TRẦN BẢO ĐỊNH - Thắt Lòng Ba Thắc.

29 Tháng Mười 20179:25 SA(Xem: 6978)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Thắt Lòng Ba Thắc.
1.
Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng nhận chìm ghe, lấp dấu tích và vội vã ẩn mình trong rừng bần tối trời trốn quân Tây Sơn. Chợt có tiếng động ngoài mé sông; Ánh mím môi, níu chặt vai Lê Văn Duyệt, chẳng hiểu vì run sợ hay như thể dặn bề tôi cảnh giác. 

“Giống chi toàn là giống đực 

Thiếu tứ bề cam cực chung thân”. (Câu hò Long Phú) 

Không gian im ắng sau tiếng hò đố của người con gái; chắc có lẽ anh chàng nào đó bị cú giựt giò lái bể dái bò nên tạm thời ngưng hò đáp. Đoàn tùy tùng Nguyễn Ánh đồng thở cái khì, tiếng khì hơi nhẹ người nặng vật khiến bầy đom đóm hốt hoảng tắt đèn. Duyệt trầm mình lắc xuồng tát nước, đưa Ánh vào thiệt sâu rừng bần. 

“Cặt bần tuy là giống đực 
Thương em đành cam cực chung thân”. (Câu hò Sóc Trăng) 

Thì ra, câu hò đố lúc nãy đã có lời giải đáp chính xác: Cây bần! Dân dã thông minh như vậy, lo chi chuyện phục quốc của chúa chẳng đặng thành! Mải mê nghĩ chuyện, Duyệt lơ là lách sào len lỏi rạch, xuồng dội ngược vì mũi đụng phải gốc bần cổ lưu niên. Thường khi, gặp sự cố tương tự, chúa có thể nổi cáu và phán dạy; nhưng đêm nay thì không. Tiếng quốc kêu trên nền nhạc côn trùng miền ven biển, chúa chạnh lòng và bóng đêm như đã làm biến dạng khuôn mặt chúa, trở thành khuôn mặt khác. 

“Duyệt! Ta lạnh lắm rồi…”. 

Duyệt nghe rõ miệng chúa đánh bò cạp, đôi hàm răng va mạnh vào nhau liên tục làm chúa run cầm cập. Mây ngũ sắc vén trời hừng mặt; chúa bắt đầu lo sợ quân Tây Sơn truy kích kịp, tầm ra tông tích. 

“Nước Ba Thắc chảy cắt như dao 
Con cá đao bổ nhào vô lưới 
Biết chừng nào anh (mới) cưới đặng em”. (Câu hò Trà Vinh)

Tiếng hò của chàng trai sống nghề chài lưới rất tình tứ, rất trong và ấm, xé bóng tối lộ ra bóng nắng ban mai. Chúa vừa qua đêm ngự miền đất lạ cuối nguồn sông Hậu. Chim dồng dộc kêu rộ trời. Chàng trai cô gái dỡ câu, cuốn lưới đầy ắp cá tôm và xen tiếng cười khúc khích lan lan mặt nước. Nguyễn Ánh vươn vai đón gió biển, ngắm bông bần… Mùi đất nước làm chúa tươi tỉnh. Bất giác Ánh nói với Duyệt: 

- Giang sơn ta đẹp quá!

* * * 

Đô đốc Thủy binh Nguyễn Văn Vàng ròng rã một ngày trời bỏ công lục lạo bở hơi tai nhưng vẫn không tìm ra được một giọt nước nào ngọt trên cái cù lao này; vùng đất rộng mênh mông, đông ken cây bần thành rừng rậm. Khát khô cả cổ! Chúa cùng quân gia ngậm trái bần cầm hơi. Trong lúc đó, quân thám thính cấp báo: Quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Phò mã Trương Văn Đa đã tới Cổ Chiên và đang thọc xuống miền duyên hải Ba Động. Bụng dạ Đô đốc Vàng nóng như lửa đốt. Duyệt lo phân tán nội cung, đưa bớt cung nữ trà trộn trong dân sinh sống. Nguyễn Ánh nằm võng không tàn lọng, chỉ có quân hầu và mong được một lần thưởng thức hương bần. Duyệt thưa: 

- Bông bần trắng điểm xuyết sắc tím, không hương. Có sắc không hương thì, sắc kia cũng vô dụng!

Ánh uốn lưng, chồm người và như sực nhớ: 

- Khanh người Trà Lọt, chắc là hiểu bần hơn ai!. 

- Bẩm! Chúa sáng suốt. Hồi nhỏ, thần thường nghe má thần ru em: 

''Bần ơi! Ơi hỡi là bần 
Lá xanh bông trắng, lại gần không thơm''. 

Thế nhưng thực ra cây bần có nhiều công dụng. Tiếp theo, Duyệt phân tích với Nguyễn Ánh về những thổ ngơi phương Nam. Tuy cây bần không hương thơm, nhưng nó đắc dụng và nó vẫn hơn biết bao loài bông tràn hương sắc mà trái thì chẳng ra gì, có khi còn phản trắc sắc hương. 

Rừng bần chắn sóng giữ đất cù lao dày đến độ trưa đứng bóng, nắng không rớt nổi một giọt xuống đất. Trái bần từng chùm đong đưa theo nhịp gió biển.

Vì mải đong đưa theo nhịp gió biển nên trái bần tròn dẹp, mang đậm vị chua và chát, đài bông dày đủ sức chịu phong ba và nhọn gần cuống để chống chọi bão táp.


2.
Chiến cuộc lan rộng, chiến sự ngày thêm ác liệt và quân Nguyễn Ánh vỡ trận khắp nơi. Tai mắt Tây Sơn rắc đều bốn cõi, Nguyễn Ánh khác nào mãnh hổ bị truy đuổi và rồi tự nhốt mình trong cái cù lao mà ông chưa từng rõ tên. Chả lẽ, ta thúc thủ đợi quy hàng!? Những lúc như vậy, cái chết thảm của Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương chập chờn hiện về với cây thịt không còn da và mất đầu. Sau mấy ngày ăn trái bần và thấm môi nước mặn, Nguyễn Ánh cùng tùy tùng bị tiêu chảy kiệt sức. Nguyễn Ánh nằm liệt võng và không sao gượng ngồi dậy nổi. Duyệt lo lắng, luôn túc trực bên cạnh; Đô đốc Vàng bối rối bởi, thủy binh của Đô đốc tàn tới chỗ tạ vô cùng. 

- Đây là đâu, Đô đốc?. 

Nguyễn Ánh hỏi Đô đốc Vàng. Đô đốc quỳ cận đầu võng, tâu rằng:
 
- Dạ, bẩm chúa! Nơi đây là con rạch không tên, nó lấy nước từ sông Ba Thắc nuôi đất cù lao. Thời đàng cựu chỉ lại đàng tân, rằng sông Ba Thắc(1) đổ ra biển Đông bằng ba cửa: Định An, Ba Thắc, Trần Di. Thiên hạ theo thói quen thấy mặt đặt tên, thấy vóc dáng cù lao giống kình ngư trườn ra biển bồi và giữ đất, chim muông tụ về, nên cù lao có nhiều tên gọi do lưu dân và người bản địa tự đặt(2). 

Khuôn mặt Nguyễn Ánh còm cõi cóp má, mắt nhắm, thở đều. Duyệt ra hiệu cho Đô đốc Vàng thối lui vì chúa đã thiếp ngủ.

* * * 

“Thân em như trái bần trôi 
Sóng dập gió dồi, biết tấp vào đâu?” (Ca dao) 

Nguyễn Ánh tươi cười và nhớ… À! Ta nhớ ra rồi! Giọng hò nầy chính là cái giọng hò đố của cô gái buông câu trên sông, vào đêm ta lủi vô rừng bần lẩn trốn quân Tây Sơn. Nàng hiện ra và chao ôi, nàng đẹp tợ tiên nga. Nàng sắc nước mà sao chẳng có hương trời? Ánh tự hỏi trong nuối tiếc; song nuối tiếc đó đã bị cái nòi tình đè bẹp. Nàng thướt tha trong bộ xiêm y trắng điểm xuyết sắc tím, chầm chậm bước tới. 

- Thiếp tên tục là Bần, xin ra mắt chúa công!. 

- Ta miễn lễ cho nàng và ta muốn nói với nàng, rằng: ''Sóng dập gió dồi hãy tấp vào ta!”. 

Nàng ỡm ờ khúc khích cười. “Thân chúa công đang bị gió dồi sóng dập, thân lo chưa xong, nói chi tới lo cho thiếp!”. Sợ Nguyễn Ánh buồn, nàng giả lả:

“Chắc là chúa công đói nhiều lắm rồi, phải hôn? Thiếp đãi chúa công”. 

Nghe nói được ăn, Nguyễn Ánh không kềm nổi nước miếng ứa ra miệng. Tai Nguyễn Ánh còn nghe văng vẳng tiếng nàng nói: Chúa công cố ăn cho lợi sức, để có sức chạy nhanh, Tây Sơn không bắt kịp! Chẳng sơn hào hải vị chi, chỉ là món ăn dân dã: Gỏi bông bần, cá sặt, rô, chốt, trê vàng mần mắm ăn với cơm nguội kèm bần ổi chín xắt lát mỏng, rau rừng, chuối chát, ớt hiểm xanh… Nguyễn Ánh quên mình là đấng quân vương, ngồi chàng hảng dưới đất, tay xé con mắm ăn bốc… bụng no cành hông rồi, miệng vẫn thèm ăn. Mới biết cái ăn quan trọng tới chừng nào! 

Nguyễn Ánh ăn xong bữa cơm, thần trí minh mẫn; nhìn nàng Bần, ông có cảm giác đó là tiên nữ từ cây bần hóa thân để cứu giúp ông qua cơn hoạn nạn. Rồi Nguyễn Ánh ngẫm nghĩ, “Bần là giống cây từ nước ngoi lên để sống, dáng bần như dáng cây liễu; có lẽ đây là loại thủy liễu cũng nên”. 

Ông chưa kịp mở lời cảm ơn thì nàng vội vã căn dặn đôi điều, rồi lặng lẽ mất hút theo khói lam chiều bên kia sông. Và, hình như có tiếng chuông chùa nương gió vàm Đại Ngãi. 

- Thủy Liễu! T… h… ủ… y… L… i… ễ… u… 

Nguyễn Ánh kêu thất thanh, long thể xuất hạn mồ hôi đầm đìa! Từ đó, dân gian gọi cây bần là thủy liễu.


3.
Đô đốc Vàng người con miệt sông Tiền, vào thời loạn đã bỏ bến sông thành chiến binh thủy và một lòng sống chết cùng chúa hơn ba mùa trăng thu. Đêm nay, ở rừng bần trong bước đường cùng nầy, nhìn thấy trăng khiến Đô đốc nhớ hiền thê, nhớ trăng mười bảy trảy giường chiếu. Gió từ biển thốc từng cơn, hàng hàng lớp lớp cành bần va nhau tạo thanh âm buồn lê thê trên bãi đất cồn. Đô đốc chẳng màng gì thân, chỉ nghĩ tới sự sống còn của chúa, giọt máu cuối cùng nhà Nguyễn kể từ khi Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa. 

Trăng trầm hà đáy Ba Thắc, Đô đốc coi thiên văn thấy lành ít dữ nhiều, nhìn địa thế sông Ba Thắc lội không tới bờ, lặn không tới đáy; ba cửa sông không thể bảo vệ cù lao một khi quân Tây Sơn phát hiện và dùng chiến thuyền bổ lưới bao vây. Đô đốc biết chắc mấy ngày tới, quân Tây Sơn sẽ vượt sông Cổ Chiên qua cửa Cung Hầu đến Mỹ Long và từ đó, tiến về cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Trần Di (Trần Đề) dễ như trở bàn tay. Nhiều lần Lê Văn Duyệt trao đổi tình hình chiến sự cùng Đô đốc; và cũng nhiều lần Đô đốc định báo sự nguy cấp chỉ mành treo chuông cho chúa nắm nhưng sợ chúa kinh động nên thôi!
 
- Bẩm báo Đô đốc, thủy bộ quân Tây Sơn đã rời Mỹ Long cách đây hai canh giờ!. 

Toán đặc thủy tiền sát báo khẩn cấp. Đô đốc chỉ kịp bàn với Lê Văn Duyệt. 

- Lê tướng quân! Tướng quân cứ làm như vầy… như vầy… Nếu chúa có chân mạng đế vương thì, chắc an toàn mạng. -

- Tôi bao nỡ để Đô đốc… 

Duyệt chưa nói dứt nửa câu, Đô đốc chặn lời: 

- Tình thế nguy khốn, ta không thể nhiều lời. Phận làm tôi phải cứu chủ lúc nguy nan. 

Thấy mắt Duyệt rưng rưng, Đô đốc cầm tay Duyệt: 

- Tướng quân bảo vệ long thể an toàn, việc đó còn khó gấp trăm lần ta xông pha nơi chiến trận. 

Duyệt bùi ngùi, đôi dòng lệ ứa ra từ đôi mắt thiếu ngủ. 

- Nhưng... 

Đô đốc Vàng một tay cầm chuôi gươm, một tay vỗ vai người bạn cùng sinh ra và lớn lên chung một dòng sông Tiền, rồi cười khanh khách: 

- Tướng mất, còn chúa thì, còn giang sơn. Mất chúa, tướng còn thì, giang sơn vẫn mất và cái còn kia chỉ là cái còn ngàn năm ô nhục!. 

Mây vần vũ chuyển mưa, trời mang hơi nước nằng nặng. Đô đốc như vừa trút gánh nặng trên đôi vai nặng nghĩa Quân-Thần, thanh thản đi vào cõi tử sinh, mà phần tử hoàn toàn thuộc về mình! 

- Xin tướng quân giấu nhẹm sự việc với chúa trước khi ta dẫn dụ quân Tây Sơn rượt đuổi ta cùng chạy về sông Khoa Giang(3). 

Duyệt ôm Đô đốc, nghẹn ngào: 

- Đô đốc! Sanh vi tướng, tử vi thần!. 

* * * 

Sau buổi trưa gặp nàng Thủy Liễu trong chiêm bao, tâm trí Nguyễn Ánh thôi bất an. Nhất nhất mọi việc, Duyệt thi hành theo kế hoạch của Đô đốc Vàng dặn dò trước lúc chia tay. Duyệt che mình giấu Nguyễn Ánh dưới hàng bần cổ mọc cặp mé rạch hoang chạy ngoằn ngoèo. Ngoài cửa sông Ba Thắc tiếng reo hò, tiếng binh khí… hơn tiếng sấm dậy lúc trời chuyển mưa đầu mùa. 

- Giặc Huệ đã đuổi tới rồi à!. 

Duyệt ra ám hiệu, chúa nín khe. 

Bông bần lẳng lơ sắc, bỡn cợt với binh đao. 

Đô đốc Tấn cùng thủy binh Tây Sơn lầm tưởng Đô đốc Vàng là Nguyễn Ánh nên dốc toàn lực rượt đuổi. Phó tướng Duy có điều nghi vấn, ngăn cản: 

- Thưa Đô đốc! Nguyễn Ánh nhỏ con, người nầy chẳng những lớn con mà còn oai vệ, tiếng nói như tiếng chuông rền át cả tiếng sóng biển. Theo tôi, đây là kế kim thiền thoát xác; Đô đốc cẩn trọng, đừng để mắc mưu địch. Chi bằng, ta quay lại lục soát rừng bần trên cái cù lao đáng nghi ngại kia!. 
Đô đốc Tấn gác ngoài tai những lời của Phó tướng Duy. 

Tiếng quân đôi bên xa dần. Rừng bần chỉ còn tiếng sóng biển. Rồi ngay trong đêm, Lê Văn Duyệt trình bẩm Nguyễn Ánh nắm toàn bộ kế hoạch đánh lừa quân Tây Sơn của Đô đốc Vàng. Tay Nguyễn Ánh níu vạt áo Duyệt bật run, một sự bật run đầy cảm kích trước tấm lòng tận tụy của kẻ bề tôi đối với quân vương. Bất ngờ, Nguyễn Ánh nằm vật vã, khóc thét lên rúng động cả vạt rừng bần. Trời đầy sao bỗng dưng sấm sét chớp giựt, gió hú rừng làm nao lòng người. Mưa xối xả, mưa như chưa bao giờ được mưa! 

* * * 

Rừng bần xanh tươi, thay áo mới; chim rối rít chào nắng ban mai. Lòng Nguyễn Ánh chợt sảng khoái trước cảnh vật đẹp lạ thường và có cảm giác, đang sống trong đất nước thanh bình. “Lạy Trời! Lạy chúa công! Lạy…”. Tiếng lạy vang lừng hòa trong nỗi vui mừng khôn tả của bầy cung nữ, của đoàn tùy tùng phát hiện đầm nước ngọt nơi Nguyễn Ánh nằm lăn lóc khóc hồi đêm. Nguyễn Ánh lạy cảm đất, tạ trời đã ban tặng đầm nước ngọt giữa bốn bề nước mặn bủa vây. 

Giây phút linh thiêng, Nguyễn Ánh nghĩ tới Thủy Liễu và tự hỏi: Nàng là người trong mộng hay là Tiên? Lê Văn Duyệt nhớ lời Đô đốc Vàng nhắc đi nhắc lại: 

- Thuyền ta nhỏ chạy nhanh, thuyền Tây Sơn là loại thuyền chiến lớn nên chạy chậm; và một khi thuyền Tây Sơn vô Khoa Giang sẽ càng thêm khó bề xoay trở. Sớm mai, tướng quân cần gấp rút đưa chúa trốn nhanh nơi khác. Quân Tây Sơn sẽ trở lại tức thời một khi phát hiện ra ta... 

Bóng nghiêng nắng chưa đứng, Duyệt cõng Nguyễn Ánh đi trốn qua ngả cửa Trần Di. Và, trước lúc đi, Nguyễn Ánh kịp đặt tên đầm nước ngọt là Đầm Tiên, rạch hoang nơi Ánh từng lủi trốn là rạch Long Ẩn.


4.
Rừng Thủy Liễu chắn sóng giữ đất, Đầm Tiên ngăn mặn gìn nước và rạch Long Ẩn góp phần tạo nên vùng đất cù lao Dung bạt ngàn lúa, mía. Có lẽ hơn ai hết, người đàng trên hay đàng dưới mà thiên hạ thường gọi đàng cựu, đàng tân đều thấu hiểu lẽ trời ở vùng đất Ba Thắc; chẳng phải khi không vùng đất Ba Thắc mang hình dáng rồng giao nhau, dân sở tại gọi là Giao Long có đủ các bộ phận: đầu, mình, chưn, đuôi… biểu tượng qua những giồng cát (4) . Và, cũng chẳng phải khi không cái nơi bông thừa sắc thiếu hiếu hương của cây bần, sinh ra loài cá bống sao - món nhà quê ăn ngon trên cả tuyệt vời. 

Tương truyền, Đô đốc Vàng bị quân Tây Sơn cắt lấy thủ cấp, thây liệng trôi sông. Hồn Đô đốc Vàng chia ba phần: Một phần ở lại sông Khoa Giang (Cà Mau), một phần quay về cù lao Dung nơi xuất phát ra đi và một phần gửi cố hương sông Tiền. Mỗi nơi đều có một loài cá bống nhỏ hơn cá thòi lòi, thân dài như cá bống dừa và mình tròn, da dày đặc đốm trắng li ti, kết từng chùm sao giông giống sao trời. 

Mỗi doi đất, một dòng sông người xưa để lại; người đời nay chắc gì đã hiểu hết!  

TBĐ..
______
Chú thích: 
1. Sông Hậu. 

2. Có thể kể một vài tên như Huỳnh Dung Châu, Hổ Châu, Kắc Tung, Chằng Bè, cù lao Duông; và sau nầy là cù lao Dung. Cù lao Duông là tên gọi của người Khmer, ý nói cù lao của người Việt. Cửa Ba Thắc đã bị phù sa bồi lấp, nhiều cồn bãi nổi lên ngăn dòng chảy trong đó có cồn Tròn với rạch cồn Tròn khiến Ba Thắc mất dấu. 

3. Đô đốc Nguyễn Văn Vàng bị quân Tây Sơn giết trên sông Khoa Giang (Cà Mau). Về sau, dân gọi sông Ông Đốc; ngày nay gọi sông Đốc và có thị trấn Sông Đốc. 

4. Những giồng cát có tên như giồng Long Tử, Mã Tộ (có chùa Dơi), Bến Bò, Sóc Vồ, Phú Nổ, An Trạch,Trường Khánh…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 463)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 656)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 636)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 499)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 608)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 718)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 629)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1061)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 706)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1174)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18827)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8120)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1018)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,