TRẦN BẢO ĐỊNH - Bạc Liêu Nhãn Đầu Mùa

26 Tháng Ba 201812:12 CH(Xem: 9395)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Bạc Liêu Nhãn Đầu Mùa

1

Trăng Chòm Xoài (1) chếch ngả về Tây. Tôi mơ màng nghe loáng thoáng chị Hai ru con:

Bạc Liêu là xứ cơ cầu (2)
Dưới sông cá chốt, Triều Châu (3) trên bờ (4) .

Tiếng ru ngái ngủ dây dưa nỗi nhọc nhằn miếng cơm manh áo xứ người. Thức giấc, tôi bước ra sân, hương nhãn đùn đẩy sương khuya giăng mờ xóm nhỏ và hình như trăng giật mình ngoái lại…

Chị Hai theo chồng về xứ muối với mong mỏi “Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”. Nhớ con, mỗi khi nghe tiếng chim vịt kêu chiều, má tôi buồn lắm!

Bà ngoại an ủi: “Duyên ai phận nấy!”. Rồi, bà thường dẫn giải: “Trăng đêm Trời Phật còn quy định Hăm ba gà gáy, Hăm bốn ở đâu, Hăm lăm ở đó… thì nói chi tới duyên phận con người; người sao định được!?”.

Thương chị, hằng năm cứ mỗi độ nghỉ hè, tôi xuống Bạc Liêu thăm chị; có năm tôi nán lại “ăn chực nằm chờ” cả tháng. Riết rồi quen dần, tôi yêu xứ muối mặn nhưng không đắng từ lúc nào cũng chẳng hay biết.

Anh Hai đi biển, có khi hàng tháng mới quay về; chị ở nhà nuôi con và chăm sóc vườn nhãn. Có lần, tôi hỏi chị gốc tích quê chồng, nơi sanh “Dạ cổ hoài lang” (5) để rồi sau đó, “Vọng” thay “ Dạ”, còn “hoài lang” thì rớt nhịp thành bài “Vọng cổ” đầu tiên đất Nam Kỳ. Chị cười chúm chím, má lún đồng tiền, và cái “má lún đồng tiền” đó giống hệt khuôn của má.

“Hồi mới về mần dâu, chị cũng thắc mắc như cậu đã thắc mắc. Anh Hai hỏi chị: ‘Hỏi mần chi?’. Chị nói: ‘Hỏi để biết và biết để sống đâu nát giậu đó, để yêu thương đất địa đùm bọc mình’!”.

Bâng khuâng chị nhớ lại:

“Sớm mai mặt trời đỏ màu máu từ biển trồi lên, bầu trời trong xanh trong cái xanh trong tình người đậm đặc tâm linh: Miếu Phước Hải thờ bộ xương cá Ông trên trăm năm ở khúc đầu vườn nhãn; miếu Huyền thiên Thượng đế tín ngưỡng dân gian người Hoa và cây xoài cổ thụ ba trăm năm tuổi ở khúc giữa vườn nhãn; chùa Xiêm Cán nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa cộng đồng của đồng bào Khmer, ngôi nhà cổ Khưu Hải Chiêu ở khúc cuối vườn nhãn” (6) .

Tôi dợm hỏi chị: “Chẳng lẽ người Việt không lưu dấu ấn tín ngưỡng của riêng mình…”, thì chị đã nói:

“Quán Âm Phật đài với pho tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, người dân gọi Mẹ Nam Hải Bạc Liêu cao vòi vọi, uy nghi đứng giữa trời hướng về biển Đông (7) . Như nhắc nhớ một thời chưa xa mấy:

Bạc Liêu nắng bụi mưa sình
Muối mặn nhãn ngọt đậm tình quê hương. (Ca dao)

Biển muôn đời cần mẫn dội sóng về dải đất thiên nhiên bồi lắng, sức người lấn biển làm nên.

Bất chợt chị Hai nói chắc cứng:

“Hình thế đất nhỏ hẹp, nhưng lòng dạ đất bao la; khác gì cái liêu cốc sẵn sàng dung chứa kẻ “lang bạt kỳ hồ” muốn dừng chưn tá túc. Vì vậy, người đời gọi là Bạc Liêu đó cậu!”(8).

Nắng phiêu diêu đất Bạc!

Tôi bước những bước chưn dọc dài trên mặt cát được bồi lắng từ hạt phù sa biển Đông. Bao chuyện cũ, di tích xưa vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí người bổn xứ. Hương nhãn đầu mùa phảng phất hồn đất cổ. Tôi chợt nhớ tới câu chuyện chị Hai kể khi tôi hỏi: “Nhãn Bạc Liêu từ đâu mà có?”. Chị nói rằng: “Hồi đầu thế kỷ XIX, ông Trương Hưng (9) , một trong rất nhiều người Hoa di cư tới miền đất nầy sanh sống đã đem hai giống nhãn Su-bíc, Tu-huýt trồng trên đất giồng cát. Cây trồng thích hợp thổ nhưỡng đơm hoa kết trái, nhứt là giống nhãn Su-bic. Tiếng lành đồn xa, cây nhãn phát triển sang Vĩnh Châu vùng ven biển giáp với Xiêm Cán…”.

Điều chị kể khiến tôi mơ hồ trong bóng nắng có người xưa, và dù thân xác người xưa đã là hạt bụi nhưng cũng để lại đời vị ngọt thơm tho. “Ăn trái nhớ người trồng cây” bài học vỡ lòng chắc hẳn không ai không thuộc. Mùa xuân khí trời phương Nam ấm áp, tình người miền Nam đậm đà mặn nồng, và chính vào lúc đó cây nhãn ra bông.

Chị Hai nói: “Bông nhãn, bông lưỡng tính”.

Nghe chị nói, tôi lớ ngớ vì chẳng hiểu.

Thương em lớn tồng ngồng mà chậm hiểu, chị cắt nghĩa: “Chuyện đời có âm thời phải có dương, hay ngược lại. Chuyện bông lưỡng tính có khác chi chuyện đời; lưỡng tính đực thường có tám nhị đực lông xếp thành hàng trên đế bông; lưỡng tính cái dẫu có mang bao phấn nhưng bất thụ và không có chức năng đực”.

Nói tới đây chị Hai dợm đứng dậy chuẩn bị nấu cơm chiều. Tôi hụt hẫng, nài chị ngồi lại. Chị dùng dằng, nhưng rồi bất chợt chị cười.

“Cậu chứng nào tật đó, ăn thời muốn ăn tràn bản họng, nghe thời muốn nghe đã cái lỗ tai!”.

Tuy nói vậy, nhưng rồi chị cũng nán ngồi lại.

Ngoài vườn nhãn, chiều rớt chiều xôn xao gió biển.

“Bông nhãn lưỡng tính có hai lá noãn, bầu noãn có rất nhiều lông tơ với núm nhụy hai thùy, và thường khi chỉ có một lá noãn, người làm vườn gọi là tâm bì mới phát triển trái”.

Xổ tóc bới lại búi, chị thong thả còn tôi nôn nóng muốn nghe chuyện chưa từng được nghe.

“Nó có tám chi nhụy không cuống với bao phấn làm ra hạt phấn hữu thụ. Bông nhãn thụ phấn nhờ đám kiến, bọn ruồi, lũ ong mật… Đậu trái thường xảy ra lúc bông nở cùng thời kỳ nở của bông đực”.

Tôi thốt lên:

“Ôi! Sự kỳ diệu của thiên nhiên!”.



2.

Mùa hè nghỉ học cũng là mùa nhãn chín rộ. Tôi ngắm nghía từng chùm, từng chùm nhãn sum suê trĩu cành quằn trái. Tôi lang thang trên những con đường làng, phố chợ quê chồng chị Hai. Ở đó, người Việt, người Hoa, người Khmer… chung sống hòa thuận trong một nền văn hóa hỗn dung; họ đâu lưng đấu cật và trải qua biết bao gian truân khai hoang lập điền, đổ mồ hôi sôi nước mắt lẫn máu xương để cùng gìn giữ mảnh đất ven biển Đông trên ba trăm năm tuổi.

Ai về vườn nhãn Bạc Liêu
Cho em nhắn gởi đôi điều vấn vương
Rằng vùng ven biển thân thương
Nhớ người mở đất góp công xây đời. (Ca dao)

Câu hò luyến láy như níu những người con Bạc Liêu xa xứ, khiến tôi bồi hồi nhớ tiếng chuông chùa ngân nga hòa âm trầm bổng nhạc ngũ âm, nhớ tiếng trống đình đêm hát bội cúng Kỳ Yên. Và, trong tâm thức khách nhàn du hoặc người hành hương ngày vía Mẹ Nam Hải, có lẽ không ai quên hình ảnh đặc sắc: “Một bên là vườn nhãn và rẫy, một bên ruộng muối nổi tiếng khắp Đông Dương”. Tôi tần ngần trước lối kiến trúc truyền thống Trung Hoa; trước lối kiến trúc truyền thống Khmer với những họa tiết, phù điêu mang nguồn gốc Ấn giáo; trước nét văn hóa đậm chất Phật giáo Việt được thể hiện qua khuôn mặt thánh thiện, hiền hòa nơi tượng Phật Bà Nam Hải. Hình như có một cái gì đó thuộc về tâm linh len vào chốn sâu thẳm tâm hồn tôi!

Chị Hai từng nói: “Môi trường là một trong bốn yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự ra bông của cây nhãn. Thời kỳ nhãn ra bông gặp mưa nhiều bông rụng, khí hậu nóng và khô sẽ đậu trái thấp, rụng trái non”. Tôi tự hỏi: “Môi trường đối với con người thì sao? Và vì sao con người tàn phá, hủy diệt môi trường?”. Không gian im ắng, chỉ nghe tiếng sóng biển ầm ì giận dữ.

Đêm Bạc Liêu nghe Dạ cổ hoài lang lòng rưng rưng nhớ người, thương đất. Bao kiếp nạn từng xảy ra trên mảnh đất non trẻ và nghèo khó nầy. Hai mốt năm cơn bão Linda (1997) đi qua, bởi di chứng còn ở lại. Vậy mà, giờ đây bão Tembin (bão số 16) uy hiếp miền cực Nam Tổ quốc trong đó có Bạc Liêu.
Chị Hai lo lắng, chuẩn bị chạy trốn bão. Thương vườn nhãn đang gồng mình quắn quại trước cơn thịnh nộ của gió, chị khóc! Anh Hai bối rối, không biết chị khóc cho vườn nhãn hay khóc cho mình; bởi sản nghiệp bao năm vợ chồng gầy dựng rồi sẽ trắng tay. Dân vườn nhãn tuy cũng có lo lắng nhưng không nhốn nháo, dù bão cuối năm là bão trái quy luật nó kỳ dị ở hướng đi và cường độ (10). Đài truyền thanh phường phát đi liên tục lời kêu gọi dân trong vùng tâm bão khẩn trương di tản và cơ quan chức năng nhanh chóng đưa người dân tới nơi an toàn.

Tất bật công việc sơ tán, anh sợ vợ lo lắng thái quá nên nói đùa: “Bạc Liêu là xứ cơ cầu, biết đâu mình lấy tâm thành cầu cơ thì sẽ tai qua nạn khỏi!”.
Chị trề môi, nghếch mắt: “Tới nước nầy, mình còn cà rỡn được?”.

Miệng chị nói là nói vậy, chớ bụng dạ chị nghĩ cũng phải và tự hỏi: “Sao mình không cầu Trời khẩn Phật cứu nạn cứu khổ?”.

Ngày đó, trên bãi đất ao đầm ven biển nhiều cây mắm, cây đước chắn sóng, mọc lên ngôi chùa lá đơn sơ để người đi biển, kẻ làm vườn, có nơi lui tới dâng hương hoa cúng Phật, cầu nguyện tâm bình an! Chị nhớ lại: “Tượng Quán Thế Âm lộ thiên được xây dựng sát mé biển, nước biển tràn ngập chưn đế mỗi lúc thủy triều lên. Nhưng, rồi nhiều năm sau, biển rút ra xa cách tượng đài gần cây số vì thiên nhiên bồi đắp giữ tượng đài. Và, cũng từ đó, người đi biển, kẻ làm vườn thường may mắn khi gặp điều bất trắc, xui rủi”. Với chị, đó là sự linh ứng và thiêng liêng của Phật Bà Nam Hải.

Những lần xuống Bạc Liêu thăm chị, tôi hay tới viếng Phật Bà. Biển cả mênh mông gió trời lồng lộng, trong tôi rần rật niềm cảm khái. Đứng dưới chưn đế Phật đài, tôi ngẫm nghĩ: “Biển cuồng nộ vì con người ứng xử tàn bạo với môi trường nên biển dùng gió gây cơn sóng đánh sạt lở đất. Nước bao dung và không thể bỏ con người đành mượn cây mắm, đước… làm rừng phòng hộ chặn gió, ngăn sóng bồi đất và giữ đất”. Tôi thích thú với cặp phạm trù: “Sóng - Gió, Đất - Nước”. Bởi, nào phải ngẫu nhiên.

Chị Hai xác quyết:

“Sự linh hiển của Phật Bà (11) buộc biển lùi xa!”.



3.

Nước (ngọt) đối với cây nhãn Bạc Liêu là vấn đề tối hệ trọng, vì nhãn sống từ đất giồng cát ven biển.Tâm linh người đi biển đối với Phật Bà Nam Hải còn cực kỳ tối hệ trọng hơn. Sau Tết, trước ngày đi biển, bao giờ anh Hai cũng cung viếng và cầu nguyện Phật Bà phù trợ bình an, bội thu mùa cá. Sau Tết, chị bắt đầu tưới nước giếng khoang kích thích cây nhãn đâm đọt non, sau đó trổ bông, ra trái chín đầu mùa khi tiết trời nắng hạ.

Chị lý giải: “Nhãn giồng đơm bông kết trái sớm hay muộn đều phụ thuộc vào nước tưới. Người đi biển như anh Hai của cậu, trúng đậm cá hay trớt quớt, bình yên hay bất trắc, phần lớn từ tâm linh đặt niềm tin nơi Phật Bà”. “Sao kỳ lạ vậy hả chị?”. Tôi trố mắt hỏi chị.

“Có sống có biết. Cậu có sống đâu mà đòi biết!”, chị cười rất tự nhiên.

Hình bóng chị hằn sâu tâm thức tôi. Ngày chị đi lấy chồng, chị ngồi nơi đầu hồi tuổi thơ, tự thán:

Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy, lấy chồng xa
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, tách trà ai bưng”. (Ca dao)(12)

Má an ủi chị, niềm an ủi của người mẹ mong muốn con hạnh phúc!

Mấy ngày nay, hệ thống truyền thông dồn dập đưa tin về cơn bão số 16 (Tembin), má nóng ruột lo đứng lo ngồi cho gia đình chị Hai ở Bạc Liêu dính tâm bão.

“Út! Bây liên lạc con Hai coi tình hình dưới đó là sao?”.

“Dạ! Sao là sao hả má!”.

Sốt ruột, má nạt ngang:

“Cái thằng lớ ngớ ăn nói trả treo!”.

Hai chị em ôm nhau chảy nước mắt, những giọt nước tràn vui không gợn chút buồn. Anh Hai bồng con, nở nụ cười. Người Bạc Liêu thở khì nhẹ nhõm, sau mấy ngày nín thở chờ bão từ biển đổ bộ vô đất liền tàn phá. Biết tôi thắc mắc: “Vì sao bão Tembin né Bạc Liêu nói riêng, và nói chung cả đồng bằng sông Cửu Long”, nhưng chỉ giả lơ như không để ý.

Tôi điện về má cho má yên lòng: “Con đang ở nhà anh chị Hai, bão di chuyển hướng Tây và nó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới rồi, má ơi!”.

“Sao lạ dữ vậy, bây?”, có lẽ má kinh ngạc!

Chị Hai ngưng thổi cơm, giành điện thoại nói chuyện với má.

“Con nè má! Hổng có sao, mọi người bình yên”.

Dường như má nói điều gì đó… Chị Hai tự tin học lại: “Trước dự báo bão vô đất liền một ngày (13), các Tăng Ni, Phật tử tụ về Phật đài cầu nguyện Mẹ Nam Hải và đọc kinh Phổ Môn (14). Giữa giông bão biển gầm sóng thét, hàng ngàn tiếng kinh cầu động lòng Mẹ. Và rồi, trong đêm, rạng sáng mai, bão chệch hướng phía Nam và vùng tâm bão đi xuống phía dưới mũi Cà Mau. Bão tan…! “Hữu cầu tất ứng”. Anh Hai biểu chị Hai nói với má, rằng: “Tâm đức các bậc Trưởng lão, các Tăng Ni, Phật tử và người dân Bạc Liêu không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng đã kết thành tinh thể chặn đứng cái hung ác xâm lấn tàn phá xứ sở”.

“Còn phải kể đến âm đức của những bậc tiền nhân đi mở đất ngày trước đã phù trợ cho tai qua nạn khỏi nữa chớ mình!”, chị cắt ngang lời anh và bổ sung.

“Anh cũng định nói vậy, nhưng mình có cho anh kịp nói đâu!”.

Chị cười giả lả.

Chợt tôi nhớ bà mai mối hồi trước khuyên má gả chị về Bạc Liêu:

Lấy chồng về xứ Bạc Liêu
Ăn cá thay bánh, sò nghêu thay quà. (Ca dao).

Giờ nghiệm ra, trong tương lai gần, có lẽ Bạc Liêu trở thành vương quốc tôm, cua!

Bảng lảng nắng ráng biển, tôi nhìn vườn nhãn xơ xác lá, cái xơ xác không là tàn lụi, mà là sự báo hiệu một ngày mai nhãn đầu mùa sẽ đầy sức sống vươn lên cái xơ xác hôm nay! 

TBĐ
__________
Chú thích:

1. Ấp Chòm Xoài thuộc xã Hiệp Thành (Bạc Liêu).

2. Cơ cầu: Cực khổ, thiếu thốn.

3. Triều Châu một địa danh thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Từ rất sớm (thế kỷ XIX), người Triều Châu đã đến định cư và lập nghiệp ở Bạc Liêu. Dân bổn xứ gọi Triều Châu chệch giọng là ‘’Tiều Châu, Sìu Châu, Thiều Châu’’.

4. Bản khác: “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ/ Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”. Cá chốt có ngạnh bén nhọn, thịt màu vàng óng hoặc trắng thơm ngon; thường được chế biến món ăn và làm mắm. Tiếng Khmer gọi cá chốt là Trey kanchos.

5. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác “Dạ cổ hoài lang” bản nhạc cổ nói lên tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, sau nầy các nghệ sĩ chuyển lên 4 nhịp, rồi 8 nhịp và thành bài “Vọng cổ”.

6. Nguồn: baclieu.gov.vn.

7. Bạc Liêu đọc theo tiếng Trung, giọng Triều Châu là Pô Léo (có nghĩa là xóm nghèo,làm nghề hạ bạc tức nghề chài lưới,đánh cá đi biển). Pô phát âm theo tiếng Hán Việt là ‘’Bạc’’ và Léo phát âm là ‘’Liêu’’. Có giả thuyết khác cho rằng: Pô là bót, đồn. Liêu là Lào (Ai Lao) theo tiếng Khmer, vì trước khi người Hoa Kiều sinh sống, nơi đó đã có một đồn binh của người Lào. Người Pháp căn cứ vào tên Pô Léo theo tiếng Triều Châu nên gọi vùng đất nầy là Phêcheri-chaume (đánh cá và cỏ tranh). Theo baclieu.gov.vn.

8. Tượng Quán Âm Phật Đài cao 11m (không tính phần bệ tượng), tọa lạc tại phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

9. Trương Kiết cháu đời thứ ba của ông Trương Hưng, hiện nay ở ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành (Bạc Liêu) có vườn nhãn rộng khoảng 3ha do các cụ đời trước trồng để lại. Trong đó, có cây nhãn cổ thụ do ông Trương Hưng trồng đầu tiên. (Nguồn: baclieu.gov.vn).

10. “Đây là bão cuối mùa, xảy ra hiếm có. Bão muộn như thế nầy 10 năm mới có một cơn, nhưng riêng bão mạnh cấp 11-12 thì chưa từng có”,TS Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương.

11. Lễ hội Quán Âm Nam Hải được tổ chức hằng năm vào tháng 3 âm lịch (các ngày 22, 23 và 24). Ngoài ra, còn có các lễ vía Quán Thế Âm: 19 tháng 2 ÂL; 19 tháng 6 ÂL; 19 tháng 9 ÂL.

12. Dị bản.

13. Ngày 25.12. 2017.

14. Theo lời kinh Phổ Môn (một phẩm trong kinh Pháp Hoa) bất cứ là hạng nào trong chúng sanh, bất cứ là ở vào tình cảnh nào, lúc nào, hễ cầu đến Bồ-tát Quán Thế Âm, niệm danh hiệu Ngài thì đặng cứu nguy. Ngài dùng huyền diệu cứu vớt chúng sanh không biết muôn ức nào mà kể. Nếu cầu Ngài với danh hiệu thuộc về một phân thân nào của Ngài thì Ngài xuất hiện y theo phân thân đó để cứu độ. Kinh Phổ Môn có biên rành 12 điều đại nguyện của Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7701)
Theo kế hoạch tôi phải đến Virginia vào đầu tháng năm để thảo luận với nhà sản xuất một số điểm cần sửa chữa trong một kịch bản phim tài liệu
28 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 7382)
có những tiếng khóc thét và những cái nhìn rất buồn từ ánh mắt mà tôi biết chúng sẽ ám ảnh tôi suốt cả đời.
25 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8538)
Riết rồi tôi cũng đâm ghiền, và như vậy cứ hễ cuối tuần thì tôi và anh tôi đạp xe về quê ngoại chơi cho phỉ sứ
17 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 7040)
Tôi chỉ là người kể chuyện, bạn biết rồi đó, những câu chuyện về bụi hồng chiêm bao trong cõi trăm năm.
14 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 9266)
Tôi được sinh ra vào mùa Thu năm 1957 tại Phú Nhuận, Sàigòn, ba năm sau khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước
10 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 7786)
Hậu lái xe đến ngã tư Westminster và Euclid thì trời đổ mưa. Anh vào chỗ đậu xe của một siêu thị góc đường vì dự tính ghé vào chợ để thay pin chiếc đồng hồ đeo tay
07 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8316)
Hắn cố gắng chạy xe chầm chậm để níu kéo từng giây trôi qua trên cánh đồng xanh mơn mởn xuân.
02 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8046)
Và rồi, như tự bao lâu nay, tôi sẽ phải đi tiếp một mình. Nhưng lần này, quãng đường về quả thật xa, rất xa...
30 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8302)
Vào những ngày cuối năm bước vào Tiệm Phở Xe Lửa của ông Toàn bò ở Trung tâm Thương mại Eden gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
24 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 7298)
Ông nhìn đôi tay dày dặn kinh nghiệm của mình rồi gục đầu bên xác cây. Ông đã giết nó bằng quá nhiều yêu thương.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12048)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25363)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,