PHẠM CHU SA - Nhàn đàm đầu xuân.

27 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 6855)
PHẠM CHU SA - Nhàn đàm đầu xuân.

 

 Quanh năm tất bật công việc, chạy đua với thời gian lo toan bao chuyện cơm áo gạo tiền... Nhất là những thị dân, đầu óc thường xuyên căng thẳng khi ra đường, với biết bao mê hồn trận kẹt xe, ngập nước.Cả khi về tới nhà cũng mệt mỏi với chuyện học hành của con cái, rồi cuối năm giá cả tăng chóng mặt.Nên mấy ngày tết là thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giảm stress. Người có điều kiện thì đi du lịch hay tranh thủ về thăm quê, cốt tránh xa không khí thị thành ngột ngạt. Kẻ không tiền thì đóng cửa, làm như vắng nhà để tìm cảm giác thanh thản,an nhàn. Tết năm rồi, người viết rơi vào trường hợp thứ hai,nghĩa là đóng cửa nằm nhà đọc sách. Nhân lục đọc lại những bài cổ thi, tình cờ phát hiện một sự trùng hợp khá thú vị trong thơ viết về mùa xuân của danh tướng Trần Quang Khải và nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi. Trong bài Cảm hứng mùa xuân, Trần Quang Khải viết: “Lâm râm mưa bụi gội hoa mai/ Khép chặt phòng thơ ngất ngưởng ngồi…” (Ngô Tất Tố dịch). Còn Nguyễn Trãi với bài Cuối xuân tức sự:“Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn/ Khách tục không ai bén mảng gần…” ( Khương Hữu Dụng dịch).Cả hai người sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử (Trần Quang Khải góp công lớn giúp vua Trần Nhân Tôn, cùng Hưng Đạo Vương đánh thắng giặc Nguyên, còn Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi) đã đóng cửa phòng văn, phòng thơ, ung dung tự tại thưởng xuân bằng những vần thơ. Những câu thơ hào sảng của Trần Quang Khải:“Đảm khí ngày nào rày vẫn đó/ Đè nghiêng ngọn gió đọc thơ chơi”. Đúng là giọng hào sảng của tác giả những câu thơ “Chương Dương cướp giáo giặc/Hàm Tử bắt quân thù”. Còn Nguyễn Trãi thì với tâm thế phân vân:“Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn/ Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”.Tiếc và đau cho Nguyễn Trãi dù đã lui về ẩn dật ở Côn Sơn, nhưng rồi phải ngậm hờn nơi chín suối vì cái án oan “ Lệ Chi viên” bị tru di tam tộc.Trong một lần viếng đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, khi thắp nén hương tưởng niệm cụ, tận trong tâm tưởng kẻ hậu sinh vẫn gợn nỗi ngậm ngùi về cái án tru di gần sáu trăm năm trước.

 Và vì vậy khi đến hành hương nơi rừng trúc Yên Tử,tôi mới thấy sự vĩ đại của Phật Hoàng Trần Nhân Tôn. Sau hai chiến thắng lẫy lừng đánh đuổi quân Nguyên, khi mới ba mươi lăm tuổi, hoàng đế Trần Nhân Tôn đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tôn, lên làm Thái Thượng Hoàng và lui về phủ Thiên Trường, rồi sau đó lên núi Yên Tửmặc cà sa, dựng am tu học Phật pháp. Tương truyền sau khi Ngài rời bỏ cung điện đi tu, nhiều cung nữ đã lên núi Yên Tử cầu xin đức vua hồi cung, nhưng Trần Nhân Tôn đóng cửa am mây, quyết dứt nợ trần lo bề tu tập Phật pháp. Không cầu xin được, các cung nữ đã cùng nhảy xuống suối quyên sinh. Trần Nhân Tôn rất thương cảm, cho lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan cho các cung nữ. Chùa ấy là chùa Giải Oan. Và con suối ấy cũng mang tên suối Giải Oan từ bấy… Trần Nhân Tôn là vị tổ sư khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - một Thiền phái Việt đầu tiên, đời sau tôn kính gọi ngài là Phật Hoàng. Ngài còn là một nhà thơ, nổi tiếng với nhiều bài thơ xuân, như bài Buổi sáng mùa xuân: “Ngủ dậy ngó song mây/ Xuân về vẫn chửa hay/ Song song đôi bướm trắng/ Phất phới phấn hoa bay.” ( Ngô Tất Tố dịch); hoặc bài Ngày xuân thăm chiêu lăngcó mấy câu khen ngợi những chiến binh già trong trận thắng quân Nguyên lần thứ nhất năm 1258 - cũng là năm sinh của Trần Nhân Tôn - như những lời động viên các chiến binh trong hai trận đại chiến với quân Nguyên lần hai và ba:“Người lính già đầu bạc/ Kể mãi chuyện Nguyên Phong”. ( Nguyên Phong là niên hiệu của Trần Thái Tôn). Hay bàiSơn phòng mạn hứng làm sau khi đã đi tu, ý thơ thoát tục:“Ai trói mà mong cầu giải thoát/Chẳng phàm nào phải kiếm thần tiên?… /Mưa tạnh, hoa trơ, non vắng lặng/ Chim kêu một tiếng lại xuân tàn.”(Thích Thanh Từ dịch).

 Ngày xuân, nếu bạn nào có điều kiện, hãy làm một chuyến du lịch về Trúc Lâm Yên Tử ( Quảng Ninh) và khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) để vừa viếng cảnh chùa, đền lẩn trong núi rừng u tịch, vừa chiêm nghiệm cái cảm giác chạm vào những dấu tích lịch sử đầy kiêu hãnh của một dân tộc ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông, đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, giữ vững non sông…Quần thể di tích lịch sử Côn Sơn- Kiếp Bạc gồm có đền thờ Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn và đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, đã được công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đền thờ Trần Hưng Đạo có từ thế kỷ 14, hàng năm có lễ hội đức Thánh Trần vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, gọi là lễ hội mùa thu Kiếp Bạc. Đền thờ Nguyễn Trãi thì vừa được đại trùng tu, xây dựng tại chân núi Ngũ Nhạc rất hoành tráng. Chùa Côn Sơn là một ngôi cổ tự có từ thời Lý - Trần, nơi đệ tam tổ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử là Huyền Quang tôn giả trụ trì. Đền thờ cụ Nguyễn có dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam uốn lượn ôm lấy khu đền. Hàng năm có hội xuân Côn Sơn.

 Khu du lịch tâm linh Yên Tử còn gọi là “ Non thiêng Yên Tử” với hệ thống chùa - am - tháp nằm lẩn khuất trong rừng núi chập chùng, đèo dốc quanh co. Dọc đường lên núi là những hàng tùng cổ thụ, hiện còn hơn 200 “cụ tùng” đã hơn 700 năm tuổi, cùng những chùa lớn nhỏ: Chùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Giải Oan,chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu; và nằm trên đỉnh Yên Tử là chùa Đồng, đúc toàn đồng, chỉ rộng chừng 20 m2, dáng như một hoa sen nở. Quan trọng nhất là Thiền viện Trúc Lâm, được xây trên dấu tích chùa Lân ngày xưa, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tôn giảng kinh, hiện là Thiền viện lớn nhất nước. Hệ thống am nằm khiêm tốn lẩn khuất trong các lùm cây, bờ đá là các am Thung, am Dược, am Thiền Định, cùng cụm tháp Huệ Quang( tức khu tháp tổ) và tháp Hòn Ngọc làm toàn bằng đá...

 Hàng năm hội xuân Yên Tử kéo dài cả mùa xuân, khai hội từ mồng mười tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch.Nếu như trước kia khách hành hương phải leo lên hàng mấy ngàn bậc đá dài đến sáu cây số đường dốc lên đỉnh Yên Tử, có khi mất cả ngày, thì bây giờ đã có hệ thống cáp treo hiện đại, chỉ mất chừng nửa giờ. Các bạn có thể ung dung ngồi trên ca-bin nhìn xuống thung lũng, con đường đá quanh co với những chùa tháp chìm khuất trong sương đầu xuân đẹp như tranh thủy mạc.

P.C.S

 

Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Bảy 20165:35 SA
Khách
Chào anh Phạm Chu Sa. em là Nguyễn Văn Vinh trưởng nhóm Tuổi Hồng của anh đây. Bây giờ em là NGUYỄN NGUYEN AN, Tel: 01688971486. Facebook: Nguyễn Nguyên An. E.mail: nguyenvinhnguyenhien@Gmail.com. Trân trọngj.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 8540)
Chỉ khi phát giác ra không thứ máy móc nào trong căn hộ hoạt động Chu mới té ngửa té sấp.
05 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 8040)
Mưa, cứ mưa mãi như thế này thì tưởng như bao nhiêu quần áo phơi không khô đều mốc hết.
25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6993)
Bẵng đi một thời gian. Một hôm có người bạn cùng môn phái đến chơi, sau một lúc hàn huyên, anh nhìn tôi nhận xét:
22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7004)
Hải Vân đã quyến rũ tôi nhiều. Mỗi tháng tôi về thăm quê một lần, có khi hai trong những ngày cuối tuần, Hải Vân trở thành nơi tôi thèm đến và ngồi chơi.
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8784)
Đã từ lâu rồi, từ ngày Sen bỏ đi, Kiên rơi vào trạng thái bấp bênh, hoảng hốt trước mỗi cơn mưa bất chợt đến.
10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6266)
Anh biết hôm nay Trọng Ni có lẽ về nhà rồi nên có ý gặp sư huynh để xin phép về.
07 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 9750)
"Một cuộc đua" của nhà giáo Quế Hương đã đoạt giải nhất cuộc thi “Viết truyện ngắn cho thanh niên học sinh, sinh viên” do Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp với Hội Nhà văn VN tổ chức.
06 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6237)
Quê hương và tuổi ấu thơ tôi ở đó như một giải lục hồng êm mát, bây giờ đã xa ngút mắt
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8888)
Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2012 – 2013 do Hội Nhà văn Đan Mạch và NXB Kim Đồng tổ chức
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7184)
Ngoài món tiền gửi ngân hàng ở ba bốn dạng trương mục khác nhau, tôi còn một ít tiền mặt nhét trong một băng video cất trong va-li trống gác trên đầu tủ quần áo.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12247)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8319)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1155)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11052)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19778)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31943)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,