PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH - Hai hạt bụi

16 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6214)
PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH - Hai hạt bụi

 

Mưa. Những con đường chìm trong màn nước bàng bạc. Những chiếc xe lao qua vội vã. Nó đưa tay hứng những hạt mưa, miệng lẩm nhẩm hát 

“Mưa rơi
Rơi đến bao giờ
Gió mưa
Mưa gió
Mịt mờ lòng đau
Những bàn chân lạc
Dấu nhau
Chiều qua phố
Mưa buốt nhàu tâm tư…”

Hôm trước nó dừng chân xin ăn bên một quán phở nghe một ông nhà thơ ngâm nga mấy câu đó, nó thấy hay hay nên nhẩm nhẩm học thuộc. Là đứa trẻ không được học hành nó cũng chả hiểu mấy câu thơ ấy nói về cái gì…

Chiều nay trời mưa. Mấy câu thơ đó phát ra từ bờ môi non dại của nó như những nốt nhạc u trầm len qua màn mưa lan dần trên phố. Khung cảnh đã buồn càng thêm thê lương.

Mưa càng lúc càng lớn như muốn nuốt chửng cả khu phố. Con bé ăn mày uể oải ngồi xuống tựa người vào bức tường lem lở, nghe tiếng mưa . Rồi chầm chậm, chầm chậm nó đi vào giấc ngủ. Nụ cười bình thản he hé trên hai cánh môi hồn nhiên.

Trong giấc ngủ mơ màng nó thấy mình trở về ngày xưa, trở về căn nhà nhỏ bé nhưng đầy sự ấm áp tình yêu thương của cha của mẹ nó. Năm năm trước khi mẹ nó còn sống, cha nó chưa đi tù. Cuộc sống gia đình nó tuy khó khăn về vật chất nhưng lúc nào trong nhà cũng đầy ắp tiếng cười.

Nó vẫn nhớ như in cái đêm hôm ấy, cái đêm đen tối, sự bất hạnh như cơn bão lớn tràn về phũ phàng trùm xuống mái nhà đang yên bình của tuổi thơ nó. Từ khi cưới mẹ nó, bố nó luôn là người đàn ông có trách nhiệm với gia đình,vợ con. Hôm ấy, trời vừa nhá nhem bố nó về và dẫn theo năm sáu người đàn ông lạ mặt, họ nhậu nhẹt chè chén đến tận khuya lắc khuya lơ. Khoảng mười hai giờ đêm khi những người đàn ông ấy đã ra về, nó bị đánh thức bởi tiếng tranh cãi của bố mẹ nó. Nó len lén mon men nấp sau cánh cửa gian buồng nhìn ra. Bố nó gay gắt nói:

- Em đừng ngăn cản anh nữa, đây là cơ hội để gia đình mình thoát khỏi cảnh khốn nạn này. Chỉ có như vậy em và con bé Ngọc mới có tương lai, em hiểu không?

Mẹ nó lo lắng nói:

- Nhưng anh à, liệu như thế có mạo hiểm quá không?

- Mạo hiểm cũng phải làm, sống kiếp trâu chó mãi rồi, nhục nhã lắm em ạ. Đời chúng ta đã khổ quá nhiều phải để đời con nó sống cho ra con người chứ.

Mẹ nó cúi đầu nhìn xuống đất, vẻ như đang đấu tranh tư tưởng dữ lắm. Mười lăm phút trôi qua,mẹ nó ngẩng đầu lên quả quyết nói:

-Thôi đành vậy, nếu anh thấy làm thế là đúng thì em cũng phải đồng ý thôi.

Bố nó bước lại gần ôm mẹ nó vào lòng, cả hai người cùng khóc. Bảy tuổi đầu nó chưa hiểu đời nhưng phút giây ấy nó bỗng thấy mắt mình cay cay, những giọt lệ ứa ra bờ mi nó, chảy dài…

Rồi một hôm mẹ nó và nó đang ăn dở bữa cơm chiều thì có người xồng xộc đi từ ngoài cổng vào, vừa tới cửa người đó đã hớt hải nói :

-Chị Yến, chị biết tin gì chưa?

Mẹ nó đặt bát cơm xuống hỏi dồn:

-Có chuyện gì vậy bác?

Người đó nói:

-Anh Khúng bị bắt rồi, người ta nói anh ấy bị bắt vì có liên quan tới vụ vận chuyển ma túy gì đó lên mạn bắc.

Đôi đũa trên tay mẹ nó rơi xuống nền nhà. Mẹ nó ngồi đờ ra như gỗ đá. Lúc bấy giờ tâm trí non nớt của nó cũng bấn loạn lên. Nó lay mẹ nó hỏi :

-Kìa mẹ, mẹ ơi!

Mẹ nó dường như đã kiệt cạn ý thức. Hai bàn tay mẹ nó run lên bần bật như người trúng phong. Bất ngờ mẹ nó òa lên khóc:

-Anh Khúng ơi, anh ơi! Vậy là hết thật rồi sao, anh ơi.!! Rồi ôm chầm lấy nó, mẹ nó rấm rức, như có cái gì uất nghẹn nơi cuống họng:

-Ngọc ơi, con ơi! Bố con, bố con…Trời ơi!!

Nó cũng òa lên, nó khóc, nó khóc bằng tất cả nỗi thống khổ của tâm hồn thơ dại. Trong giây phút nó chừng như hiểu ra từ nay bố nó sẽ phải rời xa mẹ con nó, rất lâu, lâu lắm. Và có thể bố nó sẽ không còn quay trở về bên mẹ con nó nữa….

Sau hôm người ta xử bố nó án chung thân. Mẹ nó như người mất hồn, từ sáng tới chiều mẹ nó cứ đi ra lại đi vào, đôi mắt lúc nào cũng ướt trũng, miệng cứ lẩm bà lẩm bẩm những từ vô nghĩa. Cú sốc quá lớn dường như đã rút kiệt sinh lực sống của mẹ nó. Rồi một đêm, trời mưa to lắm, nó tỉnh dậy, cả căn nhà bao trùm một màn tăm tối, câm lặng như bãi tha ma. Nó quờ quạng trên giường, mẹ nó không thấy đâu, nó hoảng hồn vùng dậy lao ra nhà ngoài, tĩnh vắng… Không có mẹ. Nó khóc rống lên gọi lớn:

-Mẹ ơi! Mẹ, mẹ đâu rồi, mẹ ơi!!!

Nó lao ra sân, những hạt mưa như trút nước quăng tạt vào người vào mặt nó lạnh cóng, nhưng không lạnh bằng cái lạnh lẽo cô độc của cõi lòng ngây thơ của nó. Mẹ nó đâu rồi? Mẹ nó đã đi đâu?

Nó chạy trong mưa, chạy như một con thú con bị loài ác thú săn đuổi. Những dòng nước mưa vẫn phủ phàng dội xuống thân thể bé bỏng của nó. Nó chạy về phía nhà chú ruột nó…

Suốt đêm hôm ấy người ta lùng hết hang cùng ngõ hẻm tìm kiếm mẹ nó. Mãi tới sáng hôm sau, mọi người mới phát hiện ra cái xác mẹ nó nằm quắp queo gần bờ sông. Miệng đầy bùn đất, hai bàn tay ở trong tư thế như đang cố níu kéo một cái gì đó… Phải chăng mẹ nó muốn níu lại những ngày êm ấm đã qua của gia đình nó?

Đám tang mẹ nó diễn ra chóng vánh và đơn giản trong sự cô đơn. Cái việc bố nó tham gia vào vụ buôn bán hàng quốc cấm đã gây ra trong tâm trí mọi người ở cái làng bé nhỏ một dư chấn không hề nhẹ. Và từ sự căm hận kẻ buôn cái chết trắng người ta thù lây sang cả nó và mẹ nó. Chỉ mươi lăm người đến giúp đưa mẹ nó đi chôn, xong người ta vội vã ra về…

Sau năm mươi ngày mẹ nó, chú nó đã lừa đưa nó lên thành phố và bỏ rơi nó giữa khu chợ ồn ào. Bà nó đã chết từ lâu, nếu bà nó còn sống hẳn bà sẽ không để đứa cháu của bà bị chính người thân bỏ rơi như vứt đi một phế phẩm. Chú nó và những người thân khác không ai muốn bị mang tiếng nuôi nấng cưu mang đứa con của kẻ phạm tội tày trời nên họ đã bàn bạc và tính kế đem xô đẩy nó ra giữa dòng đời vô định. Còn căn nhà và mảnh đất của gia đình nó họ hùa nhau bán đi và chia chác. Sau này nghĩ lại nó không thấy thù hận họ mà chỉ cảm thấy chua chát cho số phận của mình vì đã sinh ra trong một tổ hợp những con người vô nhân tính ấy. Bảy tuổi đầu mất cha mất mẹ, nó như con chim non dạt trôi giữa muôn ngàn bão tố. Ba ngày đằng đẵng nó chỉ biết quanh quẩn nơi cổng chợ, đói rã đói mòn, nó không biết ngay cả việc chìa tay xin sự bố thí của người đời. Những người thành phố ai ai cũng nhìn nó bằng ánh mắt nghi kỵ, ngờ vực. Nơi đây đã xảy ra bao nhiêu vụ những kẻ “khốn nạn” dựa vào những đứa trẻ con hành nghề ăn xin đổi lốt. Rồi nhân cơ hội ai đó sơ hở sẽ trộm cắp.

Nó tỉnh dậy và thấy mình ở trong một túp lều tềnh toàng. Một thằng bé ăn mày đã cứu nó khi nó gục ngã thương của mẹ vọng về qua giấc chiêm bao. Năm năm rồi. Năm năm nó sống giữa cõi đời thiếu vắng tình thân… Hằng đêm mẹ nó vẫn về trong tâm tưởng ngồi bên vuốt ve mái đầu nó, mẹ nó vẫn như ngày xưa, đôi mắt hiền từ, bàn tay êm dịu, tiếng nói trìu mến thiết tha.

Nó rời mái hiên, lầm lũi bước đi. Đêm cuối đông từng cơn giá buốt quất vào thân thể nó, nó run lên như cây non trước gió. Nó đưa tay khép lại cổ áo, chiếc áo khoác cũ của một người phụ nữ nghèo cho nó, không đủ che chắn sự khắc nghiệt của mùa đông. Nó lại lẩm nhẩm những câu thơ cho quên bớt đi sự hành hạ của thời tiết…

Thành phố vẫn thế, ồn ào náo nhiệt. Nhịp sống nơi đây về đêm còn ồn ã hơn cả ban ngày. Nó cứ đi như vậy, qua từng con phố, bơ vơ như một con thú con không nơi chốn tìm về. Những chiếc lá vàng lần lượt từ giã cành phủ đầy mặt đất, trước mắt nó một màn mưa lá gợi lên những xúc cảm u hoài mơ hồ. Mười hai tuổi, năm năm hành nghề ăn xin, với nó cuộc sống không có gì ngự trị trong tâm hồn ngoài sự lo lắng cái ăn cái mặc bình phàm. Trước đây mỗi lần đứng trước căn nhà của những người giàu nhìn cảnh vợ chồng con cái họ quây quần bên nhau trong tiếng cười nói hạnh phúc nó thường khóc và mơ về những ngày còn được ở trong vòng tay cha mẹ, nhưng dạo gần đây lòng nó đã lạnh lẽo đi khi chứng kiến những điều đó. Nó đã biết suy nghĩ và chấp nhận với số phận hẩm hiu của mình.

Mưa đã tạnh. Bước chân vô định đưa nó tới gần cổng một bệnh viện. Đêm lạnh, nơi này cách xa khu vực sầm uất của thành phố, thỉnh thoảng mới có vài chiếc xe máy lao qua, ném vào không gian một chút âm thanh, rồi tất cả lại chìm vào im lặng. Bất chợt nó nghe chừng như văng vẳng có tiếng khóc, tiếng khóc của trẻ con. Nó nhìn quanh tìm kiếm. Tiếng khóc phát ra chỗ gốc cây bên kia đường. Nó bước nhanh lại. Cúi xuống lật tấm vải ra nó nhìn thấy ngay một đứa bé trai khoảng vài tháng tuổi. Thằng bé bụ bẫm trông đáng yêu làm sao, không hiểu vì đâu người ta lại đang tâm vứt bỏ nó nơi này. Con bé tự hỏi: “Chắc là mới bị bỏ ở đây, chứ nếu là lâu hẳn đã chết lạnh vì mưa rồi”. 
 Nó bồng đứa bé lên, khe khẽ ru. Tiếng ru ngây thơ mà đượm buồn, vang lên trong đêm như tiếng đời vô vọng, ngấm dần vào thinh không…

“À ơi!!
Ai làm gió ai làm mưa
Ai phân chia những sớm trưa. Cõi người
Ai làm đứt nối nụ cười
Ai gieo nên nỗi héo tươi nghĩa tình…”

Những câu hát ngày xưa mẹ vẫn thường ru nó, bây giờ nó đem ra ru thằng bé bị bỏ rơi. Nó còn nhỏ nên nó làm sao hiểu được những nỗi niềm day dứt tái tê ẩn khuất trong lời ru, nó chỉ biết ngày nào nó đã nghe những lời ru ấy và đắm chìm vào giấc ngủ tuổi thần tiên. Bây giờ đây thằng bé lại bị chính những lời ru ấy dụ mị đi vào giấc nồng say. Nó ôm thằng bé và tiếp tục bước đi. Đêm mùa đông vẫn giăng mắc những nỗi niềm tái tê lên từng thớ thịt phố phường. Lúc này đây nó chẳng nghĩ ngợi gì về tương lai của nó và thằng bé. Trong trái tim thơ dại của nó chỉ hiện hữu một tình yêu thương, cái thứ tình yêu không vụ lợi, sáng trong như giọt sương mai của một con bé ăn mày không cha không mẹ. Những gió sương chốn chợ đời đen bạc không làm mất đi bản chất thiện lương trong con người nó, thậm chí còn khêu dậy trong cõi lòng cô đơn của nó sự đồng cảm với những số kiếp bọt bèo. Đã bao lần nó khóc trước những mảnh đời bất hạnh, đã bao lần nó ước mơ về một miền chân trời xanh thẳm, nơi đó có những mái nhà bình dị mà ấm áp tình đồng loại, nó và những con người hẩm hiu sống quây quần bên nhau...

Chỉ còn ít hôm nữa là tết. Mấy ngày nay khắp thành phố người người đổ xô đi mua sắm. Con bé bồng thằng bé bị bỏ rơi lặng lẽ đi qua những dòng người, thiên hạ nhìn chúng bằng ánh mắt đầy nghi hoặc lạ kỳ. Chắc là họ thấy tò mò vì không biết đứa nhỏ kia có mối quan hệ gì với con bé ăn mày. Có một bà cụ bán hàng nước gần cổng chợ vẫy tay gọi nó lại, lâu nay bà vẫn thường thấy nó lê la ăn xin ở đây. 

- Này cháu, đứa bé em cháu đấy hả? Tội nghiệp, bố mẹ đâu mà để hai chị em lang thang thế này.

Nó ngước mắt nhìn bà cụ, nhỏ nhẹ nói:

-Không phải em cháu đâu bà ạ, đứa bé này bị bỏ rơi, cháu nhặt được ạ.

Bà cụ thở dài, nhìn xa xăm bà nói :

- Ai mà thất nhân ác đức vậy giời, đẻ con ra lại đang tâm vứt bỏ đi, Mô Phật…

Bà móc túi, nhét vào tay nó mười ngàn đồng:

- Đây bà cho, lát mua cái gì mà ăn. Bà lấy một hộp sữa tươi trao cho nó. Cầm lấy đi cháu cho em nó nút khỏi đói, tội nghiệp quá…

Rồi bà quay đi lau vội mấy giọt nước mắt xót xa.

Con bé cảm ơn rối rít. Nó rời chợ đi ngược ra ngoài đường cái. Trời lại lay phay mưa, cái thứ mưa lập xuân se se lạnh. Nó kéo tấm áo khoác cũ nát che cho thằng bé con.

Đêm.

Mấy hôm nay con bé thấy đời nó không còn cô độc nữa, bên cạnh nó đã có thêm hơi ấm của con người, dẫu rằng đứa bé kia chưa thể cùng nó xớt chia những tủi cực trên bước đường “trôi nổi”.

Đứa bé đã ngủ say. Con nhỏ tựa lưng vào bức tường lem lở, khẽ khẽ hát. Những giọt mưa xuân rây rây trên những ngả đường. Những ánh đèn đủ màu sắc lờ mờ sau màn nước bàng bạc… Những chiếc xe lao qua vội vã. Những tiếng rao khắc khoải của những người bán hàng rong, vẳng ra từ những ngõ nhỏ, buồn da diết. Tiếng cười nói rôm rả của những cặp tình nhân say sưa trong men nồng hạnh phúc. Con nhỏ thẫn thờ nhìn mưa. Bất giác mắt nó ứa lệ, nó thấy tủi thân cho nó, rồi nó lại thấy thương thằng bé bị bỏ rơi. Rồi đây nó sẽ lấy gì để nuôi nấng thằng bé này? Nó chưa đủ khả năng lo cho cuộc sống của nó nói gì tới chuyện đèo bòng chăm sóc một đứa bé còn măng sữa… Hai hôm nay có lúc nó ngây thơ nghĩ hay là đưa đứa bé này bỏ trước nhà một ai đó, phúc trời khiến xui họ sẽ nhặt và nuôi nó, nhưng nó lại nghĩ biết đâu người ta lại chẳng thèm để tâm tới việc sống chết của thằng bé. Cũng có khi nó tình tới chuyện trả đứa nhỏ về nơi nó nhặt được nhưng nó lại lo sợ thằng bé xảy ra mệnh hệ gì… Rốt lại nó cũng chỉ là đứa bé mười hai tuổi, dẫu trong trái tim luôn đầy ắp tình yêu thương nhưng ý nghĩ lại chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn.

Giấc ngủ se sẽ tìm về mơn man hai bờ mi mỏi mệt. Con bé lại mơ. Nó mơ về một cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Bầu trời cao vợi, những cánh diều no gió, những áng mây bay, những con chim chao liệng tấu lên những khúc nhạc tươi vui. 
Nó bồng thằng bé đứng cạnh mẹ nó, mẹ nó cúi xuống ôm nó và thằng bé vào lòng hôn lên trán cả hai, khe khẽ ru những lời ru chan chứa tình thương. Rồi mẹ nó bồng cả hai chị em bước trên một con đường trải đầy hoa. Mẹ nó nói:

-Mẹ sẽ đưa hai chị em tới một miền chỉ có niềm vui và hạnh phúc ngập tràn. Ngọc đồng ý không?

-Có ạ!!! Nó hét lên sung sướng. Con yêu mẹ nhiều lắm.

Nó tỉnh dậy. Đêm vẫn sâu hun hút. Cơn gió tràn qua con đường vắng, lá vàng lại rơi… Nó kéo tấm áo che chắn cho thằng bé. 

Xa xa từ ngõ nhỏ lấp loáng ánh đèn…

PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH

(Tháng Bảy, 2015)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Chín 202310:14 SA(Xem: 1361)
Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu,
26 Tháng Tám 202310:03 SA(Xem: 1362)
Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài.
23 Tháng Tám 20235:48 CH(Xem: 1159)
Có những người trai thương gái quan niệm tình yêu một cách kỳ lạ lắm: yêu, nhưng mà đòi hỏi người yêu phải đẹp bất cứ phương diện nào: nói phải đẹp, cười phải đẹp, ăn phải đẹp.
22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 1293)
Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...
22 Tháng Tám 20232:16 CH(Xem: 1210)
Bát không phải tên cụ, Bát chỉ là bậc thứ tám trong cái thang phẩm hàm chín bậc của triều đình.
16 Tháng Tám 20236:00 CH(Xem: 1242)
Cây mọc bờ sông vách núi, là thiên nhiên; cây trong chậu là một tác phẩm nghệ thuật.
09 Tháng Tám 202310:10 SA(Xem: 1290)
Mừng em về nơi an bình, tuy chị xót xa hết sức khi mãi mãi xa em,
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 1662)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1125)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1143)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12048)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8122)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25363)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,