CHÂN TÍNH HẢI - Từ Thức

26 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6133)
CHÂN TÍNH HẢI - Từ Thức

 

Tôi ngạc nhiên khi thấy một thầy tu đang đứng nói chuyện với cô y tá trước cổng bệnh viện. Tôi nhìn không ra vì thầy còn đứng ở xa, chiếc áo nhật bình đã bạc thếch, trên đầu lại đội chiếc nón lá. Cô y tá đưa thầy vào và khi đến gần tôi nhận ra thầy Bảo Châu trú trì chiếc chùa lá ở đồn điền trà. Nhận ra nhau tôi đứng lên xá một xá rất trịnh trọng. Thầy cũng xá lại một cái thật sâu. Con người nhỏ nhắn, ốm tong teo cho nên khi thầy cúi xuống xá lại, tôi không nở để thầy cúi thấp như mình, vội lấy hai tay đở lên và mời ngồi xuống ghế. Chiếc nón lá thầy đã bỏ ở ngoài cửa tôi vội đi ra cầm vào. Tôi chỉ gặp thầy ở những đêm giao thừa, chưa hề gặp nhau giữa ban ngày nên vóc dáng của thầy trông lạ lắm; vẽ thư sinh nhiều hơn là ông thầy tu đạo mạo tuy thầy từ tốn, chẩm rãi trong những cử động cũng như lời nói "Sở dĩ hôm nay ra gặp anh vì giao thừa vừa rồi không thấy anh lên uống trà như năm ngoái". Thật lạ, một ông thầy tu đi tìm một phật tử bởi vì năm nay không lên lễ chùa đầu năm. Tôi xin lỗi vì "con có đứa con gái mới sanh ngày mồng Ba Tết". Thầy chúc mừng và cho biết "Năm nay vị ân nhân phát nguyện cúng dường mỗi đầu năm trong dịp Tết có lên thăm nên tôi muốn giới thiệu với anh vì anh là người duy nhất hỏi tôi tại sao không thấy phật tử đi lễ nhưng chùa vẫn hoa quả trà bánh, lộc rất tươm tấc như có người săn sóc". Tôi cảm động "Trời ơi chỉ có vậy thôi mà thầy phải lặn lội ra tìm con". Thật sự hôm nay thầy nhắc lại tôi mới nhớ cái đêm giao thừa năm đó thấy chùa vắng tanh nhưng ấm cúng vì hoa quả cây lộc đầy đủ tôi mới hỏi và được thầy trả lời "vị ân nhân đồng hương Bình Định nay theo gia đình sống ở Sài Gòn". Trả lời rồi cười mong muốn có dịp gặp lại uống trà đàm đạo. Có lẽ hôm nay là cái dịp nên thầy ra tìm tôi giới thiệu vị ân nhân "Tôi muốn lưu hai vợ chồng ở lại ít hôm, họ đồng ý, nên hôm nay ra tìm anh ghé chơi"

Tôi định lái xe đưa thầy về nhưng thầy không chịu, ra đường đón xe lam. Thật là ông thầy tu đạm bạc. Tôi nhớ thầy quên cái nón lá. Tôi đem cái nón cất trên đầu tủ hôm nào lên chùa mang theo. Tôi cầm chiếc nón định treo lên tủ tình cờ đọc hai câu thơ viết bên trong. Chữ viết đẹp bằng mực tím, có nhiều chữ đã phai mờ mờ nhưng vẫn còn đọc được "Thoảng bên tai một tiếng chày kình. Khách tang hải giật mình trong giấc mộng".

Hai câu thơ trên chiếc nón rách làm tôi mến thầy Bảo Châu nhiều. Có lẽ trước khi đi tu thầy đã có một đời sống nội tâm phóng khoáng, cho nên nhận mình là khách tang hải, và nay thầy muốn dừng lại, tỉnh mộng. Ngày xưa tôi đâu có tham cứu đạo Phật hay có biết gì về giáo lý cho nên đọc hai câu thơ trên với ý niệm bi quan, cháng chường hơn là buông bỏ giải thoát, cho nên cứ nghĩ thầy Bảo Châu chán đời nương vào cửa Phật. Lúc thầy bước vào với chiếc nón cời tôi cứ nghĩ ông thầy tu lập dị, muốn khác người, nhưng trong cung cách nói chuyện tôi cho mình lầm, thầy Bảo Châu sống thực.

Rồi để tôi xem vị ân nhân thầy muốn giới thiệu là ai, trông có vẽ hư hư thực thực; chỉ cúng dường chùa ngày Tết, không bao giờ bước chân đến chùa. 

Từ Thức, cậu học trò mười tám tuổi đang theo học Trung học ở Quy Nhơn. Phố biển này cũng là quê hương của Từ Thức. Từ Thức sống với mẹ, không hề nghe nhắc đến cha. Hai mẹ con sống dưới chân núi Ghềnh Ráng. Từ Thức nhắc đến ghềnh Ráng làm tôi chạnh nhớ đến Hàn Mặc Tử. Ngôi mộ của thi sĩ nằm trên đỉnh Ghềnh Ráng, bốn bề biển mênh mông lộng gió. Ngôi mộ trắng nằm dưới rừng phi lau và dương liễu, ngày cũng như đêm gió lùa về tạo ra những âm thanh não nuột như tiếng thơ của thi sĩ.

Ở lứa tuổi dậy thì nhưng Từ Thức sống khép kín, có lẽ vì mặc cảm không có cha. Mẹ Từ Thức sống âm thầm lặng lẽ. Hai mẹ con là hai chiếc bóng nương tựa nhau. Ngoài đứa con trai mẹ không còn biết đến ai ngay cả đến mình. Mẹ dạy con từng ly từng tí, từ học hành đến cách ăn mặc, đối xử với bạn bè. Mẹ cũng là nhà mô phạm, ăn nói nhỏ nhẹ. Mẹ mê thơ Hàn Mặc Tử. Mẹ về ở dưới chân núi Ghềnh Ráng để có thể dễ dàng viếng mộ thi sĩ. Từ Thức kể chuyện mẹ cứ như Hàn Mặc Tử là người yêu của mẹ. Nhưng không phải, mẹ chỉ yêu thơ chứ không yêu người. Tả người mẹ như vậy làm người nghe đoán được con người nội tâm của Từ Thức. Từ Thức thuơng mẹ, nghe lời mẹ. Lớn lên biết suy nghĩ Từ Thức nhận biết được nỗi lòng của mẹ mình, sự hy sinh của mẹ đối với mình nên Từ Thức càng thương mẹ hơn. Càng thương mẹ Từ Thức muốn tâm hồn mẹ in vào tâm hồn mình nên nhất nhất học cái hạnh của mẹ, nhất là hạnh khiêm tốn, kín đáo, chịu đựng, khép kín...

Tuổi trẻ và tình yêu? Tuổi mười tám rực lữa dậy thì. Con đường từ nhà mình đi lên ghềnh Ráng từ mười mấy năm nay đối với Từ Thức là con đường êm đềm của hai mẹ con. Trên đường đi mẹ hay đọc những câu thơ trữ tình của người đang nằm trong mộ trên đỉnh núi. Nhưng mấy tháng nay sự chuyển biến trong Từ Thức làm mẹ nhìn thấy, thỉnh thoảng mẹ lên núi một mình không đi với con. Không phải mẹ giận nhưng mẹ cảm thấy con mình chính là mình khi xưa nên để cho con tự do.

Người mẹ của Từ Thức có khác những người mẹ bình thường; đáng lẽ phải la mắng con khoang dính vào vòng yêu đương, phải lo học hành. Trái lại Từ Thức bắt đầu cảm thấy mình ích kỷ, không thương mẹ, không săn sóc mẹ " Sự dằn vặt giữa tình yêu mới chớm và tình mẹ bao la đã nhiều đêm Từ Thức thức trắng. Nhiều khi Từ Thức muốn hy sinh tình yêu để yêu mẹ. Nhưng khi đối diện với người con gái cùng lớp Từ Thức không thể từ chối những hẹn hò. Những lá thư kẹp trong những trang vở học trò ngày càng nhiều, càng da diết.

Rồi những gì xãy ra cho Từ Thức? " ...Cát trắng biển xanh im vắng, gió rì rào, màng đêm ..là những kẻ toa rập với Từ Thức. Vòng tay ấm, làn môi mềm, tiếng nấc trong đêm ..là những đầu hàng của Từ Thức..Những ngày sau đêm đó, cái đêm Từ Thức cho là đêm định mệnh của đời mình, người con gái vắng mặt ở lớp. Từ Thức càng lo lắng, lo lắng cho nàng và cho mình, cho mẹ nữa. Rồi nàng cũng trở lại lớp nhưng dáng tiều tuỵ làm Từ Thức hốt hoảng hơn. Lại hẹn hò, lại xin tha thứ. Người con gái nhìn Từ Thức với nỗi lòng ân hận, hờn dỗi, níu kéo...

Rồi những gì xãy ra nữa? Nàng bỏ học. Từ Thức đến tận nhà tìm, chỉ đứng bên ngoài dò xét. Không thấy tăm hơi. Cuối cùng cha mẹ người con gái xin chuyển trường cho con mình. Từ Thức hụt hẩn từ nay không còn cơ hội gặp lại người mình yêu. 

Chuyện của Từ Thức cũng chỉ là chuyện tình của tuổi học trò chẳng có chi đặc biệt. Nhưng chuyện kể chưa xong.

Từ Thức tưởng như chuyện đã trôi vào quên lãng. Tuổi trẻ mau quên, yêu nhau, rời nhau rồi quên nhau...Đối với Từ Thức có khó khăn hơn vì mối tình đầu, vì cảm thấy bao nhiêu trách nhiệm mình phải gánh...Tất cả đã qua đi với thời gian..cho đến một đêm, đêm mùa hè Từ Thức còn đang ôn thi Tú Tài kỳ thứ hai chưa đi ngủ thì nghe tiếng trẻ khóc ngoài hiên nhà mình. Cứ tưởng con hàng xóm nhưng tiếng khóc làm cho mẹ Từ Thức thức dậy đi ra ngoài. Từ Thức theo mẹ. Ngay trước cửa nhà một đống vải bọc trắng đang có gì cựa quậy. Trên đống vải còn chiếc nón lá đậy lên. Mẹ khơi đống vải, hình hài một đứa bé mới sanh. Mãnh giấy nhỏ ghi một vài chữ "Bé gái họ Phan, chưa đặt tên". Mẹ Từ Thức lặng lẽ bồng vào. Từ Thức đứng như trời trồng. Mẹ vẫn âm thầm không nói lời nào, bản tính âm thầm chịu đựng cố hữu của mẹ. Mẹ âu yếm nhìn đứa bé, mẹ nói như để một mình mẹ nghe "Cháu tôi tôi nuôi". Vẽ im lặng lạnh lùng của mẹ làm Từ Thức càng hoảng hốt, nhưng mẹ trấn an bằng một nụ cười tha thứ. Mẹ nhìn mãnh giấy mĩm cười rồi đặt xuống...Phan Thị Lượm. Đặt tên xong mẹ cười lớn làm Từ Thức không hiểu mẹ đặt thật hay đùa chua chát.

"Nhưng cái tên Lượm vẫn là tên đứa con của tôi đến hôm nay". Thầy Bửu Châu cười thật to nhưng không dấu hết vẽ chua xót, trên tay vẫn cầm chiếc nón cời, chiếc nón hai mươi năm trước đã che trên thân thể đứa bé mới sanh. Thầy trao cho tôi chén trà mới được cô Lượm châm thêm mang lên.

Thầy tiếp tôi chiều hôm đó bằng câu chuyện Từ Thức. "Bây giờ anh biết chuyện của tôi, vị "ân nhân" của tôi là ai, tôi đề nghị anh trả lại cái tên cúng cơm của mẹ tôi đặt cho tôi, Từ Thức. Đừng gọi tôi là thầy Bảo Châu nữa. Bảo Châu chỉ là tên ngôi chùa này”. Bữa cơm tối hôm đó hai vợ chồng Lượm, cũng là ân nhân duy nhất cúng dường của chùa, sữa soạn thật kỷ. 

Chuyện dài lắm. Suốt buổi tôi không đặt một câu hỏi nào. Tôi không hỏi mẹ của Từ Thức, mẹ của cô Lượm, và Từ Thức đi tu từ hồi nào. Từ Thức tiển tôi ra về khi trời tối lắm, trong bóng đêm Từ Thức nhỏ giọng: "Tôi không hiểu tại sao đêm giao thừa năm đó gặp anh lần đầu tôi nghĩ câu chuyện của tôi có thể gởi gắm tâm sự với anh. Chứ từ trước đến giờ chỉ có mẹ tôi và sư phụ tôi biết mà thôi". Và khi viết thành truyện, truyện vẫn để tên Từ Thức nhưng độc giả chẳng ai biết Từ Thức là ai.

Chân Tính Hải

(Vòng Sân Cát)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7323)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
19 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6358)
Bây giờ nghĩ lại không dám nghĩ lâu và có khi kỷ niệm về mình lại muốn lặp lại.
17 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7729)
Những buổi chiều vàng trên quê hương, từ miền thôn quê đến chốn kinh kỳ nơi nào cũng ảm đạm, héo hắt một mầu thê lương!
14 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6764)
Thật ra, khi gã đến với ả thì lòng gã rất trong, nghĩa là gã chỉ muốn tìm một chỗ làm, cho ấm cái thân già.
10 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 8806)
Lúc sanh thời. Lão thường ngâm nga câu thơ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm: ''Lận thế mang dê đi bán chó / Lập danh cỡi hạc lại đeo tiền''
04 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 8547)
Người bệnh Vũ Tuấn, nhân cách đã tan rã, lầm lì phẳng lặng, suốt ngày ưa nằm phơi nắng đen thui, thế mà mỗi lần xin được điếu thuốc dù chỉ vài hơi tàn, đều cám ơn rối rít..
27 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7610)
Khuya lắm rồi. Gió hắt nhẹ từng cơn. Mảnh bán nguyệt mắc chơi vơi giữa trời
24 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7307)
Một nhà văn dắt con gái là sinh viên vừa phát bệnh vào viện. Cô gái trẻ và xinh đẹp vậy mà la hét om sòm, rồi hát… rồi cười…
20 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 8494)
Tôi nhận ra mình hơi trẻ so với tuổi tám mươi khi nói câu này. Đó quả là một tự thú trung thực, nhưng gây buồn cho tuổi của tôi, cái tuổi mà đã lâu rồi, giả vờ không biết đếm.
15 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7891)
Không biết bắt đầu hoang mang từ khi nào, sáng sớm mới thức dậy còn nằm trong giường, câu hỏi đầu tiên của cu Dan 3 tuổi:
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9027)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8126)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31810)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,