TRẦN YÊN HÒA - Khuôn mặt

04 Tháng Hai 20199:02 SA(Xem: 5030)
TRẦN YÊN HÒA - Khuôn mặt

Kiệt ra đón Khương tại sân bay Orange County theo như lời hứa. Khương gọi điện thoại cho Kiệt trước đây một tháng, từ Pháp, tháng sau tau và gia đình làm một chuyến Mỹ du, tau qua thăm thằng Thiệt ở Georgia trước, rồi xuống thăm thằng Hạnh ở Colorado. Khoảng hai tuần sau mới bay về Cali để dự đại hội trường trung học. Nhờ mày ra đón tụi tau ở phi trường John Ware nhé.

Kiệt nói, mày đừng lo, tau sẽ lo từ a đến z. Sẽ đón đúng giờ, 11 am, phải không?.

OK. Đúng.

Thế là hôm nay Kiệt lái xe đến đón Khương. Khương đi cùng vợ.

Khương là thằng bạn học thời nhỏ với Kiệt. Nó nổi tiếng học giỏi, đậu thủ khoa vào trường trung học và suốt trong những năm tiếp theo, nó luôn luôn đứng nhất, nhì, ba trong lớp. Đường công danh rộng mở khi nó thi đậu vào khoa điện trường kỹ thuật Phú thọ. Đó là bước tiến, là hanh thông trên con đường công danh của những đứa học trò thông minh. Đường công danh coi như rạng rỡ. Vừa làm được công việc mình ưa thích, vừa khỏi đi lính, đem thân ra chiến trường nộp mạng cho súng đạn, trong thời chiến tranh.

Còn Kiệt thì long đong thấy rõ. Anh lơ ngơ giữa cuộc đời với những giấc mộng viễn vông. "Lập thân tối hạ thị văn chương". Anh đeo theo giấc mộng văn chương như một cái nghiệp, mà không màng đến lời khuyên của cổ nhân. Xin đi dạy học được mấy năm thì vào lính. Leo hết đồi này qua núi nọ cũng gần ba năm, may không bỏ xác tại chiến trường một cách vô duyên, vô nghĩa lý. Rồi thì anh bị vô tù đến sáu năm. Ra tù thì làm những công việc hạ đẳng, không đâu vào đâu, cho đến ngày xuất cảnh. Dù ở đâu, anh cũng không bỏ được cái nghiệp của mình, và cứ ngơ ngơ, ngác ngác, mãi mãi lơ ngơ.

Sau ngày 30-4... Khương tiếp tục đi làm, được lưu dung vì nghề của chàng chỉ là thuần về kỹ thuật, nên không bị chế độ mới đưa lên danh sách đen. Khương làm từ chức trưởng phòng đến chức giám đốc một trung tâm điện lực khoảng hai, ba năm sau... Và từ đó tương lai chàng như diều gặp gió... Chàng đi trên đôi hia bảy dặm, với phú quý tiền tài, bổng lộc, chức tước, đầy mình trong xã hội ấy.

Nhưng cuối cùng thì chàng cũng không thể ở lại đất nước của chàng. Vì một người trí thức, chàng không thể nhìn những khuôn mặt hơn hớn, đỏ gay...đậm đặc mùi rượu mạnh, mùi tiền, và gái gú... Nhất là cách xưng hô với cấp trên của đám "lính lác" bên dưới, đồng nghiệp của chàng. Chàng đã chán ngấy chuyện hằng ngày, một tiếng là phải thưa xếp, thưa Tổng giám đốc, thưa đồng chí thủ trưởng...với những câu nói vuốt đuôi, trông sếp hôm nay trẻ quá, rất còn phong độ. Ôi, mái tóc của thủ trưởng sao đen thế kia, chưa có sợi bạc nào.

Chàng cố gắng tránh xa không gia nhập vào hàng ngũ "đồng chí " ấy.

Cho nên chàng đã bỏ đi, đã về hưu non, để xa đất nước của mình cùng vợ con. Chuyện đó cũng dễ hiểu. Chàng cũng như ngàn, trăm ngàn, những người đã ra đi vì không thể ở trong một xã hội như thế.

 

Xe chạy trên đường đến phi trường thì Kiệt nghe điện thoại từ Khương. Tau đến rồi, phi cơ vừa đáp xuống. Tụi tau đứng ở cột số 11 nghe mày. Kiệt trả lời: Nghe rồi. Mày đứng đó đi, xe tau đang chạy tới.

Đến cột số 11. Vợ chồng Khương đã có mặt, vẫy tay. Kiệt dừng xe. Xuống xe. Bắt tay. Ôm choàng. Hỏi han sơ sịa và tất cả lên xe chạy về Little Sài Gòn, nơi Kiệt đã thuê phòng sẳn cho vợ chồng Khương tá túc.

Đã hơn năm năm mới gặp lại, ai cũng thấy "mình đã già hơn xưa". Ai cũng vào tuổi... thập rồi. Thời gian đi qua lẹ thiệt. Mới ngày nào hai đứa bước vào đệ thất trường trung học. Bây giờ đã gần năm, sáu mươi năm. Thời gian! ơi thời gian...

 

*

 

Mục đích chuyến đi của Khương là thăm bạn bè học cùng lớp, cùng trường ngày xưa đang định cư ở Cali. Và nữa, chàng muốn thăm những người bạn đồng sự của chàng ngày chàng còn làm việc ở trung tâm điện lực Z. Vì vậy Kiệt có "bổn phận" đưa Khương đi thăm.

Buổi sáng, trước khi ra xe, Khương nói:

- Hôm nay tau muốn ghé thăm mấy người làm chung chỗ ngày còn ở VN. Đây địa chỉ, mầy lên bản đồ đi.

Kiệt cầm lấy tờ giấy nhỏ Khương đã ghi địa chỉ. Anh cầm phone bấm máy, bản đồ hiện ra. Kiệt nói. Đây chạy lên đó một tiếng ba mươi phút. Khoảng mười một rưởi mình tới nơi.

Kiệt lên xe và nổ máy. Tiếng máy xe rền nho nhỏ, chứng tỏ xe còn chạy ngon, chạy free way bảo đảm, không sợ nằm đường. Kiệt nói. Mày seat belt đi. Ở đây ai lên xe cũng phải seat belt trước tiên, không thì cảnh sát phạt đó.

Khương nói. Xong.

Xe bắt đầu lăn bánh.

Kiệt bỗng dưng nhớ đến những ngày nhỏ dại tại quê nhà.

Hai đứa học chung một trường. Thằng Khương con nhà nghèo, đi học chỉ với chiếc xe đạp cà tàng, cái áo trắng và quần xanh cũ. Nó phải đạp xe từ nhà nó đến trường cả tiếng đồng hồ. Ngồi trên xe đạp nhiều quá, nên quần nó rạn rách rất nhanh. Mẹ nó phải dùng chỉ khâu lại, cho nên cái quần của nó, khi đi bị đung đưa vì đường chỉ khâu nhăn nhúm.

Còn Kiệt có hơn gì đâu, áo quần mẹ may thường bằng vải thô, nhám, sù sì.

Tuổi thơ hai đứa thật cơ khổ.

Nhưng mỗi con người đều có mỗi số phận. Bây giờ tuổi đời đã chồng chất. Hai đứa đã nghỉ hưu, lại may mắn ở xứ tự do, nên chàng nào cũng có xe hơi lái đi đây, đi đó. Chả bù ngày xưa, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, đi học trung học mà quanh đi quẩn lại chỉ mấy bộ quần áo cũ. Bây giờ được hít thở không khí trong lành xứ người. Đó cũng là điều may mắn.

Khương đã trải qua một thời đã quay cuồng trong sinh hoạt, trong công việc làm ăn với xã hội ấy, con người ấy. Dòng sinh hoạt tạm gọi là quan chức, gặp nhau làm ăn, ký hợp đồng là ở những quán nhậu, quán bia ôm hay những nhà hàng danh tiếng. Khi có công trình ở trên ban xuống cho đấu thầu, chàng như thường lệ gọi ngay đến những người trung gian, môi giới. Rồi ra giá, ngã giá, rồi gặp nhau ở những nơi có các em chân dài, vừa gát tay, vừa sờ soạn, ngực, vú, mông, chim của mấy em, vừa đổ bia, đổ rượu vào mồm, còn miệng thì luôn nói về tác phong đạo đức của những người đầy tớ nhân dân, rồi đặt bút ký những hợp đồng béo bở ấy... ngay trên bàn tiệc.

Guồng máy! Guồng máy mà. Nếu chàng thoát ra, chỉ có nước về vườn. Còn đã sống trong guồng máy đó, phải quay cuồng theo guồng máy. Tất cả đều tính bằng tiền đô, trao tay bằng những bì thư nặng, dày cộm cho các quan chức, "các anh trên". Và chàng cũng thâu về, sau mỗi công trình, như một bài toán cộng trừ nhân chia, dành cho chàng bỏ vào ngân hàng, những món tiền có sáu, bảy con số.

Bây giờ thì mọi chuyện đã qua. Như một giấc mơ. Khương đã trở về với con người thật của mình. Bon chen, bốc hốt, vớ bở, đã chiếm hết ở chàng gần bốn năm mươi năm. Bốn mươi năm...một thời gian dài... kinh khủng.

Người già thường hay nhớ về dĩ vãng. Huy hoàng hay đau thương cũng nhớ. Vì cái nhớ đó nên Khương muốn đi thăm chị Hạnh, người bạn vong niên, đã từng là phó giám đốc của chàng. Đã từng những ngày cùng "ăn chia" với nhau những hợp đồng béo bở. Bây giờ thì chị Hạnh đã bỏ xứ mà đi. Chị theo con gái qua đây, khi đã "hốt" về mình mấy trăm ngàn đô, cũng nhờ những hợp đồng phù thủy ngày xưa. Chị đã hạ cánh an toàn, đã xa chạy cao bay. Đã bốc hơi khỏi nơi đó, để... an nhiên, tự tại.

Đó cũng là "cái khôn" của nhiều người. "Bốc, hốt" bao nhiêu, càng nhiều càng tốt, rồi tìm cách "xuống thuyền" bằng mọi cách. Con số này có thể lên đến cả hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người cũng nên. Nước Mỹ ai đem tiền qua xứ họ, đều được Welcome.

 

*

 

Chị Hạnh đón Khương ở phòng khách. Căn phòng khách sáng rực ánh đèn với những bức họa đồng quê Việt Nam. Có lẽ chủ nhân ra đi nhưng vẫn còn lưu luyến cảnh cũ, người xưa, nên trưng bày toàn nhưng tranh về thôn quê. Có đồng lúa xanh tốt, có chim bay, có chú mục đồng ngồi trên lưng trâu.

Khi Khương giới thiệu chị Hạnh là phó giám đốc ngày anh còn tại chức. Kiệt đâm hoang mang. Người đàn bà trên sáu chục tuổi, mắt nhấp nhem như bị "lông cặm" khiến đôi mắt chị mở không ra. Bộ quần áo nhầu nhỉ vì cũ và  không ủi. Mái tóc cắt gọn như đàn ông. Chị nói giọng bắc bảy lăm rặc. Kiệt đã nghe những âm thanh nhọn hoét đó trong những ngày anh ở trại tập trung, cùng với vệ binh, quản giáo... toàn bắc kỳ bảy lăm.

Bây giờ lại được nghe ở đây.

Kiệt đâm ra nghi hoặc.. Người đàn bà này đã từng một thời làm phó giám đốc sao? Anh không nghĩ đến một người phụ nữ sắc nước hương trời, nhưng, người phó giám đốc một ngành nghề có tầm cở ở thành phố, ít ra cũng lanh lợi, hoạt bát, lịch sự...chứ không quá quê mùa cục mịch như người đàn bà này. Thế mà đã một thời, người đàn bà này đã ký duyệt bao công văn, bao hợp đồng, đã lận lưng bao nhiêu... trăm ngàn đô...Thật sự anh kinh ngạc khi nghe Khương kể về quá trình, của người bạn đồng sự một thời...một thời "ho ra lửa khạc ra khói" này.

Kiệt thấy mình bất lực trước sự việc này. Anh đã trốn chạy những người này, những người một thời ăn trên ngồi trước. Những người đã một thời đày đọa anh trong các trại tập trung. Anh đã run sợ họ, ghê tởm học, kinh hoàng họ, chỉ muốn tách xa ra. Nhưng anh biết, có biết bao nhiêu ngôi nhà sang trọng ở Fountain Valley, ở Huntington Beach, ở Anaheim, được những tay đại gia, cán bộ mua cho con, mua cho bồ nhí qua định cư ở đây. Sau khi bòn rút gần đầy túi tham thì họ hạ cánh và tìm mọi cách qua đây ung dung, tự tại. Kiệt nguyện trong lòng sẽ "cạch" mặt họ, dù họ đang sinh hoạt, sống, ăn, hít, thở ở đây như chàng.

Không ngờ chàng lại gặp họ ở đây. Bây giờ anh thấy mình bất lực và chỉ biết khinh bỉ âm thầm.

 

Chị Hạnh nói:

- Chúng tôi rất vui khi được anh Khương tới thăm. Những ngày này ở đây tôi rất bận bịu. Vì phải trông nom ông cụ cũng từ VN sang được hơn năm nay. Ông cụ qua một thời gian chẳng may bị đột quỵ, nên chúng tôi phải chăm. Ông bây giờ yếu lắm rồi, nằm trên giường cả ngày. Ăn, uống, tắm, rửa, vệ sinh đều một tay tôi phải lo, nên cũng vất vả, bận rộn lắm. Nhất là không đi xa lâu được.

Khương nói:

- Ồ, vậy hả chị. Vậy mà chúng tôi không biết, tưởng ông cụ còn ở VN.

Chị Hạnh nói:

- Ông cụ đã nghỉ hưu và qua đây với chúng tôi.

Trong lúc chị Hạnh lo pha nước trà, thì Khương hích nhẹ vào tay Kiệt:

- Ông già này trước đây là công an đấy, một thời làm mưa làm gió ở ngoài trung. Hình như là trưởng trại một trại tập trung lớn ở Phú Yên. Hồi đó tau có nghe chị Hạnh kể đại khái vậy.

Kiệt đáp nhỏ:

- Biết đâu tau gặp lại cố nhân, một thời tau ở khắp các trại tù miền trung mà.

Khương nói:

- Mày muốn nhìn mặt ông cụ không? để tau nói với chị Hạnh, vào thăm ông nhé!

Kiệt gật:

- Được đấy! Mày cứ làm tỉnh như thăm viếng thôi. Chắc chị Hạnh sẽ OK.

- Ừ, để tau nói.


 

*

 

Người đàn ông nằm trên chiếc giường rộng, mền gối nhàu nhỉ. Ông đắp một chiếc "ra" trắng đã bạc màu, che khắp toàn thân, nên nhìn ông từ xa như một cái xác ở bệnh viện.

Chị Hạnh đến gần giường lấy tay kéo tấm "ra" ra khỏi mặt người đang nằm, nhè nhẹ nói nhỏ:

- Bố, bố. Có anh Khương, bạn con đến thăm bố này.

Tấm mền được vạch ra một khe nhỏ vừa đủ thấy một cái đầu ló ra ngoài. Cái đầu rung rung, một gương mặt bệch bạc, đung đưa với mái tóc trắng rũ rượi. Gương mặt không cười, nhưng lay động.

- Chào...các...anh...

Ông cụ nói đứt từng khoảng âm thanh...âm thanh của những người bị đột quỵ, bị á khẩu một thời gian, như con nít mới tập nói.

Chị Hạnh đứng bên giải thích:

- Những năm trước bảy lăm, ông cụ đã đi B vào nam chiến đấu. Sau đó ông chuyển qua công an, được điều về làm trưởng trại XP.

Kiệt nghe ngớ người, anh hỏi ngay:

- Ô chị! Có phải ông cụ trước đây là trung tá Thân không? làm trưởng trại cải tạo XP.

Chị Hạnh đáp:

- Đúng đó. Sau bảy lăm một thời gian, ông đổi qua công an với quân hàm trung tá, và đổi về làm trưởng trại ngoài trung.

Rồi chị quay qua hỏi Kiệt:

- Anh biết ông cụ à?

Kiệt liền chối:

- Không, không à chị. Chỉ nghe biết vậy thôi.

Nhưng Kiệt lại nhớ ngay những ngày ở đó, dưới ánh nắng chói chang của xứ miền trung, đoàn tù đói rách trong những bộ quần áo bằng bao cát, cử động như những con bù nhìn biết đi, đang hì hục cuốc những nhát cuốc xuống những mảnh đất khô như đá, của xứ miền trung nắng lửa, để trồng khoai mì...tăng gia sản xuất theo quy hoạch phát triển của trại.

Trung tá Thân đứng trên bờ cao lên giọng, qua máy phóng thanh đặt trên những ngọn cây cao, khi phát động phong trào thi đua "một người làm việc bằng hai", cố gắng tăng năng xuất lao động cho trại:

- Các anh là những người lính ngụy, chuyên đánh thuê cho Mỹ, cố ăn cơm thừa canh cặn của ngoại bang, đem súng đạn về đánh phá chống đối cách mạng. Nay các anh phải tỏ ra giác ngộ, theo đường lối của đảng, theo ánh sáng của đảng dẫn đường, cố gắng làm việc bằng hai, thi đua từ cá nhân này với cá nhân khác, tổ này với tổ kia, đội này với đội kia...Các anh càng lao động tốt thì ngày về đoàn tụ với gia đình các anh càng gần...

Khi nói, khuôn mặt trung tá Y càng giản ra, hai mắt trợn lên, lông mày nhíu lại, giống như một hung thần cầm con đao chém xuống đám người rách rưới đang dồn sức lực, để cuốc những nhát cuốc mệt mỏi, rụng rời, phía dưới.

Bây giờ thì khuôn mặt đó nhàu nhỉ, đang nằm bất động ở trên giường này.

Có khác chi đâu.

 

Trần Yên Hòa

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7321)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
19 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6358)
Bây giờ nghĩ lại không dám nghĩ lâu và có khi kỷ niệm về mình lại muốn lặp lại.
17 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7729)
Những buổi chiều vàng trên quê hương, từ miền thôn quê đến chốn kinh kỳ nơi nào cũng ảm đạm, héo hắt một mầu thê lương!
14 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 6763)
Thật ra, khi gã đến với ả thì lòng gã rất trong, nghĩa là gã chỉ muốn tìm một chỗ làm, cho ấm cái thân già.
10 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 8806)
Lúc sanh thời. Lão thường ngâm nga câu thơ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm: ''Lận thế mang dê đi bán chó / Lập danh cỡi hạc lại đeo tiền''
04 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 8547)
Người bệnh Vũ Tuấn, nhân cách đã tan rã, lầm lì phẳng lặng, suốt ngày ưa nằm phơi nắng đen thui, thế mà mỗi lần xin được điếu thuốc dù chỉ vài hơi tàn, đều cám ơn rối rít..
27 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7609)
Khuya lắm rồi. Gió hắt nhẹ từng cơn. Mảnh bán nguyệt mắc chơi vơi giữa trời
24 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7307)
Một nhà văn dắt con gái là sinh viên vừa phát bệnh vào viện. Cô gái trẻ và xinh đẹp vậy mà la hét om sòm, rồi hát… rồi cười…
20 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 8493)
Tôi nhận ra mình hơi trẻ so với tuổi tám mươi khi nói câu này. Đó quả là một tự thú trung thực, nhưng gây buồn cho tuổi của tôi, cái tuổi mà đã lâu rồi, giả vờ không biết đếm.
15 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7889)
Không biết bắt đầu hoang mang từ khi nào, sáng sớm mới thức dậy còn nằm trong giường, câu hỏi đầu tiên của cu Dan 3 tuổi:
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12049)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18829)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9024)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8123)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1019)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22338)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19086)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8695)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30588)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20743)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25364)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24371)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31807)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,