LÊ MINH KHUÊ - Cửa sổ

16 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 6638)
LÊ MINH KHUÊ - Cửa sổ

 

Hôm nào cũng đúng giờ này, cô gái xuất hiện. Bến chờ xe buýt hợp đồng gần cột điện lớn. Cô đến rất sớm. Không lại chỗ cột điện để đứng, cô ra chỗ gốc cây keo hoa vàng cách đó xa xa, đứng một mình. Phong thái độc lập. Bộ váy áo mặc vào hôm tiết trời hơi lành lạnh, khi mặt trời lên không khí vẫn phảng phất mùa hoa sữa từ phố cổ tràn tới. Mùi hoa sữa phủ đầy mùi thanh khiết lên khu phố mới. Hội ngồi bên bàn máy đang đánh dở mấy cái hợp đồng... mà thấy thời gian như bị trì lại khi cô gái tới. Tiếng tích tắc đồng hồ như lặng phắc. Tim Hội cũng chẳng có chút tín hiệu của sự chuyển động và thế giới lùi xa tít tắp như biến vào sương. Đặc biệt chỉ khi nào cô gái xuất hiện, mùi hoa mới nồng nàn như chưa bao giờ được nồng nàn đến thế. Cô gái đứng quay lưng lại phía cửa sổ mà Hội vẫn ngồi nhìn ra. Tóc cô chắc dài lắm, cuộn lên một búi to sau ót, cuốn hơi cao, phô ra cái cổ trắng kỳ lạ, cái mầu trắng không có tỳ vết như đá hoa cương, lại như một thứ đài hoa mọc trên mặt nước vươn cao về phía mặt trời để xa bùn và nước. Trước kia Hội vẫn phóng xe máy lao theo những cô gái bất ngờ phô ra trước mắt anh cái gáy cao trắng ngần. Lạ lùng lắm khi trông thấy sự trinh bạch ấy. ở trong ta dục vọng bị triệt tiêu. Chỉ còn sự xúc động nghẹn ngào như khi chiêm ngưỡng pho tượng miêu tả sự thánh thiện... Từ trong cửa sổ có che tấm màn gió trắng đục, Hội khoanh tay nhìn ra gốc cây keo hoa vàng. Hoa keo có hình dạng hơi giống hoa ngâu, nhưng không thơm như thế. Bù lại là cái mầu vàng kín đáo, như một thứ nắng chiều trải cánh đồng sắp gặt. Cô gái chắc yêu hoa keo vàng. Cô đến, không đọc sách báo, chẳng thay đổi dáng đứng, mắt đăm đắm nhìn con hồ nhỏ bên kia đường. Túi nhẹ khoác trên vai. Đôi chân trần cũng chẳng thua mầu trắng của cái cổ, xỏ trong đôi giày nhỏ như đôi hài cổ tích. Mùa thu ấy. Rồi mùa hè. Cô gái che lên mái tóc cái mũ cói trắng, đôi găng tay trắng kéo tới khuỷu, chiếc túi thay đổi theo bộ váy áo, lúc nào cũng đồng mầu với một trong những thứ trang phục. Mùa đông áo khoác che tấm thân mảnh như cây liễu nhỏ và tất cả như nở bừng lên khi những hạt mưa phùn nhè nhẹ rắc không khí Tết nhất xuống mọi vật. Xe buýt tới sau đó mươi phút. Cô gái thong thả đi tới, chờ cho mọi người lên hết, mình lên sau, ngồi xuống chiếc ghế đơn phía bên cửa sổ của Hội. Chẳng chuyện trò với ai. Xe buýt chuyển bánh. 

*** 

Hội thích ngắm cô vào mỗi buổi sáng. Đã gần hai năm. Chẳng chú ý lắm tới buổi chiều khi cô từ xe xuống, bước vội vã, tay xách nào rau nào hành mua vội ở đâu đó. Cô qua đường đi về khu nhà hai tầng. Khu dân cư ấy hình thành cách đây 5 năm, lúc nào cũng mịt mù vôi cát. Người ta cứ bóc tường, phá cửa, thay đổi xoành xoạch chừng ấy mét vuông. Rồi chẳng hài lòng, lại cơi nới, lại thay đổi. Khu dân cư ấy thu hút sự chú ý của anh khi cô gái xuất hiện... Cách đây vài năm Hội còn phóng xe máy trên đường. Đi nhảy điệu cha cha ưa thích ở tiệm "cà phê Ly". Đánh bóng bàn. Nhảy lò cò một chân trêu con chó suốt ngày bị nhốt ở nhà ông Hoạch. Còn cùng lũ bạn giữa buổi trưa chạy tới biệt thự của nhà ông Nghệ, bấm chuông ở cổng. Ông Nghệ có cái dáng của một chàng sumô hiện đại, lạch bạch từ trên gác hai xuống, lục tìm trong chùm hàng trăm cái chìa khóa để tìm chìa khóa cổng. Mở cổng. Nhìn ra chỉ có gió và hàng cây. Ông Nghệ bị hố mấy lần. Nhưng ông vẫn như khắc khoải chờ đợi cái gì. Nghe chuông ông cứ ra mở cửa dù bị lừa. Có hôm ông dãy bành bạch làm cái bụng sệ mỡ kêu tý tóp: tiên sư bọn quỷ sứ! Ông chửi bằng cái giọng đặc trưng của quê ông. Nghe nói thời thanh niên ông là kiện tướng làm thủy lợi ở quê. Rồi sao đó mà lúc này biệt thự ông to nhất phố có chó giữ cửa và ông đi đâu cũng có xe đón rước. Trêu ông Nghệ thành trò chơi hấp dẫn của bọn thanh niên trong phố. Đến nỗi khi không thể chơi cái trò ấy nữa, Hội cứ nghĩ hoài đến cái chuông trên cửa nhà ông. 

*** 

Những trò đùa. Những trêu chọc. Những vui vẻ bất tận và đời sống vô tư của chàng trai hiếm hoi con nhà khá giả. Tất cả như một đoạn phim bị đứt phựt sau một tiếng phanh kít chói tai. Chiếc xe tải tông thẳng vào một cái cây lớn. Xe máy của Hội kịp chui vào bánh xe tải. Hội văng sang bên kia vỉa hè, xương sống cũng đứt sau đó? 

Tai nạn thông thường của thời hiện đại! 

*** 

Khi ngồi trên xe đẩy, thế giới biến đổi và chầm chậm quay trước mắt anh. Khi anh phóng xe máy, gió đẩy lùi khỏi tai mọi lời thở than của những sự không may trong cuộc sống. Anh còn trẻ, học giỏi, cao 1m76, chiếc quần được tôn thêm vẻ cao ngạo khi nó khoác trên đôi chân thể thao của Hội. Những cô gái đẹp hồi hộp, tim đập như phát cuồng khi Hội hờ hững nhìn. Hội ra trường đi làm, chẳng chú ý tới ai. Tốc độ cuốn hết tâm trí của anh. 

Ngồi trên xe đẩy rồi, mầu mây cũng tác động đến vui buồn. Hôm nay trở trời cái chân hay thấp khớp của bố chắc lại cắn rứt ông cả đêm. Và ban đêm tiết trời khó chịu. Hội đẩy cái xe sang phòng mẹ vì có tiếng mẹ rên. Cánh tay phải của tuổi già hành hạ. 

"Mẹ, con lấy dầu xoa cho mẹ nhé!". 

Ngồi trên xe đẩy rồi, nghe ai đó nói về bệnh tật, Hội lắng nghe. Chia sẻ vài lời thông cảm. Cũng trên xe đẩy, anh thường đi qua nhà người đàn bà một mình nuôi hai đứa con ở góc phố. Chị ta già như bà lão ở tuổi ba sáu, cứ mỗi khi lên cơn nghiện rượu, ông chồng về hạch tiền đấm đá vợ, tóc chị thêm sợi bạc. Khi còn phóng xe máy, Hội bỏ ngoài tai tiếng khóc của chị. Bây giờ anh bứt rứt khi chị tấm tức không dám khóc to. Hai đứa con quấn vào nhau chui trong xó nhà chỉ sợ bố. Đời sống còn bao nhiêu chuyện mà ngồi trên xe máy tốc độ cao anh chẳng quay nhìn. 

*** 

- Mẹ ơi, chẳng có ai thương con bằng cha mẹ, bằng chị. Đời con chẳng ra gì rồi. Người mẹ, người đàn bà đã từng đèo mì đèo gạo sau xe đạp, đi đến trường học của con gái. Rồi giữa trưa lại đi đến chỗ sơ tán của con trai. Đêm đêm mở trộm đài phía bên kia để dò làn sóng hay loan tin những người tử trận hoặc bị bắt. Nghe xong lại thở hắt ra: Lạy Trời Phật phù hộ cho chồng con trở về! 

Bà đi làm ở nhà máy, cuối tuần, dưới bầu trời đe dọa, bà đi đến với các con. Ngày ấy Hội được gửi trong lớp mẫu giáo của nhà máy... Người mẹ ấy ôm lấy đầu người con trai cao lớn: Con không được đầu hàng. Con phải sống. Con phải làm cái gì chứ! 

Những chiếc computer được chở về nhà. Một chiếc kê gần cửa sổ. Ngày ngày trên xe đẩy, Hội đánh máy, in, chụp những văn bản, hợp đồng, những nghị quyết, những bản quyết toán dài dặc, và đôi khi, cả thơ. Đời sống bắt đầu như được sưởi ấm khi thấy mình không thừa thãi và nắng, gió ngoài kia, có cả sự ngọt ngào, lại có đắng cay. Lúc này Hội nhìn rõ hết. 

*** 

Người con gái vẫn đều đặn đứng quay lưng lại phía cửa sổ của Hội. Đều đặn lên chuyến xe buýt hợp đồng với từng ấy người, xe đều đặn trả lại họ về khi chiều tối. 

Một buổi sáng mùa hè, trận giông bất chợt xuất hiện từ phía đông, thổi tung cái màn cửa sổ. Tập giấy bay như cơn lốc, tung vào khoảng không cái bản hợp đồng xây dựng mà Hội đánh suốt đêm. Mọi người chạy đi trú mưa. 

Cô gái quay nhìn vào cửa sổ mọi lần chăng tấm rèm trắng đục. Hội tuyệt vọng chỉ tay vào những tờ giấy. Cô gái xốc lại cái túi, đi thu gom bằng hết những tờ giấy. Cô chạy tới cửa sổ khi những hạt mưa lộp độp rơi rất to trên nền đường. May quá là may! Hội đón tập giấy trên tay cô. Không nói cảm ơn. Chỉ ngước nổi cặp mắt của một chàng trai có khuôn mặt đẹp nhìn lên. Trong một thoáng, anh biết ngay cô gái đang ở thời kỳ phóng xe máy tốc độ cao. Đôi chân tật nguyền của anh như cái lá rơi trên đường, cô chẳng bận tâm. Nghĩ thế rồi anh nhạt nhẽo: Thôi cảm ơn cô! Không chú ý rằng mình bắt đầu có sự giận lẫy của người thua thiệt. Giận dỗi bất cứ ai. Nhưng từ đó, cho đến suốt mùa hè, cô gái chờ xe không đứng ở gốc cây keo hoa vàng. Cô đến bên cửa sổ. Cái cửa cũng không chăng tấm màn trắng đục nữa. Những phút chờ xe của cô là thời gian đẹp nhất của Hội. Hóa ra cô không phải là người đi lướt qua nỗi đau. 

- Cha em là thương binh đấy. Đưa ông về nhà chăm sóc mấy năm rồi. Anh thấy đấy, chả lúc nào em đi chơi ở đâu. 

Hội biết mình ích kỷ. Nhưng anh thầm cảm ơn người cha của cô. Ông là lý do để cô gái quay nhìn nỗi đau của người khác. 

- Em làm cho công ty liên doanh. Cũng công việc như anh ấy. 

Cái tên của cô gợi nhớ đến sự ấm áp: Thoa. Thậm chí bộ váy áo cô vẫn mặc có cái gì trái ngược với tên Thoa. Những bộ váy áo vô tư lự, sạch sẽ. Cái cổ cao trắng ngần như của thế giới tiền bạc chỉ sản sinh ra trang trọng. Mặc dù có tất cả những cái ấy, tên cô vẫn là Thoa. Hội thích cái tên ấy. Hội ngạc nhiên không nhiều trước sự hồn nhiên và tốt bụng của Thoa. Thoa phải là như vậy. Những câu chuyện của cô làm cho mùa hè mát mẻ như đầy hơi nước. Mùa thu năm ấy, Hội nghĩ rằng mình có quyền hy vọng. Vì thấy cô để tay lên tay anh. Cô để những ngón tay mềm mại của mình như muốn cảm thụ được sự cô đơn của thế giới xe đẩy. Và những chuyến xe buýt buổi sáng vẫn đón cô đi như đem hy vọng của anh xa cả một ngày. Chỉ có điều bây giờ Hội trông ngóng buổi chiều. Thoa xuống xe, lại bên cửa sổ với lỉnh kỉnh các thứ bếp núc trên tay. Tay kia thế nào cũng... có cái gì đấy. 

Anh ăn trái cóc này. Ngon tuyệt!.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 270)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 339)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 341)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 543)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 537)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 393)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 814)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 673)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 809)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 724)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 611)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,