người mà sao không cứu được con mình. Hôm nay chú được gặp Hoài, Hoài có biết không, chính cháu đang thổi vào lòng chú tình yêu cuộc sống...”.

Từ đó, ngày nào tôi cũng thích trò chuyện với Hoài, vừa dịu dàng động viên, che chở cháu, vừa biết thêm diễn biến từng ngày của mẹ cháu, và lặng lẽ tôi tìm lại Tây Giang qua hình bóng Hoài thân thiết.

Những bông hoa đẹp nở từ thẳm sâu cơ cực. Tôi thầm nghĩ rồi rời khỏi buồng bệnh.

Còn Thái, người chồng mù, người cha mù tội nghiệp. Những ngày đầu khám bệnh cho vợ anh, trong cử chỉ đầy lo âu, khẩn cầu, anh đã chăm chú lắng nghe rồi trả lời từng câu hỏi của tôi một cách chi li đầy hình ảnh. Đôi mắt anh bị mù nhưng lạ lùng thay, anh đã mô tả bệnh tình của vợ kỹ đến nỗi tôi cứ ngỡ rằng anh nhìn thấy tất cả diễn biến từng ngày của người vợ.

- Bác sĩ cố cứu vợ em.

Câu nói như cuộn xoắn lòng tôi, tôi hiểu, người vợ - thành trì của đời anh, chỗ dựa vững chãi của đời anh giá như có mệnh hệ nào thì con anh còn biết nương tựa vào ai.

Từng ngày... Một tháng... Rồi hai tháng trôi qua mà bệnh của chị không giảm. Thời gian trở nên khắc nghiệt, lạnh lùng. Thể lực chị suy sụp dần.

Một hôm, hỏi bệnh xong. Thái cầm tay tôi bật khóc òa: “Em không còn tiền để chạy chữa cho vợ, làm sao đây bác sĩ”. Tôi trấn tĩnh anh liền: “Hiểu rồi, hiểu rồi, anh đừng vội lo, chúng tôi có cách giúp anh. Anh đừng khóc nữa”. Anh thảng thốt: “Có thể được vậy sao bác sĩ, em chẳng biết cách gì nữa, trăm sự nhờ bác sĩ”.

Thế là thuốc vẫn duyệt cấp đầy đủ theo toa nhưng bệnh tình của chị còn đang trên đường kịch liệt. Nhiều cuộc hội chẩn được tiến hành, hàng loạt xét nghiệm được làm kỹ lưỡng song nguồn gốc bệnh của chị vẫn còn đan cài từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Anh Thái, tôi muốn trao đổi riêng với anh, mong anh bình tĩnh. Chúng tôi đã tập trung thuốc men, hết lòng cứu chữa mà bệnh của chị càng sa sút. Chúng tôi rất lo ngại, muốn biết nguyện vọng của anh thế nào?

Thái quay đi gạt nước mắt rồi nói như nuốt từng lời:

- Thưa bác sĩ, em mù lòa nhưng em hiểu vợ em bệnh rất nặng, các bác sĩ hãy cố cứu lấy vợ em, em xin phó thác mệnh hệ và hy vọng cuối cùng ở các bác sĩ.

Giọng Thái rắn rỏi và quả quyết một cách bất ngờ như tiếp sức cho chúng tôi.

Bệnh tật như con tàu lao nhanh về phía trước, còn nền y học như kẻ bộ hành từng bước đuổi theo... Gần đây chị lại phát sinh thêm những cơn co giật, quờ quạng, tôi linh cảm một điều chẳng lành? Con tôi ngày trước cũng đã rơi vào tình trạng hiểm nghèo này... Những lúc ấy Thái đã không kiềm chế được, anh khóc xót xa, bàng hoàng. Anh cúi xuống, bàn tay anh run run tìm gặp đôi bàn tay người vợ, anh nắm chặt lấy mà đôi mắt nhìn trân trân bất động như muốn thấy được gương mặt vợ mình. Trong nỗi đau quặn thắt đời anh, trong sự sống leo lắt của vợ, trong khoảng không trước mắt anh tối đen thăm thẳm, lạ lùng làm sao tôi thấy Thái hoàn toàn không tuyệt vọng. Có một tia sáng thần kỳ trong đôi mắt mù bất hạnh, có điều gì thiêng liêng đọng trong giọt lệ mạnh hơn mọi sức mạnh trên đời đang truyền từ bàn tay anh qua bàn tay người vợ. “Không. Em phải sống. Nhất định em phải sống!”. Anh thốt lên trầm ấm và mãnh liệt như cuốn hút vợ mình trở về với sự sống. Những kỷ niệm xa xưa bỗng tràn về trong mắt anh. Anh nhớ da diết thuở ấu thơ hai đứa cùng học ở trường làng, cùng đuổi chuồn chuồn, chơi trò cút bắt rồi rủ nhau nhảy ùm xuống dòng sông mát rượi tình quê, cùng bọn trẻ chăn trâu reo vang ầm ĩ... Rồi chiến tranh... biền biệt chân trời. Hòa bình về thành duyên đôi lứa. Hạnh phúc anh ngập tràn. Vậy mà... khi bom đạn đã ngừng tiếng, anh lại dẫm phải mìn trong khi cuốc đất, vỡ rẫy, từ đó đôi mắt anh bị mù vĩnh viễn, vừa lúc bé Hoài còn khóc oe oe chưa đầy tháng tuổi. Bao gian truân ập lên đầu chị. Chị tay bế tay bồng vừa nuôi con thơ dại vừa nuôi anh mù lòa. Ôi, lỡ có mệnh hệ nào thì Hoài làm sao chịu nổi. Có lẽ nào, có lẽ nào em nỡ bỏ con! Nghĩ đến đó anh chợt rùng mình sợ hãi...

Nước mắt kẻ mù chảy về đâu vô tận. Đối diện anh, người vợ nằm đó, đôi mắt mở ra nhìn vào hư không. Lòng anh tái tê như xé nát lòng ai.

Đã ba tháng ròng rã trôi qua. Ba tháng trong sự chờ đợi nghiệt ngã. Bao nguyện cầu phấp phổng muốn làm nổ tung những trái tim thao thức. Thần chết đã không ngừng gõ nhịp dồn dập vào định mệnh của chị. Hạnh phúc cho chị, cho gia đình chị mỏng manh và dường như mờ ảo trong hư không vô tận. Bất hạnh có ngừng rót cho kẻ khốn cùng?

Cuộc hội chẩn bất thường sáng nay diễn ra vô cùng căng thẳng. Làm sao chống những co giật liên tục và những cơn ngưng thở hết sức hiểm nghèo của bệnh nhân Chế? Các bác sĩ triển khai phương án cuối cùng: Các loại thuốc hồi sinh mạnh nhất được chích thẳng vào tim. Phòng hồi sức lặng im phăng phắc, bốn bức tường như nén lại, từng lúc vọng tiếng xè xè của máy hô hấp nhân tạo, máy hút đờm dãi. Một phút... Hai phút... Rồi năm phút... Chị vẫn ngừng thở. Y, bác sĩ lắc đầu. Tim tôi thắt lại. Thái quỵ ngã ngay cửa phòng hồi sức. Bỗng Hoài từ đâu lao tới ghì chặt mẹ, nước mắt lả tả nhỏ vào đôi mắt mẹ, bé thét gọi đứt quãng hãi hùng:

- Mẹ!... Mẹ đừng chết! Mẹ đừng bỏ con!... 

Có những phút giây kỳ diệu nhiệm mầu mà dòng sống không thể nào ngừng chảy, những vì sao xa xăm bỗng nhiên lấp lánh... Tiếng gọi thiêng liêng của bé – viên ngọc lung linh của lòng chị bỗng trở nên diệu kỳ. Những hòa âm gọi hồn lần cuối nào ngờ trong giây phút thiêng liêng này đã đánh thức sự sống tưởng chừng đã ngủ yên trong vĩnh cửu.

Bất ngờ đôi mắt chị máy động.

- Mẹ ơi! Mẹ ơi!

Chị lại gật đầu thật khẽ.

- Trời ơi! Mẹ! Mẹ...

Hoài reo lên rần rật rồi lao vút tới ôm chầm cha mình òa khóc nức nở. Buồng bệnh như vỡ tung, ngập tràn sinh khí. Ánh mắt y, bác sĩ tỏa niềm vui rạng rỡ.

Chao ôi! Khe khắt mà bao dung, cánh cửa sự sống từng khép chặt lại ngày nào giờ đây bỗng tung mở, chân trời mới ló dạng và hạnh phúc biết bao sự sống lại gọi về. Sự phục sinh đã về. Đôi mắt chị giờ đây lại được nhìn thấy con, thấy chồng và được khóc trong vòng tay của những người thân yêu nhất. Những ánh mắt lung linh, lung linh mãi.

Chiều chiều anh lại đưa chị ra hàng hiên ngồi ngắm cảnh. Bên chồng, bên con giờ đây chị như muốn ôm cả đất trời vào lòng. Xa xa những chiếc lá vàng cuối thu đang rơi chầm chậm, ẻo lả. Những chú chim sẻ cánh sà, cánh nghiêng líu lo, ríu rít, đảo qua, đảo lại rồi vụt bay về tổ ấm. Chị lại ôm con nựng nựng trong lòng rồi quay lại nhìn anh thì thầm, thì thầm. Lòng anh thanh thản lạ thường...

Bây giờ được rảnh rang ngày ngày anh đi chợ. Hai cha con nhóm lửa nấu cơm, bên bếp anh bày cho con nấu. Anh nghe hơi, đánh mùi, chỉ từng chút:

- Nêm muối đi con, bỏ chút bột ngọt vào.

- Cha nếm thử đi.

Anh vừa chép miệng vừa trầm trồ:

- Cá thấm lắm con, rim một chút rồi nhắc xuống.

- Dạ rồi, cơm đã chín nè, rau muống luộc nè, nước mắm chanh nè, cá kho mặn nè.

- Cha đố con còn món chi ngon nữa?

- Dạ... canh rau má nè... trứng kho nè...

Anh bùi ngùi gật đầu:

- Con sáng dạ lắm, mới nấu mấy bữa mà cha thấy món chi cũng ngon.

Anh nhớ lúc bé mới biết đi, ngày nào bé cũng đòi dắt anh đi chơi. Anh biết hơn ai hết, Hoài chính là đôi mắt kỳ diệu của đời anh. Anh đâu ngờ đời anh mù lòa lại có được đứa con hiếu thảo đến thế. Anh quay lại ôm con vào lòng rồi ngước nhìn về quê hương. Quê anh nghèo lam lũ quanh năm. Dạo Hoài mới sinh rồi anh bị mù, cơm không đủ ăn, bữa rau, bữa cháo mà vợ anh không hé một lời. Rồi anh vào Hội người mù. Rồi những món tiền tương trợ của Hội trong những lúc ngặt nghèo... Chao ôi! Anh cũng không biết những ân nghĩa đời mình đã đến tự phương nào, sẽ đi về đâu. Đời anh không có tiếng cười, mà dường như con người sinh ra để khóc, khóc nhiều hơn cười và có khi khóc suốt cuộc đời...

- Cha ơi, mẹ lành bệnh mà sao cha buồn?

- Không... Cha đâu có buồn, cha vui chứ. À mà cha đang tính ít bữa mẹ ra viện sẽ mua quà gì tặng khoa.

- Dạ, đúng rồi, sáng mai con với cha đi mua.

Mấy thanh củi đỏ hồng bập bùng, chốc chốc lại phát ra những tiếng kêu tí tách, tí tách kéo anh trở về với thực tại. Hai cha con đứng dậy mang cơm, mang thức ăn về buồng bệnh. Chị ngồi bên hành lang, dõi nhìn chồng con trở lại với mình, lòng bình yên, ấm áp. Chị biết, chị đang hạnh phúc. “Những ngày khó khăn nhất trong đời đã qua rồi”. Chị thầm nghĩ rồi nhòe đi trong nước mắt.

Hôm nay, ngày mà mọi người cứ đinh ninh không bao giờ có đã đến thật rồi. Họ tiễn đưa gia đình anh Thái về lại tổ ấm quê nhà. Bé Hoài mừng rưng rưng nước mắt, chạy đi, chạy lại chào lần lượt từng người rồi đưa mẹ, đưa cha đến tiễn biệt tôi. Lòng tôi xốn xang khôn tả. Tôi lại nhớ đến Tây Giang. Nhớ dòng sông trong xanh kỳ diệu của đời tôi. Hạnh phúc của họ sóng sánh trong bất hạnh của tôi ngày nào, chân tôi hụt hẫng, xung quanh chao đảo, bồng bềnh... Ơi Hoài ơi! Tây Giang ơi!...

- Tại sao chú lại khóc?

Cháu hỏi mà tôi cứ nghẹn ngào rồi cháu cũng òa khóc nức nở...

Có một hòa âm nhiệm mầu chiêm chiếp, rung rinh...

Có một dòng sông dạt dào chảy trong mắt tôi ngấn lệ...

  Lê Đình Đại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 270)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 339)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 342)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 545)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 542)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 395)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 815)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 675)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 814)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 728)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,