TRẦN BẢO ĐỊNH - Đất Nước

23 Tháng Bảy 20189:08 SA(Xem: 6752)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Đất Nước


1.

Trời đất đặt để sông có nguồn, cây có gốc. Người đời gọi nguồn gốc! Có nguồn, tất có nước. Có gốc, tất có rễ. Nguồn tạo sự sống của sông. Gốc vững, cây bền. Đất nào, nước nấy. Mưu sự man rợ càng sâu thì, man rợ đáp trả lại mưu sự càng cao.

Người giữ nước để sống, gìn đất để ở. Sống-Ở tự nó xác lập bờ cõi. Đất nước không thể mất. Nếu mất, chủ nhân lấy chi mà Sống - Ở? Cho nên, chủ nhân đất nước không thể ngó lơ để bất kỳ ai hoặc thú rừng muốn chiếm hữu thì chiếm hữu!

Vùng nước, miền đất của dân tộc nầy lẽ tự nhiên tiếp giáp với vùng nước, miền đất của dân tộc khác. To-nhỏ, hòa bất đồng hoặc giả đồng bất hòa... bạn hay thù, tùy thời mạnh-yếu, có lợi hay không. Tất cả chỉ là phạm trù lịch sử.
Nhớ đời Tần, Hán, dẫu nho chiếm độc tôn nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của Âm dương gia.

Nếu Pháp gia tôn quân quyền thì Lão gia trọng vô vi, nghĩa là không can thiệp hoặc can thiệp rất ít vào đời sống của dân. Tại sao, Tần Thủy Hoàng không cấm mà lại tin?

''Chết không mất là thọ. Cái đạo gốc sâu rễ bền sống lâu mà trông xa mãi mãi''. (1) Một cách điều hòa Âm-Dương, trộm cái huyền vi trời đất, luyện''Tinh-Khí-Thần''. Rằng mong bất tử? Đạo-giáo biến hóa thành Lão-giáo. Và, Nho-học pha lẫn Âm-dương học.

Khi diệt xong lục quốc, Tần Thủy Hoàng xóa chế độ cũ, dựng lên chế độ quân chủ chuyên chế và dùng hình pháp trị thiên hạ. Đốt sách, chôn học trò (2)'' nhằm thống nhất tư tưởng, chớ không hẳn diệt trí thức''

Dong dài thế, để cảm nhận cái huyền vi trời đất, cái con người chẳng thể mất đất nước. Chẳng có chi tuyệt đối, chẳng có chi hèn hoặc nhát.
Tùy!Tránh voi hoặc bắn voi? Và, nếu tránh voi trong cái thế phải tránh thì cái tránh đó thuộc về ''tránh voi chẳng xấu mặt nào''. Nhược bằng, trong cái thế dứt khoát phải bắn voi mà không bắn, cái không bắn đó thuộc về''rước voi dày mả tổ''.

Điều cốt lõi sống còn của vùng nước, miền đất không ở phương tiện, công cụ chiến đấu mà hoàn toàn nơi lòng người sau khi đã thống nhất tư tưởng. Ý chí và dũng cảm từ đó nẩy nở, sinh sôi.




2.

Một thế giới bất an trong thế gian con người mơ giấc mơ bá chủ, mộng giấc mộng ''thay trời trị vì'', thì mọi chuyện xấu nhất xảy ra chẳng ai ngạc nhiên, hốt hoảng. Đó là cái ''Lý'' tất nhiên của cái ''Tâm'', do Chu Hi và Lục Cửu Uyên khởi xướng thời Tống-Nguyên-Minh nho giáo phục hưng. Cái thời đất nước Việt hứng chịu gió ngựa tàn bạo xâm lăng từ phương Bắc tràn xuống và từ trong tột cùng đau khổ, uất hận, người Việt thống nhất tư tưởng, lòng người quy về một mối. Nhất là, tổ tiên người Việt nắm vững và vận hành tuyệt diệu cái ''Lý'', cái' 'Tâm'' đã ''quét nhà sạch trước khi đón khách'', khiến bao lần khách vỡ mộng, lủi thủi nuốt nhục ra về dù đã vào tận nhà hay vừa chạm ngõ!

*
Theo Chu Hi (3), người sinh ra đã thụ bẩm cái Lý. Rồi từ Lý, thụ bẩm cái tính. Và, thụ bẩm cái Khí mới có cái Hình. Người thụ bẩm Khí trong thì thành hiền, thụ bẩm Khí trọc thì hóa ngu muội. Cho nên Khí có thiện, có ác.

Tính thuộc tĩnh, nó động sẽ sinh Tình. Tâm làm chủ cả Tính lẫn Tình và có phần Lý, phần Khí. Bởi vậy, cần phân biệt đạo tâm và nhân tâm để có cách lấy huyệt trị huyệt kẻ giấu huyệt ''tạo Khí trọc khiến người hiền lương trong nước trở nên ngu muội thành hung dữ, tưởng thiên hạ ăn hiếp mình, tự nguyện lao vào cuộc gió tanh mưa máu tranh hùng!''.

Họ, nạn nhân chính họ trong cái tạp chất ''Thiên tử thời nay''; thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám loại bỏ bởi không rõ ''lòng đạo, lòng người''. Tri giác do nghĩa phát ra, là lòng đạo (Đạo tâm).Tri giác do thân thể phát ra là lòng người (Nhân tâm). Người xưa nói:Thiên thời, địa lợi, nhân hòa là vậy!

Có thể, có một số người chưa sẵn sàng cầm súng chống quân xâm lăng trong bất cứ thời đại nào, khoan chê trách hoặc sỉ vả họ vì, không hẳn họ là kẻ tham sống sợ chết mà cần coi lại Nhân đã Hòa chưa?

Xin mượn lời Chu Hi nói với những ai còn nặng tư tưởng dân tộc cực đoan: ''Biết cái sở dĩ nhiên, cho nên cái chí không mê hoặc.Biết cái sở đương nhiên, cho nên việc làm không lầm lẫn''.




3.

Má tôi dân Miền Tây, Ba tôi dân Miền Đông. Một bên thừa gạo, một đằng thiếu ăn nên ai cũng tưởng rằng không thể nào: ''Vầng trăng vằng vặc giữa trời/ Đinh ninh hai miệng một lời non sông'' (Kiều-Nguyễn Du), chớ nói chi tới chuyện ''Ăn đời ở kiếp''. Vậy mà, ba má tôi sinh con đẻ cái đùm đùm, rồi thành chùm thành rễ bám sâu vào đất nước. Nhiều người thấy lạ, thường hỏi cái căn cơ: ''Mần sao kết hợp Đông-Tây hòa thuận?''.

Thường thì, ba tôi không trả lời và chỉ cười, kể chuyện mùa khô ở xứ sở Miên Đông. Rằng:

Mùa khô, những trảng rừng trụi cỏ nằm phơi lưng đất, những đầm hồ kiệt nước và muông thú, dù ở dưới đất hay tung cánh bay lên trời xanh, đều tranh nhau giành và giữ nước để sống. Mạnh được yếu thua, trong một quy luật sinh tồn nghiệt ngã.

Nếu như nguồn nước bị đàn thú cực mạnh chiếm hữu, các bầy thú còn lại: Một là quy phục để có nước mà sống, hai là hợp quần ra sức chống trả nếu không muốn tàn lụi và tan bầy.

Có lẽ, thú với thú giết nhau cũng từ đó?

*
Rừng chiều rực màu đỏ sẫm. Tiếng thú kêu rừng rời rạc trong cơn khát nước, lạc giọng lạc bầy!

Đàn voi dưới sự chỉ huy của con voi cái già - một nữ chúa - đang chia nhau canh giữ lung nước còn sót lại giữa đại ngàn. Và, phía bên kia gốc cây dầu đại thụ, con voi đực bỏ việc canh gác, vươn cái vòi ve vuốt trên lưng con voi cái đang độ xuân thì mơn mởn.

Có kẻ bề tôi ganh tị bẩm báo với nữ chúa. Tiếng ''khì '' của nữ chúa dội rừng, lá rụng rào rào theo gió và bầy chim giật mình bay tán loạn.

- Con đực kia, nó đã làm cái việc... cái việc mà chúng bây từng làm. Một khi, làm xong cái đầu tiên truyền giống ấy, đương nhiên nó phải giữ cái tuyệt đối cần giữ cho bạn tình, vì chúng nó còn tiếp tục giao phối nhau một lần nữa và chỉ rời nhau lúc con cái đã thèm!

Nữ chúa nhỏng đuôi, tỏ vẻ không chấp thuận lời xiểm nịnh báo bẩm.

- Chả lẽ, chúng bây muốn con đực bỏ đi khi con cái chưa thôi động dục tình để chúng bây hội đồng giày xéo...?

Giống đực nào cũng vậy thôi, mỗi lần nó rượn là y như rằng nó hung dữ, phá phách và có khi, phá lệ tôn ti chẳng ngán ai và ai cũng ngán. Nhất là, con đực bén hơi ngửi mùi nước tiểu, mùi dịch tiết phát ra từ nơi dù ''Hoàng đế đệ nhất thiên hạ khổ'' cũng phải chui ra; sống chết con đực nguyện kiếm tìm, thấy hợp gu thì nhào tới bất cần tán tỉnh. Bởi vậy, rừng Miền Đông mới có câu:

''Hùng hùng, hổ hổ như voi
Tưởng ngon cơm lắm, nào vòi xụi lơ!'' (Ca dao).

*
- Chả lẽ, chúng ta bỏ nước ra đi?

Lão khỉ già nhất rừng hỏi dòng họ và muông thú khác. Thiệt tình ở cái thời điểm ngặt nghèo đó, đã có không ít chủng loài diệc cò, trâu bò, hươu nai... ngay cả chúa tể sơn lâm cũng lặng lẽ bỏ đi tìm nguồn nước khác. Nhưng, nguồn nước nào chịu thấu cái nắng đổ lửa trời?Mà nếu có đi chăng, thì bất quá cũng chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu, dần dà chuyển giới mất gốc.

Rừng buồn mênh mông!

Đám thú rừng im lặng và vô phương kế để tìm ra cách giành lại cái lung nước.

Con gà trống rụng đuôi vì mon men xuống lung uống nước, bị cái vòi voi đập may không chết. Lẽ ra, nó bỏ rừng đi từ rất lâu nhưng kịp nghĩ lại, nó đi rồi ai gáy thức rừng? Nó nói với lão khỉ:

- Mạnh chứa yếu, to xác đầu ngu. Trong hung tất có hăng, cắt cái hăng rời cái hung thì nó lấy đâu để hung hăng?

Em cù lần, thằng cheo, con sóc đều cho rằng:

- Lũ voi mạnh long thần lấy chi cắt cái hăng rời cái hung? Ngay như, bọn chó sói, bọn cọp cái cọp đực lúc rừng yên ra oai hiếp đáp các thú hiền lành; đến lúc đụng chuyện cụp đuôi lũi mất! ''Tránh voi chẳng xấu mặt nào'', thôi thì tạm thời quy phục chúng để giữ nguồn nước sống cái đã...Đợi trời mưa, không lẽ trời tịch mưa?

*
Gà trống thừa biết, sự ''tan đàn xẻ nghé'' nào cũng khởi đầu từ sự thiếu tin. Muốn sự tin vững, không gì bằng sự thật. Sự thật dẫn dắt cảm thông và tạo niềm tin. Gà trống kể:

- Khi voi cái ngẩng cao đầu và dang xa voi đực, không có nghĩa nó chả thèm chơi; đó là, bước đi biểu lộ hứng tình mang thông điệp động dục. Voi đực nào đủ độ ham muốn nếu chẳng muốn nói đủ độ điên tình, sẽ rượt đuổi theo và dùng cái vòi ma quái cản bạn tình, vào cuộc mưa mà chẳng có mây!

Nghe hấp dẫn và tới hồi cụp lạc, cả bọn thú rừng quên chuyện nước, nhao nhao:

- Chắc chúng nó lấy nhau lâu hơn mưa rừng, dai hơn đỉa đói?

- Lâu và dai cái con khỉ! Mau và bở chẳng bằng ta. Đã nói rồi, cái đó dù con đực có dài mấy đi nữa, nhưng thân xác càng to thì nó vẫn dỡ òm, lẹ như lá rụng chưa đầy một chốc!

Cả bọn cười nắc nẽ.

Lão khỉ xem ra đã hiểu ngụ ý của gà trống:

- Trong càn khôn đều thuận lẽ dịch lý, trong dịch lý chứa nội hàm dịch chuyển và trong dịch chuyển huyền cơ, có chỉ dấu của âm dương. Voi mạnh cơ bắp, dùng cơ bắp trời cho đe nẹt, càn quấy và đi cướp sự sống kẻ khác; thì cái cơ bắp đó, sẽ nhão cơ rã thịt mấy hồi!?

Nai rừng thường ngơ ngác khi dẫm lên lá vàng thu, giờ rất thính tai và tỉnh rụi hỏi lão khỉ:

- Cái gì mần cho cơ nhão, thịt rã đối với voi?

- Tụi bây không nghe mấy lão tiều phu hát nghêu ngao ở bìa rừng:

"Nực cười châu chấu đá xe/
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng'' (Tục ngữ)

- Nghĩa là sao, hả lão?

Nai tiếp tục truy lão khỉ.

- Nghĩa là, biết đoàn kết, hợp sức; biết vì cái chung mà coi nhẹ cái riêng; biết đem cái mưu trí ứng dụng vào cái dũng cảm thì, kẻ yếu vẫn có thể chiến thắng kẻ mạnh gấp bội phần.

Ngoài rừng, bầu trời thắp đèn trăng sáng lung linh cõi trần gian. Tiếng voi gọi đàn đêm nát mặt nước!

*
Rừng thanh vắng!

Gà trống thì thầm với lão khỉ:

- Chỉ có sinh vật nơi bị kẻ cướp đến cướp, mới đủ khả năng đuổi kẻ cướp bỏ chạy trong nỗi đau tật nguyền.

- Nguyên lý đó, trước nay ta lãng quên. Một kế sách không chi bằng.

Lão khỉ rất tự tin khi nói điều ấy. Lão bảo rằng:

- Tại sao ta không cậy nhờ sinh vật sống trong lòng lung nước đuổi chúng đi?

Gà càng nghe lão giãi bày, đầu óc càng sáng.

- Thưa trưởng lão, có phải ý trưởng lão muốn cậy nhờ tôm, cá?

- Cá thì không thể, bởi cá quen nết bơi trước. Tôm đắc dụng quỷ kế nầy, bởi tôm sành sõi búng thụt lùi.

Lão khỉ khẹc khẹc mấy tiếng, nói tiếp:

- Búng thụt lùi không ai bằng tôm. Chơi nhanh bỏ chạy không ai bì được rệp.

Gà lắng tai nghe chuyện lạ, lão khỉ cắt nghĩa:

- Rệp đực ngửi mùi và tìm gặp rệp cái, chẳng nói chẳng rằng lao vào phóng tinh trùng tràn lưng rệp cái, tinh trùng thấm chảy theo dòng máu rồi hân hoan bước thẳng vô buồng trứng. Thấy là mần, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.

*
Tôm và rệp nhận lời đánh đuổi voi ra khỏi nguồn nước.

Giây phút chờ đợi sao mà lâu thế? Hình như tôm và rệp đái són? Đái són không vì sợ mà vì căng, một sự căng hoàn toàn nằm trong đường thẳng đến mục tiêu phải đến. Thời cơ thuận và đẹp nhất, là lúc voi đực rượt theo voi cái để làm tròn cái bản năng tạo hóa ban tặng. Chỉ chờ có vậy, rệp đực sẽ tung mình bám và chui vô lỗ tai voi phóng tinh. Ngứa tai và nhột nhạt, voi đực chạy tràn xuống lung thò vòi rút nước rửa tai. Nháy mắt, nước động và tôm bất thần dùng sức bình sinh búng thụt lùi chính xác vào đôi hòn trứng dái của voi. Con voi đực thất kinh hồn vía, hét tiếng hét dị thường và đôi hòn trứng dái từ phía sau trào ngược lên tận cổ và dính tại cổ.

Đau quá, voi đực dậm chưn xuống lung, nước bắn tung tóe! Cả bầy tôm giựt mình cứt lộn ngược đầu. Trời chợt mưa như cầm chĩnh đổ. Cả đàn voi mang nhau chạy thục mạng vô rừng!

*
Mùa khô rừng rồi cũng đi qua. Muông thú quay về chốn cũ. Riêng đàn voi từ ấy, không dám nuôi cái mộng độc chiếm lung nước dù lúc rừng kiệt sức. Và, chính nó tố cáo nó bằng đôi trứng dái dính tòng teng trong lòng cần cổ. Một thời để nhớ để đau. Tôm vì nghĩa lớn, cứt dẫu ở đầu nhưng đầu lộn cứt đó, không khiến người đời khinh rẻ mà trái lại, thiên hạ chẳng dám ăn do trân quý chăng?

Chốn đại ngàn, muông thú kêu rừng huyền bí đêm trăng! Lão khỉ ngắm giang sơn mình chuyển động!




4.

Ba tôi thường dạy con cháu: Đạo-Lý-Tâm phải là một. ''Tâm nhất tâm dã, lý nhất lý dã'' (4). Phải dũng cảm cắt bỏ khối u nhức nhối cơ thể, thà đau một lần để không còn đau dai dẵng. Dùng khí trong đuổi khí trọc, phát huy tuyệt cùng cái tâm thì lo gì không hòa hợp với trời (5), liệng cái riêng lấy cái chung làm chuẩn, lo gì lòng người chẳng thuận về chung mối!

Rồi, ba tôi thốt lên: ''Sỉ tồn tắc tâm tồn, sỉ vong tắc tâm nong'' (6), ''Thành hữu kỳ thực, tất hữu kỳ văn'' (7) Điều đó, hẳn các ngài thông kinh sử chắc là, từng nghiền ngẫm về Tâm học của Lục Cửu Uyên (8).

Sông có nguồn, đất có chủ, nước có người. Vả lại, Đất Nước có bờ có cõi. Hỏi rằng, nhân danh gì dám giương oai diễu võ xâm phạm bờ cõi và cướp đoạt Đất Nước dân tộc khác? Trái đạo trời, nghịch lý đất thì làm sao gánh nổi'' Trời tru Đất diệt''!?

Lý Thường Kiệt đã đanh thép khẳng định:

南 國 山 河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

*
Hôm nay, ngày giỗ ba tôi, lòng của mỗi đứa con bồi hồi nhớ câu chuyện Đất Nước do ông kể cách đây hơn nửa thế kỷ; lúc đất nước còn đang chiến tranh và người dân muôn người như một: ''Mơ giấc mơ Hòa Bình''!

Và, bài thơ thần ''Nam quốc sơn hà'' đã ngấm máu xương của dân tộc Việt!./

TBĐ
________
(1) Tử nhi bất vong giả thọ.Thâm căn cố đế, trường sinh cửu thị chi đạo (Đạo đức kinh)

(2) Sử chép:460 người phạm cấm bị chôn sống ở Hàm Dương, nhiều người bị lưu đày ra ngoài biển. Nhà Tần giữ ngôi Hoàng Đế khoảng 15 năm (221-206).Trong nước loạn lạc, làm gì có thời gian tổ chức Quốc gia đàng hoàng, kỹ cương phép nước thi hành triệt để.

(3) Chu Hi sinh sau Y Xuyên khoảng 100 năm và là, học trò đời của Y Xuyên.

(4) Tâm chỉ có một, lý chỉ có một.

(5) Tận ngã chi tâm/Dữ thiên đồng

(6) Cái sỉ còn (nghĩa là, còn biết nhục) tâm còn, sỉ mất tâm mất.

(7) Nếu có thực tất có văn. Thực là gốc, văn là ngọn.

(8) Lục Cửu Uyên đồng thời Chu Hi, ảnh hưởng Minh Đạo, chê Y Xuyên, không hợp cái học Khổng, Mạnh. Ông mất năm 1192.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 232)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 128)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 498)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 388)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 539)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 455)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 462)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18743)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8005)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22280)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13821)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19046)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7734)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8632)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8340)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20705)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25298)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21554)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19609)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17919)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15985)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24311)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,