CHÂN TÍNH HẢI - Vòng Sân Cát, 1

19 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6798)
CHÂN TÍNH HẢI - Vòng Sân Cát, 1

Sau ngày trường bị đánh bom, tôi và bạn bè suýt chết, trường phải dời thật xa vào vùng rừng núi và học sinh đi học ban đêm. Tôi và bạn bè đi bộ bốn năm cây số. Hằng ngày sau bửa cơm chiều là rũ nhau đi học. Ngoài cặp sách vở mỗi đứa phải mang một cây đèn dầu hỏa. Đèn hình khối vuông vức, bốn mặt gương có quai xách. Nhóm bạn bè tôi gồm ba đứa; Hoa đứa cháu gái gọi tôi bằng cậu - tuy gọi bằng cậu nhưng bằng tuổi nhau - Thanh Chiêm, lớn hơn tôi chừng vài tuổi và tôi. Có khi toán học trò có đến bốn năm đứa nhưng nhà trường không cho đi đông hơn sợ giữa đường đến trường gặp máy bay thì khó trốn vào lùm cây kịp. Khổ vậy đó. Nhưng tuổi trẻ ham vui, nhiều sinh lực, hiếu động nên quên hết cái khổ. Trước khi Hoa vào nhập bọn nhóm chỉ có Thanh Chiêm và tôi cùng một người bạn gái nữa. Thanh Chiêm làm bạn với Hoa nhanh hơn vì là con gái với nhau. Từ đó Thanh Chiêm gần gũi Hoa. Còn tôi bị ra rìa, đi theo như thằng con trai hộ tống. Tôi thì thấy tự nhiên hơn. Ba đứa gần gũi nhau cũng có hơn ba năm học. Trong hoàn cảnh đi học đêm ở chốn đồng quê chung quanh toàn là dân làm ruộng làm rẫy cho nên ba đứa tự đặt danh là Ba Đứa Mình Hê. Có nghĩa là ba đứa mình thôi nghe. Thanh Chiêm lớn tuổi hơn có vẽ là bà chị, nhưng cô ta lại không muốn làm vai chị. Bản tính lại hơi mít ướt; vui cũng khóc mà buồn cũng khóc. Thanh Chiêm cao dong dõng so với tuổi thì cao hơn cái tuổi đang có. Dáng đi như mèo, uyển chuyển, bước đi hai bàn chân như muốn chạm nhau. Lớp học ban đêm tuy ít sợ máy bay đến thình lình nhưng cũng có xãy ra một vài trường hợp hết hồn. Mỗi lần có tiếng máy bay đến cả lớp phải thổi phụt tất cả ngọn đèn trên bàn, lớp học tối đen. Khi tiếng động cơ đi xa hẳn mới dám thắp lên trở lại. Có một lần trên đường về ba đứa đang đi chợt nghe tiếng máy bay đến và đến rất nhanh. Không còn đủ thì giờ chạy vào lùm cây đành ngồi tụm lại ngay trên đường đi. Rất xui là hôm đó chiếc máy bay bắn ra một loạt trái sáng làm bầu trời sáng như ban ngày. Ba đứa chỉ còn biết ôm chặt vào nhau thành một đống tròn để người trên máy bay không nhận ra là dáng nguời. Ba đứa như nín thở, những con mắt hoảng sợ nhìn nhau dưới ánh bập bùng của trái sáng. Chờ đến khi các ngọn trái sáng tắt hết cả ba ù té chạy một mạch về nhà.

 Thanh Chiêm và Hoa càng khắn khít càng gần gũi có khi tối tối ở lại nhà của nhau để ngủ. Hoa và tôi ở cùng nhà để hai cậu cháu dìu nhau học hành và đi học cho tiện. Tôi hơi dài giòng kể chuyện Thanh Chiêm để về sau này sẽ biết Thanh Chiêm có vẽ lạ lùng, yểu điệu, mít ướt, ưa săn sóc Hoa và tôi như bà chị săn sóc em.

 Thanh Chiêm ở với mẹ. Tôi không thấy ai ngoài hai mẹ con ở trong một căn nhà nhỏ lợp tranh nhưng bên trong rất sạch và ngăn nắp. Giữa nhà có một cái bàn thờ nhỏ không biết thờ ai vì không có di ảnh, chỉ thấy một bát nhang hai cây nến. Trên bàn thờ có mấy cuốn sách củ, có cuốn tiếng Việt còn vài cuốn tiếng Pháp. Mẹ Thanh Chiêm rất nhỏ nhẹ, luôn mĩm cười mỗi lần tôi đến chơi. Lúc nào cũng được cho ăn hoặc là khoai lang hoặc củ sắn hay xôi chè...Ở giữa chốn đồng quê mẹ con Thanh chiêm toát ra một vẽ khác thường khó hòa hợp từ tính tình đến con người. Mẹ Thanh Chiêm phải nói là đài các trong một hoàn cảnh quê mùa. Mỗi lần mẹ Thanh Chiêm gặp má tôi hay các chị tôi thì như tâm đầu ý hiệp, nói chuyện rất dài, toàn chuyện đời xưa của hai gia đình trước chiến tranh.

 Một hôm tôi và Hoa đến tìm Thanh Chiêm ở nhà không gặp chỉ có mẹ ra đón ở cửa. Đang đứng chờ chợt nghe tiếng còi. Hai đứa nhìn ra thấy Thanh Chiêm đi về trên đầu đội một cái mũ giống như cái vương miệng đan bằng lá dừa. Chung quanh người cũng toàn là lá dừa đan lại thành chiếc xà rông, bàn chân không guốc dép. Vừa đi vừa thổi còi làm bằng lá dừa vấn lại rất chi là thích thú. Đó là một trong những trò chơi trang sức của Thanh Chiêm. Có lần Thanh Chiêm nói sau này sẽ học may quần áo. Thanh Chiêm nói mình thích mặc quần áo tự mình may mới đẹp. Trong lớp học giờ thủ công vẽ vời Thanh Chiêm luôn luôn chiếm giải nhất. Có những bức vẽ bằng bút chì hình những cô gái rất mềm mại duyên dáng. Đặc biệt là hình cô gái nào Thanh Chiêm vẽ cũng có đôi mắt giống mắt mình.

 Ba Đứa Mình Hê ở gần nhau học chung nhau một trường trong một hoàn cảnh thật khác thường suốt trong ba năm. Một đêm đó ba đứa đi học về trông thấy mẹ Thanh Chiêm đang ngồi nói chuyện với mẹ tôi và chờ đón Thanh Chiêm về. Nhưng bửa nói chuyện đó có cái gì hơi khác. Đến khi mẹ con Thanh Chiêm ra về tôi hỏi mẹ tôi thì được biết mẹ Thanh Chiêm quyết định trở về thành phố. Tôi và Hoa chùng xuống buồn ngay tức khắc, muốn chạy theo hai mẹ con Thanh Chiêm để năn nĩ đừng bỏ đi. Con nít có khác. Những ngày kế tiếp ba đứa vẫn tiếp tục đi học nhưng con đường đến trường như rất xa lạ rất buồn vì Thanh Chiêm sẽ không còn đi học với mình nữa. Thanh Chiêm cũng buồn và bản tính mít ướt càng lộ ra nhiều. Tôi con trai thì khác nhưng cũng buồn bên trong thật nhiều 

 Chuyện gia đình mẹ con Thanh Chiêm chuẩn bị về thành phố cũng kéo dài cả tháng mà không thấy gì. Đêm đêm ba đứa cũng vẫn đi học như không có chuyện gì xãy ra nữa. Lâu dần rồi quên luôn. Nhưng một hôm trong nhà Thanh Chiêm có nhiều người lạ, toàn là đàn ông, hình như họ từ xa đến vì lạ mặt lắm, người nào cũng mặc đồ bộ đội. Tôi tò mò núp sau lùm cây xem xét một lúc thì họ rời nhà, trên mỗi người đều mang ba lô căng đầy đồ đạt bên trong. Tôi nghĩ ngay mẹ Thanh Chiêm đã cho người mang đồ đoàn đi trước. Thanh Chiêm vẫn như vô tư không hay biết hoặc không chú ý gì chuyện người lớn. Chiều hôm sau, hình như là ngày Chủ Nhật vì tối đó ba đứa không đi học. Hoa và tôi qua nhà Thanh Chiêm, thấy cô ta đang vẽ gì trên giấy, thấy hai đứa cô ta vội nhét vào tập vở học trò rồi đứng dậy kéo nhau ra sân chơi. Ba đứa gặp nhau như thường tình, chuyện trò vớ vẩn thôi. Thanh Chiêm dùng bàn chân vẽ một vòng tròn giữa sân. Sân đất cát cho nên cái vòng tròn hiện rõ ràng. Thanh Chiêm bảo Hoa và tôi cùng vào đứng trong vòng tròn đó, bắt nhắm mắt lại. Tôi làm theo, nhắm mắt. Thình lình một cái tát vào má tôi thật mạnh, tiếng bàn tay chạm vào má làm cho Hoa sững sốt mở mắt nhìn tôi rồi nhìn Thanh Chiêm mà không biết chuyện gì xãy ra. Còn tôi đau đến tận óc, hai mắt đỗ đom đóm, cũng trợn mắt ngạc nhiên nhìn Thanh Chiêm rồi nhìn Hoa không biết ai đã tát tai mình. Không lâu lắm tôi nhận biết là Thanh Chiêm; mặt cô ta đỏ bừng, hai mắt mít ướt cũng đỏ và nước mắt bắt đầu chảy xuống hai đường dài trên hai má đỏ ửng. Cô ta nhìn tôi trừng trừng: "đồ cù lần". Tôi không biết ất giáp gì nữa, chỉ ôm má mình mà nhìn hết người này đến người khác. Ba đứa vẫn còn đang đứng trong cái vòng tròn Thanh Chiêm vẽ. Thanh Chiêm lấy chân xóa cái vòng đi rồi vùng vằng chạy vào nhà vừa khóc lên thật to. Mẹ Thanh Chiêm hình như cũng thấy được những gì đã và đang xãy ra ngoài sân, bà chạy ra nắm tay Thanh Chiêm kéo vào trong nhà rồi vội vàng trở ra sân ôm đầu tôi vào lòng và tha thiết nói tôi tha thứ cho con. Thật lâu đến khi trời tối hẳn mà vẫn không thấy Thanh Chiêm trở ra mẹ Thanh Chiêm dắt tôi và Hoa vào phòng thì ra cô ta khóc cho đả lăng ra ngủ quên luôn. Tôi và Hoa ra về trong lòng hai đứa thắc mắc. Chuyện trẻ con cũng vô tư và mau quên. Thanh Chiêm không hề xin lỗi tôi và tôi cũng chẳng nề hà gì. Thấy Thanh Chiêm vui vẽ trở lại và "Ba đứa mình hê" vẫn còn tồn tại cho đến một hôm hai mẹ con Thanh Chiêm thật sự ra đi. Bà ôm hôn hai đứa trong lúc Thanh Chiêm nhìn đi nơi khác hai mắt mít ướt chực trào ra. 

 Kế hoạch bỏ thành phố chịu cực khổ về vùng núi mong có ngày đoàn tụ đã thành công cho gia đình mẹ con Thanh Chiêm và gia đình tôi. Một hôm nhà mẹ Thanh Chiêm có nhiều người đàn ông lạ mặc đồ bộ đội. Trong số đó có cha của Thanh Chiêm. Cha Thanh Chiêm rời gia đình khi Thanh Chiêm vài tuổi cho nên khi gặp lại Thanh Chiêm không biết cha mình. Chỉ có mẹ Thanh Chiêm âm thầm mừng không dám lộ vì họ còn chuẩn bị một chuyến đi bí mật khác là bỏ vùng cộng sản kiểm soát để về lại thành phố.

 Có một chút ý niệm về đời sống trong gia đình người Việt bị phân chia, biệt ly, khổ đau ra làm sao trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp. Tôi không cho tất cả gia đình nào cũng vậy, nhưng phần lớn nhất là những gia đình có người thân tình nguyện bỏ học bỏ việc làm với Pháp để vào chiến khu chống Pháp. Và sau đó bộ mặt cộng sản lộ ra họ thất vọng tìm cách rời bỏ cộng sản. Chuyện gia đình nhưng trôi nỗi theo vận nước là vậy. 

 Tuổi chớm mơ? Khi tôi đến tuổi chớm mơ, tuổi của mười lăm, mười sáu Thanh Chiêm dã rời tôi và Hoa. Ai cũng có tuổi này, tuổi của ngọt ngào của run run trước mọi cảm xúc thình lình leng léng vào tâm tư mình lúc nào không biết. Chợt một sáng thức dậy tôi không nói được tiếng nào. Gọi Hoa thức dậy không lên tiếng được. Tôi thử ho lên một tiếng vì tưởng mình mới ngủ dậy. Chợt tôi nghe trong cổ mình có âm thanh rất lạ, có tiếng ồ ồ. Tôi vọt dậy khỏi giường ra đứng ngoài sân cố nói vài tiếng, giọng lạ quá, không phải giọng mình. Tôi thử huýt sáo miệng, hằng ngày tôi huýt sáo vang trời những bài hát, bây giờ không phát ra được tiếng nào nữa. Hoảng hốt tôi chạy vào nhà đập cô bé Hoa thức dậy để nói cho biết mình bịnh không nói được, tối nay chắc không đi học. Chị tôi từ phòng trong bước ra vì nghe tiếng nói nặng của tôi và chị cười rất tươi có chút hóm hỉnh tôi bễ tiếng rồi. Sáng hôm đó tôi ít nói có chút bẽng lẽng của thằng con trai bễ tiếng. Triệu chứng đầu tiên của một cậu con trai tuổi Chớm Mơ, mà người ta gọi là dậy thì. Lúc đó tôi không hiểu dậy thì là gì chỉ biết mình đang lớn hơn hôm qua và sắp sữa thành thanh niên chứ không còn được người lớn gọi là thiếu niên. Vài tuần sau tôi cũng như mọi người trong nhà quen tiếng của, tôi huýt sáo trở lại được. Rồi cũng không thấy gì xãy ra trong người mình hết. Khoảng thời gian này nhóm Ba Đứa Mình Hê bị rời đàn cũng gần nửa năm. Trong nửa năm không có Thanh Chiêm làm hai đứa chỉ buồn đâu chừng vài tháng đầu sau đó quen đi và quên đi lúc nào không nhớ. Chợt một bữa nọ thức dậy thấy ngoài sân cát có một cái vòng tròn không biết đứa trẻ hàng xóm nào vô tình vẽ. Trẻ hàng xóm nhà tôi thì đông, tụi nó hàng ngày kéo đến chơi vì nhà có nhiều bóng mát trong vườn. Cái vòng tròn vô tình vẽ vụng về không tròn như cái vòng của Thanh Chiêm nhưng nó đánh động đến tôi làm tôi nhớ Thanh Chiêm. Nhớ thôi chứ không phải tiếc nhớ. Nhưng tôi cũng có nghĩ những ngày trước sau khi vắng Thanh Chiêm cái nhớ nó khác bây giờ nhiều. Hai má mình tự nhiên bừng bừng. Nhớ cái tát của Thanh Chiêm rồi ngồi nhìn cái vòng hôm nay và phân tích lại những gì đã xãy ra năm trước. Thanh Chiêm sau khi vẽ cái vòng bắt ba đứa vào đứng bên trong, bắt nhắm mắt, cái tát nẫy lữa, cặp mắt mít ướt chực khóc, hai má đỏ ửng, cái vòng bị xóa..và sau cùng là đồ cù lần. "Đồ cù lần" là cử chỉ sau cùng của Thanh Chiêm, nghĩa là những cử chỉ dấu hiệu trước Thanh Chiêm biểu lộ tôi không biết gì hết và đến lúc Thanh Chiêm hết chịu nỗi mới mắng tôi như vậy. Thì ra tuổi chớm mơ cũng cho mình biết suy luận theo tấm lòng rạo rực. Từ đó, nghĩa là từ sau cái giai đoạn bễ tiếng tôi nghĩ về Thanh Chiêm và nhận xét sự chịu đựng của Thanh Chiêm đối với cái cù lần của tôi rất lớn và Thanh Chiêm rất có lý được mắng tôi. Đó là một trong những tâm trạng thầm kín nhất của tôi. Rồi cũng vì tôi đã rơi vào cái tuổi chớm mơ cho nên tất cả những gì đã xãy ra trong ba năm của nhóm Ba Đứa Mình Hê trở về từng trang một để tôi đọc lại. Tôi thấy lại được những cử chỉ của Thanh Chiêm, và thỉnh thoảng trong những cử chỉ có những nét khác thường. Có lẽ tuổi Chớm Mơ cũng hơi hồ đồ cho những diễn nghĩa của tôi.

 Từ đó tôi cảm thấy mình chững chạt hơn, "người lớn" hơn, hay e ngại, thẹn thùng, ý tứ. làm dáng. Nhưng tuổi trẻ vẫn còn, sự vô tư vẫn còn, mọi chuyện dễ quên mà cũng dễ nhớ lại. Mà mỗi khi nhớ lại thấy vui hơn bởi vì giữa tôi và Thanh Chiêm là hai tờ giấy trắng. 

 Có những cái biến chuyễn rất tỷ mỷ tự nhiên nó đến trong mình mà mình không cần nhắc nó, không cố gắng gợi trở lại. Suốt ba năm Ba Đứa Mình Hê ngày ngày cặp sách đến lớp, đêm đêm đi về có nhau như giòng nước chảy không hề để lại vết tích. Vậy mà khi có chuyển biến trong tâm tự nhiên mình thấy lại những kỷ niệm tầm thường bằng một cái nhói tận bên trong. Trong cặp vở của ba đứa rất nhiều cái nho nhỏ như một vài chữ viết của tôi sai chính tả, Thanh Chiêm mượn về chép bài vì có đêm không đi học, cô ta sữa chỗ này một chữ nơi kia vài chữ, dấu hỏi dấu ngã, chử có g không g.... Bây giờ nhìn lại cả một vùng kỷ niệm. Tự nhiên đến vậy thôi, tôi không hề lục lọi tìm kiếm. Những trò chơi ngày xưa như đi trốn đi tìm, có khi hai đứa trốn chung một góc tối. Chơi kéo dây luôn luôn ba đứa ở một phe đứng gần nhau nắm dây. Lúc bị thua hay thắng đều bị ngã chồng lên nhau..thật vô tư.

Bây giờ nghĩ lại không dám nghĩ lâu và có khi kỷ niệm về mình lại muốn lặp lại. 

Chân Tính Hải

(trong Vòng Sân Cát)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6482)
Tôi ngạc nhiên khi thấy một thầy tu đang đứng nói chuyện với cô y tá trước cổng bệnh viện.
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7626)
Số nầy mình lại thiếu bài đấy, ông ơi! Ông coi có chi lấp vô đó không?
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6036)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại
18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6826)
Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn.
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6846)
Loài Hải Hạc vẫn tiếp tục sinh sôi trên những đụn cát nóng bỏng chết chóc
14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7898)
Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp
11 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7285)
Nước Hoa Kỳ, ở tiểu bang California tập trung người Việt tị nạn đông đảo nhất, xây lên một thành phố buôn bán sầm uất được người Mỹ đặt tên là Little Saigon
03 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7685)
Đêm đêm chị lại bật dậy trong phòng bệnh và đứng dậy thuyết trình giống như bị thôi miên.
25 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7376)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
21 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6046)
Con Lài vẫn lầm lủi bước đi, nghe câu nói đó là nó chảy nước mắt, nó quyết định đi về hướng bệnh viện Từ Dũ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8383)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22507)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14046)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19219)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8853)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24543)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31993)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,