NGƯNG THU - Kí Ức Tuổi Thơ Tôi

03 Tháng Giêng 20189:23 SA(Xem: 6891)
NGƯNG THU - Kí Ức Tuổi Thơ Tôi
Cả nhà đang giấc trưa. Tôi cũng nhắm mắt lại theo lời mẹ nhưng chỉ giả bộ nhắm thôi chứ thực tình tôi không tài nào ngủ được, trong bụng nóng như có lửa đốt. Nguyên do là vì tôi đã hẹn với Thảo con cậu tôi, trưa nay cả hai đứa cùng trốn vô rừng mót củi. Biết mẹ và cậu không đồng ý nhưng vì thích quá nên cả hai đứa tôi cùng bàn nhau sẽ trốn đi lúc cả nhà đang ngủ trưa. 

Quá mười hai giờ rồi mà mẹ vẫn cứ còn lục đục hoài không chịu nghỉ ngơi. Mẹ không ngủ nhưng vẫn bắt mấy anh em chúng tôi đứa nào cũng phải ngủ một giấc trưa cho mau lớn. Mấy em tôi ngủ khì ra, anh Hai tôi thì không đời nào, anh chỉ giả vờ nhắm mắt chút thôi là biến ngay khi mẹ tôi đang lúi húi trong bếp. Cả bọn con nít trong xóm đang réo nhau bên nhà thằng Tèo. Anh tôi 14 tuổi, lớn hơn tôi hai tuổi. Cái tuổi không thích ngủ trưa, chỉ thích chạy rong đâu đó trong xóm với cái đầu trần không hề nón mũ gì ráo. Khi thì cả bọn chúng tôi, cả trai lẫn gái cùng chơi trò chơi trốn tìm. Khi thì tập trung chỉ mấy thằng bạn của anh ở xóm trên xuống chơi trò đánh trận giả… Thật là vui.

Cuối cùng rồi mẹ cũng tạm xong công việc và rửa tay đi nghỉ. Chỉ cần có thế, tôi nhẹ nhàng lẹt ngay ra khỏi nhà bằng cửa sau, chạy thiệt nhanh qua nhà cậu tôi. Nhà cậu tôi sát ngay sau nhà tôi nhưng phải đi vòng mới vô cổng được. Tôi thì dại gì mà đi vòng chi cho mệt, chỉ cần chui qua hàng rào là tới. Thảo cằn nhằn:

- Răng mà lâu rứa?

- Tại mẹ tau có chịu ngủ mô, thôi lẹ đi không anh Hai tau biết chừ.

Thảo là con gái cậu tôi (là anh của mẹ) nhưng tôi không khi nào kêu Thảo là chị được vì hai đứa cùng tuổi, học cùng lớp và lớn lên cùng nhau, dính nhau như keo dính chuột chẳng khi nào rời ra, nói chuyện thì cứ mi mi tau tau, cậu và mẹ la hoài nhưng không sửa được.

Trời nắng chang chang. Chúng tôi mỗi đứa một đôi gióng sắt, một cái đòn gánh, một bi-đông đựng nước và một cái rựa. Da đứa nào đứa nấy đen nhẻm và cháy nắng vì mải chơi, không chịu ngủ trưa như lời mẹ dặn, nếu không trốn vô rừng thì cũng kiếm chuyện để đi rong. Dang nắng là môn của mấy tụi tôi ở cái xứ quê mùa này, nơi mà chẳng có thứ gì làm trò vui cho mấy đứa trạc tuổi tôi lúc bấy giờ.

Đường vô tới Suối Máu khá xa, có đến năm cây số, nhưng cả hai chúng tôi đứa nào cũng hăng lắm. Vừa đi vừa nói chuyện, chuyện này đến chuyện khác mãi không hết chuyện. Cũng nhờ ham nói chuyện mà hai đứa quên cả đoạn đường khá dài, tới nơi lúc nào mà tôi chẳng hay.

- Thôi đây đi, đừng vô xa quá không biết đường về chừ. Thảo bàn.

- Ừ, rứa cũng được. Tôi đồng ý.

Tôi và Thảo men xuống suối theo một lối mòn nhỏ. Lối đi đã nhỏ mà hai bên còn có cỏ tranh và cỏ gai dày đặc cứ vướng vô chân làm hai đứa cứ thỉnh thoảng phải đứng lại gỡ. Suối rất cạn, vì đang mùa nắng nên không có nhiều nước lắm. Hai đứa ngồi nghỉ một chút trên tảng đá bên suối. Tôi thọc cả hai chân xuống nước nghe mát ơi là mát, gió thổi nhè nhẹ qua tai làm mấy sợi tóc khét nắng lơ thơ của tôi cứ bay bay.

- Nhìn mi buồn cười quá. Thảo nhe hàm răng sún mất một cái cười nói với tôi. Tôi cũng nhe răng ra cười lại.

- Hi hi.

Ngồi nghỉ đã rồi, hai đứa bắt đầu công việc. Tôi và Thảo lên kế hoạch sẽ lượm những cành củi khô nhỏ mà người ta chặt bỏ lại trên rẫy, bẻ chúng ra từng đoạn cho vừa xếp vào gióng, nếu xếp đầy quá không gánh nổi thì để lại mai vô gánh tiếp. Hì hục mãi mới được hai đống to. Tôi đã xếp vào gióng của mình gần đầy nhưng Thảo vốn chậm hơn tôi trong mọi công việc nên mới chỉ được một đầu gióng thôi. Tuy vậy hai đứa vẫn vừa làm vừa nói chuyện với nhau thật vui vẻ. Mặt mày đứa nào đứa nấy đều lấm lem lấm luốc, mồ hôi mồ kê túa ra như mưa. Cả hai đứa uống muốn gần hết hai bi-đông nước mang theo mà vẫn chưa xong.

Đang mải mê với công việc và những câu chuyện vớ vẩn của con nít, tôi chợt nghe có tiếng gì lạ lạ, nó rần rật rần rật như có lửa cháy.

- Ui coi tề!

Thảo la lên và chỉ tay về phía triền khe. Một ngọn lửa đang bùng cháy, mấy đám cỏ tranh mùa này khô ran nên cháy thật nhanh. Ngọn lửa lan đi nhanh quá. Do đang có gió và hình như là gió đang bạt về phía chúng tôi. Tôi nghe nóng ran cả người và trong lúc đang quá hoảng sợ, tôi nhìn quanh để tìm lối ra nhưng không thấy. Thảo luýnh quýnh chạy quanh và tôi cũng vậy, cả hai đứa gần khóc vì quá hoảng loạn không biết khi lửa đến gần hơn thì sẽ chạy đi đâu trong khi nhìn chỗ nào tôi cũng thấy chỉ có lửa mà thôi. Tôi chợt nhớ tới lời mẹ dặn, khi gặp hoạn nạn: lửa, gió hay sóng thần thì đều nên nhất tâm niệm Phật, mọi sự sẽ được bình yên. Tôi còn nhỏ quá không biết đều đó có đúng hay không nhưng trong những lúc như thế này thì tôi thật lòng nhất tâm và niệm:

- Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật, Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật… Tôi cứ đọc to lên như vậy và Thảo nghe tôi đọc cũng luýnh quýnh đọc theo.

Quả thật linh nghiệm. Một hồi sau, ngọn lửa dịu dần và hình như gió đổi hướng, bạt đi nơi khác. Tôi và Thảo chưa kịp hoàn hồn, cả hai nhanh tay xếp những thanh củi nhỏ vô đầy chiếc gióng còn lại của Thảo rồi quảy gánh thật nhanh chạy ra đường. Cũng hơi nặng so với hai đứa trẻ như chị em tôi nhưng không biết sao cả hai cứ chạy băng băng. Ra tới đường, tôi và Thảo mới thấy là mình đang còn sống. Thật khiếp, lửa nóng quá làm mặt tôi và Thảo đều đỏ bừng bừng. Hai đứa vừa gánh vừa chạy một mạch ra đến xóm Thượng, nơi có nhiều người dân tộc K’ho ở, lúc đó mới dám dừng lại và nghỉ chân.

Bụi tre nơi chúng tôi ngồi nghỉ to ơi là to, bóng mát tỏa xuống rợp cả một vùng mùa hè oi bức. Gió mát quá, Thảo đưa cho tôi chút nước còn lại trong bi-đông. Tôi đang khát nên cầm cái bi-đông rồi tu một hơi hết sạch.

- Á, uống hết luôn à. Mặt Thảo bí xị xuống.

- Ai biết, tưởng mi uống rồi. Tôi lém lỉnh nhìn Thảo cười trừ.

Hai đứa tôi như vừa được sống lại nên vui quá, Thảo quên cả chuyện khát vì tôi đã uống hết chỗ nước còn lại rồi. Gió liu riu, cô bé Thảo hiền lành nằm dài xuống nền cỏ xanh mịn, ngước mắt nhìn lên trời và hát nghêu ngao:

“Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay. Tuổi nào ngồi hát chim bay ngang trời…”. Tôi cũng vô tư hát theo. Cả hai đứa đều thích bài này nhưng không biết của ai, chỉ là nghe ba tôi hay cầm đàn ghi-ta hát bài đó nên chúng tôi bắt chước theo. Bỗng nhiên như nhớ ra điều gì, Thảo bật dậy và hỏi:

- Nì, răng khi hồi mi niệm Phật chi lạ rứa?

- Răng lạ? Tôi hỏi lại.

- Thì tau nghe mi niệm là “Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật”, câu nớ chỉ đọc khi có người gần chết mà.

Tôi ngớ người:

- Ừ hi, đáng lẽ là niệm “Nam-mô Cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ-tát” chớ hi.

- Nhưng răng mi cũng niệm theo? Tôi chống chế.

- Tau có biết à, tau hoảng quá nên có biết chi mô, tại nghe mi niệm nên tau cũng niệm theo thôi.

Cả hai đứa bò lăn ra cười:

- May không thôi tiếp dẫn cả hai đứa đi luôn thì tiêu đời, hihi...

Tối hôm đó về nhà tôi bị mẹ la cho một trận vì cái tội trốn đi mót củi vào buổi trưa chang chang nắng. May mà lúc đó mẹ không biết chuyện hai đứa bị lửa rượt chứ không là mẹ và cậu mắng cho còn thậm tệ hơn nữa.

Mãi sau này, khi lớn lên, tôi kể cho mẹ nghe chuyện tôi đã niệm Phật như thế nào trong khi bị hoạn nạn. Mẹ tôi phì cười vì sự ngớ ngẩn dễ thương của hai đứa tôi:

- Niệm danh hiệu vị Phật hay Bồ-tát nào không quan trọng, quan trọng là con đã nhất tâm niệm đó thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 508)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 755)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 614)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 826)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 759)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 638)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 791)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 992)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 829)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1313)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12259)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18990)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8341)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30717)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25513)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21733)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,