NGUYỄN NHÃ TIÊN - Tết với " Thương nhớ mười hai"

27 Tháng Hai 20181:41 CH(Xem: 5784)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Tết với " Thương nhớ mười hai"



Như những ngọn gió thi sĩ Huy Cận: Phất phơ... buồn tự ngày xưa thổi về! Ngày xưa đó với tôi bây giờ là cả một không gian đầy ắp Tết tràn ngập những thương yêu! Còn ngày xưa nào chưa kịp về thì những ngọn gió bấc se se lùa khói mây trong mù khơi trí nhớ, cứ xôn xao mà điểm danh từng ký ức. Ký ức có khi chỉ là con tò he bằng đất nung sơn đỏ sơn xanh được mẹ đi chợ Tết mua về, thằng con nít là tôi cầm thổi toe toe chạy trên khắp đường làng, gương mặt tí tửng rạng rỡ niềm hạnh phúc. Ký ức cũng có khi bông đùa lãng mạn cùng ngọn gió của thi sĩ Đoàn Văn Cừ gặp Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon, chạy theo mẹ ngắm chợ Tết!

Nhưng có một ngày xưa...xưa hơn mọi ngày xưa, nó vàng rực như hoa cải ven sông, nó thăm thẳm mông mênh như đường về quê ngoại, nó hội hè tưng bừng ánh sáng như những đêm hát bội sân đình. Nhớ quá tôi lặng thầm gọi Tết như nhà văn Vũ Bằng lặng lẽ viết lên trang giấy: Tháng chạp, nhớ ơi chợ Tết. Đành rằng chợ Tết kiểu như thi sĩ Đoàn Văn Cừ hay của nhà văn Vũ Bằng là chợ Tết của những ngày xưa trên đất Bắc, không hẳn đã giống cái chợ Tết xưa ở làng tôi - một góc trời rơm rạ miền Trung. Nhưng tất cả cái bầu không khí xôn xao náo nức ấy, những gương mặt đẹp ấu thơ huy hoàng ấy, tất cả đều bị thời gian tước đoạt, thế nên Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, có lẽ cũng là thương nhớ của bất cứ những ai... còn biết nhớ.

Vũ Bằng là nhà văn, cũng như những thi sĩ Huy Cận, Đoàn Văn Cừ, hay nhiều văn nghệ sĩ khác sáng danh từ thời tiền chiến. Nghe đâu ông vào hoạt động tại Sài Gòn sau năm 1954 . Từ ngày vào Nam xa đất Bắc, Vũ Bằng nổi tiếng với những tập tùy bút: Miếng ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam. Và đặc biệt tùy bút Thương nhớ mười hai đã neo đậu vào tâm hồn tôi như cái bến quê nhà vững chãi, mà biển dâu bao cuộc không thể bồi lấp xóa nhòa.

Chưa nói đến tháng chạp, tháng giêng nô nức Tết, mỗi năm mười hai tháng, từng thời gian từng không gian, Vũ Bằng viết với tất cả nỗi nhớ da diết . Đấy là những món ăn ở xứ Bắc, phong cảnh cỏ cây sông hồ đất Bắc, thời tiết nắng mưa, rét nàng Bân tím tái. Đấy là những phong tục tập quán bản sắc của từng làng quê. Thương nhớ mười hai còn là bao tình yêu, nếp nghĩ, nếp sống, kỷ niệm gia đình, nghĩa tình vợ chồng, làng xóm... Tất cả đã xa xăm, đã thành thứ tro than âm ỉ một thứ lửa ngầm không bao giờ chịu tắt, hễ khi có dịp là bùng lên sáng rực rỡ, sáng khôn khuây. Nhưng lung linh nhất là vào dịp Tết, có lẽ đó là thứ lửa vĩnh cửu và linh thiêng đủ sức soi rọi khắp mù khơi trí nhớ. Nếu như nỗi nhớ niềm quên ấy có hoang vu, có sương khói dày lên, thì đấy là chất liệu làm đẹp thêm ra cái thiên đường ký ức của mỗi người.

“Tôi yêu hết và tôi nói là tôi yêu hết, yêu ngọn cỏ gió đùa mây trôi lãng đãng, ngọn núi, đồi sim, nhựa cây mạch đất, yêu cái sâu cái kiến nằm co ro trong tổ bây giờ mới trỗi lên tìm lá mới, hoa non, yêu cô gái mặc quần lĩnh hoa chanh lại cài một cánh hoa hồng trên mái tóc, yêu con bướm đa tình bay lượn trên giàn hoa thiên lý, cái áo nhung xanh nổi bật lên trong vườn quít đỏ, cam vàng, trông mới lại càng yêu giọt mưa bé tí ti đọng lại trên nhung mướt làm cho người đẹp óng a óng ánh như thiên thần trong mộng”.

Vũ Bằng viết cứ như nỗi nhớ tuôn ra lênh láng, chẳng cần chấm câu xuống dòng. Con đường ký ức lối nào cũng vô tận, như cơ hồ muốn quên khuấy cả thực tại, thế nên nhớ và yêu làm gì có chừng mực. Chỉ sợ những tâm hồn sa mạc, mọi ký ức trắng xóa không còn quê quán cho trí nhớ quay về, lúc đó cái bệnh vong thân cứ mặc sức mà tung hoành bởi cái “hệ miễn dịch” nguồn cội ngày xưa đã sa mạc trong mọi tâm hồn tự bao giờ không hề hay biết.Là tôi đa đoan mà nói thế, chứ tác giả Thương nhớ mười hai thì rất chi là tơ mơ, ngày Tết ông lại càng tơ mơ nhớ thương gấp bội phần.

“Yêu cái tháng chạp không biết bao nhiêu, nhưng yêu nhất là những ngày giáp Tết, thời tiết sao mà đĩ thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế”.

Thì ra cái quyền năng huyền nhiệm của mùa xuân, nhất là ngày cận kề với Tết, nó khiến tâm tính ai cũng ngây thơ ra, ai cũng “lời nói tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ”. Trong cái bầu không khí đêm ba mươi đất trời tinh khiết, thời điểm ấy, trong từng tổ ấm gia đình, không phân biệt tổ to tổ nhỏ, từ tổ lầu đài "biệt phủ" nguy nga cho đến tổ tranh tre chằn chống chắp vá, nhìn vào chỗ nào cũng thấy khói hương nghi ngút..." Ở ngoài kia, có tiếng gì nhỏ bé như tiếng sóng xa xa mà lại như tiếng đàn hát của thần tiên, tiếng chuyển mình của sông hồ, của lộc cây, của giàn hoa lý...”. Vâng, nhìn vào đâu cũng thấy cái đẹp, nó vừa ẩn khuất giữa thời gian vừa hiển lộ giữa thời gian, xa vắng đấy mà gần gụi cũng đấy.

Khác với tất cả cái nhớ ngày xưa khác, “Tháng chạp, nhớ ơi chợ Tết” là cái nhớ hoan lạc, cái nhớ lạc đường lạc ngõ. Tết vỡ ùa ra từ mọi ngõ ngách tâm hồn. Cái nhớ vào ngày thường thì cũng đẹp đấy mà thẳm thẳm tịch liêu trong mênh mông “Thương nhớ mười hai”. Ví như khi Vũ Bằng viết về người vợ của mình còn ở lại trên đất Bắc: “Nhớ ơi, nhớ sao nhớ quá thế này! Nhớ cũng vào một mùa vải như thế này, hai vợ chồng rảnh rang cùng đi về Vụ Bản thuê một căn nhà rơm để nghĩ mát thay vì đi lên núi. Sáng sáng, lúc mặt trời chưa mọc, hai đứa cùng đi tha thẩn dưới rặng vải cùng uống mùi thơm của vải chín tiết ra trong không khí văn vắt... Quỳ ơi, bây giờ em ở đâu? Tại cái xứ sở có nhiều loại kèn xe hơi cực kỳ tối tân này (Sài Gòn- NNT), em có biết rằng có người chồng thỉnh thoảng trông ra nắng tháng tư lại nhớ đến một buổi trưa tiền kiếp, chúng ta đang dựa gốc cây thiêm thiếp, sực nghe thấy tiếng chim tu hú, đều mở cả mắt ra để cùng tìm xem con chim tu hú ở đâu mà kêu to như thể ở chính bên tai ta vậy”.

Đọc những nỗi niềm ấy, ta dễ buồn lây chảy nước mắt với cái buồn của nhà văn. Không như cảnh Tết mà ông viết, ta lại tơ mơ theo ông mà nhớ cái nọ xọ qua cái kia. Lúc thì chợ Tết hiện ra: “nhìn vào cái gì mình cũng thấy đẹp, trông người nào mình cũng thấy tươi, thấy cái gì mình cũng muốn mua”, lúc thì kể về một người chồng nào đó nghe được tiếng mùa xuân, “nhưng không nói cho ai biết, lẳng lặng mở bình Mai Quế Lộ rót ra hai cốc nhỏ, mời vợ một còn mình một”. Mỗi một thanh âm nhớ Tết của Vũ Bằng chừng như đều ẩn dụ một tự nghĩa thiêng liêng, để diễn dịch về cái tiếng mùa xuân tịch ngôn mà bí nhiệm truyền niềm xao xuyến đến mọi tâm hồn.

Bây giờ tôi cũng “nhớ ơi, sao nhớ quá thế này”! Gọi thầm thôi mà vô vàn hình ảnh Tết xưa hiện ra. Tôi đang tung tăng áo mới, nắm gấu áo mẹ đi qua những ruộng mía bao la trên đường về quê ngoại. Hoặc chính là tôi và em vội vàng lên chiếc đò ngang về quê chiều ba mươi cho kịp đón giao thừa. Những hình ảnh thoáng chốc bỗng khuất vào mơ hồ khói sương, chỉ còn nghe tiếng gió vọng như một lời hồi âm. Nó vừa như xôn xao gọi Tết, vừa như tiếng thơ gọi xa vắng quay về!

NNT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 13)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 278)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 235)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 154)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 589)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 447)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 621)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 551)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 417)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 568)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17965)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,