TRANG NG. - vỉa hè lặng nhớ bước mưu sinh

27 Tháng Sáu 20201:42 CH(Xem: 4757)
TRANG NG. - vỉa hè lặng nhớ bước mưu sinh


trong thời khắc nhá nhem trước lúc sài-gòn ban hành quy chế giãn cách xã hội mùa covid19,
tôi bắt đầu mong ngóng được thong dong ngắm những cung đường vắng lặng, yên ả, mượt
mà như sài-gòn của hồi ức xa xưa. rồi, những cung đường vắng lặng, yên ả, mượt mà đã hiện
ra; không như mơ, mà là ác mộng; không yên tĩnh, mà là điêu linh. từ quần thể thương xá
đông đúc đến những khu chợ tự phát và cả các cụm quầy họp theo quán tính đời sống dân
địa phương; từ những trục đường chính đến những quãng đường xương cá liền kề,... tất cả
đều hắt hiu, lạnh lẽo, vô hồn. chẳng có ai, chẳng còn gì... ngoài những lời hẹn khai trương
còn lưu lại trước cửa hàng, cơ sở kinh doanh, tiểu thương để lại từ trước Tết.

suốt chặng đường dài từ vùng ngoại ô đến trung tâm sài-gòn, từ khu đô thị Phú Mỹ Hưng qua
bán đảo Thủ Thiêm,... nói cho ngay thì nào có gì thay đổi to lớn đâu, chỉ là sự thiếu vắng toàn
bộ hệ thống quán xá vỉa hè và vũ trụ những người bán hàng rong di động gắn liền với vỉa hè
đó thôi. vậy mà sao cả đô thị này bỗng chốc như bị rút ruột, trống huơ trống hoắc. thế mới
biết vỉa-hè cùng với sức vận động của chúng bấy lâu nay đã không ngừng nhấn nhá, chấm
phá những mảng màu đậm sắc riêng, hoàn thiện bức canvas đô thị sài-gòn.

đời sống có còn không, khi vỉa hè thinh vắng?

hồi tôi nhỏ xíu, Mẹ tôi tích góp tiền đủ để sắm cái tủ lạnh Sanyo làm đông nước đá. rồi, Mẹ
sắm thêm vài lô cốc nhôm, hằng ngày nấu nước sôi để nguội và đặt vào tủ lạnh cấp đông
thành đá đem bán cho cô bác hàng xóm xung quanh. dần dần, Mẹ có hẳn lượng khách hàng
thường xuyên mua đá cũng đáng kể. thấy thế, các nhà hàng xóm khác người thì có nguồn
cung ứng rau, người thì họ hàng có vườn trồng củ quả, họ mang đến gửi vào tủ lạnh của nhà
tôi nhờ Mẹ bán giúp; sau này mới biết thuật ngữ marketing gọi đó là bán-chéo (cross-sell). cứ
thế chẳng mấy chốc mà Mẹ quyết định mở hẳn cửa đằng sau nhà ra để khách người ta đến
mua. ít năm sau nữa, Mẹ cũng mở hẳn cả cửa đằng trước nhà và trở thành một đại lý bán
thực phẩm này kia. nếu vẫn cứ tịnh tiến theo dòng mưu sinh đấy, cái viễn cảnh nhà tôi lấn ra
vỉa hè để trưng dụng chúng thành điểm bán chỉ là sớm/muộn, như cái cách một dòng nước
chảy dồn về chỗ lũng, thung.

không nơi nào mà ý thức vận động theo chiều hướng đa nhiệm nó cao độ và linh hoạt như
ở... vỉa hè. chị bán canh bún xóm tôi vừa múc nước dùng, vừa tính tiền, vừa cà khịa khách
hàng, lại vừa ghi nhớ biết bao cái ơi à kiểu như em không ăn hành, cô đừng lấy hẹ, bác thêm
cho cháu đậu hũ nha. thời gian còn buôn bán, trong lúc Mẹ nấu cơm, tôi được giao nhiệm vụ
trông cửa hàng. tôi ngày đó cũng vừa cầm vở để học bài vừa canh hàng và bán hàng phụ Mẹ;
ý thức vận động theo hướng đa nhiệm tự dưng mà hình thành; riết rồi đến tận bây giờ, nhìn lại
mới thấy: mình không thể ở không/ngồi không một phút giây nào cả.

vỉa hè, từ lúc nào chẳng biết, đã hình thành trên khung xương của nó một cấu trúc giao
thương thăng trầm, phó mặc và âm thầm được định danh thành một thể thức kinh tế phi
chính thống; thậm chí có lúc cấu trúc giao thương này bị “đãi ngộ” như một đối tượng kinh tế
phi pháp dẫn đến hậu quả hàng hoá bán trên vỉa hè bị tịch thu, người bán bị phạt vi phạm,...
khốn đốn đủ đường. thậm chí có một dạo, người ta học theo Tây, bám theo Tàu, mô phỏng
quy hoạch của nước này/nước kia trong khu vực để quay về càn quét, hăm he, xoá bỏ, vùi
dập nền kinh tế vỉa hè, thay vào đó là dự kiến các mô hình u bướu ất ơ bất chấp cơ địa lâu
đời của đô thị sài-gòn. người ta không nhìn nhận rằng: cấu trúc giao thương được hình thành
tự nhiên từ nếp sống của dân địa phương, khắc hoạ nét riêng đời sống khu vực, hàm chứa
dấu ấn của thời kỳ mới là cấu trúc văn minh, có giá trị và bền vững theo dáng hình đời sống.
sài-gòn là phải có vỉa hè và vỉa hè nhất định phải có con người ta buôn bán hằng ngày thì đô
thị này mới thực sự nhuận sắc đời. vỉa hè nhiều nhất có khi lại là quán ăn bình dân hoặc gánh

hàng rong đặc sản vùng miền. cũng đã có những nỗ lực hòng dựng lên các hệ thống quán ăn
đương đại cùng với cái gọi là “concept” vỉa-hè. thế nhưng, người ta có thể làm ra thiết kế mô
phỏng vỉa-hè, tái dựng các biểu tượng vỉa hè nhưng không thể nào mang đến được cho
những không gian giả lập này các thuộc tính đắc lực nhất của vỉa-hè ví dụ như một chút bụi
đời để thấy chỉ có ta giữa đất trời; một chút chen lấn để phải nhúc nhích tương tác với nhau;
một chút linh ta linh tinh huyên náo để bản bolero đời sống cứ thế mà khiến cõi lòng con
người ta rung động.

buôn bán trên vỉa hè đôi lúc cũng đâu chỉ là tiền bạc, mưu sinh mà nó còn là một điều gì đó
bảng lảng như hạnh phúc của cánh hoa bồ công anh lan toả giữa đời thường. bà hàng xóm
nhà tôi nghe đồn của cải biết là bao nhiêu thế nhưng sáng nào bà cũng đẩy xe ra vỉa hè trước
cửa nhà tôi để bán bánh mì, chỉ để cho ai đó tiện đường thì có đồ ăn sáng. có người nói với
tôi rằng: họ thấy mình yêu đời sống này gấp triệu lần hơn khi mỗi sáng được dừng xe vỉa hè
mua gói xôi, trưa ngồi vỉa hè ăn một dĩa cơm tấm “xà-bì-chưởng”, tối nép vỉa hè xì xụp tô hủ
tiếu gõ thưởng lãm màn mưa mù mịt đất trời.

vỉa hè sài gòn chẳng có số má gì trong đồ thị lên xuống của một nền kinh tế nhưng đó lại là
nơi khắc hoạ rõ nét nhất cái cõi thịnh/suy của đời sống con người ta trong lòng đô thị này. và,
đương mùa đại dịch covid19, trong sự lặng thinh của vỉa hè đã thấy âm vang tiếng lòng nức
nở của cả một đô thị phồn hoa, tấp nập có tiếng đó giờ.

sài-gòn, tháng 06/2020.

Trang Ng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7982)
Tôi nhận lời đến giúp việc nhà cho bà Chantal De Bry mỗi ngày. Công việc không vất vả lắm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, lau sạch bụi bặm và dọn thức ăn ra bàn
14 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6313)
Tôi không phải là Chữ Đồng Tử nên không thể trồi cát lên gặp nàng công chúa Tiên Dong
10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6357)
dự cảm về sự thay đổi của cuộc đời trong tôi có một mối liên hệ rất rõ nét với tóc.
07 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7613)
Nếu anh chấp nhận được, tha thứ được thì mình sẽ vô cùng hạnh phúc được sống cùng anh
03 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6707)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ
02 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7252)
Bây giờ, thật chẳng còn gì để ngạc nhiên nữa. Quỳnh hôm qua là Hương hôm nay
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 6829)
Tôi nói với bà: mẹ, nếu con và chồng con không sống nổi với nhau, con sẽ về ở với mẹ đẻ
19 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7780)
Quá quen no đủ sẽ thiếu vắng cám cảnh cùng người đói khát. Mải mê ấm áp làm sao thấu hiểu những thân phận cơ hàn.
12 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7392)
Lạnh lẽo tung manh áo, bước đến nhà xưởng đã ấm áp ùa về. Những tay đốt lò không biết đến đêm đông
11 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7392)
Sao mà đến khi tôi có trí nhớ thì tôi không thấy anh tư tôi đâu. Cũng có thể ảnh với tôi gần nhau quá khiến cho tôi không thấy ảnh những lúc này
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8133)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 826)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1023)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13907)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8398)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10943)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19154)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16829)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16020)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24374)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31815)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34846)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,