NGUYỄN LƯƠNG VIỆT - Ẩn sĩ

07 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 6250)
NGUYỄN LƯƠNG VIỆT - Ẩn sĩ


Quê tôi có cây cầu tên là Bà Dụ, gần tháp Chiên Đàn. Hỏi nhiều người chưa ai hiểu hết được ý nghĩa cái tên đó. Và như thế, tự nhiên nó như một huyền sử tự bao giờ...
Trong đó có một chuyện kể rằng:

Khoảng hơn 200 năm trước- thời Quang Trung đánh Nam dẹp Bắc thì tại làng quê Thuận An, Tam An quê tôi có một cái chòi của hai vợ chồng bà Dụ dựng lên ngay chân cầu bắt ngang qua suối lớn. Chồng bà Dụ nghe đâu trước đó là một võ quan trong cuộc trường chinh Bắc tiến đại phá quân Thanh của Nguyễn Huê. Sau khi đánh tan quân nhà Thanh, ông ta ghé ngang chùa Bái Đính. Thấy cảnh vật và lịch sử Bái Đính của Ngài Thích Minh Không quá ngưỡng mộ, ông ta bèn xin sư trụ trì cho xuất gia quy y ngay tại đó và được sư thầy đặt cho pháp danh Thích Minh Ẩn. Trãi qua nhiều năm tu tập phât pháp, kinh kệ cũng như nghề bốc thuốc chữa bệnh cho dân, sư Minh Ẩn xin sư thầy xuống núi về quê Quán Rường Kỳ Mỹ Tổng Chiên Đàn tu tập hướng đạo chúng sinh.

Chùa Quán rường lúc xưa giờ đây không còn dấu tích. Tương truyền rằng sư Minh Ẩn là một cao tăng giỏi Phật pháp, thông kinh kệ và đặc biệt giúp dân như một pháp sư. Nghe đâu sư rất đẹp tướng, mắt mặt mày ngài cân phân toàn diện. Thưở đó, người ta đồn rằng hễ ai nghe sư Minh Ẩn giảng pháp thì căn duyên hoá lành tất thảy. Bởi vậy, nô nức xa gần thiện nam tín nữ kéo nhau về chùa nghe Pháp giảng như trẫy hội. Làng quê Quán Ruòng của cố Nội tôi ngày ấy an lạc đến không ngờ!
Tiếng lành đồn xa đến Hội an phố thị lúc bấy giờ. Có một cô gái con nhà gia giáo hiền lành, tư chất thông minh, được cha là thầy đồ dạy chữ tại nhà. Vì nghe tiếng và cảm tình Phật giáo nên đã trốn nhà vào vùng đất Tam An làm thuê để lên chùa Quán Rường nghe Phật pháp. Không hiểu vì đâu, ngày mỗi ngày từng lời giảng và đức độ của nhà sư đã khiến cô đem lòng thuơng mến. Gần như thời gian cô dành hết cho công việc giúp chùa. Cho đến ngày nọ, cô quyết định bạch thầy cho ở lại chùa để tu và lo phận sự cho chùa. Thời ấy, không có tăng đoàn cho nữ giới như bây giờ. Sư thầy khuyên bảo cô cứ như một cư sĩ mà thôi. Cho đến một ngày nọ, vì thương cảnh trời mưa không nơi tá túc của anh chàng trò nghèo trên đường thi hỏng trở về. Thế rồi, cơ sự đã xãy ra, người thiếu nữ ấy mang thai trong độ tuổi hừng hực tuổi thanh xuân. Nàng đến chùa quỳ dưới chân sư thổ lộ sự thật rồi gục khóc:

- Bạch thầy, con chết mất. Con không sống nỗi nữa Thầy ơi! Giá như Thầy cho con nương nhờ cửa Phật...

Nói rồi, nàng chạy vội về căn nhà tạm ở chân cầu. Trời đã khuya, trăng sao vằng vặc. Nàng nhìn trên bầu trời không biết đâu là sao của sư thầy, đâu là sao của mình. Chợt, một ánh sao rơi vút ngoài không trung. Nàng nhủ thầm: thôi, đúng rồi, phải vậy!

Dòng suối yên bình phẳng lỳ phản chiếu lấp lánh dưới ánh trăng. Nàng hồi tưởng tất cả quá khứ, và bỗng thấy sáng loà trong đôi dòng nước mắt, chói dần chói dần rồi trắng xoá...
Ở chùa, sư thầy đang tụng kinh bỗng nồi hương phựt cháy. Bằng linh cảm của một pháp sư, Thầy Minh Ẩn vụt chạy thật nhanh về phía dòng suối nơi có chòi nhà tạm. Bỗng mặt nước nơi chân cầu dợn lên dợn xuống.
Như một con rái cá, sư thầy lao xuống dòng nước, kẹp nách xách lên cô thí chủ hàng ngày. Xong xuôi đâu đó, sư thầy dặn dò tín nữ cẩn thận sau khi đã cứu sống bằng tay nghề của một thầy thuốc và một pháp sư.

- Con hãy chờ ta, trưa mai ta sẽ đến. Kể từ trưa mai ta sẽ ở cùng con trong chòi tranh này cho đến khi đứa bé sinh và bước đi con nhé!
- Bạch Thầy con có tội! Còn chùa, còn đạo hữu, còn tiếng tăm Phật pháp. Bạch Thầy con không thể...Thầy cứ để tự con, kiếp này không ở chùa tu được, con sẽ đợi kiếp sau. Xin Thầy cứ mặc con. Thầy đừng vì con mà mắc nạn, có tội với Phật.

Sư thầy mỉm cười độ lượng:
- A di đà Phật! Ta hiểu lòng con. Việc Đạo căn bản ở hành trì, tu tập con ạ! Việc của con ta đã quyết định như thế. Cứ bình tâm, lo sức khoẻ chờ trưa mai ta tới.

Nói xong, nhà sư vội vả trở về sắp xếp Phật sự, và giao lại cho đệ tử trông coi chùa, lễ Phật

Từ đó người dân quanh vùng thấy sư Minh Ẩn ngày ngày lên núi đốn củi đem ra chợ bán, rồi trở về mái chòi chân cầu cùng cô thí chủ.

Ngày lại ngày qua, tóc nhà sư dài ra càng rõ, đứa bé trong bụng cô thí chủ cứ lớn lên, cô thí chủ đẫy đà hơn, tươi trẻ hẳn. Ngày khai hoa nở nhuỵ cũng phải đến, một cậu bé kháu khỉnh ra đời. Và cứ thế, mái chòi ngày mỗi ngày lại rộn ràng tiếng trẻ con. Bà con khắp vùng vì nể tình sư thầy và mang máng chuyện tư riêng cũng dần dà lân la tìm đến thăm nom, động viên giúp đở. Nhà sư lúc bấy giờ tóc quá ngang vai, búi lên thành túm sau gáy trông chẳng khác gì lão tiều phu vạm vỡ. Nhiều đàn ông trai làng ngạc nhiên to nhỏ, nhà sư cứ nửa chừng công bố:

- Ta và cô ấy đã mắc duyên tiền kiếp nên phải vậy thôi.

Cho đến một ngày cậu bé biết đi, bi bô đủ chuyện. Đêm trăng hôm ấy, như cái đêm trăng định mệnh ngày trước, nhà sư cùng cô thí chủ ngồi bên bờ suối, và sư thầy trầm tỉnh buông lời:
- Ta đã hứa với lòng mình, và đến bây giờ con phải tự đi tiếp. Đất này có thể không phải là nơi dựng chùa cho nam giới tu hành. Con hãy nhớ lấy mà trì công tu tập để đời sau tuỳ duyên mà có chùa cho cho nữ giới nương tâm. Thằng bé con hãy đặt tên là Tiều Sĩ, tất cả đều tuỳ duyên. Ngày mai ta sẽ xa con mãi mãi, con có làm được những gì ta nói không?

Nàng quỳ xuống dưới chân nhà sư nay là lão tiều phu ngày đêm sống bên nàng thổn thức:
- Bạch Thầy con xin chịu, con phải làm được. Thầy lên đường vạn sự duyên lành, xin Thầy nhận cho con ba lạy

Vừa xong, nàng vụt chạy vào trong chòi nằm ôm con, ngậm miệng mà nước mắt cứ tuôn tràn Sư thầy phắt nhanh đứng dậy, nhìn xa xăm về hướng núi. Trăng bàng bạc, nhà sư vội vả vào trong xoa đầu thằng bé rồi nhanh chóng vác rựa vô rừng
Rồi từ đó, khắp vùng quê xung quanh lúc nào cũng thấy một người đàn ông đầu trọc có mặt hầu hết ở những nhà có người đau bệnh để chữa, và không ai biết ông ta an trú ở đâu. Cho đến một ngày, chàng thanh niên Tiều Sĩ phát hiện trong rừng sâu trên đỉnh Eo Gió có một bộ xương người ngồi xếp bằng mặt quay vô núi. Tiều Sĩ cẩn thận chôn cất bộ xương rồi trở về báo tin với mẹ.

Bà mẹ bật khóc rồi nói:
- Thiện tai, thiện tai! Người đó là cha con đó!

Và, từ đó người ta thấy Tiều Sĩ vào ở hẳn trong rừng bên nấm mộ đã chôn. Còn bà cụ thì cạo đầu hẳn, ngày đêm kệ kinh trong chòi và chết

Cho đến một ngày khi người dân phát dọn cái chòi cũ của bà thì có một cụ ông đẹp lão nói giọng đàng trong tìm đến, đề nghị với dân làng cho xây cây cầu qua dòng suối lớn và đặt tên là cầu Bà Dụ

Ngày hoàn thành, ông cụ nói rõ ràng với các bô lão trong làng:
- Sư Minh Ẩn và bà Dụ, cùng cậu con Tiều Sĩ là định mệnh tiền kiếp đấy các ông bà ạ! Minh Ẩn là ánh sáng kín, năng lượng tràn đầy, còn bà Dụ với ông thầy là vợ chồng Ẩn Dụ mà thôi, không phải vợ chồng thật đâu! Và Tiều Sĩ là một Ẩn Sĩ đốn củi. Ẩn Sĩ là một người chí sĩ ở ẩn. Tất cả ba cái tên là một chuỗi liên hệ tự nhiên như định trước. Các bô lão trong làng ồ to chợt hiểu, rồi hỏi lại:
- Vậy ông là ai?

Ông già đứng dậy bỏ đi, rồi vọng lai:
- Tôi là người đã tới đây ở lại một lần và trở lại nhiều lần mà không ở lại lần nào nữa. Thôi, chào tất cả, tôi đi đây.

Bao đời qua nghe đâu ở giữa hai đỉnh núi nhỏ vùng Tam Phước ngày nay có khoảng đất hẹp gọi là Eo Gió, và ở đó người dân từ lâu truyền lại có một ngôi chùa nhỏ đã không còn vết tích của ông Tiều Sĩ.

Và Quán Rường quê tôi giờ đây mới có một ngôi chùa do sư nữ trụ trì gọi là chùa An Mỹ. Các Cô tôi ngày ngày chăm lo Phật sự, xóm làng ngày càng vui đằm thắm trong tiếng chuông chùa mỗi chiều...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 2214)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 2241)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 1775)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 2625)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 1557)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 3296)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 1534)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 2662)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2529)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 1830)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16825)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12055)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18838)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9033)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8136)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 458)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 830)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1025)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22344)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13910)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19093)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7785)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8700)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8401)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10944)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30595)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20749)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25375)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22818)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21619)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19676)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17971)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19156)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16831)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16022)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24376)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31817)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34847)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,