SONG THAO - An

24 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7719)
SONG THAO - An

Bản tin chiều ngày 5 tháng 12 vừa qua của đài truyền hình CBC có chiếu cảnh một nhóm khoảng hai chục sinh viên đang hát caroling ngoài đường phố Montreal. Nhìn các thanh niên nam nữ đứng giữa trời lạnh căm của mùa đông, mặt mũi phơi phới hát những bài hát truyền thống của mùa lễ Giáng Sinh, tôi như bắt được thông điệp các em truyền cho mọi người: bằng an dưới thế cho người thiện tâm! Tôi bắt được nhanh chóng như vậy bởi vì chính tôi cũng đã từng đi caroling như vậy. Cũng lâu lắm rồi, khi tôi còn…trẻ! Giáng Sinh năm 1973, tôi đang theo học tại University of Phillippines mà người dân Phi gọi tắt một cách thân mật pha chút hãnh diện là UP. Bởi vì trường là niềm tự hào của đất nước Phi. Trường có nhiều chi nhánh mà chuyên khoa Canh Nông ở Los Banos là nơi có nhiều sinh viên Việt Nam theo học nhất. Tôi học ở ngay trường chính tọa lạc tại thành phố Quezon City, nằm sát bên thủ đô Manila. Khuôn viên của trường là một cơ ngơi rất rộng gồm nhiều tòa nhà dùng làm giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà nguyện (Phi là một nước có tới 90% dân chúng theo Công Giáo) và các tòa nhà dùng cho việc học hành khác. Trong khuôn viên còn có vô số các ký túc xá cho sinh viên trú ngụ. Tôi chẳng biết có tới bao nhiêu building dành cho sinh viên nhưng hầu hết các sinh viên đều ở ngay trong trường. Sinh viên ngoại quốc tới du học được dành cho một ký túc xá riêng rất đẹp tên là International Center (Trung Tâm Quốc Tế) mà các sinh viên bản xứ phải ganh tị. Giáng Sinh năm đó một sinh viên du học Việt Nam đang học năm chót về kinh tế, anh Quý, có sáng kiến tổ chức một ban du ca gồm các sinh viên đủ mọi quốc tịch đi hát caroling nơi các ký túc xá (dorm) của các bạn sinh viên Phi. Ban du ca mà chúng tôi gọi là ban “hát rong” gồm khoảng ba chục sinh viên, chịu khó bỏ thời giờ mỗi buổi tối, tập luyện khoảng hai tháng trước lễ Giáng Sinh. Chúng tôi tập vài chục bài quen thuộc, hát bốn bè đàng hoàng, chỉ có một cây tây ban cầm đệm theo. Tôi hát bè bass đứng ở hàng chót ì à ì ầm như cóc kêu đệm cho các bè hát giọng cao khác đứng ở phía trên. Chính nhờ vào vị trí khiêm nhượng này mà tôi thấy hết vẻ đẹp của một buổi caroling. Ban hát rong chúng tôi, mỗi người một cây đèn cầy trên tay, đứng trong màn đêm, hát vọng lên những tầng lầu đầy những khuôn mặt sinh viên Phi trên từng cửa sổ. Rồi những ánh nến cũng dần dần bừng cháy trong tay bạn bè lấp ló trong khuôn cửa vuông vức. Những ánh nến trong tay chúng tôi như với lên những ánh nến trong khung cửa tạo thành một niềm an bình hạnh phúc được các giai điệu thánh thiện nâng lên trời cao. Hết dorm này tới dorm khác, chúng tôi mang niềm an bình tới từng người bạn học. Tôi không biết trong mấy đêm liền, chúng tôi đã đi hát rong được bao nhiêu dorm, nhưng niềm vui của chúng tôi thật tràn đầy trong một thế giới thật an bình.

An bình là trạng thái ngây ngất của mọi người trong mùa Giáng Sinh. Tôi nhìn thấy sự thân mật và nụ cười luôn rộng mở trên các khuôn mặt tôi gặp trong các shopping center ngày nay. Không biết là do khung cảnh được trang hoàng lộng lẫy hay do giai điệu những bài hát đã trở thành dấu ấn không thể thiếu trong mùa lễ này. Có lẽ do cả hai nhưng tôi nghĩ phần lớn là do cõi lòng mỗi người trong những ngày tháng cuối năm này. Trái tim mọi người như một chiếc hộp rộng mở. Ai cũng muốn truyền sự an bình và vui mừng tới người khác.

Ban phát sự vui mừng rõ rệt nhất là những ông già Noel ngự trong các vương quốc màu mè tại các khu mua sắm. Lúc nào cũng có hàng đoàn trẻ em đứng xếp hàng chờ tới lượt được ông già râu trắng ôm trên người, chụp một tấm hình, phát cho tí quà nho nhỏ là vui như tết. Tôi đã vui lây với các em khi thấy những khuôn mặt ngây thơ nửa mắc cở nửa như ôm một niềm vui bộn bề mà còn rất lâu sau các em mới quên được. Phần lớn các em bé đều có tâm trạng phơi phới vô tư như vậy. Nhưng cũng có ngoại lệ.

Tại khu mua sắm McAllister Mall ở thành phố Saint John, tỉnh bang Newfoundland của Canada, một cậu bé trèo lên chiếc bục cao tới gặp ông già Noel. Trong tay em có tấm hình một bé gái. Ông già Noel nhìn thấy, hỏi: “Hình ai vậy con? Bạn con hả?”. Cậu bé trả lời ngay: “Đây là hình chị con hiện đang đau rất nặng.” Ông già áo đỏ liếc nhìn xuống người bà của cậu bé đang chờ ở dưới và thấy bà đưa khăn lên chậm mắt. Cậu bé nói thêm: “Chị con muốn đi với con tới gặp ông, muốn lắm! Ông ơi! Chị con nhớ ông!”. Ông già ôm cậu bé và hỏi cậu muốn ông già Noel cho quà gì?”. Vừa lúc đó, bà của cậu bé bước lên đỡ cậu bé xuống khỏi đùi ông già, bà muốn nói chi nhưng ngừng lại. Ông già Noel hỏi: “Có chuyện chi vậy, thưa bà?”. Bà nghẹn ngào trả lời: “Dạ, tôi biết là thật quá đáng nếu tôi nói với ông, nhưng…”. Bà bỏ dở câu nói, một lúc sau, nhạt nhòa nước mắt, bà tiếp: “Cháu gái trong hình là cháu tôi…Cháu bị ung thư máu và không biết có qua được mùa lễ này không. Có cách nào để ông có thể tới thăm Sarah được không ạ? Đó là tất cả ước muốn của cháu trong dịp Giáng Sinh này.” Ông già râu trắng ngồi lặng câm rồi khẽ nói với bà để lại địa chỉ bệnh viện nơi Sarah đang nằm cho người thư ký bên dưới để ông tính. Cả ngày hôm đó, ông già Noel ôm những đứa trẻ ngây thơ nhưng hình ảnh một đứa trẻ nằm bệnh không bao giờ rời khỏi tâm trí ông. Ông biết ông phải làm gì. Ông tự nhủ lòng: “Nếu đó là cháu của chính ta đang nằm trong bệnh viện chờ chết! Đó là điều tối thiểu ta phải làm”. Chiều tối, khi phiên làm việc của ông chấm dứt, ông vội hỏi người thư ký tên bệnh viện bé Sarah đang nằm. Ông không biết đường đi. Ông kể lại câu chuyện với người thư ký, anh ta liền tình nguyện chở ông tới. Họ tìm được phòng của Sarah. Người thư ký bảo ông già Noel vào một mình. Ông chuồi người qua khung cửa nửa đóng nửa mở và thấy Sarah xanh xao nằm trên giường. Bên giường bệnh, ngoài người bà và đứa bé ông đã gặp, còn lố nhố nhiều người mà về sau ông biết là mẹ và các dì của Sarah. Ông thấy tình yêu thương và bầu không khí ấm cúng tỏa ra khắp phòng. Ông vội cười bằng tiếng cười truyền thống của ông già Noel: “Ho! Ho! Ho!”. Cô bé đang lịm trên giường bỗng choàng dậy và cục cựa như muốn nhảy ra khỏi giường để ôm lấy ông. Ông nhào vào giường, ôm chặt cô bé. Cô bé khoảng 9 tuổi, cỡ tuổi con ông, vui mừng nhìn ông chăm chăm. Da cô bé tái xanh với cái đầu trọc lốc vì hậu quả của hóa trị. Nhưng ông già chỉ nhìn thấy cặp mắt xanh biếc tròn trĩnh. Tim ông như muốn vữa ra. Những người thân trong phòng tới nắm vai, nắm tay ông khẽ thốt lời cám ơn. Ông và Sarah nói chuyện vui vẻ. Cô bé kể ra những món quà mà cô muốn, không quên nhấn mạnh là năm nay cô rất ngoan. Ông già muốn mọi người quây quần bên ông để cầu nguyện cho Sarah. Ông khẽ hỏi cô bé tin có thiên thần không. Cô bé đáp ngay: “Thưa ông, cháu tin!”. Ông tiếp: “Vậy, ta sẽ cầu nguyện thiên thần luôn ở bên cạnh săn sóc cháu”. Ông đặt tay lên đầu Sarah, nhắm mắt và cầu nguyện. Ông xin Chúa ban ơn và chữa lành bệnh cho đứa cháu bé nhỏ của ông. Khi chấm dứt lời nguyện, ông vẫn nhắm mắt và khẽ cất tiếng hát đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời, kết chữ đồng…Mọi người cất tiếng hát theo, tay trong tay, người nọ nối người kia, mỉm cười với Sarah trong khi nước mắt vẫn tuôn tràn. Sarah nhìn trân tất cả. Chấm dứt bài hát, ông già Noel cầm đôi bàn tay xanh xao yếu ớt của Sarah: “Bây giờ, cháu Sarah, ông nhờ cháu một việc: hãy hứa với ông là cháu sẽ chỉ nghĩ tới việc khỏi dứt bệnh. Ta muốn mùa hè này cháu sẽ chạy chơi với các bạn, và sang năm, cũng vào dịp này, cháu sẽ tới MaAllister Mall để gặp ta!”. Ông biết điều đó thật quá đáng đối với một cô bé đang ở thời kỳ cuối của căn bệnh ung thư máu, nhưng ông vẫn phải nói như vậy. Ông phải cho cô bé món quà lớn nhất, không phải búp bê hay đồ chơi, nhưng là sự hy vọng. Mắt Sarah sáng lên: “Dạ thưa, cháu hứa!”. Ông cúi xuống hôn lên trán cô bé và ra về. Khi gặp lại người thư ký ở ngoài hành lang, hai người không cầm được nước mắt, ôm nhau khóc ròng. Bà và mẹ của Sarah chạy tới cám ơn. Ông già nói trong nước mắt: “Đứa con độc nhất của tôi cũng bằng tuổi Sarah. Đó là điều tối thiểu tôi có thể làm được cho cháu”.

Năm sau, ông lại nhận công việc làm ông già Noel trong sáu tuần lễ cho thương xá cũ. Một bữa, một cô bé tới ngồi trên chân ông, bá vai ông hỏi: “Cháu chào ông, ông có còn nhớ cháu không?”. Ông vỗ về cô bé: “Nhớ chứ, chắc chắn là ông nhớ.” Thực ra, ông đã tiếp tới cả ngàn cháu bé, làm sao ông nhớ được, nhưng ông vẫn phải làm như trên đời ông chỉ biết có một mình nó thôi để nó vui lòng. Cô bé thấy giọng ông có vẻ như không nhớ nên nhắc ông: “Năm ngoái ông tới thăm cháu ở bệnh viện!”. Ông sực nhớ lại ngay, nước mắt tự dưng tuôn ra. Ông ôm đứa bé thật chặt, khẽ nói: “Sarah!”. Quả thực ông không nhận ra cô bé vì tóc cô bé đã dài, chảy mượt mà xuống vai, hai má bé đỏ au, không có nét chi nhắc ông tới cô bé xanh xao trọc lốc ông gặp ở bệnh viện năm trước. Ông đã tận mắt chứng kiến, đã ban ơn lành, đã cầu nguyện cùng cả gia đình để phép lạ này xảy ra. Sarah nay đã hoàn toàn bình phục, hết hẳn bệnh ung thư, khỏe mạnh và yêu đời. Ông nhìn lên trời, khẽ thốt ra: “Cám ơn Cha, đây đúng thật là một lễ Giáng Sinh vui vẻ!”. Đó là Giáng Sinh vui nhất trong đời làm ông già Noel của ông.

Câu chuyện trên không phải là hư cấu. Đó là câu chuyện thật xảy ra vào năm 1997 và 1998 tại Saint John, Canada!

Nhân vật ông già Noel rất được việc. Ông đã mang lại niềm vui và sự tin tưởng vào cuộc đời cho những đứa trẻ. Những ông già Noel hóa thân ngồi trong các khu thương mại là hình ảnh gần gũi. Nhưng, xa hơn, còn một ông già Noel nhân hậu ngụ tại Bắc Cực để các trẻ em tha hồ viết thư mè nheo xin quà. Quà các em xin thường chỉ là bánh kẹo, đồ chơi, những hạnh phúc sờ thấy được của các em. Nhưng còn nhiều em trong nhiều gia đình không hạnh phúc lại xin những thứ khác. Những thứ chúng cần hơn đồ chơi, bánh kẹo. Một em bé Việt Nam, 10 tuổi, viết thư xin: “Con chỉ xin ông cho ba con bỏ tật nghiện rượu để không đánh đập mẹ con nữa. Ngày nào ba con cũng nhậu xỉn về đánh con đau lắm, nhiều lúc con chỉ muốn chết thôi”. Một bé khác xin: “Ông ơi, bố cháu vừa bị tai nạn giao thông nặng lắm mà bà cháu bảo chân của bố cháu không thể đi được nữa. Cháu xin ông hãy hóa phép cho bố cháu khỏi bệnh đi ông”. Tội nghiệp cho một cô bé khác, sống trong một gia đình có bố mẹ bất hòa, đã xin như sau: “Xin Chúa cho ba má con không còn cãi nhau, không phải ra tòa ly dị. Mọi người sẽ không bao giờ bỏ con trong căn nhà không có một chút tình thương nào đó, nơi mà mỗi đứa trẻ xứng đáng để nhận niềm vui này!”.

Mừng Giáng Sinh đúng chỗ không phải ở các thương xá nhộn nhịp người mua sắm, người móc bóp, kẻ thu tiền, rất trần gian, mà phải ở trong nhà Chúa. Nhưng thương xá thì đông nghẹt người mà nhà thờ thì vắng hoe nên niềm vui tràn ra ngoài phố thị nhiều hơn. Cuộc sống ngày nay hình như đã đổi khác. Nhà thờ không phải là nơi người ta nghĩ tới, không những trong các thánh lễ ngày Chủ Nhật mà còn trong những dịp lễ lớn như lễ Giáng Sinh. Luật đòi hỏi người Công giáo phải dự lễ ngày Chủ Nhật. Nếu làm lơ là có tội. Nếu vì lý do chính đáng không dự lễ được phải đọc kinh hoặc làm những việc công đức khác để đền bù. Nếu vậy sao nhà thờ lại vắng tanh vào ngày Chủ Nhật và các ngày lễ buộc phải dự lễ tại nhà thờ? Hỏi tức là trả lời. Tình trạng đáng buồn này mỗi ngày một trầm trọng hơn. Một linh mục công giáo, cha Mathew Vellankal, cha sở giáo xứ The Holy Spirit ở Frement, tiểu bang California, đã suy nghĩ. Ông thấy các cửa tiệm ăn như McDonald’s, Starbucks có cách lôi kéo khách hàng không có thời giờ vào tiệm bằng dịch vụ drive-through. Khách hàng chỉ cần lái xe vào mua đồ tại một ô cửa sổ mà không phải xuống xe, rất nhanh chóng và tiện lợi, nên ông cha chịu chơi này tự hỏi: “Tôi thấy chỗ nào cũng có dịch vụ drive-through mua thức ăn, mua cà phê, vậy thì tại sao không lập ra dịch vụ drive-through gặp Chúa? Không cần phải sửa soạn, không cần phải tính toán thời gian, người ta có thể tìm thấy tình yêu của Chúa trong vòng vài ba phút”.

Ông thử tiến hành dịch vụ lái xe tìm tới Chúa này. Cuối tháng 11 năm nay, một nhóm giáo dân tình nguyện đã cùng cha Mathew đứng ngoài đường trong sân nhà thờ vào giờ tan sở để đón tiếp khách đến với Chúa mà không phải bước ra khỏi xe. Họ dừng xe, cùng cầu nguyện vắn tắt và nhận ơn bình an. Cha Mathew công nhận cách thế này về phẩm không đầy đủ nhưng cha chú trọng tới lượng. Cứ kéo được nhiều người về với khuôn viên nhà thờ là phúc rồi. Kiểu “chiêu hàng” của cha Mathew được nhiều người hưởng ứng. Trên đường từ sở về nhà, họ tạt qua sân nhà thờ, vẫn ngồi yên trong xe, cùng cha cầu nguyện đôi câu ngắn gọn, nhận phép lành, rồi vọt xe đi liền. Ngay trong buổi drive-through gặp Chúa lần đầu tiên, nhiều xe đã xếp hàngchờ tới lượt. Cha Mathew tâm sự: “Dĩ nhiên là cà phê drive-thru hay đồ ăn drive-thru không phải là thứ tốt, nhưng đó là thứ tiện lợi nhất”.

Bà Jacqueline Ramacciotti, một giáo dân cho biết: “Tôi nghĩ thật là tốt. Dĩ nhiên rất tiện lợi!”. Một giáo dân khác trong hàng xe vào giáo đường đã phát biểu: “Đây là kiểu thế giới mà chúng ta đang sống!”. Cha Mathew thổ lộ: “Không phải ai cũng có thể bỏ ra một tiếng đồng hồ để tham dự thánh lễ, vậy nên bỏ chút thời giờ để cầu nguyện với người khác, theo tôi nghĩ, là một việc khả dĩ họ làm được”.

Dọn nhà thờ ra ngoài sân có là ý nghĩ táo bạo không? Cha Mathew bảo là không. Giáo Hoàng Francis hiện nay là một người cấp tiến. Ngài đã hô hào các vị linh mục hãy mạnh dạn ra khỏi khu trú ẩn để với tay tới những người đã bị bỏ quên. Bước đi ngoạn mục của cha Mathew Vellankal có thể được coi là đi theo cùng hướng đó.

Giữa không gian bao la ngoài trời, người ta như cảm thấy gần đấng Tối Cao hơn. Trong tôi vẫn còn đó hình ảnh các em sinh viên hào hứng caroling ngoài đường phố Montreal giá lạnh trong mùa Giáng Sinh. Nhìn những đám khói tuôn ra cùng với những tiếng hát thanh thoát, tôi như thấy được tinh thần của lễ Giáng Sinh: ấm áp và chân tình. Sự ấm áp và chân tình mà tôi đã từng cảm thấy khi cầm cây đèn cầy đứng giữa khuôn viên trường Đại học trong một đêm tối trời để hát một cách say sưa trong không gian lồng lộng. Tiếng hát như bay bổng lên trời cao. Joy to the world, the Lord is come…Hát cho người. Hát cho mình. Cho sự an bình của tất cả chúng sinh trong đêm thánh.

12/2014

Website: www.songthao.com


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 514)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 760)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 620)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 828)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 766)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 644)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 795)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 1000)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 834)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1320)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17056)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12265)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9177)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8349)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19184)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22913)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,