TRẦN YÊN HÒA - "Bái Phục"

06 Tháng Mười Một 20189:42 SA(Xem: 6959)
TRẦN YÊN HÒA - "Bái Phục"

Gởi nhà thơ Tr.G

Mối tình của Thạch làm Tự bái phục. Thạch một vợ bốn con, tuổi gần năm mươi. Thạch từng tuyên bố một câu xanh rờn, "tau yêu vợ tau, yêu gia đình tau, bây giờ dù có hoa hậu hoàn vũ tới bên chèo kéo, quyến rũ để tau bỏ Đàn, thì tau cũng nhất định không."

Đó là câu nói chắc nịch của Thạch ngồi bên ly cà phê ở cái sạp nhỏ bán phụ tùng xe đạp của Tự, ngay ở ngã ba HQT, HVB.

Tự ở trại tập trung ra, thế cô thân cô, không biết làm gì, chỉ loanh quanh những nghề hạ lưu, như sửa xe đạp lề đường, đạp xích lô, nhưng rút cuộc cũng chẳng ra cái gì. May mà, một hôm gặp Thạch giữa đường, khi Tự đang đạp chiếc xích lô chạy rông kiếm khách. Thạch đứng bên lề  kia kêu lớn, Tự đó phải không? Tự dừng xe lại và biết người kêu là Thạch, một thằng bạn cũ thất lạc từ mười mấy năm. Thạch nói giọng cương quyết, mày về với tau, nhà tau còn cái phòng trống, đừng ngại gì hết, cứ về đi, đừng lang thang nữa. Thế là Tự về nhà Thạch và Thạch bỏ vốn ra cho Tự mở cái sạp bán đồ phụ tùng xe đạp, để kiếm ăn qua ngày.

Hằng ngày, mỗi sáng, Thạch ra sạp ngồi đấu láo con cà con kê với Tự, bên ly cà phê đen. Cũng đủ thứ chuyện, trong đó có câu nói trên, nghĩa là nó là một thằng ăn chơi, tình ái lăng nhăng, đủ thứ, nhưng chơi để mà chơi. Còn vợ con là nhất.
 
Đùng một cái, cũng gần hai năm sau, khi Tự giã từ Thạch đi làm ăn chỗ khác. Thì anh nghe tin Thạch bỏ Đàn, người vợ nết na nhân hậu, theo Lệ, cô bé mới mười chín, hai mươi. Tự ngớ người. Thì ra chuyện gì trên đời này cũng có thể xảy ra. Thạch bỏ căn nhà lầu ba tầng mặt tiền, của cải bỏ hết, chỉ đem theo một chiếc xe vespa cũ làm cái chân, cùng đi với Lệ.
 
Cuộc đời Thạch xấc bất xang bang từ đây. Tự không đánh giá con người trên đạo đức hay bên ngoài, nhưng trong tự thâm tâm, anh phục Thạch. Bỏ hết những gì gần ba mươi năm gầy dựng, có nhà lầu, vợ đẹp hiền dịu, và 4 đứa con ngoan, có đứa du học nước ngoài, có đứa tốt nghiệp kỹ sư, tiến sĩ.
Thạch bỏ hết, đi theo tiếng gọi tình yêu, với em Lệ nhỏ hơn ba chục tuổi. Ngoài Tự, ai cũng chửi Thạch, trâu già ham gặm cỏ non. Tự có đôi lần gặp Lệ, thấy cô gái chỉ có cái mơn mởn của tuổi trẻ thôi, chứ chắc không có cái "chiều sâu" bên trong...Thạch bị tiếng trách móc hay nói mạnh hơn là tiếng chửi, của mọi người, mọi gia đình. Nhưng Thạch bỏ ngoài tai tất cả.

Những lúc ấy, Tự chỉ có một điều là dõi theo cuộc sống của bạn. Thấy Thạch xuống sắc quá, già hóp đi. Dù một thời là người hào hoa, phong nhã, ham mê văn học, chơi đẹp với bạn bè văn chương chữ nghĩa...Thế mà bây giờ, chàng già sọm, ngồi thù lu buổi trưa trong một quán cơm bình dân, do Lệ nấu, bán cho khách vãng lai bình dân. Thạch chạy bàn, bưng bê, kiêm dọn chén dĩa, lau bàn, khi khách ăn xong, pha trà nóng, trà đá...đủ chuyện.
 
Thạch và Lệ đã trải qua hai mươi năm chung sống, thuê nhà (như con mèo tha con), hết chỗ này sang chỗ khác, khi chủ nhà thấy hai người buôn bán có bề khấm khá một chút, là đuổi. Cũng mấy mươi lần mở quán bán cơm, quán bán bún bò Huế...nhưng không đâu vào đâu.

Có lúc, người ở ngoài bàng quang, cứ đoán già đoán non, cặp đôi này chắc dắt díu nhau đi sống riêng, chỉ mấy tháng là rã, cô vợ trẻ quá, người chồng thì già khọm.

Nhưng ngày đó chưa tới.
 
*

Hồi mới đầu, Thạch còn chân trong chưn ngoài. Nghĩa là thuê một căn phòng ở đường Tô Hiến Thành cho Lệ sống. Chàng ở đó cả ngày nhưng tối thì về với Đàn. Đàn rất buồn, quá buồn nữa là khác. Nhưng Đàn vốn hiền lành, không cấm cửa Thạch, chàng muốn về nhà cứ về. Đàn cũng nghĩ, Thạch chỉ say mê "gái" một thời gian thôi, thế nào trước sau rồi cũng rã đám, nên nhà nàng vẫn mở ngõ.

Một hôm buổi tối, Thạch bỏ Lệ một mình về nhà cùng Đàn, thì Tự tới. Đó cũng là vô tình. Chàng cứ tưởng là Thạch có ở đó, nên muốn đến kéo Thạch ra quán làm vài chai bia "lên men". Nhưng Thạch vắng mặt, nên Tự mất bình tĩnh. Lệ trong bộ đồ ngủ màu mỡ gà, dáng dấp cô gái hai mươi hai tuổi vừa mới biết "mùi trai" khoảng hai năm. Thân hình nàng phổng phao ra thấy rõ. Lệ thường ngày đối xử với Tự rất tự nhiên, cũng anh anh, em em, ngọt ngào, dù có Thạch trước mặt.

Tự hỏi:

- Buổi tối nào Thạch cũng về bên kia hả Lệ? Sao vậy? Anh tưởng Thạch ở luôn bên em chứ!

Lệ đến ngồi cùng ghế sa lông với Tự. Nàng buồn buồn nói:

- Anh Thạch nói để ảnh về với chị Đàn, ảnh chia thời khóa biểu một tuần ở với em ba đêm. Em cũng buồn lắm, nhưng lỡ yêu và lấy người có vợ thì phải đành vậy thôi.

Lệ có vẻ thật thà. Nàng từ miền trung vào nam làm ăn, vì muốn thoát khỏi đời sống cơ khổ ngoài ấy. Thạch là mạnh thường quân giúp đỡ Lệ những ngày đầu. Vừa ơn, vừa nghĩa, vừa mê cái phong độ của Thạch, nên Lệ đã cho Thạch "đời con gái". Bây giờ đã lỡ rồi, Thạch cũng mất một gia đình êm ấm để về sống với Lệ, với bao tiếng bấc tiếng chì, của mọi người nhìn vào...Nhưng Thạch đã bỏ qua tất cả ngoài tai, chàng lì lợm, chẳng sợ tiếng đời. Lệ cảm động vì nghĩa cử ấy của Thạch.
 
Lệ kể với Tự những ngày nàng lớn lên ở ngoài trung, một miền đất khô cằn, chỉ sống được cây thanh long và xương rồng. Nàng đem những hình ảnh bỏ trong album nhỏ giới thiệu với Tự, này là mẹ em, này là mấy cô em gái của em. Tự độc thân đã lâu, chàng tự nhiên hồi hộp khi Lệ ngồi sát bên mình trong căn phòng thuê, chỉ có bộ xa lông nhỏ và chiếc giường ngủ. Tự chợt nghĩ đến những lời kể của Thạch về cuộc chăn gối với Lệ, trong lúc hai thằng ngồi riêng nhau tâm sự, nàng cũng ham muốn dữ lắm, mình tập cho Lệ "thổi" của mình, mới đầu thì nàng làm không đạt, nhưng bây giờ thì nàng mê lắm, lần nào ân ái nàng cũng đòi "thổi", nàng lại muốn thêm mình phải "ủi bãi" cho nàng. Như vậy nàng mới "phê".

Dĩ nhiên, những lời đó văng vẳng bên tai Tự, như một phủ dụ anh tiến lên. Biết vậy là thất lễ với Thạch, nhưng Tự vẫn thấy lòng mình nóng ran lên, mỗi khi Lệ trườn qua người anh, lật quyển album giới thiệu những tấm hình gia đình, quê kiểng nàng. Nhưng Tự vẫn không vượt qua được những ham muốn của mình, đó là sự rụt rè, "nhát như cáy" của anh.

Anh không hiểu, nếu khi anh vòng tay ra ôm Lệ, nàng sẽ ra sao, sẽ mềm nhủn trong tay anh, hay sẽ tát cho anh một bạt tai, vì anh lợi dụng hoàn cảnh nàng sống một mình để "dê" bồ bạn. Chỉ có một điều là khi gần Lệ, mọi ý nghĩ trong đầu anh bốc hỏa lên, nhưng Tự vẫn không thể nhấc nổi cánh tay ôm choàng lấy Lệ. Tay anh như bất lực.
 
Tự suy nghĩ lung lắm. Lệ có những cử chỉ như mời gọi, như dành cho anh một số cảm tình. Biết đâu trong cuộc tình với Thạch, Lệ đã quá buồn, dính dáng liên lụy với Thạch là liên lụy với một bức tường thành dư luận. Có nhiều câu "chửi" đâu đó vang vọng đến tai Lệ. "Con gái mơn mởn đẹp gái thế kia, mà đi giựt chồng ngưới ta. Con gái mới lớn lên mà đã đi phá gia can...". Nàng nhiều đêm khóc một mình khi nghĩ mình đã gây đau khổ cho một gia đình. Cả những đứa con Thạch cũng lên tiếng chửi rủa nàng.
 
Nàng tâm sự với Tự và nước mắt đầm đìa. Tự muốn làm một cử chỉ âu yếm nào đó để an ủi Lệ. Lệ trước mặt Tự như một pho tượng thạch cao, ngồn ngộn. Nhưng anh vẫn án binh bất động.

Đến khi Tự thấy mình khô rang cổ họng, anh biết mình thúc thủ không dám làm gì với người tình của bạn. Anh đứng dậy nói, thôi khuya rồi anh về. Lệ đứng lên, cả một tòa thiên nhiên lồ lộ phơi trước mặt Tự.

Tiếng Lệ:

- Anh Tự này, mai em định về ngoài trung thăm mẹ em, đi ra bến xe miền đông mà không có ai đưa em đi, anh Tự rảnh ghé chở dùm em, được không?

Tự đáp ngay:

- Được chứ em, mai mấy giờ em đi.

- Khoảng bốn giờ sáng anh. Sớm quá không? Lúc đó anh ngủ dậy chưa? Sợ làm phiền anh quá.

Tự phân trần:

- Anh sống một mình mà, có gì đâu mà lo, chở em rồi về ngủ tiếp cũng được.

Tự liền nghĩ ngay đến thời gian 4 giờ sáng, chàng đến nhà Lệ, lúc đó còn quá sớm, chung quanh các gia đình hãy còn ngủ say. Anh sẽ lợi dụng sự im vắng và một mình của Lệ, để có thể ôm nàng, hôn nàng, và sau đó, khi nàng thuận tình, chàng sẽ tiến hành như lời của Thạch kể về những chuyện nàng đã làm với Thạch.

Anh vui mừng khấp khởi trong lòng với bao ý định chiếm đoạt.

Nhưng rất xui cho Tự hôm đó, buổi tối đi về, xe chàng bị cán đinh xẹp lốp. Chàng không thể chạy xe đến đón Lệ. Tâm tư chàng với bao nỗi tơ vò, không biết Lệ sẽ thế nào, một mình xoay xở để ra bến xe miền đông? Anh vật vã, loay hoay không ngủ được. Nhưng mọi chuyện rồi cũng qua.
 
Còn mấy dịp nữa, Tự có ý định ôm Lệ, "dớt tay trên" Lệ của Thạch, vì anh thấy (hình như) Lệ cũng có cảm tình với mình. Và có một lần, Thạch tâm sự, bây giờ Thạch cũng muốn dứt ra, nhưng dứt ra không như ca dao, "bạn gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra", mà anh muốn có một người đàn ông nào đó, thương Lệ thật tình, bảo bọc cho Lệ, và Lệ cũng "yêu".

Tự muốn nói với Thạch là mình muốn "nhảy vô", sẽ cưu mang Lệ, yêu thương Lệ. Nhưng còn chuyện Lệ có yêu lại không, có chịu ngã vào lòng anh không, là chuyện khác. Câu chuyện dằng dai giữa ba người kéo dài cả mấy năm, đến ngày Tự đi Mỹ. Chàng vẫn "ôm mộng tưởng" một mình.
 
*
 
Tự đi Mỹ được mấy năm thì về VN cưới vợ. Mộng tưởng với Lệ xếp xó vì càng xa, chàng thấy mình cao thượng hơn. Không nên "hớt tay trên" của bạn như thế. Con gái trên đời này thiếu gì. Dù qua điện thoại hay email, Thạch vẫn rủ rê chàng về, cố "gài" chàng vào với Lệ, nhưng quy luật của Thạch vẫn như cũ, làm sao cho Lệ yêu. Cái này hơi khó, vì Lệ đang sống với Thạch, anh cứng miệng không thế nào tỏ tình được, dù ước muốn vẫn có trong anh.

Tự cưới Khánh, cô gái Tiền Giang, quen qua tìm bạn bốn phương trên internet. Khánh có một đời chồng, một đứa con trai, đã li dị, làm thợ may tư nhân. Dù gì, qua trao đổi thư từ, hình ảnh, chàng thấy đúng Khánh là "một nửa" của mình. Khánh hát hay, ngâm thơ hay. Đó là một phần mà chàng gọi là "chiều sâu tâm hồn", hay đúng hơn là cùng "tần số" với chàng.
 
Tình yêu ai cũng chủ quan, cũng nghĩ người mình yêu là nhất, tình mình là nhất, như là một thiên tình sử.

Chàng đã trên năm mươi, nàng ba mươi mấy. Nhưng với chàng, cứ khẳng định đây là tình yêu, tình yêu đích thực.

Trong đời, tìm một tình yêu đích thực đâu phải dễ, nhất là những đêm chàng ngồi trên computer, cùng nàng chat chit hay nói chuyện qua webcam.

Nàng thể hiện, nàng đúng là người con gái Việt Nam có đủ công dung ngôn hạnh mà chàng muốn tìm, lại nàng, thêm một "bụng" thơ, một "bụng" văn nghệ. Nhất là khi qua Webcam, nàng đã ngâm bài thơ "Mẹ của anh" của Xuân Quỳnh cho chàng nghe, hay nàng hát bài "Hãy yêu như chưa yêu lần nào" của Lê Hựu Hà. Chàng say mê nàng như điếu đổ.

Tự "chắc khé", chàng nay đã gặp một tình yêu đích thực, đó là tiếng nói xuất phát từ con tim của hai tâm hồn rung động. Chàng nghĩ khi hai người lấy nhau chắc hai con sông Thu Bồn, quê chàng, và con sông Tiền giang, quê nàng, sẽ quấn chặc nhau, gầm rú, cùng ca xang bản nhạc hạnh phúc "từ ngày có em về" của Lam Phương.

Điều đó khiến chàng vững tin về "Khánh của chàng" sẽ hơn hẳn mọi người con gái khác trên đời này. Mối tình của chàng sẽ keo sơn bền vững trăm năm, như những quan khách đến chia mừng trong bữa tiệc tân hôn của chàng và nàng ở nhà hàng Thành Minh, khi chàng mời "free" mười bàn, rộng mở tiếp đón.

Trong buổi tiệc họp ngày Khánh đi Mỹ, Tự dẫn Khánh giới thiệu với Thạch và Lệ, sau khi Tự đã kể chuyện của Lệ và Thạch cho Khánh nghe. Khánh đã nói nhỏ bên tai Lệ, "Sao Lệ không tìm một đường khác mà đi, mình còn trẻ, sao tự giam mình vào "khung cửa hẹp" như vậy". Tự nghĩ Khánh có lý, khi nghĩ, Thạch đã không có thể cho Lệ một tương lai rộng mở hay ít ra, một đứa con để vui cửa vui nhà về sau, vì Thạch đã cắt ống dẫn tinh.

Câu nói đó chính Khánh cũng đã kể lại với Tự, lúc đó, Tự cũng đồng tình với Khánh, tại sao Lệ không thoát ra khỏi "xích xiềng" với Thạch?.
Và Khánh đã "theo chàng về dinh" nơi đất nước Cờ Hoa sau đó.
 
*

Câu chuyện cũng tới hồi kết thúc.

Mười năm sau, Khánh đủ lông đủ cánh, nàng đã bay, như bài thơ "ngày con sáo ấy sang sông" của Hoàng Lộc.


đã tới ngày em bay qua sông
ơi con sáo nhỏ vừa sổ lồng
ta đứng nghe mùa mưa xuống lạnh
mà điếng hồn cho gái sắc hương

đã tới ngày em bỏ quên ta
che tay kỷ niệm ngó mơ hồ
trong nỗi mừng em, ta đứt ruột
dấu người cũng phủ bụi đường xưa

đã tới ngày ta ca vọng cổ:
tình ơi đôi đứa rẽ đôi…đàng!
yêu em mà cưới em không nổi
trời đất buồn hiu một bóng trăng

và đã tới ngày ta uống rượu
chờ say, tập tễnh giọng khinh đời
khi say mới biết mình mê gái
mới đánh đòn ta để mất người
 
*
 
Tự đau điếng và thất vọng tình từ ngày Khánh bỏ đi. Trong lúc đó ở quê nhà, Thạch vẫn bình yên sống với Lệ. Nàng đã gần năm mươi, không có con, vẫn ôm ấp, chung thủy mối tình với Thạch.

Tự ở nơi xa, tự xấu hổ với mình, chỉ khoanh tay trước ngực, như người võ lâm gặp tay cao thủ:

"Bái phục, bái phục!"
 
Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6735)
Bẵng đi một thời gian. Một hôm có người bạn cùng môn phái đến chơi, sau một lúc hàn huyên, anh nhìn tôi nhận xét:
22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6709)
Hải Vân đã quyến rũ tôi nhiều. Mỗi tháng tôi về thăm quê một lần, có khi hai trong những ngày cuối tuần, Hải Vân trở thành nơi tôi thèm đến và ngồi chơi.
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8506)
Đã từ lâu rồi, từ ngày Sen bỏ đi, Kiên rơi vào trạng thái bấp bênh, hoảng hốt trước mỗi cơn mưa bất chợt đến.
10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6115)
Anh biết hôm nay Trọng Ni có lẽ về nhà rồi nên có ý gặp sư huynh để xin phép về.
07 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 9373)
"Một cuộc đua" của nhà giáo Quế Hương đã đoạt giải nhất cuộc thi “Viết truyện ngắn cho thanh niên học sinh, sinh viên” do Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp với Hội Nhà văn VN tổ chức.
06 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6087)
Quê hương và tuổi ấu thơ tôi ở đó như một giải lục hồng êm mát, bây giờ đã xa ngút mắt
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8619)
Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi 2012 – 2013 do Hội Nhà văn Đan Mạch và NXB Kim Đồng tổ chức
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6970)
Ngoài món tiền gửi ngân hàng ở ba bốn dạng trương mục khác nhau, tôi còn một ít tiền mặt nhét trong một băng video cất trong va-li trống gác trên đầu tủ quần áo.
20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6372)
Tiểu Ngục hỏi: Tại sao con cứ mãi nhớ một người như vậy? Con đã uống nước sông Đoạn Hà. Con đã cùng ta chịu thử thách qua bao nhiêu khoảnh khắc của nước trời
16 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7892)
Ba mê cờ tướng bỏ cơm. Ba ngồi ở nhà bác Mười từ sáng sớm. Trưa con chạy qua mời cơm, bác Mười bảo: “Ba mày đang đem pháo dẹp xe mã người ta, không về được đâu!”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12051)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19671)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17964)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16825)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,