TRẦN BẢO ĐỊNH - Kê Kinh Trong Lòng Người.

25 Tháng Giêng 201710:16 SA(Xem: 8902)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Kê Kinh Trong Lòng Người.
1. 

Bụi thời gian vô tình hay hữu ý đã vùi lấp những chuyện xưa thành những nấm mồ, chôn và giấu kín bao điều sự thật? Trong đó, có chuyện Kê Kinh đối với Tả quân hoặc của riêng người trai trẻ Lê Văn Duyệt ở vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh? 

Tả quân trở lại thư phòng sau khi đến thăm hai cơ quan Anh Hài và Giáo Dưỡng (1) ở phía tây nam thành Gia Định. Độc ẩm trên Nguyệt lầu, ngài nhìn sương chiều rơi bên kia rạch Bến Nghé; bất chợt, lòng nao nao nhớ chốn quê nhà! Càng nhớ chốn quê nhà, ngài càng thương dân nghèo và càng cố gắng đẩy cái nghèo rớt khỏi dân nghèo. Dẫu giờ đây, người Gia Định hay kẻ lân bang thảy đều kính phục ngài; gọi ngài là Thượng Công, Ông Lớn Thượng, Cọp Gấm Đồng Nai...Và thiên hạ đương thời, tôn vinh ngài là một trong ngũ hổ tướng (2). Ngài không coi đó là vinh dự, là niềm kiêu hãnh của riêng mình, mà đó là gánh nặng trọng trách trên đôi vai của người biết xấu hổ khi thấy dân còn sống thiếu áo cơm, đói nhơn nghĩa nơi mình cai quản. Người Gia Định vốn hào sảng, còn ăn hết thôi; thích nói tắt, ưa cái ưa cụ thể...Tả quân hiểu lòng người Gia Định như hiểu con sông Tiền chảy đến đất Vĩnh Long chia làm ba ngả: Sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Mỹ Tho... Nghĩ ra điều lâu nay chưa nghĩ tới, Tả quân mỉm cười, tự hỏi: 

- Sao không biến “Kê’’ thành “Kinh’’như là, cái “Đạo’’dạy người? 

Đêm đó, Tả quân cho gọi Lão Đệ, người cùng làng và cũng là kẻ tâm phúc, theo phò Nguyễn Ánh từ thuở hàn vi. Ngài tâm sự với Lão Đệ:

 - Ta bước vào cái tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh’’. Nghĩa ở đời, xét về trung hiếu: Nếu nói trung, thì ta đã tận trung với vua. Nếu nói hiếu, thì ta chưa thực sự tận hiếu với dân! 

Lão Đệ quỳ xuống định tâu lời: Bẩm Thượng Công! Nhưng,... Tả quân kịp nghiêng mình vói tay đỡ kẻ bề tôi đứng dậy: 

- Ta với lão nào có xa lạ gì mà khách sáo? Đêm nay, tụi mình là bạn của nhau như đã từng bạn của nhau thời tùng chinh theo Nguyễn Vương. Nếu vua, tự thốt lời “Quả nhân’’ thì ta, cô quạnh gấp ngàn lần. Thương nương tử của ta...(3) 

Dường như ngài nghẹn lời... Tiếng trống canh khuya rời rạc theo tiếng vạc kêu sương!

 - Bẩm Thượng Công! Bỉ nhân nầy, làm sao quên những ngày bị quân Tây Sơn truy đuổi phải chạy xấc bấc xang bang, đói khát. Dân Gia Định hết lòng đùm bọc, nuôi dưỡng, sẵn sàng chết để chở che nghĩa lớn! “Công thành danh toại’’ mà không lo cho dân ấm no, sau khi chết chắc là không đi đầu thai được (?). 

Lão Đệ trút cạn lòng với người bạn quê xưa. Tả quân trầm ngâm. Có lẽ, ngài rung động trước những lời của Lão Đệ. Tiếng gà gáy sang canh ba! 

- Bẩm Thượng Công! Bỉ nhân thấy việc Thượng Công dùng Kê Kinh dạy dỗ dân sống theo đạo lý làm người, rất thích cá tính người Gia Định. Thích chơi đá gà sau ngày mùa ruộng rẫy. Đúng là, “Mần thì mần cật lực. Chơi thì chơi tới bến’’! 

Lão Đệ chưa nói hết lời, Tả quân cười khanh khách át cả tiếng mõ canh.

 - Phải nói mê chớ sao thích? Mê đến đỗi ta với chú Ba (4) và cả lão, hồi còn ở nhà trốn việc mò ốc gạo bến nước cù lao, chèo ghe xuống tuốt miệt Kim Sơn coi gà “Tứ linh đá gà Trấn Giang”(5). 

- Thì phải rồi, cả vùng Trà Lọt thuở đó, mấy ai chẳng biết Thượng Công mê đá gà và mê hát bội! Tả quân chặn lời: 

- Lão phải nói: “Hai Duyệt, con trai đầu của ông Bốn’’ (6) mới đúng. Chớ nói Thượng Công là, Thượng Công nào? 

- Bẩm, bề tôi sợ phạm húy! 

- Chữ thánh hiền, ta chưa hề bẻ gãy nổi nửa chữ và ta, đâu là vua mà có húy để thiên hạ nơm nớp lo sợ phạm vào! Bày đặt! Cả hai ôm nhau, cười thoải mái. Tiếng cười chơn tình và ấm lòng bằng hữu. 



2. 

Thời nhỏ, Hai Duyệt tuy ít học nhưng bù lại, được mẹ là bà Phúc Thị Hào thường kể cho nghe nhiều tuồng tích truyện Tàu và nghe miết, đâm ghiền những tuồng tích đó, rồi mê luôn coi hát bội. Những điệu và bộ qua tuồng tích được đào kép hát, nhất là lúc các tướng quân giáp trận, trông giống thế và lối đá của gà gặp phải “kỳ phùng địch thủ’’. Hai Duyệt mê luôn đá gà! Niềm đam mê đã nuôi dưỡng ước mơ và hoài bão Hai Duyệt: “Sinh ở thời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách, không phải là trượng phu’’ (Theo “Đại Nam liệt truyện’’). Lão Đệ hồi tưởng lại chuyện xưa của Tả quân, buông thầm câu nói trong bụng: “Thiệt là, thời thế và vận hội đến với Hai Duyệt. Ý trời!’’. 

Rồi, sau cái đêm đôi bạn cùng làng hàn huyên tâm sự đó, Tả quân giao Lão Đệ trực tiếp nuôi và cai quản trên năm ngàn gà trống mái được tuyển chọn từ nhiều nguồn. Ngài phán rằng:

 - Ta mê gà do ta thương dân, thương mẹ của ta! 

Lão Đệ ngơ ngác vì chẳng hiểu ý Ngài. Chắc là, Tả quân đoán được tâm trạng của lão nên nói tiếp: 

- Lúc sinh thời, mẹ ta thường lấy chuyện “Lục súc tranh công’’, bao gồm: Trâu, Chó, Ngựa, Dê, Gà, Lợn để răn dạy mấy anh em ta. Trong sáu con vật tranh công đó, ta thích nhất con gà, bởi lẽ: “...Trên đầu đội văn minh một mũ/ Dưới chân đeo hai cựa thần thương/...Một tiếng rằng, thiên nhật tác thì/ Hai tiếng rằng, quốc tộ tác xương/ Ba tiếng rằng, nhơn gian tác lạc...’’(“Lục súc tranh công’’, tác giả Khuyết danh). Người đời ví gà như là biểu tượng của việc cai quản văn võ bá quan; đồng thời, cũng là nơi ban thưởng công trạng cho những ai, kể cả bá tánh, lập được công trạng đối với nhơn quần xã hội, đối với đất nước... Tả quân giơ tay bụm nắm lúa nàng thơm, thảy vào bầy gà đang chồm nhôm đợi cữ. Ngài nói tiếp: 

- Trước ta, Nguyễn Lữ bào đệ của “giặc Huệ’’ đã biết dùng các thế lối đá của gà nòi mà chế tác ra “Kê quyền’’, vừa võ thuật, vừa châm và cứu để trị bịnh cho bá tánh. Há lẽ, ta kém cỏi hơn Lữ sao? Bầy gà nhường nhịn nhau miếng ăn, vỗ cánh rủ rê đàn. Cảnh náo nhiệt đó, y hệt như hoạt cảnh diễn tuồng hát bội “Phụng Nghi Đình’’. Tả quân vui ra mặt, vỗ vai Lão Đệ: 

- Ta đương ngấm ngầm soạn ‘“Kê Kinh’’để dạy bá tánh đạo làm người! 

Thấy Thượng Công đang trên đà hứng khởi, Lão Đệ nói leo: 

- Chả lẽ, bá tánh Thành Gia Định cần học đạo làm người, còn quan tướng triều đình thì được miễn? 

Thượng Công quay lưng bước lên kiệu, bỏ đi. Lão Đệ dường như nghe mơ hồ: 

- Ta không là Hoàng thượng! 

Trời Gia Định cuối thu đầu đông, mây bồng bềnh và xám xịt trong cái tiết se se vừa đủ lạnh. Lão Đệ lắng nghe Thượng Công đọc từng khúc, từng đoạn “Kinh Kê’’ mà bấy lâu, Ngài đã tâm huyết biên soạn. Giọng Thượng Công lúc trầm lúc bổng: “Âm minh thư đoản tài tình/ Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm/ Hổ gầm khẩu chớ lặng câm/ Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn...’’(Kê Kinh - Lê Văn Duyệt). Chợt Thượng Công hỏi lão: 

- Ngươi có biết ta nói gì không? 

- Bẩm Thượng Công! Đó là, tiếng gáy thanh, tiếng ngân cuối rít mà ngắn, là loại gà có tài. Tiếng gáy mạnh, âm thanh như cọp rống, tiếng ngân cuối ngắn, là loại gà dữ! Gà gáy há miệng càng lớn càng tốt và khi gáy, mỏ dưới không rung, là loại gà tốt. Nếu so với người, có lẽ chẳng mấy khác nhau. Thượng Công hài lòng, ngài đọc thơ, tiếp: “Vậy thời cho rõ đừng oan/ Kẻo mà hay phản “Đạo kê’’ là thường/ Xem gà, ta phải cho tường’’ (Kê Kinh - Lê Văn Duyệt). Nghe qua, lão bẩm với Thượng Công, rằng: 

- Nếu đã coi phép đá gà là “Đạo’’ thì đương nhiên phải thông hiểu kê kinh, nhược bằng chưa thông suốt sẽ thất bại là do người. 

Thượng Công phấn khích, tự tay rót rượu thưởng lão. 

- Vảy tiền hư còn có thể gỡ gạc, chớ vảy hậu hư thì không thể! Ngươi nên thuộc nằm lòng, hàng vảy hậu no tròn, đều đặn từ chậu đến gối... Đó là con gà thuộc chiến kê; người thuộc chiến tướng! * 

Mùa đông năm 1828, Thượng Công cùng dân binh Gia Định gấp rút sửa chữa, gia cố Thành Phiên An vững chắc. Ngài thường nói với lão, rằng: “Việc nầy, cần xong trước mùa Xuân 1830!’’. 

Lão dợm hỏi, vì sao? Nhưng thôi, bởi Thượng Công hình như có cái gì đó ưu tư thế sự!? Tuy vậy, ngài đã hoàn tất Kê Kinh (7) đem dạy hai cơ sở từ thiện Anh Hài và Giáo Dưỡng; đồng thời, cho phổ biến rộng rãi ở thành Gia Định và lan tỏa ra khắp miền Nam kỳ lục tỉnh. 

Một hôm, Thượng Công đến coi hát ở Trường hát bội, gọi là Nhà Hát; lúc về sẵn dịp ghé qua Trường gà, gọi là Nhà Hoa (8). Sau tuần trà, Lão Đệ bày tỏ điều suy nghĩ của mình: 

- Bẩm Thượng Công! Bỉ nhân không dám lợi dụng sự ưu ái của Thượng Công mà nói điều xằng bậy. Chẳng qua... 

- Ta với lão tình huynh đệ như thủ túc, từng hoạn nạn có nhau từ buổi đầu theo chúa phục quốc. Lão cứ nói những điều cần nói, đừng e dè mà giảm phần chơn thật! 

Được lời cho phép của Thượng Công, lão mở tấm lòng: 

- Thế sự bây giờ có yên nhưng không ổn. Vua Minh Mạng có điều chi đó lấn cấn với Thượng Công nên bỉ nhân đâm lo. Chắc Thượng Công chưa quên chuyện Vương Bột, một thi gia nổi tiếng thời Sơ Đường (618-713) thuộc phái “Tứ kiệt’’(9), vì bài phú “Vua gà chọi - Anh hùng gà chọi’’ chỉ là viết vui. Vậy mà, vua Cao Tông Lý Trị kết tội nhạo báng hoàng thân, quốc thích đã ra lịnh bãi quan và đuổi về làm dân. 

Chẳng phải Thượng Công không biết “Ôn cố tri tân’’nhưng, cái Thượng Công muốn biết là biểu kiến của người bạn cũ, giờ đã là người tâm phúc của mình. Lời Lão Đệ khi nhanh, khi chậm, có lúc ngập ngừng: 

- Đoan Nam Vương Trịnh Khải khi chưa là chúa, rất mê đá gà. Vì mê đá gà, cha của Trịnh Khải là chúa Trịnh Bồng phế trưởng lập thứ, đưa Trịnh Cán lên thay. Nhờ lắm vây cánh, nhiều thủ đoạn và khôn khéo, sau đó Trịnh Khải chiếm ngôi chúa (1783- 1786). 

Đôi mắt của người chiến tướng xưa, lẽ nào nhìn sự việc bằng cái nhìn hời hợt? Không ai hiểu bè phái trong nội triều vua Minh Mạng bằng Thượng Công. Và, Thượng Công cũng thừa hiểu vua Minh Mạng hiềm khích, nuôi tư thù với ngài như thế nào! Biết mà không tránh, có phải là kẻ thiếu trí? Người đã từng cùng “nằm gai nếm mật’’ với Nguyễn Ánh từ khi còn “thân sơ thất sở’’, chắc là không thiếu trí. 

Thượng Công bước chầm chậm vào sân đấu trường gà, tự bộc bạch: 

- “...Ta muốn trở về quê ta, trở về Gia Định. Dân Gia Định là dân cùng đường chạy về đây. Chính đám dân nầy, đã khai sáng đất Gia Định nầy. Họ sống hào hiệp nghĩa khí lắm. Đời ta nghĩ lại, có gì đâu. Không vợ, nhà vua cho cung phi làm vợ. Không con, lấy cháu làm con...’’ 

Lão Đệ nghe, lòng xốn xang khôn xiết! Khóe mắt Thượng Công ứa lệ! 

- “Ta không ham hố điều gì. Ta coi thường mọi công danh. Phải, ta sẽ trở về với dân Gia Định thuở hàn vi... Bao giờ nhắc tới dân Gia Định ta cũng thấy mình mang nợ...’’ (Theo “Từ nấm mồ oan khuất tới Lăng Ông’’ trang 93).   

Không khí đố kỵ vua - tôi, ngộp thở thành Gia Định! 



3. 

Ánh bạch lạp không đủ sáng để soi thủng bóng tối đêm cuối tháng 10, phu nhân Đỗ Thị Phẫn quỳ bên giường bịnh lắng nghe lời trăng trối của chồng: 

- Nếu, một mai ta đi về cõi khác, phu nhân quay lại xóm Rẫy xưa, nơi mẹ trước kia đã tạo lập ngôi chùa Phật, tục danh chùa Bà Dội mà nương náu... 

Gió rít tường thành dữ dội, tiếng mưa át cả lời người sắp ra đi và những hạt mưa đêm không thấm thấu nổi những giọt nước mắt của phu nhân Tổng trấn Gia Định thành.

 - Nàng đừng tiếc thương ta, bởi ta chỉ là kẻ yêm hoạn tầm thường... ta không thể... thiệt là, vô cùng có lỗi với phu nhân. Minh Mạng đầu nuôi chí cả, óc thông minh, trái tim còn nóng hổi, chưa lạnh lùng... tuy bụng dạ có hẹp hòi đố kỵ... Ta tin rằng, Minh Mạng sẽ trả thù ta, nhưng với phu nhân chắc là không. Bởi, Minh Mạng thừa biết ta với nàng chỉ là phu thê trên danh nghĩa. Mưa không ngớt! Hạt mưa kéo lê thê khắp chốn kinh thành... 

Nắm tay Lão Đệ, bàn tay không còn đủ ấm, cũng không còn đủ sức siết chặt nhau như thuở nào đầy uy lực của một võ tướng và đôi chân của Thượng Công lạnh dần theo tiếng mưa rơi! 

- Khi ta nhắm mắt xuôi tay, lão mau kíp rời khỏi chốn nầy. Đừng chần chừ bịn rịn và đừng thủ lễ tiễn ta bởi, đó là cái bẫy của bọn nịnh và loạn thần hợp cùng Minh Mạng trả thù ta, truy bức người thân tín của ta. 

Tiếng Thượng Công thều thào, khó thở! 

Trống thành Gia Định điểm sang canh! 

Lão Đệ vẫn còn quỳ và gục đầu bên Thượng Công. Chợt, Thượng Công nói khẽ khàng: 

- Sớm mai, lão thả tất cả gà ra khỏi trường gà, trả chúng trở về ruộng đồng, thôn xóm. Ta giao lão Kê Kinh, nhớ rằng ý nguyện của ta không phải dùng Kê Kinh để chọn lựa chiến kê đưa vào đấu trường mà là, dùng Kê Kinh chọn nhân tài giúp dân cứu nước. Nó không hẳn là thú chơi, nó vượt lên tầm thú chơi của người Gia Định. 

Có tiếng nấc của phu nhân Đỗ Thị bên khuê phòng! 

- Bẩm... 

Lão Đệ chưa kịp bẩm, đã nghe Thượng Công đọc Kê Kinh đứt quãng. 

- “Đừng cho thất hậu bản lườn/ Riêng hai thứ đó kiên cường phải sâu’’ 

Lão Đệ nghiệm ra và sực nhớ Thượng Công đã dạy: 

- “Vảy tiền hư còn có thể gỡ gạc, chớ vảy hậu hư thì không thể...’’.Có lẽ, Thượng Công bảo ta bỏ cái trước mắt... chăng? 

Gà Gia Định gáy rộ canh năm, trời rựng sáng! Vĩnh biệt người bạn cùng làng, Lão Đệ lạy Tổng trấn Gia Định thành Tả quân Lê Văn Duyệt trước lúc mang theo Kê Kinh rời chốn kinh kỳ đi “mai danh ẩn tích’'!./

TBĐ

(1) Lần thứ hai lãnh chức Tổng trấn thành Gia Định (1820 - 1832), Tả quân Lê Văn Duyệt cho lập hai cơ quan: Một là, Anh Hài - nơi rèn luyện võ thuật cho trẻ thích nghiệp kiếm cung. Hai là, Giáo Dưỡng - nơi dạy trẻ (không thích nghiệp kiếm cung) và quả phụ học văn chương, học nghề. 
(2) Ngũ hổ tướng: Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu. 
(3) Vua Gia Long gả cung nhân Đỗ Thị Phẫn cho Tả quân Duyệt. 
(4) Bào đệ thứ ba của Tả quân Lê Văn Duyệt là Lê Văn Phong, được vua Gia Long tin dùng và giao chức Chưởng tả dinh (phần mộ còn ở Sài Gòn, theo “Gia Định Xưa’’, trang 65) 
(5) Gà “Tứ linh’’ là gà được nuôi trên 4 cồn: Cồn Long tức cù lao Tân Long, còn gọi cồn Rồng (nằm trên sông Mỹ Tho, nay thuộc Phường Tân Long, TP. Mỹ Tho). Cồn Lân tức cù lao Thới Sơn (nay thuộc xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho). Cồn Phụng, nổi giữa sông Mỹ Tho (Đạo Dừa, nay thuộc xã Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre). Cồn Quy tức là cồn Biện Quy (thuộc 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn, Châu Thành Bến Tre). Trấn Giang tức là Cần Thơ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 930)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1443)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1221)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1497)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1195)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1430)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1468)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 972)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1068)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1617)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19181)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,