CAO THỊ HOÀNG - Nhện chúa ở hậu liêu chùa Nổi.

14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7824)
CAO THỊ HOÀNG - Nhện chúa ở hậu liêu chùa Nổi.

 

1.

 Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp. Không biết từ lúc nào trên cánh đồng đó, mọc lên cái gò rộng lớn và cao chẳng khác ngọn đồi, nằm sát bờ nam sông Vàm Cỏ Tây. Lưu dân ráp nhau cúng bái và đặt tên: Gò Nổi!

Tương truyền rằng, quân Tây Sơn truy đuổi và dồn Nguyễn Ánh vào bước đường cùng nơi bờ bắc Sông Vàm Cỏ Tây. Nguyễn Ánh ngửa mặt lên trời than: “Ta đành gửi mạng nơi nầy!”. Bỗng một con cá sấu to kềnh từ dưới nước trồi lên, đưa lưng cõng Nguyễn Ánh vượt sông lẩn trốn vào Gò Nổi. Đương quang đãng, trời tối sầm; một trận cuồng phong dậy sóng, ngăn quân Tây Sơn truy sát. Sau khi thoát nạn, Nguyễn Ánh cho cất ngôi chùa trên nền Gò Nổi, dân sở tại và khách thập phương gọi là Chùa Nổi!

Có lúc Nam Kỳ thuộc Pháp, có khi Nam Kỳ tự trị, nhưng thằng dân Xứ Tuyên Bình thì chẳng thuộc Pháp hoặc tự trị cái khỉ mốc, khỉ meo gì? Đất với nước của mình là của mình, tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ. Thằng giặc nào đến cướp, hè nhau đập một trận cho nó biết tay, vậy thôi! Rồi hòa hoãn, để yên ổn làm ăn.

Nhện Chúa cùng bầy đàn không có bản địa riêng, không có quê hương; Đất lành chim đậu. Vì, không có bản địa riêng nên Nhện Chúa chẳng lao tâm khổ tứ trong việc chống giữ, được mất. Tưởng vậy là ngon cơm, nào ngờ trời chơi nghiệt, dựng kẻ thù bất cộng đáy thiên của Nhện Chúa là Vua Bọ Cạp. Nhiều trận chiến sinh tử đã xảy ra giữ Nhện Chúa và Vua Bọ Cạp trên vùng đất Gò Hàn, vùng đất có một thời rực rỡ nền văn hóa Ốc Eo. Mỗi lần thua, Nhện Chúa lui dần về phía Gò Nổi.

 

2.

 Tháng giêng, trời Tuyên Bình nắng mật ong.

Men theo dây tơ khung, Nhện Chúa bất chợt nhìn bộ phận sinh dục của mình và của tướng quân nhện đực, cùng phát sáng huỳnh quang dưới ánh nắng buổi trưa. Lòng Nhện Chúa rạo rực, quên hết phiền não thua trận. Tướng quân chẳng kém gì Nhện Chúa, cơn động tình khiến chàng dang chưn, ưỡn bụng, giương và rung vòi...như ngầm tâu rằng: Bẩm Chúa, bề tôi sẵn sàng! Nhện Chúa không vội gì vào ngay cuộc mây mưa, nàng mở khúc dạo đầu ân ái: Chìa bụng lắc qua lắc lại; cong chưn như múa...Chàng chịu hết siết, bốn cái ngàm hai bên miệng miết vào nàng, bốn cặp chưn hai bên đầu ngực bám quíu nhau, hai khe thở vừa híp vừa mở theo nhịp đưa và đẩy của chàng và nàng.

Thời gian như chết trong cơn mê tình dục. Khoảnh khắc thăng hoa tràn đến, chàng còn đủ tỉnh táo sử dụng chiêu thức tuyệt kỹ: Tháo chạy, của quí ở lại! Nếu không muốn bị ăn thịt khi nàng lên đỉnh điểm và cơn đói kéo đến.

Của quí chàng tách ra để lại nàng, nó có phận sự tiếp tục làm tình và bắn tinh vào lỗ sinh dục nàng như chàng đương giao phối.

Tướng quân nhện đực sống sót sau cuộc ái ân với Nhện Chúa. Cả đàn nhện chức mừng và vui ra mặt. Bởi mất Tướng quân, cậy ai chống đỡ sự tàn sát của Bọ Cạp.

 Một hôm, Nhện Chúa dùng núm tuyến tơ nhả tơ chăng dây khung, rồi chăng dây tơ phía xa và chăng những sợi tơ vòng...Đan xong mạng nhện, nằm trung tâm chờ bắt con mồi. Nhện Chúa gọi Tướng quân nhện đến hầu.

 - Ta hỏi ngươi, mần sao ngươi tách được cái của quí đó để lại lỗ sinh dục của ta? Và, gây cho ta sướng chết mê chết mệt suốt một thời gian khá dài?

Tướng quân dập đầu khải tấu:

- Thần đáng chết, thiệt đáng chết! Lẽ ra, thần phải tự nguyện chết khi được Chúa cho ân ái. Nhưng, vì an nguy của bầy đàn trước hiểm họa Bọ Cạp, thần cố giữ cái mạng nầy, mong đền ơn mưa mốc.

Nhện Chúa đỡ Tướng quân đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Dẫu rằng, ta phận đờn bà nhưng điều đó, ta hiểu...ta hiếu! Cái ta cần biết, ngươi chưa nói.

Tướng quân chậm rải tỏ tường:

- Muôn tâu, thần chẳng giấu gì Chúa; thần luyện thành một cặp cơ quan truyền dẫn tinh trùng. Nghĩa là, cơ thể thần có đến hai dương vật. Trong lúc làm tình, nếu thần phát hiện bạn tình đe dọa mạng sống của mình, thần thực hiện ngay việc tách rời dương vật theo kiểu bỏ của chạy lấy người; ứng vào quỷ kế Ve sầu thoát xác của Tôn Tử.

Như để thuyết phục, Tướng quân bộc bạch:

- Dương vật thần rứt để lại, sẽ mần cho bạn tình liên tục sướng và phải mất trên sáu bảy tiếng đồng hồ, mới khả dĩ trục văng dương vật ác ôn đó ra khỏi lỗ sinh dục. Với thời gian như vậy, thần đủ sức xa chạy cao bay. Xung quanh ta, các loài như Kiến Lửa, Ong Đất và ngay cả bọn Bọ Cạp, đều khổ luyện để mọc được hai dương vật trong một cơ thể của con đực.

Sực nhớ điều cần cảnh giác, tránh lạc quan tếu hoặc thái quá khi được cái hơn cái được, Tướng quân nhắc:

- Thiếu thận trọng, mất cảnh giác; chính là giềng mối hiểm nguy sẽ xảy ra. Đực tìm mùi cái, hợp mùi sáp vô bất kể. Và, theo lẽ trời: Được cái nầy, sẩy cái kia. Mần thế nào có công bằng tuyệt đối chốn thế gian? Vẫn còn văng vẳng tiếng than trời trách đất: Ông trời thiệt lắm bất công / Nhện hai của quí, gà không của nào!

Nhện Chúa hả hê ra mặt, ôm hôn Tướng quân.

- Thiếu chút nữa, ta ăn thịt Tướng quân rồi! Hôm đó, ta ngây ngất rã rời thân thể. 

Quay xuống đàn nhện, Nhện Chúa nghiêm sắc mặt, long trọng tuyên bố:

 - Kể từ giờ phút nầy, Tướng quân có trách nhiệm chỉ dẫn tất cả nhện đực khổ luyện để đạt hai dương vật trong một cơ thể. Để loài nhện tránh họa diệt chủng nhện đực.

Cả đàn nhện nhảy cững lên reo hò dậy đất!

 

3.

 Mặt trận Ngã Tư Bào Môn bị vỡ.

 Vua Bọ Cạp bắt sống Tướng quân ăn thịt, Nhện Chúa dẫn tàn quân chạy thục mạng về Chùa Nổi. Vua Bọ Cạp thừa thắng xông tới, quyết truy đuổi tới cùng. Tự dưng Vua Bọ Cạp và đoàn quân khựng lại, tất cả tiêu tan nhuệ khí chích nộc độc vào kẻ thù khi nghe tiếng chuông chùa ngân nga từ Gò Nổi vọng tới. Nhờ vậy, Nhện Chúa chạy qua cổng chùa và ẩn mình ở góc mái hậu liêu. Vua Bọ Cạp định xông vào chùa, chợt thấy tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đang đứng trên tòa sen, tay rưới nước Cam Lồ cứu nạn cứu khổ. Vua Bọ Cạp kinh sợ, cùng đoàn hùng binh hung hãn lặng lẽ rút lui qua ngõ Gò Ớt.

Lần đầu, Nhện Chúa được ngủ một giấc ngủ bình yên, nghe lòng thanh thản; dù giờ đây Nhện Chúa không còn là Chúa, chỉ là con nhện thấp hèn trong một xã hội nhện thấp hèn, tan rã. Tiếng chuông mõ, lời kệ kinh, đã giúp cái tâm hỗn loạn trở về an lành. Những phần đời mạnh được yếu thua, cá lớn ăn cá nhỏ, làm tình và ăn thịt bạn tình...từ tiềm thức hiện về, như tố cáo tội ác của mình với chính mình: Lần lượt cảnh sâu bọ, côn trùng sa lưới, Nhện tức tốc ngoạm con mồi, chích nộc độc; trói chặt và treo vào lưới. Tiết dịch tiêu hóa và say mê hút dịch lỏng thân xác con mồi...hiển hiện rõ nồm nộp. Bất giác, Nhện Chúa rùng mình!

Những đêm trăng thanh gió mát, Nhện Chúa lần xà ngang xuống mé hiên, nghe tiếng mái chèo nhịp nước hòa lẫn tiếng hò của ai đó nặng tình: Buồn trông con nhện giăng tơ / Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai? Rồi, có tiếng người con gái hò đáp lại: Nghĩ xa thôi lại nghĩ gần / Làm thân con nhện mấy lần vương tơ! (ca dao). Nhện Chúa quá đổi ngạc nhiên, không ngờ loài nhện chiếm một phần đời sống tâm tư tình cảm con người. Đất rộng, trời cao; còn bao điều mình chưa biết, chưa hiểu?

 

4.

 Ngày tàn tháng lụn, thắm thoát đã sáu mùa trăng; Nhện Chúa ẩn cư chốn hậu liêu, không tu tập như tu tập! Một hôm, nghe lao xao tiếng đờn bà con gái đông vui dưới nhà bếp, Nhện Chúa lọ mọ lần vách bò xuống. Thì ra, các thí chủ đến mần công quả, lo nấu nướng giúp nhà chùa chuẩn bị ngày lễ Phật Đản. Âm thanh động dao động thớt, đệm theo dàn đồng cđủ chuyện trên trời dưới đất của quí bà quí cô nổ hơn bắp rang. Bà sồn sồn, tay trái đè khúc chuối cây to bắng bắp vế, tay mặt cầm con dao yếm bầu xắt ba trật ba vuột, chưa nói đã cười:

- Gần nhà tui có cái ổ nhện toàn mười chín đôi mươi, dưới sự chăn dắt nhện bà; vừa bễ ổ, bị hốt lên xe cây đêm qua!

- Bà có bao lô con 33,73 không?

Người nào đó nói chọt vô.

Bà sồn sồn vừa miết tay xắt khúc chuối cây, vừa hỏi:

- Con 33,73 là con gì?

- Trời đất! Dì không biết thiệt hả? Là nhện con, nhện mẹ! Vậy, Dì không chơi đề?

- Hỏng dám đâu! Tui mà chơi đề, thằng chồng kiếm cớ chơi cho phù mỏ!

Cả đám cười rộ mé!

Bỗng có tiếng khào khào như tiếng vịt xiêm vừa đạp mái:

 - Má tui hồi sinh tiền thường nói, nuôi con gì thì nuôi, đừng nuôi con nhện. Tui thắc mắc hỏi tại sao? Má rằng: Tò vò mà nuôi con nhện / Ngày sau nó quến nó đi / Tò vò ngồi khóc tỉ ti / Nhện ơi, nhện hỡi! Mầy đi đường nào?(ca dao).

 Chị bới tóc, ngồi lặt rau phía sau bà sồn sồn, ứng tiếng:

- Đâu chỉ là con nhện. Con cò có khác chi: Công em bắt tép nuôi cò / Cò ăn mau lớn, cò dò cò bay! ((ca dao)

Một chị đứng chàng hảng hai chưn, miệng nêm nếm nồi kiểm vắt nước cốt dừa; có lẽ bực bội hoàn cảnh của mình:

- Cò, nhện nhầm nhò gì? Tui nuôi cu gáy cưng hơn trứng mỏng. Vậy mà, khi mập rồi nó bỏ nó đi!

Cô em đương chỏng mông, khum lưng thổi lửa lò bánh, như có vẻ binh con cu gáy:

- Biết đâu con cu gáy chịu không thấu, đành bỏ lồng son bay trốn mất tăm hơi.

Có tiếng ai đó la lớn, rầy rà:

- Thôi mấy má, Chùa chớ không phải Đình, Phật chớ không phải Thần. Mấy má quậy quá, coi chừng khẩu nghiệp! 

 

 5.

 Nhện Chúa nghĩ ngợi nhiều về những gì con người quan tâm đến nòi giống nó. Xưa kia, nó có biết gì ngoài việc giăng tơ săn bắt mồi để sinh tồn, ăn thịt bạn tình lúc giao phối để sinh sản. Nó nào hiểu định mệnh tại trời, định kiến tại người. Khi bế tắc, định mệnh cho niềm an ủi. Khi hy vọng, định kiến gây tai họa. Cái ác luôn đe dọa cái thiện, mà thiện ác thì chung một đầu mối. 

Đương lúc miên man chìm vào dòng suy tư, bất ngờ Nhện Chúa bị chú tiểu quơ cây chổi quét bồ hống, dán nhện, trúng mình rơi xuống đất. Dọm chưn bò trốn, nhưng không còn kịp. Chú tiểu giơ cây chổi định đập đầu Nhện Chúa, chợt có tiếng dịu dàng:

- Mô Phật! Sao con nhẫn tâm sát sinh?

Đó là tiếng của vị sư Trụ Trì, bất chợt đi ngang qua giữa lúc mạng sống Nhện như chỉ mành treo chuông…Nghe hai tiếng “sát sinh”, tiểu biết mình sắp sửa phạm giới nên vội quì xuống, nâng Nhện Chúa vào lòng bàn tay. Nhện Chúa theo phản xạ tự nhiên, giương kim định chích nộc độc vào lòng bàn tay chú tiểu. Nhưng lạ thay, kim của nhện bỗng dưng mềm nhủng như mất hết thần lực trước làn da tay chai sạm của chú tiểu…

 - Mô Phật! Thiện tai, thiện tai! Nộc độc còn đâu con chích?

Sư Trụ Trì đã cảm nhận được điều này. Thì ra, qua thời gian dài tĩnh tâm lắng nghe tiếng chuông chùa hàng đêm, Nhện Chúa đã đạt được sư bình yên trong tâm hồn. Một khi tâm đã an rồi thì sự hận thù của tâm cũng như nọc độc của thân cũng biến mất… “Tâm bình thì thế giới bình” đúng như lời Phật dạy!

Sư Trụ Trì thỏng tay áo, Nhện Chúa run rẫy bò qua, trước sự ngơ ngác của chú tiểu.

- Quay đầu là bờ!

Lời khai thị của Sư khiến nhện kinh hãi nhận ra rằng thiện và ác, sinh và tử, tốt và xấu… chỉ cách nhau có một cái quay đầu! Bất giác, Nhện Chúa thấy cái Vô Thường của kiếp Nhện mong manh, đối lập hẵn với cái Thường Hằng của luật Nhân Quả như một món quà Trời ban cho mọi chúng sanh. Rồi, Nhện phát tâm muốn cúng dường thân tứ đại cho chúng sanh để làm bài thuốc cứu khổ mọi loài.

- Bạch Tổ! Đệ tử xin cúng dường sanh mạng này…

Nhanh như chớp, Nhện Chúa từ tay áo Sư phóng thẳng sang ngọn bạch lạp đang thắp sáng cúng dường trên bàn Phật.    

Dưới ánh bạch lạp lung linh, nơi chánh điện Chùa Nổi, Nhện Chúa thắp sáng tình thương của Bồ Tát, lấy thân mình làm thứ thần dược cho con người. Từ đó, người trong vùng và nghĩa quân Đốc Binh Kiều biết lấy màng tơ nhện trị: vết thương chảy máu, thổ huyết...biết dùng thân thể nhện trị: Sa tinh hoàn, sâu răng, trúng gió méo miệng, đái dầm, viêm amydal, trẻ em kinh giựt, nha cam tẩu mã và các vết thương do côn trùng cắn...

 Đại Hồng Chung Chùa Nổi theo gió chiều quê, ngân nga khắp miền sông nước Phương Nam: Nhắc nhớ lòng thành Nhện Chúa đối với nhân gian, nhắc nhớ con người mang nợ chúng sinh!

CAO THỊ HOÀNG

2015. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1272)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1392)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1728)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 1894)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2147)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1267)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 1949)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1835)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2144)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 1620)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18999)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14019)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19189)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,