KHỔNG TRUNG LINH - Hoa Nào Thôi Vàng

14 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 5911)
KHỔNG TRUNG LINH - Hoa Nào Thôi Vàng


Luyện vừa leo lên hết mấy bậc tam cấp của khu chung cư thì lên đến căn phòng của Hân. Cửa phòng rộng mở, Hân mình trần đang hít đất trong phòng khách, trên lưng còn đeo thêm vài ký tạ. Thấy Luyện đến, Hân ngưng tay đứng dậy lấy chiếc khăn tay lau người. Tóc Hân để dài chấm vai, hai mắt sáng, cằm bạnh ra, khuôn mặt đầy nghị lực. Luyện xiết chặt tay bạn, móc trong gói ra một ít quà trao cho Hân. Biết bạn ở xa hàng quán Việt Nam, Luyện mang cho Hân ít giò chả, mấy chiếc bánh chưng nhỏ và một hộp xì gà Hav-a-Tampa.

Hân bóc gói xì gà lấy ra một điếu bật diêm thả khói nghi ngút, mắt lim dim như đang ở một chân trời nào, rồi dùng hai ngón tay lật ngược điếu xì gà một cách điệu nghệ đưa lại cho Luyện. Gặp lại nhau sau mười mấy năm, Luyện thấy Hân thay đổi nhiều. Nét khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt, nhưng không dấu được cái vẻ lãng mạn, bơ đời của những ngày ở Sàigòn thuở nào.

Hân mở bia rót đưa Luyện, nói:

-Ông rảnh không, cuối tuần ông đi với tôi lên San José. Có việc quan trọng lắm

Luyện hỏi:

-Chuyện gì quan trọng vậy? Muốn đi thì đi chiều nay.

Khuôn mặt Hân rạng lên:

-Tôi vẫn thích tính ông, nói là làm liền. Mình ra quán cà phê ngồi cho đỡ kẹt xe. Chiều mát hai anh em mình lái lên đó.

Luyện biết Hân từ lúc hai người còn học lớp 10 ở Sàigòn. Tuy không thân nhưng quý nhau vì tính tình cả hai đều ôn tồn, ít nói. Nhưng có lẽ điều làm Luyện nhớ đến Hân nhiều nhất là tính tế nhị của Hân. Một hôm có lớp Anh văn vào giờ cuối ngày, ngán ngẩm với những bài học đàm thoại trong cuốn ‘English for today’, Hân rủ Luyện cúp cua đi uống cà phê. Luyện xem lại trong túi, chỉ còn vỏn vẹn ít tiền để mua vài điếu thuốc lá. Luyện nói:

-Cà phê thì bỏ thuốc, thuốc thì miễn cà phê.

Hân cười:

-Ông đừng lo tôi còn tiền

Luyện nghe Hân nói thế thì yên tâm. Từ trưòng, hai người thả bộ xuống khu nhà thờ Đức Bà, đi về hướng sân quần vợt, ghé vô một quán cà phê ven đường. Lúc vào đến nơi, Hân kêu một ly cà phê và môt bình trà nóng. Hân điềm nhiên ngồi uống trà nhường cà phê cho bạn. Luyện hơi lưỡng lự nhưng sợ cứ nhường qua nhường lại mất thì giờ, Luyện cầm ly cà phê lên nhấp một ngụm. Nghĩa cử của Hân tuy nhỏ, nhưng Luyện kết Hân từ ngày hôm đó. Năm sau, Luyện chuyển trường chuẩn bị thi tú tài ban C, Hân ở lại trường cũ cho đến hết lớp 12. Từ đó, vì bận học hành, thi cử nên hai người cũng ít gặp nhau.

Khi nghe tin thành phố Ban Mê Thuột thất thủ, Luyện buông sách vở không buồn đến trường. Tháng Tư năm đó, Luyện rời bỏ quê hương theo gia đình sang Mỹ. Tuy biệt âm, nhưng không lúc nào Luyện không nghĩ đến Hân và những ly cà phê ‘lá me’ thời niên thiếu.

Sau năm 1975, bạn bè tung tán, người thì ở lại, kẻ sang Mỹ, người qua Pháp. Nhiều lần Luyện dò hỏi tin tức về Hân nhưng không ai biết. Luyện đinh ninh Hân kẹt lại ở Việt Nam.

Một hôm đang thơ thẩn trong nhà sách Tú Quỳnh trong khu Bolsa Mini mall, Luyện bắt gặp một dáng dấp quen thuộc đang đứng đọc sách trong góc tiệm. Luyện bước đến gần nhìn xem người này có phải là người quen không. Người khách thấy có người đến bên mình, theo phản ứng tự nhiên ngưng đọc sách và ngẩng lên nhìn. Luyện mừng rỡ nhận ra đó là Hân người bạn thời trung học, Luyện giơ tay ra bắt. Đến lúc đó Hân vẫn chưa nhận ra Luyện. Luyện phải nhắc lại thời còn học chung lớp 10, Hân mới nhớ ra bạn cũ.

Chỉ kịp trao đổi với nhau vài câu, Hân đưa Luyện số điện thoại, địa chỉ rôì vội theo bạn ra về. Qua mẩu đối thoại ngắn ngủi, Hân cho biết gia đình kẹt lại sau năm 1975. Vài năm sau, Hân và nguời em trai vượt biên, sau một thời gian dài bên đảo, hai anh em qua được đến Mỹ. Hiện thời, Hân đang vừa làm, vừa theo nghành chính trị học. Không có xe, lâu lâu Hân theo bạn bè xuống đây chơi.

Chiều thứ Sáu xe cộ như mắc cửi, Luyện lách bên này, tránh bên kia mong sớm ra khỏi thành phố. Lên được xa lộ liên bang 5, Luyện nhấn ga trực chỉ hướng San José. Gió lùa khung cửa sổ mát rượi. Khi đến gần đoạn đường đèo 152, hai bên đường mở ra khoảng không gian bát ngát núi đồi, bên triền thung lũng, hoa vàng nở rộ những tháng đầu xuân nhìn như những thiếu nữ đang nằm e ấp bên nhau. Luyện quay sang nói với Hân:

-Bây giờ tôi mới biết tại sao người mình gọi vùng trên này là ‘thung lũng hoa vàng’

Hân như đang suy nghĩ gì mông lung lắm không buồn trả lời. Mãi một lúc sau Hân mới bắt đầu thổ lộ: sau năm 1975, Hân, người em kế và một người chị họ từ Sàigòn xuống Rạch Giá tìm đường vượt biên. Vì tầu không đủ chổ, nên nhóm Hân phải tách ra làm hai. Hân ở lại đi chuyến sau nhường chỗ cho người chị họ và em mình đi trước. Không may chuyến của hai người thân gặp nạn. Hiển bị đánh đập, khảo của, nhận nước biển tưởng chết chỉ vì mấy chỉ vàng dấu trong lai quần. Thu là con gái thành thị, trắng trẻo, dù có bôi nhọ lên mặt vẫn không thoát được cái nhìn soi mói của bầy dã thú. Mấy ngày liền trên biển, Thu chết đi sống lại trong tay cầm thú. Đến lúc tầu được cứu, gặp lại nhau trên đảo Thu như người mất hồn.

Sang đến Mỹ, Thu về sống với gia đình một người bà con trên San José. Ban ngày đi học Anh văn, chiều về phụ bếp cho một nhà hàng Việt Nam gần nhà. Tương lai thì mờ mịt, đường về quê xa lắc, xa lơ, nỗi ám ảnh kinh hoàng dày vò tận vực sâu của tâm khảm, Thu chán nản, tuyệt vọng, uống thuốc ngủ quyên sinh, nhưng may được người nhà phát giác đưa vào nhà thương cứu sống kịp thời.

Hân muốn nhân cơ hội này gặp Thu để an ủi, khuyên nhủ và ngỏ ý muốn mời Thu về sống với anh em mình vì suốt từ lúc sang Mỹ, hai người vì hoàn cảnh không gặp được nhau chỉ liên lạc qua thư từ hoặc điện thoại.

Nghe Hân kể chuyện, lòng Luyện chùng xuống và chua xót như có người xát muối. Bất giác Luyện nhớ đến ngày gia đình Luyện theo tầu hải quân ra đến hải phận quốc tế và được một tầu hàng hải Mỹ vớt. Những ngày trên khoang tầu vừa bị say sóng, vừa đứng xếp hàng đi lãnh cơm, cháo, gian nan lắm mới thoát được vòng người chen lấn, hối hả mang về chia sẻ cùng gia đình. Những buổi hoàng hôn, ngồi xúm xít che mưa nắng bên nhau, ngoảnh nhìn về hướng cũ mà buồn ứa nưóc mắt. Rồi Luyện nhớ cả đến cảnh chiều tối cầm chiếc khăn che cho chị và mấy cô em gái mình gội đầu, tắm rửa, để tránh những cặp mắt soi mói của những tên đàn ông tị nạn ăn không, ngồi rồi quanh boong tầu. Có những điều mình tưởng đã vô bờ bến theo sức chịu đựng của con người, thật ra, chưa thấm vào đâu so với nỗi bất hạnh, đớn đau của người khác.

Suốt từ lúc đó, hai người không nói với nhau một câu cho đến lúc Luyện rời bỏ xa lộ 101 quẹo xe vào thị xã.

San José là một thị xã nhỏ trên miền bắc tiều bang California. Thập niên 80 là một vùng đất lý tưởng cho dân tị nạn về đây lập nghiệp vì từ đó đến nay, đây là thung lũng điện tử nổi danh toàn cầu. Đa số người Việt ở đây làm việc cho những hãng điện tử trong vùng nên cũng từ đó cộng đồng người Việt tị nạn có những giai thoại về ‘chồng tách, vợ ly’. Khu người anh họ Thu ở nhà cửa xây ngăn nắp. Đường xá sạch sẽ. Lâu lâu lại thấy một vài hàng quán Việt Nam nằm khiêm tốn bên những tiệm Mỹ, Mễ. Đến gần khu downtown, Hân bảo Luyện chạy chậm lại để tìm số nhà. Chắc có lẽ đã hẹn trước, nên khi Luyện rẽ vào chỗ đậu xe thì đã thấy có mấy người đang đứng trò chuyện trưóc nhà.

Hân giói thiệu Luyện với tất cả mọi người. Ngoài vợ chồng chủ nhà là người anh bà con của Thu, còn có vài người bạn từng làm việc với anh của Hân ở Sàigòn, nghe nói có Hân lên thăm cũng ghé chơi và cuối cùng là Thu. Luyện kín đáo nhìn Thu. Không ngờ một con ngưòi bé nhỏ, yếu ớt lại có cái can đảm tự kết liễu đời mình. Suốt bữa cơm, Luyện chỉ góp chuyện cho có lệ và quan sát. Luyện thấy tình cảm người Việt Nam sống tại miền Bắc California nồng nàn hơn, đối đãi với nhau thật hơn. Họ cũng không để ý đến đời sống vật chất nhiều. Có ít ăn ít, có nhiều ăn nhiều. Sau bữa cơm, Luyện xin phép ra ngoài sân hút thuốc. Mấy người còn lại bắt đầu mở rượu mừng lâu ngày gặp lại nhau.

Trời khuya San José trong vắt không một áng mây, gió xuân hiu hiu làm Luyện tỉnh người sau gần 10 tiếng đồng hồ lái xe. Luyện rút điếu thuốc đưa lên môi bật quẹt. Thở ra một hơi dài khoan khoái rồi từ đó hơi thuốc nào vừa thoát ra khỏi môi, Luyện dùng mũi hít vô lại. Làm chừng vài hơi, Luyện bắt đầu say thuốc, mắt lờ đờ mở không ra.

Luyện cũng không nhớ mình bắt đầu hút thuốc lá năm nào. Chỉ nhớ lâu lâu nhà làm cơm khách, Luyện đươc bố ban cho làm ‘trưởng ban tiếp tân’. Mỗi lần khách cần gì bố Luyện chỉ cần hắng giọng một tiếng là Luyện phải chạy lên liền. Hết đá thì chạy xuống bếp lấy đá lạnh. Hết bia thì lấy thêm bia. Khách cần thêm ớt, thêm đường, chén đĩa, khăn ăn, v.v. là một mình Luyện phải lo hết. Luyện thích nhất là lúc bố Luyện nhờ Luyện đi mồi thuốc lá. Nhà thì đâu thiếu gì hộp quẹt, nhưng ông lại thích đưa cho Luyện đi mồi. Ông nói:” Con mồi thuốc nó cháy đều hút ngon hơn là bố dùng diêm.” Nhiều khi cầm điếu Pall Mall xuống bếp, Luyện bật lò ga mồi thuốc rồi kẹp điếu thuốc giữa hai ngón tay bắt chước bố hít vài hơi. Ban đầu ho sặc sụa, từ từ rồi quen, thằng bé nghiện thuốc không biết từ bao giờ.

Luyện nghĩ đến bố mình chợt tủm tỉm cười. Ông là một người cha tế nhị nhất trên đời. Không bao giờ ông rầy la anh chị em Luyện. Cần nói gì, ông chỉ nói một lần rồi thôi không bao giờ nhắc lại, và không ai quên điều ông nói cho đến chết. Luyện nghĩ mai mốt có con cái, Luyện cũng sẽ dạy con như vậy. tôn trọng quyền tự do của con cái, thương yêu và hướng dẫn chúng nó hết bổn phận của mình.

Mẹ Luyện nhiều khi trách ông cứ bắt con đứng hầu đến khuya, ông chỉ cười bảo bà:

-Phải tập cho nó, sau này lớn lên nó mới lịch lãm!

Ông cũng rất tinh tế. Có lần Luyện đưa người bạn về chơi thăm ông bà. Đức biết ông từng tham gia chính trường Việt Nam thời Cộng Hòa nên ao ước được gặp để học hỏi kinh nghiệm. Ông quý lắm nhận lời. Ông ngồi kể cho hai người nghe một đoạn đời đầy biến động. Đức thích thú quay sang bảo Luyện đi pha trà. Lúc Đức vừa về, ông nhìn Luyện thật lâu rồi nói:

-Bố thấy Đức không được.

Luyện có ý chưa hiểu, ông nói tiếp:

-Nó là bạn của con mà nó đến nhà lại sai con đi pha trà, nó không biết tôn trọng bạn. Sau này con có ra làm việc nước, những người như vậy con đừng cộng tác với họ. Đám này thích ăn trên, ngồi trốc. Những người có tâm hồn quảng đại mới thực sự lo cho dân, phục vụ dân.

Sau này, Luyện tiếp xúc nhiều mới thấy điều ông nói là đúng. Bất cứ cuộc cách mạng hay chỉnh lý nào thành công thì ngay sau đó những người có công trạng với cách mạng bắt đầu hưởng thụ để bù lại những tháng ngày gian khổ. Quên đi lý tưởng thuở còn gian truân.

Đang miên man suy nghĩ bỗng Luyện nghe tiếng động sau lưng mình. Luyện quay đầu lại thì thấy Thu vừa từ trong nhà bước ra. Luyện đang loay hoay kiếm chỗ dụi điếu thuốc thì Thu khoát tay bảo:

-Anh cứ hút tự nhiên đi, mấy anh ở đây cũng hút thuốc, em quen rồi.

Rồi Thu nói tiếp:

-Nhìn dáng anh hút thuốc thấy hay hay.

Luyện chống chế:

-Ước gì hai lá phổi của tôi cũng đồng ý với Thu.

Thu hỏi tiếp:

-Em nghe Hân nói anh theo ban Triết. Qua đây anh vẫn tiếp tục?

Luyện cười;

-Hiện giờ tôi đang sống bằng nghề điện tử, khi nào rảnh thì làm thơ, viết truyện ngắn, hết đề tài rồi thì quay ra nghiên cứu tâm lý loài khỉ.

Thu nghe Luyện nói cười khúc khích:

-Khỉ ở đâu ra để cho anh nghiên cứu?

Luyện nghiêm nét mặt nói:

-Thu không nghe người Mỹ nói câu monkey see monkey do đó sao. Trong xã hội loài người hay loài khỉ, chỉ có một số ít có óc chỉ huy và có khả năng lãnh đạo, một số nhỏ hay phá bĩnh, đi ngược với đường lối chỉ đạo, trong số này có tôi, và số còn lại thì ù ù, cạc cạc, ai sao tôi vậy. Khi nào rảnh Thu vô trong mall ngồi một ngày thì Thu sẽ thấy ngay.

Thu nhìn Luyện một hồi lâu nói:

-Dáng dấp anh nhìn đạo mạo như ông thầy triết mà thật ra lại có óc khôi hài.

Nghe Thu nói, bất chợt Luyện nhớ đến Thoa, một cô bạn sống bên Pháp.

Có lần kia bị thất nghiệp hơi lâu, đi tìm việc phát nản. Luyện xin ông anh họ ra tiệm của ông học nghề thợ bạc. Luyện tính học xong, kiếm chút vốn mở một cửa tiệm nho nhỏ vừa bán, vừa sửa chữa lấy công làm lời đỡ phải lo bị mất việc. Hôm đó vừa hoàn thành một chiếc nhẫn theo ý khách, đánh bóng xong Luyện thấy đắc ý với món hàng lắm, Luyện rút một điếu thuốc tự thưởng cho mình. Thoa đang đứng ngoài tiệm nhìn vô nhìn thấy mặt mũi Luyện còn tèm lem bụi phấn đánh bóng vừa nói vừa cười:

-Nhìn dáng ông này hút thuốc thấy ngồ ngộ như Jean Paul Sartre.

Sau này Luyện mới biết ý Thoa trêu Luyện nhìn giống hoàng tử lọ lem và mắt lé lệch đi vì nhìn chăm chú vào chiếc nhẫn.

Mùa hè năm đó Thoa theo bố từ Pháp sang chơi và cũng luôn tiện tìm người có quốc tịch Mỹ làm hôn thú để ở lại. Tính Thoa ngổ ngáo, đáo để như con trai nên khi ông anh họ ngỏ ý giới thiệu Luyện ngại lắm. Tuy nhiên, sau vài lần gặp gỡ, Luyện thấy Thoa cũng có nhiều cái dễ thương. Có lần Thoa biết Luyện học chương trình Pháp ở Việt Nam, Thoa nói chuyện với Luyện toàn bằng tiếng Pháp. Ban đầu Luyện lúng túng nói tiếng được tiếng không, một thời gian sau khá trôi chảy. Sau này Luyện ít khi nào trò chuyện bằng Pháp ngữ với Thoa vì Thoa hay chọc Luyện, nói accent của anh giống mấy ông Tây nói tiếng Anh!

Có ai đó nói ngoại ngữ như đi xe đạp. Lâu không chạy vẫn không quên. Riêng đối với Luyện phải té lên, té xuống rồi mới lấy thăng bằng được.

Luyện quen với Thoa được vài tuần ngắn ngủi nhưng có những kỷ niệm đẹp khó quên. Một ngày hè nóng bức, Thoa đòi Luyện chở Thoa ra biển. Luyện lái xe đưa Thoa ra Newport Beach chỗ gần đảo Balboa. Tìm được bãi cát trống gần chỗ ít sóng, Luyện loay hoay trải khăn tắm và sắp xếp đồ ăn thức uống thì bất thình lình Thoa đứng lên trút bỏ phần trên của bộ đồ tắm hai mảnh. Nước da bánh mật đỏ ứng dưới nắng hè. Luyện cuống quit lấy khăn choàng người cho Thoa rối nói như hét:

-Bộ muốn lifeguard phạt hay sao mà làm vậy?

Thấy thái độ luống cuống của Luyện, Thoa phá lên cười nắc nẻ:

-Anh đúng thật là nhaque (danh từ người Pháp dùng chỉ những người nhà quê sống ở vùng làng mạc, thôn quê, paysan), bên Âu châu con gái ra biển topless là thường mà.

Luyện chống chế:

-Ai mà không biết chuyện đó, nhưng đây đâu phải là Coast d’Azur hay St. Tropez đâu?

Vài tuần sau, giấy nhập cảnh của Thoa hết hạn Thoa phải về lại Pháp. Hôm gặp nhau lần cuối, Thoa cho Luyện số điện thoại bên Paris. Nói Luyện rảnh gọi choThoa. Luyện có gọi hỏi thăm Thoa vài lần. Lần điện đàm sau cùng, Thoa khoe sắp sửa lập gia đình. Luyện chúc Thoa thật nhiều may mắn và cũng từ đó không bao giờ nghe tin tức gì về Thoa nữa.

Nói đến cái dáng, mãi sau này Luyện mới phát giác ra đàn ông con trai cũng hay tự tạo một dáng dấp cho riêng mình. Luyên có ông anh họ hơn Luyện vài tuổi, ông để ria mép, tướng tầm thước, có nét nghệ sĩ, nhìn rất đàn ông. Suốt đời ông không biết đàn hát nhưng ông thuộc lòng câu đầu của bản nhạc ‘Bài không tên tên số 8’ của Vũ Thành An. Mỗi khi ông chấm được cô nào, ông phải làm mọi cách đến gần, rồi mắt nhìn xa vắng hát vừa đủ cho đối tượng nghe câu “chiều thơm, ru hồn người bềnh bồng”. Vốn liếng nghệ thuật của ông chỉ có vậy thôi, nhưng cuộc đời tình ái của ông thì thôi, bồng bềnh như mây trôi, sóng nổi.

Cũng như bao thanh niên đàn ông khác, Luyện biết rõ những cái ‘dáng’ này, nhưng Luyện làm không được vì thấy có gì không thành thật với chính mình nên cha mẹ sinh sao đành để vậy không thêm, không bớt.

Một lần nhằm dịp tất niên, bạn bè rủ nhau về nhà ngưòi bạn cùng lớp trong cư xá sĩ quan Chí Hòa mở tiệc liên hoan. Mấy cô, mấy cậu nào phải lòng nhau nhất định phải có mặt cho bằng được. Trong đám đó có Huy. Huy mê Oanh như điếu đổ vì Oanh xinh xắn, lịch thiệp như nữ tài tử Olivia Hussey. Tốí hôm đó, Huy quần áo chỉnh tề đến sớm, chờ gặp Oanh để tỏ tình. Không may Oanh bận không đến dự tiệc được. Huy buồn ra mặt, chẳng nói với ai một câu nào, cứ đứng cúi đầu chớp chớp mắt, lấy ngón tay cậy vôi trên tường như đứa bé bị phạt đứng trong góc nhà. Lúc Luyện đưa cô bạn cùng lớp tên Chi về. Dọc đưòng Chi không ngớt trách Oanh và cảm thấy tội nghiệp cho Huy. Luyện nghĩ thầm trong bụng: ai thấy mà không tội, trong khi mọi người vui vẻ ăn uống, đàn hát chỉ có có mình Huy đứng ngậm ngùi.. cậy tường? Không biết có ai kể cho Oanh nghe hay không, nhưng một thời gian ngắn sau Luyện thấy mỗi giờ tan học, Huy đều hí hửng đưa Oanh về.

Ngôì nói chuyện với Thu một lúc sợ Thu lạnh, Luyện ngỏ ý muốn vào trong nhà. Trong nhà mấy người đang nói chuyện chính trị. Họ ưu tư hỏi nhau làm gì cho đất nước? Thấy Luyện vào, Hân rót cho Luyện một ly rượu cognac. Luyện đang khát nước cho thêm ít đá uống cạn hết hai ly. Say sẩm, chơi vơi, Luyện với tay lấy cây đàn ghi ta trong góc nhà ôm thật sát vào lòng, vừa đệm vừa hát. Thu ngồi lặng nghe Luyện hát. Hai người như đang chìm đắm vào một thế giới riêng. Luyện không nhớ mình hát gì, và cũng chắng cần biết mình hát cho ai nghe. Hình như mấy bàn nhạc tiền chiến của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Luyện đều thuộc lòng. Lời bài hát buồn như những mối tình dở dang, những giấc mộng không thành, không vui như đời Luyện, buồn tựa như đời Thu, rã rượi tựa như những mảnh đời xa xứ. Lúc Luyện ngừng hát thấy mắt Thu đỏ hoe. Luyện vờ như không thấy nhưng trong tim nhói đau. Thu thấy Luyện ngưng đàn nói:

-Em thích nhạc tiền chiến, nghe thấy thật thanh bình, lòng cũng bình yên. Ngay cả những chuyện tình dở dang, lỡ làng cũng không bi thảm lắm.

Nghe Thu dùng chữ bi thảm, Luyện thấy cuộc đời thật khôi hài. Có những người chưa từng nếm mùi đau khổ cho đúng nghĩa mà lúc nào cũng rên la cho rằng chỉ mình tôi đau khổ nhất trên đời. Chỉ mình tôi là kẻ bất hạnh nhất trên thế gian. Đâu biết rằng có những người cùng cực hơn, khốn khổ hơn, với nỗi đớn đau gặm nhấm từng tế bào, đang chết dần chết mòn mà không biết thổ lộ cùng ai. Luyện muốn ôm Thu vào lòng, muồn cầm lấy đôi bàn tay mong manh để truyền chút hơi ấm cho nhau nhưng dù Luyện muốn lắm cũng không biết làm gì hơn, nói gì hơn. Một lúc sau Luyện đứng bật dậy tìm Hân, ngỏ ý ở chơi thêm vài tiếng rồi hai người sẽ về lại Los Angeles trong đêm vì có việc cần phải giải quyết ngày mai. Mọi người hơi ngạc nhiên nhưng trước thái độ cương quyết của Luyện đành phải chiều ý không dám giữ lại.

Hai người về đến nhà Hân vào lúc 5 giờ sáng, Luyện hẹn sẽ gặp Hân rồi phóng xe về hướng Orange County. Từ chỗ Hân về Anaheim mất khoảng thêm một tiếng nữa, Luyện buồn ngủ mắt nhíu lại mở không ra, mấy lần muốn lạc tay lái. Biết là không cố được nữa, cực chẳng đã Luyện tấp xe vào một bãi đậu xe của một hotel bên đường, khoá cửa, mở hé cửa sổ rồi gục đầu trên tay lái thiếp đi. Trong giấc ngủ Luyện mơ thấy hoa vàng nở ứa một góc trời, những cánh buồm nâu trên vịnh Hạ Long lúc hoàng hôn, rồi văng vẳng tiếng hát, câu hò trên ruộng lúa.

Mấy ngày sau, khi đi làm về Luyện nghe người nhà nói có cô Thu nào ở San José để lại số điện thoại. Luyện ăn cơm tối xong vào phòng gọi lại cho Thu. Giọng Thu vui, ân cần. Thu tíu tít kể chuyện trên đó và khen Luyện có giọng hát thật ấm. Luyện nói đùa chắc nhờ rượu chứ Luyện đâu có khiếu gì về trình diễn đâu. Hai người nói chuyện thật lâu. Luyện nhắc nhở Thu giữ gìn sức khoẻ, tránh thức khuya, rồi Thu gác máy.

Hai hôm sau Hân gọi. Nghe giọng Hân qua máy, Luyện cũng không đoán được chuyện gì. Luyện nghĩ Hân buồn muốn Luyện lên đón xuống dưới này chơi vào mấy ngày cuối tuần nhưng giọng Hân nghẹn đi báo tin Thu vừa mất sáng hôm nay. Đến giờ đi học không thấy Thu ra sửa soạn cơm nước, bà chị dâu họ của Thu vào mở cửa phòng thấy Thu nằm yên như đang ngủ. Nhìn sang bàn bên thì thấy miếng giấy nhỏ viết vài hàng ngay ngắn. Luyện cũng không buồn hỏi Hân xem Thu viết gì. Luyện cám ơn Hân đã báo tin rồi gác máy, hát thầm trong miệng: Về sau, và nhiều năm sau nữa. Có buồn nhưng vẫn chưa bao giờ bằng hôm nay. 

Khổng Trung Linh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 923)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1435)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1205)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1469)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1190)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1414)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1443)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 970)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1060)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1606)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12247)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8319)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1153)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21722)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19777)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31943)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,