TRẦN ĐỨC TÍN - Bàn cờ - tôi và sư cô

17 Tháng Tư 201811:40 SA(Xem: 6252)
TRẦN ĐỨC TÍN - Bàn cờ - tôi và sư cô

Trên bàn đá trong căn chồi, chạng vạng như lọt thỏm bên những dấu bàn cờ tướng. Hai người ngồi đối diện nhau một già một trẻ, tay trỗi cạnh hàm, mắt đăm đăm như cào cấu từng quân cờ.

Chốc chốc, người già lại đưa tay nâng ly rượu đánh khà một cái khi được nước cờ hay, cái xóm nhỏ ở rừng tràm U Minh thì phải biết, món hời nhất là muỗi. Cậu thanh niên chạc 30 tuổi, một tay nâng ly rượu nốc hơi cạn sạch, mặt vẫn chăm chú nhìn bàn cờ, tay kia kéo pháo:

Chiếu tướng.

Không chút nghĩ ngợi, dường như lão già kia đã biết trước nước đi, nhẹ chìa ngón tay chỏ rà con sĩ đỡ nước chiếu. Đi quân cờ mà mặt bình thản như không ớ, mắt ông nhắm nghiền nghe tiếng con bìm bịp dưới kinh kêu nước lớn.

Được, đi chốt qua sông – chàng trai vừa đưa con chốt sang hà bên kia vừa thì thào – vẫn biết là hông mong trở về.

Về. Hừ, đã là chốt chỉ có hy sinh.

Lời nói rắn rỏi, khiêu khích ấy làm cho từng mô máu chảy nhanh hơn, chàng trai bực tức lắm nhưng vẫn với giọng nói của kẻ bụi đời, trầm ấm và nhã nhặn:

Giống bà sư cô trong am bên kia sông phải hôn, đã lấy chồng thì hông đường quay về!

Đàn bà là chốt, đàn ông là tướng, chốt chỉ phục vụ, hy sinh cho tướng là tròn nhiệm vụ.

Nghe có lý quá he. Ông có khi nào thấy con tướng qua sông hôn? Nó qua rồi đó, cũng có về đâu.

Hai người vẫn đi những quân cờ trong vô thức, không thắng cũng không thua, nói những lời bâng quơ chẳng dính dán gì cả.

Bên kia sông, vang lên tiếng gõ mõ từng lúc nhặt hơn, giọng đọc kinh cũng hòa vào chiều mà lãng đãng khắp một góc rừng U Minh, tiếng kinh nghe quen lắm dân trong vùng đã nghe nó khoảng mười năm rồi.

***

Mười năm trước, trên nền cái am đó là một ngôi nhà bề thế, khai thác tràm và chuyển đi bán khắp lục tỉnh. Mỗi chuyến đi phải mất mươi ngày, có khi đi tới xứ Nẫu phải hơn tháng.

- Tràm đợt này lại lên giá hở anh? - Giọng con gái lảnh lót dưới đôi mắt nhung huyền như lúc nào cũng ướt nước.

Đúng ời em! Đợt này cây to và thẳng, dí lại miệt dưới anh vừa cháy rừng nên khan hiếm tràm lắm.

Anh bán cao vậy em lấy đâu đủ tiền mà trả cho anh, chắc phải… mà hổng biết người ta có chụi lấy hông nữa - Giọng như bông đùa, lấp lửng đến độ chỉ người trong cuộc mới hiểu.

Xế chiều, chiếc ghe tam bản dong mái về tới xóm rừng U Minh, mấy mẹ con trong nhà chạy ùa ra, vẫn nụ cười hiền của vợ chào đón anh, mấy đứa nhỏ thì reo hò “Cha, cha đi cà Mau có mua bánh về cho con hông cha?”. Bữa cơm cá rô kho tộ, mớ bông súng nấu canh chua làm ấm cả gian nhà. Nhưng người đàn ông trở nên gắt gỏng hơn, lầm lì và chán ngắt với cảnh quê eo sèo, tăm tối.

Các chuyến chở cây đi xa càng nhiều, thời gian ở nhà của người đàn ông càng ít hơn. Mấy đứa nhỏ nhớ cha, vợ nhớ chồng chỉ biết ngồi đếm tiếng muỗi vo ve, vàng vọt. Cứ chạng vạng, người phụ nữ dắt mấy đứa con ra ngồi ở sàn lãng trước nhà mắt ngó ngơ rặng dừa nước phía cuối con kinh, lục bình tím ngắt, dập dềnh, mấy bà già đằng xóm chèo xuồng đi chợ về muộn, ngang qua cất giọng hò ngặt nghẽo: “Hò ơ… có một loài hoa vừa trôi vừa nở, có một loài hoa vừa trôi vừa buồn…”, nghe đắng chát, quặn thắt, héo ruột héo gan.

-Khi nào cha về hở mẹ?

-Chắc về gần tới rồi con, nay 30 tết mà.

-Cha hứa mua cho con 3 bộ đồ mới lận á, mai con đi nội chơi, chúc tết nội.

-Con nhớ nội hả?

-Dạ hông, con nhớ trái bần chấm nước mắn đường của nội không hà.

Mấy đứa nhỏ vô tư cười xòa, mắt Phượng thì ươn ướt, quay đi. Ừ, nay 30 tết rồi mà, ảnh sẽ về thôi, đi quá 3 tháng còn gì, ảnh nói đi Cần Thơ mà sao lâu vậy hổng biết ảnh có bị gì hông nữa.

Mấy người trong xóm ngày nào cũng thấy cảnh mấy mẹ con ngồi với chiều mà chua chát, ừa thì đi Cần Thơ mà thằng cha đó đi dí con nhỏ ở Cà Mau á, cái xóm này ai mà hổng biết mà biết nói sao dí mẹ con cô Phượng giờ, chỉ biết nhìn nhau rồi lắc đầu cho qua.

Phượng biết chớ sao hông, biết chớ, biết hết ớ, biết từ cái lần Phượng ngồi ăn cơm dí chồng bên mẻ cá kho và nồi canh chua bông súng lận, mắt chồng trốn mắt Phượng, tối nào cũng nhậu say khướt mới về nhà, giống như uống để quên thứ gì đó buồn lắm. Phượng cũng biết lần ảnh đi vào buổi sáng ba tháng trước, con gà sau nhà gáy te te, đưa chồng ra sàn lãng xuống ghe mà bông tràm rụng trắng cả sân nhà, Phượng hông rõ lắm nhưng hơi gió thổi sáng hôm ấy như nói cho Phượng biết đây là lần cuối tiễn chồng đi.

Phượng yêu màu tím, yêu cái màu của lục bình làm đẫm cả dòng kinh, chắc nó trôi nổi giống Phượng. Và cũng là màu tím nhưng Phượng lại ghét, ghét cay ghét đắng, ghét đến thương, đến hận cái màu tím rịm của bông súng dập dềnh cạnh sàn lãng trước nhà, nơi mà Phượng thường trốn mấy đứa con ra ngồi ngó ngẩn ngó ngơ rồi khóc, chắc cũng tại nó giống Phượng, cũng tím rịm cái đợi cái chờ, tím đến hanh hao.

***

Hơn năm sau, ngôi nhà đó đã trở thành nhà hoang, mạng nhện phủ đầy, vài con chim chán làm tổ trên mấy cái chàng hảng của cành tràm cũng bay vào, mỏ gặm sợi rơm đem treo lơ lửng giữa cây xiên nhà làm tổ. Đất U Minh hổng có mùa hè, mà có đi nữa thì hè cũng đi hông nổi qua những lớp bông tràm dày đặc của khu rừng, ở đây người ta chỉ biết hè đã tới khi tụi trẻ con trong xóm thôi mặc những bộ đồ lấm chấm vệt sình đến trường và tiếng tu hú da diết vọng lại làm trời sâu thẳm hơn. Mà hè ở cái xứ này ngộ lắm, luôn tới cùng những đám mưa đầu mùa tầm tã, ủ dột đến buốt đau, đám nòng nọc chạy đua trong những vũng nước to lớn của bước chân người để lại. Dưới làn mưa nhạt nhòa, một vị sư cô đi trước, những người thợ theo sau, đứng trước ngôi nhà hoang, mở tung cánh cửa, lũ dơi giật mình bay nhập nhoạng ra khỏi căn nhà dầm mưa về đậu trên những tán cây.

Hai mươi cơn mưa trôi qua, trên nền đất ấy dấu vết của ngôi nhà hoang hoàn toàn biến mất, một cái am được dựng lên, ngày nào cũng nghe thấy tiếng tụng kinh vang vọng trong xóm nhỏ ở xứ sở này, nghe riết rồi người dân trong vùng cũng quen nhưng hông ai thắc mắc gì về vị sư cô đó, vì nhìn quen lung lắm, những người trong xóm nhìn nhau rồi tự hiểu, kẻ lắc đầu, người lại gật đầu lia lịa.

***

Tiếng mõ khua đều bay ra khỏi am và kéo chiều về nhanh hơn, bên kia sông, bàn cờ tướng, vẫn hai người ngồi tiu nghỉu chưa phân thắng bại.
Tối rồi, ông đánh nhanh đi, thế này bí rồi nghĩ ngợi gì nữa, gỡ không nổi đâu.

Ừa, thua rồi, thua hoàn toàn, thua vì con chốt… qua sông .- Nói rồi ông già có vẻ tần ngần nhìn qua am.

Chàng trai dửng dưng như cố kiềm thanh âm trong cổ họng bị đứt quãng không cho bật ra thành tiếng, nhưng mắt đẫm màu chiều:

Ông không thua vì con chốt, mà thua vì con tướng, con tướng… qua sông. Thôi, ông đi đi, bàn cờ đến đây là kết thúc được rồi, hôm nay là 30 tết, tui còn phải về đón tết với mẹ tui nữa. Hy vọng ông đừng đặt chưn qua bên kia sông, hẹn ông ngày này năm sau ta lại đánh cờ.

Mắt lão già vẫn tần ngần với cái am, chợt sóng mắt lòa theo từng tiếng kệ, trầm ngâm một lát, hai người ngồi đối diện nhau, nói chuyện với nhau nhưng không nhìn nhau. Tối ở đây xuống nhanh lắm, rừng trở nên thâm u, thâm u như lòng người, đúng như cái nghĩa U Minh, sáng sáng, tối tối, khỏa lấp, heo hút và sâu hoắm buồn. Hai người đàn ông xốc chiếc ba lô lên vai đi về hai hướng. Trời tối quá! Không thấy rõ bóng người, chỉ nghe tiếng bước chân hòa vào nhập nhằng với tiếng mõ gieo neo, bỏng rát.

Lão già bước xuống chiếc ghe tam bản đậu ở đằng xa, phía mũi ngọn đèn treo lơ lửng như ma chơi nhịp từng hồi theo làn nước bì bõm dưới kinh. Chàng trai gọi đò qua sông mà lòng nao nao buồn, cái buồn của 30 tết năm ấy chợt ùa về, lác đác vài bông tràm rụng xuống vầng trăng dưới nước làm chao đảo cả một vùng kí ức tưởng chừng như chẳng còn mảy may nhớ. Chàng bước vào am:

Mẹ ơi, con đã về!

Sư cô ngừng gõ mõ, quay ra, vẫn nụ cười hiền lành. Bất giác, cọng bông súng trước nhà nở hoa tím rịm, ngát hương như chưa từng được nở.

Sông Đốc, 17/04/2018

Trần Đức Tín
Bút nhóm Hoa Nắng Biển

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7031)
(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người….. )
30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7516)
Nhà tôi mái bằng, vuông như hai cái hộp kê khít lên nhau, thừa mỗi đoạn đuôi ở tầng một làm công trình phụ. Bà sai thợ sắt dựng ở hai bên ban công một giàn hoa xương cá.
19 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6474)
Nắng cuối ngày chiếu nốt nhịp điệu hối hả lên nhiều mặt hàng gốm sứ vẫn đang được đưa lên khoang thuyền.
17 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 10076)
Đương lui cui luộc nồi khoai dưới bếp, nghe con cháu thưa hỏi đi dìa, dì Năm Chạch hớt hơ hớt hải chạy theo ra bến sông níu áo con Tư.
12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7175)
Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết.
07 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5563)
Tiếng súng xa dần thành phố, những đoàn người lê thê lếch thếch di tản ở đầu cuộc chiến bây giờ cũng lần lượt trở về.
06 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 8433)
Gió Nam non thổi lòn qua tổ Ong Đất, dỗ bầy ong ngủ giấc ngủ say. Chợt, Chúa vả cả bầy choàng tỉnh, những tiếng động từ mặt đất nện xuống nghe đinh tai nhức óc.
01 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5693)
Cu Tố vừa đi vừa khóc, một tay kéo quần, một tay lau nước mắt. Thật tội cho thằng bé, mới tý tuổi đầu mà phải hứng chịu quá nhiều đau khổ
30 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 6835)
Mở những cánh cửa sổ cho có chút gió đêm ra vào, tôi ngồi một mình trong bóng loang lổ của ánh đèn hắt từ ngõ nhỏ bên ngoài, tưởng mình có thể chìm xuống
29 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5451)
Mộc Lan Vân Khôi muốn lưu luyến đêm cuối cùng bên nhau của cả nhóm, đề nghị tôi trả phòng cùng về nhà bà con của Mộc Lan.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8126)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31810)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,