VĨNH QUYỀN - Sau Lưng Phật

10 Tháng Sáu 20199:55 SA(Xem: 5072)
VĨNH QUYỀN - Sau Lưng Phật

Tôi đọc, chỗ nào em chưa rõ thì hỏi, đừng ngại. Nhà văn nói khi nhìn vào kịch bản của mình.


“NGOẠI. THƯỢNG NGUỒN SÔNG HƯƠNG. NGÀY

Trong ráng chiều, từ giữa sông nhìn sang tả ngạn, rừng thông trập trùng. Trời xanh, mây vảy rồng rải rác. Thấp hơn, dải mây mềm vắt ngang. Thấp nữa, những cột khói trắng bốc theo chiều thẳng đứng. Ba tầng mây khói cùng soi mặt sông xanh tĩnh.

Lũ chim vịt đang bơi giật mình kêu quàng quạc, vỗ cánh bay về núi, bụi nước bắt ráng chiều phát ánh hồ quang rực rỡ.

Máy theo hướng và tốc độ chim bay: Rõ dần con đò xuôi dòng có nàng kỹ nữ ôm đàn hát lý Mười thương. Dừng lại trước lều tranh dưới chân đồi, bước đệm giữa rừng và sông.

Trên đồi thông, chùa cổ ẩn hiện sau mù sương. Tiếng chuông mõ, tiếng tụng kinh chiều truyền theo sông về xuôi.

Trên khung cảnh chạy chữ: Kinh thành Huế 1929...”

Răng năm 29 hả anh? Nhà văn ngừng đọc, nhìn lên cô sinh viên trường nhạc ngồi ở mạn đò đối diện. Đạo diễn vừa chọn cô vào hai vai một lúc, tiểu thư khuê các và kỹ nữ, tâm đắc như một phát hiện. Anh giải thích, rồi tiếp tục việc đạo diễn nhờ, đọc kịch bản cho cô nàng nắm bắt chuyện phim.

Chuyện một thanh viên tốt nghiệp trường mỹ thuật Đông Dương Hà Nội, về nhà ở Huế, biết tin người yêu sắp lên xe hoa theo lệnh gia đình. Tìm quên, anh ngược dòng Hương, trú trong ngôi chùa cổ, ngày ngày dồn tâm trí cải biến khối đá tự nhiên thành tác phẩm điêu khắc...


*
“NỘI. LỀU TRANH. NGÀY

Hoàng chăm chú tạc vào khối đá cao bằng tầm người. Ngừng tay, anh lùi vài bước, mắt không rời gương mặt đá mang phác thảo chân dung Phật bà Quán Thế Âm.

Từ phía sau Hoàng, sư ông bước vào lều chậm nhẹ như làn khói, dừng lại khi còn cách anh vài bước: Nam mô A Di Đà Phật...

Hoàng giật mình quay lại, chắp tay cúi đầu: Con không biết thầy đến để đón tiếp...

Sư ông khẽ khoát tay, đến gần pho tượng dang dở, nhìn ngắm hồi lâu mới lên tiếng: Là nghệ sĩ, tượng Phật của con để trưng bày chứ không để thờ kính, không nhất thiết phải giống tượng trong nhà chùa. Nhưng nhìn tượng này, ta không tránh được ý nghĩ con đang tạc tượng người phụ nữ con nhớ nhung hơn là Quán Thế Âm...

Hoàng quỳ xuống, gương mặt hiện nỗi đau đớn: Thầy khai tâm, con không biết mình đang làm gì nữa...

Nam mô A Di Đà Phật, hiểu được vậy là tốt. Sư ông nói trước khi từ tốn bước ra khỏi túp lều.

Hoàng quỳ như vậy không biết bao lâu. Khi anh đứng lên trời đã tối hẳn. Thắp ngọn đèn gió máng vào cột tre, anh lại nhìn ngắm tác phẩm của mình, ánh mắt lúc rạo rực lúc dịu êm. Cuối cùng chìm trong suy tưởng.

Bàn tay anh ngập ngừng đưa chạm vào má, vào môi tượng...

Mưa ập đến. Nước từ mái tranh dột chảy ràn rụa, mặt tượng đá trở nên sống động, nhất là khi chớp giông.

Trong mắt Hoàng, chân dung Phật bà chuyển dần sang gương mặt huyền ảo của một tiểu thư khuê các u sầu...

Gần như cùng lúc, tiểu thư ướt sũng nước mưa từ ngoài tiến vào lều tranh. Nghe động, Hoàng quay lại. Hai con người đau tình sững đi một lát rồi lao vào nhau.

Răng biết anh ở đây? Cuối cùng Hoàng lên tiếng.

Dạ sư ông cho người báo tin, muốn em khuyên anh về nhà...

Chúng mình sẽ đi trốn thật xa...

Dạ không được anh ơi, em...

Lời tiểu thư chìm nghẹn dưới nụ hôn khao khát của Hoàng. Họ quấn vào nhau như loài rắn, quằn quại điên cuồng trên nền đất sũng nước mưa và trong chớp giông đe dọa.


Image may contain: 1 person

Tiểu thư bỗng dừng lại khi Hoàng gần như cởi bỏ đến manh vải cuối cùng trên người nàng. Ấy là lúc nàng bắt gặp cái nhìn bí hiểm của tượng.

Không nhận thấy điều ấy, Hoàng nhập sâu vào nàng.

Rùng mình đón nhận, nàng ôm ghì lấy anh, chủ động kéo anh cùng lăn tròn vào phía sau tượng, tránh đôi mắt...”

Trời đất, chi dữ rứa anh, em không chịu mô! Cô nàng sinh viên kêu lên, giấu mặt vào hai bàn tay.

Nhà văn cười nhạt, không quan tâm phản ứng của cô. Anh đã gặp mấy cô nói vậy mà không phải vậy, còn dữ hơn trong phim.

Nhấp ngụm trà, anh thong thả đọc tiếp, rằng ba năm sau đó, khi người yêu đã trở thành phu nhân quan đốc học xứ Nghệ, Hoàng tìm vui trong men rượu, làm khách thường trú đò ca, nổi danh lãng tử.


*
“NỘI. ĐÒ CA. ĐÊM

Kỹ nữ nhìn qua cửa khoang. Bên ngoài bà chủ đò đứng bên lò trầm tỏa khói thơm đón Hoàng.

Lời ngoài hình: ¬Đôi khi, để làm người nổi tiếng không khó như ta tưởng. Xem công tử đây thì rõ, chỉ đi nghe hát một mình và nghe mỗi một người hát suốt ba năm, dẫu tiếng đàn giọng ca ấy không thuộc hàng đệ nhất Hương giang kỹ nữ, thế là danh nổi như cồn...

Hoàng vào hẳn trong khoang. Kỹ nữ đang ngồi xếp chân chuyển sang tư thế quỳ, dâng anh chén trà ướp sen.

Khi nàng ngước mặt cười mỉm, ta sẽ hiểu vì sao Hoàng chỉ tìm đến nàng, thuê hẳn một đò ca cho nàng. Bởi nàng là phiên bản ngoại hình của tiểu thư khuê các kia.

Đò rời bến, nhịp chèo khoan thai ngược dòng sông trăng. Rượu cay, mắt môi ngọt... Tiếng đàn kỹ nữ bỗng như trầm chìm khi đò đi vào vùng âm vang chuông mõ rền rã.

Hoàng vén rèm nhìn ra. Tháp Thiên Mụ in hình lên trời đêm. Chư tăng ề à rải rắc xuống mặt sông lời kinh Bát nhã cao diệu: Sắc bất dị không, không bất dị sắc…

Thanh âm ấy đưa Hoàng trở lại khoảnh khắc hạnh phúc sau lưng Phật năm nào.

Đò tiếp tục ngược dòng, Bát nhã đã xa xăm. Tiếng đàn giờ rộn ràng điệu bắc, kéo Hoàng về thế giới thực. Nhưng anh ít nói cười hơn, uống rượu lầm lì hơn.

Nửa đêm về sáng, sau đỉnh cao nhục cảm, kỹ nữ nép đầu vào ngực Hoàng, thì thầm: Em hát riêng mình anh đã ba năm rồi phải không.

Hoàng gật đầu, mấy ngón tay mơn trớn lưng trần trắng ngà của nàng dưới ánh bạch lạp.

Anh ơi, em muốn bỏ con đò, dòng sông, muốn được bên anh như một người đàn bà bình thường...

Hoàng lại gật đầu: Ờ, ngủ chút đi, trăng lặn rồi...



NỘI. ĐÒ CA. NGÀY

Hoàng và kỹ nữ còn say giấc nắng mai đã xoi vào khe cửa, vạch một đường sáng mong manh giữa hai người.

Tiếng gõ nhè nhẹ. Kỹ nữ choàng tỉnh, mặc áo, nhoài người đẩy hé cửa khoang, giụi mắt trước ánh sáng bên ngoài.

Chủ đò đã đặt mâm điểm tâm trên sàn trước khi lặng lẽ rút lui. Hai tô bún, một ly cà-phê đen, muỗng đũa cuốn trong mẩu giấy báo.



NGOẠI. BẾN ĐÒ. NGÀY

Trên mui đò, Hoàng hút thuốc, nhìn vu vơ lên phía thượng nguồn.

Kỹ nữ từ trong khoang bước ra, cuốn hút cái nhìn của Hoàng bởi vẻ tươi mát sau tắm và duyên dáng trong tà áo tím. Nàng ngồi xuống bên hỏi anh bún ngon không rồi lặng lẽ ăn phần mình. Thấy anh nhấp ngụm cà-phê cuối vẻ còn muốn thêm, nàng nói để em đi mua ly nữa.

Hoàng nhìn theo nàng uyển chuyển đi trên đường, khuất dần trong đám đông họp chợ sớm. Rồi bằng ánh mắt thờ ơ, nhìn xuống mẩu báo cũ dùng gói muỗng đũa nằm mở trước mặt. Đôi mắt dần chuyển sang chăm chú, anh nhặt lên, đọc như soi từng chữ:

Lúc 2 giờ chiều ngày 10.2, tại Đèo Ngang thuộc địa phận Hà Tĩnh đã xảy ra một tai nạn giao thông thảm khốc. Ô-tô Citroen mang biển số TK-098 mất lái lao xuống vực sâu gần 30 mét làm hai người tử nạn tại chỗ. Ngoài tài-xế, được biết nạn nhân còn lại là đốc học Hồ Đắc Dinh trên đường từ Nghệ An vào Huế...

Về với ly cà-phê, kỹ nữ không thấy Hoàng trên mui đò. Đến bên cửa khoang nhìn vào trong, rồi quay ra, nhìn quanh, cất tiếng gọi. Không có lời hồi đáp. Kỹ nữ bỗng thấy dòng chữ lớn viết lên mẩu giấy báo chèn dưới gạt tàn: Anh có việc phải đi, đừng chờ. Rồi nàng chú ý đến bản tin, chăm chú đọc...

Chủ đò về, kịp lúc trông thấy kỹ nữ lướt đi trên chiếc xe kéo. Nhìn quanh, dưới đò trên bờ, không thấy bóng ông khách quen đâu, bà lắc đầu ngơ ngác.

*


NGOẠI. BIỆT THỰ. NGÀY

Qua vòm cổng Hoàng nhìn vào biệt thự. Lối đi lát gạch bát tràng thẳng tắp giữa hai hàng chè tàu, đến bức bình phong lớn khảm thủy tinh màu thì tách làm hai. Mái ngói các kiến trúc sau bình phong ẩn hiện dưới tán cổ thụ.

Vào sân, Hoàng dừng lại, ngước nhìn. Từ những cành cây mấy dải khăn sô trắng buông rũ chịu tang chủ.

Hoàng nhíu mày vẻ tự hỏi có nên bước tiếp vào không gian này, trong hoàn cảnh này không.

Từ sau bình phong xuất hiện bé trai lên ba đội mũ tang lẫm chẫm đuổi theo quả bóng. Bé nhìn người lạ rồi chạy vào trong, miệng bi bô mẹ ơi, mẹ ơi...

Nước mắt ứa ra trên gương mặt sớm phong trần của Hoàng.

Phía bên kia đường, kỹ nữ lặng nhìn những gì đang diễn ra trong sân biệt thự. Đôi mắt căng thẳng dần lắng dịu, cuối cùng là buồn mênh mang. Bước lên chiếc xe kéo chờ cạnh đấy, nàng buông mình, bảo phu xe về bến đò.

Trong khi đó, phía sau bình phong có tiếng chân bước trên lá khô.

Hoàng giật mình, quay người bước nhanh ra đường như chạy trốn.

Tiểu thư khuê các xưa giờ là thiếu phụ mặc áo tang. Nàng nắm tay con trai bước ra, đưa mắt nhìn quanh vẻ mong mỏi điều kỳ diệu xảy ra. Nhưng chỉ bắt gặp những dải khăn sô buông rũ vắng lặng.



NGOẠI. BẾN ĐÒ. NGÀY

Chủ đò đón Hoàng, vẻ buồn giận, nói trổng: Xách va-li đi rồi thầy ơi.

Biết đi mô không? Hoàng cũng hỏi trổng.

Dạ không, chẳng nói chẳng rằng, cứ rứa bỏ đi, gần ba năm ở với tui chơ ít chi, thôi, để tui chọn cô khác...

Hoàng như không nghe thấy gì, vẫy chiếc xe kéo vừa trờ đến.

*

Cô sinh viên nghe xong kịch bản, chép miệng: Đời ca hát thời mô cũng buồn rứa hả anh?

Nhà văn tránh được câu hỏi khó khi chủ đò ló đầu vào khoang: Tới rồi!

Trên bờ đoàn làm phim đang chuẩn bị cảnh quay với túp lều tranh.

Họa sĩ và cộng sự loay hoay sơn phết, cố tạo màu đá tự nhiên cho mô hình tượng Phật làm bằng giấy bìa.

Cạnh đó, đạo diễn, quay phim và thư ký trường quay chụm đầu kiểm tra phân cảnh.

Mọi người chào nhà văn và cô sinh viên, rồi quay lại công việc.

Lăn từ đây tới đây, đạo diễn nói khi chỉ tay vào hai vị trí.

Quay phim ngập ngừng: Có ngắn quá không anh? Theo tôi phải đủ ba vòng mới đạt hiệu ứng hình ảnh.

Ừ, thì ba vòng, bắt đầu từ đây. Đạo diễn dí dí mũi giày vào một điểm trên nền lều tranh.

Ô-kê. Quay phim gật đầu.

Nhà văn bắt gặp cô sinh viên khẽ cắn ngón tay, trân trối nhìn xuống đường lăn của Hoàng và tiểu thư khuê các từ trước vào sau lưng Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 8077)
Nàng chạy ào ra phía sau ảng nước, ngồi chum hum xuống và dội, vuốt vuốt mái tóc dài của mình. Hình như nó ngắn hơn hôm qua.
10 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 9231)
Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng,
05 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7623)
Hơn nửa năm nay mới bước chân đến con đường dẫn tôi về nhà. Tôi cứ tưởng mọi thứ chung quanh đang chào đón mình.
01 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7950)
Họ hẹn nhau trong phòng một khách sạn mini trên đường Nguyễn Văn Thủ, trước đây là Tự Đức, đã từng được coi như một trong những con đường rất đẹp của Sài Gòn.
27 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 8090)
Khi nàng vùng chạy khỏi buồng bệnh thì cơn mưa giông ào ào trút xuống, cuốn phăng theo dòng nước những bông phượng đỏ thắm.
25 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6968)
Thanksgiving năm 1975 là ngày Tạ Ơn đầu tiên của tôi tại Hoa Kỳ. Hai người bảo trợ của tôi, Anh Joe và chị Chris, đưa tôi từ Ocean Springs, Mississipp
19 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 8305)
Văn chương không đưa người ta đến vành móng ngựa. Nhưng văn chương khai mở phơi bày những vùng tối tăm, chỉ ra những con đường xấu;
14 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6247)
Anh không tìm đâu ra nàng một lần thứ hai, dù bằng mọi cách, nàng biệt tăm hẳn trong cuộc đời anh từ đó. Nhiều khi anh nghĩ không ra là một chuyện có thật.
11 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 7217)
Cô sinh ra với một trái tim khuyết. Một lỗ hổng nhỏ xíu ở tim được phát hiện khi cô phải vào bệnh viện vì chứng khó thở năm lên hai
06 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 8550)
Trong những ngày vợ của Khanh nằm viện, ông Minh bồn chồn lo lắng. Khanh vẫn gọi ông là nghĩa phụ
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9161)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8313)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 968)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8802)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11048)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22898)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19242)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16915)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24491)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31939)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34927)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,