CAO THỊ HOÀNG - Bãi chầu, con cá quê tôi!

12 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7715)
CAO THỊ HOÀNG - Bãi chầu, con cá quê tôi!

 

1.

Thằng Hai lội bì bõm trên cánh đồng năng lấp sấp nước mưa.

- Hai, phụ tui bắt cá Bãi Chầu, quá tí nè! (1)

Tiếng con Năm gọi giựt ngược. Thằng Hai nói như phân công:

- Bậu chận rổ, tui giậm cỏ.

Bầy Bãi Chầu yếu bóng vía núp lùm giề cỏ; nghe động, a tầm phù cắm đầu cắm cổ chạy vào rổ, con Năm xúc lên nặng tay.

Mỗi lần xách thùng thiếc lên gò chia cá, bao giờ thằng Hai cũng nhường phần nhiều cho con Năm. Cứ mỗi lần như vậy, hai đứa sinh ra cự cãi. Con Năm nói: Cực đồng, chia đủ! Thằng Hai bảo: Nhà bậu đông anh em, tui chỉ có má; ăn miết rồi cũng ngán! Sợ con Năm cứng đầu không nghe, thằng Hai hâm: Bậu không lấy, mai mốt tui hổng thèm đi bắt cá Bãi Chầu nữa. Con Năm riu ríu mần theo lời thằng Hai. Xóm xa, chiều vắng; hai đứa cùng hát nghêu ngao trên đường về, không biết vì vui hay sợ ma?

Má thường nhắc thằng Hai:

- Mầy lớn chòng ngòng rồi đó, con Năm đương trổ mả.Tụi bây gần gũi có chừng mực, kẻo chòm xóm dị nghị.

Rồi bà rầy rà:

- Nó hơn mầy hai tuổi. Từ rày, mầy kêu bằng chị, không có bậu bịu gì nữa.

Nắng tháng giêng giăng sao trên đồng, hai đứa rũ nhau quảy thùng đi bắt cá cạn. Lúc ngồi nghỉ trưa dưới bóng trâm bầu, thằng Hai học lại chuyện má nó nói với nó cho con Năm nghe. Mặt con Năm bí xị như bị đứt quai. Thằng Hai tức mình cái miệng mình nhiều chuyện. Hồi lâu, con Năm lấy vạt áo lau mồ hôi trán, thuận tay đập vai thằng Hai.

- Bậu mà kêu tui bằng chị, nghỉ chơi luôn!

Con Năm nói chắc như đinh đóng cột. Thằng Hai mừng rơn trong bụng.

 

2.

Nhà con Năm đám giỗ. Chiều tiên thường (2), thằng Hai qua phụ nấu nước châm trà.

Chú Sáu vừa hỏi cắc cớ, vừa trắc nghiệm thằng Hai:

- Qua nghe nói chú mầy là tay sát cá Bã Trầu. Vậy, chú mầy có biết vì sao gọi cá Bã Trầu?

Thằng Hai đứng ngớ người. Hồi giờ, nó có nghe cá Bã Trầu đâu? Chỉ biết cá Bãi Chầu là Bãi Chầu. Bà con gọi, nó gọi theo. Thấy thằng nhỏ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, tía con Năm nhảy đại vào giải vây.

- Chú Sáu mầy hỏi nghiệt, nó nhỏ mần sao biết. Sự đời nhiều thứ cứ nói rập khuôn, cứ mần theo thói quen; hễ khác là trật. Ai hưỡn đâu tầm nguyên để hiểu thấu đáo? Chú Sáu cười khà khà! Vỗ đít thằng Hai.

- Chú mầy có đồng minh rồi đó nha!

Chú Sáu gốc gác miền Trung, ông bà đời trước bỏ xứ vô Nam khẩn hoang lập nghiệp. Chú cải họ đổi tên, sống lang bạt kỳ hồ và cuối cùng, dừng chưn cưới vợ ở cái xóm gò Bắc Chiên heo hút nầy. Chú kết nghĩa đệ huynh với tía con Năm, ngay trong đêm bán sống bán chết đánh trả đảng cướp Mười Kỳ (3)

Thấy chú Sáu đương cười, bỗng thừ người với nét mặt đăm chiêu; tía con Năm ngại lời mình nói phật lòng thằng em kết nghĩa.

- Bỏ đi chú! Hai, mầy xuống bếp coi nước sôi chưa?

Thằng Hai dọm quay lưng, chú Sáu giựt mình vói tay nắm kéo lại.

- Qua hỏi, chú mầy bí thì, qua có bổn phận trả lời.

Nói xong, chú cười khà khà! Châm thuốc hút.

- Hồi má qua còn sống, dắt qua một lần về thăm xứ Quảng. Bây giờ, trong kí ức qua chỉ còn nhớ mù mờ và có thể quên nhiều thứ, nhưng có một thứ qua không thể quên: Bánh canh cá Bã Trầu!

Tía con Năm rót rượu mời chú Sáu, khích lệ:

- Già đời, anh mới nghe cá Bã Trầu nấu bánh canh. Chú Sáu nó, nói nghe chơi!

Thằng Hai dựa cột, lắng nghe chuyện lạ. Chú Sáu hớp ngụm rượu, nói tiếp:

- Cá Bã Trầu ngoài đó khác hoàn toàn cá Bãi Chầu trong nầy. Nó bự con, da nhám, thịt dai, mùi tanh ít, đôi mắt to lồ lộ và toàn thân màu hồng nhạt. Nó tự do vẫy vùng sóng nước đại dương, không giam mình nơi ao hồ đìa bào tù túng.

Hình như thằng Hai chạm tự ái khi nghe chú Sáu so sánh cá Bãi Chầu trong nầy ngoài đó.

- Nó sống tự do vẫy vùng, sao dễ bị người bắt ăn thịt, hở chú?

- Càng sống tự do vẫy vùng, thịt càng thơm ngon. Thịt càng thơm ngon, càng khiêu khích và kích thích lòng tham cùng sự háo ăn vô độ của con người. Đó là cửa chết của cá Bã Trầu biển.

Chú Sáu rót thêm rượu vào ly, mắt mơ màng.

- Trời se sắt lạnh, miệng húp xì húp xụp, vừa thổi vừa ăn bánh canh bột gạo nấu cá Bã Trầu, chắm nước mắm nguyên chất với tiêu tỏi ớt...nó đã quá chừng chừng. Hỏi rằng, hồ dễ mấy ai quên?

Chú nói bằng lời tâm sự:

- Trên đường trở lại vô Nam, qua thắc mắc hỏi má: Sao gọi cá Bã Trầu? Má bảo: Thấy mặt đặt tên! Thấy thân nó màu hồng giống bã trầu thì, thiên hạ đặt tên nó cá Bã Trầu (?).Có câu vè, rằng: Đỏ màu, bó xác là cá Bã Trầu!

Rồi má qua chép miệng: Món ăn đôi lúc làm mình nhớ người, nhớ xứ!

 

3.

Sau chiều tiên thường đó, đầu thằng Hai não động. Nó nhận ra cái xóm nó sinh sống nằm thoi loi, heo hút, giữa đồng Tháp Mười mà trước nay nó chưa hề để ý! Mùa nước đi tay (4), mùa khô đi chưn; đi miết thành lối mòn và lối mòn tạo ra con đường; dù có bao mùa nước nổi, nước cũng không thể xóa con đường. Một hôm ngồi sàng gạo lượm thóc, thằng Hai mang chuyện cá Bã Trầu của chú Sáu nói, kể má nghe.

Bà im lặng. Hồi lâu, bà nói như nói với ai, chớ chẳng phải nói với con.

- Tự do, có trăm đường tự do. Vẫy vùng, có trăm thứ vẫy vùng. Cá Bã Trầu biển, sống tự do vẫy vùng sóng nước đại dương tưởng rằng ngon cơm. Ngờ đâu sự tự do vẫy vùng đó, cốt thân mau lớn, thịt dai, thơm tho, làm mồi ngon cho cái bao tử người không đáy. Ngẫm nghĩ bao tử người không đáy thật: Hàm nhai, miệng nuốt, bao tử chứa, hậu môn bài tiết...có vô có ra, có ăn có ỉa...tuần hoàn đều rân vậy, trời chịu không thấu, huống chi cá Bã Trầu? Thêm cái lưỡi không xương tung hê cá Bã Trầu đặc sản Miền Trung... Trời lo xa, gọi cá Bã Trầu; ý nói nó thứ đồ dơ như cái bã trầu, còn không bảo vệ được; lọ là danh thơm tiếng tốt!

Chợt bà sực nhớ đang trò chuyện với con, nói vậy mần sao nó hiểu. Bà đắn đo và tự hỏi, đã đến lúc nói cho con hiểu chưa? Không khéo, bà có thể mất con. Từ lâu, bà cố sống thích nghi như người đàn bà góa bụa chân quê, giấu tông tích giữ thân.

- Cá Bã Trầu ngoài đó rõ ràng, cá Bãi Chầu trong mình kẻ gọi Bã Trầu, người gọi Bãi Chầu; tùm lum tùm la, chẳng biết đâu mà lần!

Thằng Hai đổ nia gạo vào thúng, than phiền tên gọi cá Bãi Chầu với má.

Nhìn con, bà nhớ người bạn đời đã cùng bà tạo ra nó. Khi con vừa tượng hình trong bụng mẹ, thì người bạn đời khuất núi.

- Cá Bã Trầu ngoài đó trong nầy; khác giống, khác nòi, khác hình vóc; đôi khi người ta gọi trùng tên. Sự trùng tên, lắm lúc làm người ta lầm tưởng, chớ không thay được sự thực. Trong nầy, suy cho cùng cũng từ ngoài đó mà ra. Bỏ nơi chôn nhau cắt rún, đến vùng đất mới không đơn giản và không dễ dàng gì, cả một chiều dài biến động thân xác và tâm hồn. Con cá Bãi Chầu nước ngọt nhỏ con bằng ngón tay út, họa hoằng mới lớn bằng ngón tay trỏ; màu xanh nhạt, cá trống nhiều vảy và sặc sỡ hơn cá mái, hai bên hông kéo hàng sọc dưa, đuôi điểm vài chấm hồng duyên dáng, xương mềm, thịt ngọt, mang hương vị hạc nội mây ngàn. Hình thù nó không giống cái bã trầu như con cá Bã Trầu biển, thì sao gọi nó cá Bã Trầu?

Ngưng tay sàng gạo, bà nói:

- Bãi Chầu thuộc loại cá hũng hĩnh; kẻ bề trên, người giàu có, chã thèm há miệng nuốt. Nhờ vậy, nó còn tồn tại đặc đồng đặc ruộng so với cá Bã Trầu biển, ngày một thưa dần dù biển rộng mênh mông.

Bà ngó ra rạch.

- Cá ở ruộng cá non, cá ở rạch cá già!

Lần đầu, thằng Hai nghe má nó nói nhiều, lời lẽ bóng gió; có cái nó hiểu, có cái không. Má nó sải hột gạo tưng lên, nương gió thổi bụi trấu rơi xuống đất, sạch gạo; nhẹ hững và hiệu quả. Nó ngộ ra, cuộc sống cần nương sức hơn ỷ sức.

Bà nói dong dong dài dài, nhằm câu giờ để suy tính cách nói sao cho con hiểu, cá Bã Trầu nước ngọt mà một số người từng gọi, chính là hồn cá Bãi Chầu đất Phương Nam, mang tiếng kêu bi tráng của đỉnh cao quang vinh và hố thẩm điêu tàn trong một triều đại chói lọi.

 

4.

Giờ thì, thằng Hai hiểu gốc tích cá Bãi Chầu. Hiểu tía nó và chú Sáu là đôi bạn tâm giao, theo gia đình bôn tẩu vào Nam sau khi triều đại Tây Sơn cuối cùng ở Phú Xuân bãi chầu! Đúng như má nó nói: Gặp minh quân phò tá, cần duyên không cần cố gắng. Tìm minh quân tiếp tục phò tá, cần cố gắng không cần duyên! Trên đường lên Thất Sơn cố gắng tìm hậu duệ nhà Tây Sơn, tía bị giết ở Cao Lãnh.

Bãi Chầu khác rã chầu. Vì khác rã chầu, nên cá Bãi Chầu đời nầy sang đời khác nhả bọt làm tổ đẻ trứng, lớn lên nuôi người thất cơ lỡ vận nơi thôn cùng xóm vắng. Thằng Hai, con Năm, vẫn bổn cũ soạn lại bắt cá Bãi Chầu, nhưng bây giờ hai đứa bắt với tâm trạng thương thân con cá; thương cái buổi tàn xuân, gánh hát bội cúng Kỳ Yên nhốn nháo bãi chầu!

Trưa nắng, cá giạt vào mé đìa núp cỏ tránh nóng. Con Năm bàn với thằng Hai lội xuống đìa quậy nước, cá lóc hoảng chúi bùn, theo dấu mò bắt. Nói là làm, nó nhảy đùng xuống đìa, buộc thằng Hai nhảy theo. Hai đứa thụt sình, đùa giỡn nước bất kể đĩa đánh hơi người, từ bờ bơi ra lớp ngớp. Sợi lạt dừa khô cột túm ống quần con Năm gặp nước nở dây vuột mối; đĩa mén đeo theo ống quần lần vào.

Đang cười tát nước, Con Năm nín đột ngột, mặt xanh như tàu lá, đau đớn. Thằng Hai điếng người, bơi gấp lại con Năm. Đĩa trâu bấu nhun nhút vành tai, cần cổ hai đứa. Thằng Hai bồng con Năm lên bờ.

Nắng nóng hừng hực mà con Năm lạnh xương sống. Bởi, đĩa mén chui vào chỗ kín của nó. Thằng Hai khờ khạo chẳng biết gì, loay quay như gà mắc tóc. Con Năm cắn răng chịu đau, nhớ má dặn: Khi đĩa mén chui vô chỗ đó - đĩa trâu bự, khó chui - Nếu gần, chạy riết về nhà, ngâm vào thau nước ấm, từ từ nó sẽ bò ra. Nếu xa, gấp rút nhờ đứa bạn gái thân, úp miệng vào chỗ đó hà hơi ấm, nó sẽ theo hơi ấm quay trở ra.

Nghiệt nỗi, đường về nhà xa ngút tầm mắt; bạn gái chẳng có ai. Giữa đồng không mông quạnh, chỉ mình với bậu Hai. Con Năm khóc! Thằng Hai ngồi chòm hỏm bên cạnh con Năm, nan nỉ để nó cõng về. Con Năm bực mình:

- Cõng...cõng cái gì mà cõng? Tui chết bây giờ nè! Má ơi, đau quá!

Thằng Hai thấy con Năm khóc, nó khóc theo:

- Đừng chết bậu ơi! Bậu chết, tui sống mần sao?

Nó quyệt nước mắt, ngồi bẹp xuống đất, lạy như tế sao; miệng vái Ông Địa cho bậu hết đau, nó cúng nãi chuối. Thấy bộ dạng thằng Hai, con Năm mắc cười và cười trào nước mắt. Thằng Hai tưởng con Năm hết đau, nó nhảy cà cững: Địa linh! địa linh thiệt!.

Con Năm nghĩ hết đường. Mần nhanh nếu chậm, đĩa mén chui càng sâu thì vô phương cứu chữa. Vượt qua ngại ngùng, mắc cở ban đầu; con Năm mạnh dạn cậy nhờ thằng Hai. Nghe con Năm nói, thằng Hai mặt đỏ như trái gấc, tay chưn run khan...Con Năm hối thúc, nó lật con Năm nằm ngửa, lần cỡi gút vận quần trật lên trật xuống...Chờ nóng ruột, con Năm cằn nhằn và tự tuột quần cái rột!

Áng chừng một phần năm canh giờ, thằng Hai rút cái miệng ra khỏi chỗ đó, hai con đĩa mén no máu dính môi tòn teng.

Đường về, hai đứa cùng hát nghêu ngao trong nắng chiều mênh mông!

 

5.

Trải manh đệm, má thằng Hai rót rượu mời chú Sáu và thưa chuyện:

- Chẳng giấu gì chú, ỷ chổ thân tình, tui cậy nhờ chú mai mối cho thằng nhỏ. Tui...

Chú Sáu cắt ngang, cướp lời:

- Xin chị! Tui không dám nhận lễ. Mình như những cánh chim lạc loài đất phương Nam, mai danh ẩn tích để sống trước sự báo thù khốc liệt của Gia Long. Việc cần tui giúp, việc phải tui mần.

Má thằng Hai bộc bạch với chú Sáu nỗi lo âu, lấn cấn về thân thế và sự môn đăng hộ đối.

- Sui gia cốt ở thiệt lòng, giấu giếm đâu phải sui gia! Nói thiệt, khác nào lạy ông, tui ở bụi nầy! Chết chắc!

Chú Sáu se thuốc hút, cầm ly rượu:

- Chị nghĩ đúng đạo lý ở đời. Nhưng, ở đời cũng thường khi có ngoại lệ. Tui với tía thằng Hai chổ thâm tình; con anh chị, cháu tui. Ngó lơ, coi sao đặng.

Nói xong, chú Sáu đổ ly rượu xuống đất, khấn tía thằng Hai về uống và chứng dám.

Chú Sáu nói :

- Chị đừng nghĩ rằng, tía con Năm không biết tụi mình là ai? Là ai, tía con Năm chẳng những không cần biết, mà còn ra sức bảo vệ nữa là đằng khác! Bằng chứng, ảnh với tui kết nghĩa huynh đệ thề sống chết có nhau, chị đủ hiểu và tin tưởng. Vùng đất mở cõi thường chọn nghĩa ít chọn đức. Bởi đức, chưa hẳn là đức độ, mà đức có thể mần theo phận sự, lệ thuộc bề trên biểu sao mần vậy, nói sao nghe vậy...Lưu dân phương Nam phần đông không thích chốn quan trường, chỉ thích: Trượng nghĩa khinh tài! Minh quân thì theo, hôn quân bất phục.

Chú Sáu nhắc lời tía con Năm: Thời giặc giả loạn lạc qua rồi, sao không bộc đùm nhau cùng sống? Bề trên tranh quyền đoạt vị, chuốt oán mua thù thì cứ việc tính sổ lời lỗ với nhau. Mình dân phu khu đen, thù đâu mà báo? Oán đâu mà trả? Rơi vào vòng xoáy đó, biết thuở nào ra? Ăn nhập gì mình, hùa theo lãng xẹt!

Rồi, chú Sáu nhắc chuyện con Năm nhờ thằng Hai dùng miệng gắp đĩa ra chỗ kín. Má thằng Hai ngượng, định nói lãng sang chuyện khác. Chú Sáu nói lướt, tía con Năm bảo trong tình thế chẳng đặng đừng đó, không còn cách nào hơn. Má thằng Hai thở cái khì:

- Thiệt chú, nghe chú nói tui nhẹ hững người!

Chú Sáu bảo: Ý trời!

6.

Tách trà, chun rượu, món ăn dân dã cá Bãi Chầu gò Bắc Chiên, đã dựng nên mái ấm gia đình cho đôi trẻ.

Tiễn con gái về nhà chồng, anh sui thưa với chị sui: “Cái không biến thành cái có, cái có lại trở về không! Biết được ý trời như vậy là sống hạnh phúc!”.

Chị sui cười, đáp lễ: Có chầu có bãi, không chầu thì bãi với ai?

CAO THỊ HOÀNG

________

(1) Quá tí: nhiều quá xá
(2) Tiên thường: cung thỉnh cửu huyền, ông bà về dự trước ngày chính giỗ.
(3) Mười Kỳ: Một đảng cướp khét tiếng vùng Tháp Mười trước 1945.
(4) Mùa nước đi tay: Ý nói bơi xuồng trong mùa nước nổi Đồng Tháp Mười.

 

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Tư 20157:00 SA
Khách
Đọc thú vị và hấp dẫn.
Cảm ơn trang dutule và tác giả cho người đọc thêm kiến thức nông thôn nam bộ.

13 Tháng Tư 20157:00 SA
Khách
" Có chầu thì bãi, không có chầu thì bãi với ai ? "
Bằng một lối viết mộc mạc giản dị, Cao Thị Hoàng đã kể những câu chuyện về loài vật
sống ở vùng sông nước miền Nam thật thú vị , đồng thời cũng gợi mở nhiều suy tư sâu lắng...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7400)
Chuyện gia đình ông Đu là chuyện khó tin nhưng cực kỳ bi đát dường như chưa hề có chuyện tương tự xảy ra tại thành phố này
10 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7832)
Trong phút đó tôi muốn có một phép màu biến cô giáo Hồng Liên trở lại thành cái Tý Chuột trước kia./ Để tôi có thể ôm chặt em trong lòng./ Để được hôn lên đôi má mũm mĩm và nồng ấm của em./ Để nói lời cảm ơn em đã nhớ đến tôi bằng nỗi nhớ mà bất cứ ai cũng khát khao được có.
08 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 8892)
Ông Bảy hàng xóm sang mồi nhờ con cúi, gặp lúc Mười Cứng đương uống rượu một mình. Rượu ngon không có bạn hiền, thì rượu ngon mấy cũng thành dở.
07 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 8439)
Bé Aylan ơi! Con ngủ ngoan nhé, anh Galip của con cũng đi ngủ rồi, mẹ con nữa cũng ngủ say rồi. Không ai chơi với con nữa đâu.
05 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 6334)
Dù chỉ ở Genève vỏn vẹn một tháng hè, nhưng có lẽ ông Trần đã đi bộ bằng một người bình thường đi bộ cả năm.
31 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7006)
Loại dao bầu, chuyên để chọc tiết lợn. Gã dùng con dao này để cắt cổ mèo. Gã chẳng phải đầu bếp của quán Tiểu Hổ, gã chỉ nghiện thịt mèo.
26 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5610)
Buổi họp bạn trường đại học rất đông anh em. Những người đã từng có một thời trai trẻ, có lớp trên, lớp dưới.
22 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6918)
Tại ngã ba làng nọ, một ông già ngồi chết queo bên lề đường về hướng mặt trời lặn
17 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7627)
Cá bống kèo đực mơn trớn, vuốt ve tấm thân thon thả, vóc dáng hình trụ dài và dẹp dần xuống cái đuôi tinh quái của bạn tình.
16 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6385)
Mưa. Những con đường chìm trong màn nước bàng bạc. Những chiếc xe lao qua vội vã. Nó đưa tay hứng những hạt mưa, miệng lẩm nhẩm hát:
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 993)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1182)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22474)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,