PHAN CÁT TƯỜNG - Ghen Với Sao Mai

17 Tháng Bảy 20204:48 CH(Xem: 4181)
PHAN CÁT TƯỜNG - Ghen Với Sao Mai

 

 

Khi tiếng chuông công phu khuya của chùa Linh Sơn ở lưng chừng núi Dinh theo gió văng vẳng bên tai thì hắn cũng vừa kịp mở mắt và lồm cồm bò dậy. Hít một hơi dài để cảm nhận không khí tươi mát của núi rừng buổi sớm, hắn bước ra khỏi cái chòi tre ọp ẹp và bắt đầu đi về hướng sao Mai trên bầu trời sớm.

Vâng, khuya nào cũng thế, hắn đi về hướng sao Mai là chắc chắn sẽ gặp nàng, vì khuya nào cũng thế, nàng ngồi tĩnh tâm, hướng về sao Mai và thiền định giữa núi rừng tràn đầy sương sớm.

*

Kìa, nàng đây rồi! Nàng tĩnh tọa trên một tảng đá lớn, bằng phẳng, nghe nói nơi đây đã từng là một bãi đáp trực thăng dã chiến của lính Mỹ trên núi Dinh thời chiến tranh. Hắn không muốn làm bận rộn đến nàng, một nữ hành giả đang trong cõi thiền nhưng nhìn bề ngoài lại rất trần tục! Phải, nàng luôn luôn thiền định trong chiếc áo trắng mỏng manh, không mặc áo ngực và cũng chẳng cài nút áo bao giờ. Có lần, hắn đứng trước mặt nàng, nhìn bộ ngực trắng ngần, tươi mát và phập phồng theo hơi thở như những chiếc bong bóng bay lên từ con suối đang róc rách chảy qua chân tảng đá. Hắn không dám mở miệng nửa lời để bày tỏ cảm xúc hay dục vọng đang dâng trào, bởi vì khi ấy nàng đang thiền quá sâu, không để tâm tới ai đó đang thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của thân thể nàng. Nàng không còn quan tâm nhục thân hay hay pháp thân nữa. Nàng đang ở trong cảnh giới vô nhiễm hoàn toàn thì làm sao hắn có thể khêu dậy nơi nàng một chút dục tình?

Hắn nuốt nước bọt và chờ nắng lên. Khi những giọt nắng đầu tiên len qua kẻ lá rừng thì nàng xả thiền, duỗi chân, hít thở vài hơi và cài khuy áo ngực lại. Nàng đứng lên, không thèm để ý đến gã đàn ông đang trân tráo nhìn nàng như một chú mèo sắp sửa vồ con chuột nhắt!

Đó là câu chuyện thường ngày của một người đàn ông giữ rừng bạch đàn và một nữ hành giả thiền định trên đỉnh núi Dinh: Người đàn ông trạc 50 tuổi và và chưa hề nếm mùi phụ nữ. Còn cô gái kia có lẻ khoảng 30 xuân thì và chỉ muốn sống độc thân giữa núi rừng cô tịch!

Người đàn ông này không ai rõ lý lịch của hắn, chỉ biết là khoảng thập niên 90 của thế kỷ trước, Ban Quản lý rừng phòng hộ núi Dinh yêu cầu bổ sung một lính kiểm lâm. Và một tháng sau, Tổng đội 3 Thanh Niên Xung Phong gửi về một người lính ốm yếu, xanh xao. Thế là hắn có mặt ở đây gần 30 năm rồi, ngày ngày chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là giữ màu xanh cho hơn 100 mẫu rừng tràm bạch đàn cho hạt kiểm lâm vùng Bà Rịa này!

*

Thế rồi một ngày, có chuyện xảy ra trong ngôi chùa ở lưng chừng núi. Linh Sơn Ni viện bấy lâu này yên ổn với 30 Ni chúng tu học và chấp tác trồng rừng, nay lại xãy ra chuyện mất cắp. Một đêm tháng Bảy mưa to gió lớn, chùa bị đánh cắp tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng. Nghe đâu tượng này do một Phật tử Việt Nam tại Đài Loan phát tâm hỷ cúng, có giá trị nhiều nghìn Mỹ kim.

Sau khi Ni sư Trụ trì lên Công an xã báo tin mất cắp thì lần lượt những người trong diện tình nghi được mời lên xã làm việc. Người cuối cùng được mời lên là Phật tử Diệu Ngọc, người đã công quả hơn ba năm ở Ni viện này và đang chuẩn bị làm lễ xuất gia vào ngày lễ Vu Lan năm ấy.

Diệu Ngọc cũng là người không ai rõ nguồn gốc, chỉ biết cô ấy dựng tạm một am tranh tu tại gia dưới chân núi đã hơn ba năm rồi. Khi Ni viện làm lễ lạc thành, cô xin lên chùa làm công quả. Ni sư thấy cô có công hạnh nên khuyên tiếp tục ở lại Ni viện công quả và chờ ngày xuất gia.

Và rồi khi chuyện mất cắp xảy ra, Diệu Ngọc là người bị nghi ngờ nhiều nhất, với lý do là có một người đàn ông thường xuyên lên chùa tìm cô, nói là có bà con xa chi đó với cô, nhưng cô Diệu Ngọc lại từ chối phăng phắc, khẳng định là không biết người đàn ông này. Đó là Thắng, người lính kiểm lâm trẻ đã bị nhan sắc Diệu Ngọc cuốn hút khi một lần được nhìn thấy cô đi gánh nước từ suối về chùa.

Anh công an xã nói thấp giọng:

- Tôi nghe mọi người nói là anh Thắng, lính kiểm lâm hay ghé thăm cô? Rồi chuyện mất tượng xảy ra chỉ ít hôm sau khi anh ấy lên chùa lần sau cùng… Có đúng vậy không?

Diệu Ngọc thưa thật:

- Vâng, đúng vậy, nhưng tôi không biết anh ấy là ai và tôi cũng không để tâm chi đến tượng Phật Quan Âm đang thờ tự, vì đã chuẩn bị xuất gia theo sự dẫn dắt của Ni sư viện chủ!

*

Tuy Diệu Ngọc nói vậy, nhưng không hiểu sao trong tờ trình gửi Công an xã, cô lại khai là mình đã đánh cắp tượng Bồ tát vào đêm mưa rằm tháng Bảy, định đem đi xuống chợ bán thì dọc đường bị đánh rơi, chỗ nào thì lại không biết?

Thế là cô bị trục xuất khỏi Ni viện, nhà chùa cho cô mượn một cái am nhỏ thờ Phật cạnh suối Tiên, nơi cô thường xuống gánh nước mỗi chiều - để tạm cư, trong khi chờ xã tiếp tục điều tra làm rõ.

Cô ở am này đã hơn một năm nay, ban đầu cô lên chùa xin gạo rồi hái rau rừng đỡ đói mỗi ngày. Thời gian sau, không biết ai đó thi thoảng đã lẻn vào am để một túi gạo trắng và ít đậu hũ, củ quả, gia vị,… nên cô đỡ phải cất công lên chùa xin gạo và có nhiều thời gian hơn cho việc tu tập.

Một buổi chiều, lang thang trên núi, cô tình cờ phát hiện ra bãi đá phẳng lỳ này. Bãi đá này rất thích hợp cho những phi vụ trực thăng thời chiến, hãy còn sót lại hình cô gái khỏa thân vẻ nguệch ngoạc, đã ngả màu sơn, bên cạnh là hình khẩu súng máy với dòng chữ Y.I.H (You are in my heart) mờ nhạt.

Tuy mặt đá có vài vết nứt nhỏ đủ cho loài cúc dại sinh sôi, nhưng lại hứng trọn luồng gió mát từ biển Vũng Tàu thổi vào nên cũng rất thích hợp cho các hành giả thiền định. Cô thử bắt chân ngồi kiết già và tự nhiên cảm nhận một luồng điện mạnh mẽ từ trời đất chảy thẳng vào huyết mạch của mình.  Cô quỳ xuống, đảnh lễ tạ ơn Thổ thần và xin phép hằng đêm được ra đây tĩnh tọa tham thiền nhập định.

*

Thời gian trôi qua, một buổi khuya khi Diệu Ngọc đang tọa thiền hướng về sao Mai thì một vầng hào quang xuất hiện. Nàng mừng rỡ, cho là có Phật thị hiện chứng giám, nên đứng lên đảnh lễ Phật và cầu nguyện Ngài hộ trì. Vầng hào quang chợt biến mất và nhiều bóng đen dáng lính tráng xuất hiện với súng ống, vũ khí lỉnh kỉnh trên người. Họ nói toàn tiếng Mỹ. Có một thông ngôn người Việt dịch lại là yêu cầu cô phải rời khỏi tảng đá này ngay, vì đây là lãnh địa của họ, không ai được xâm phạm.

Rồi cô trở về am, nằm suốt ba ngày đêm, bất tỉnh trong cơn sốt li bì với hơi thở đứt quãng. Nhưng Thắng đã xuất hiện đúng lúc, hắn vo gạo nấu cháo trắng với đậu hũ và đút cho nàng từng muỗng cháo. Sau khi tỉnh dậy, Diệu Ngọc là con người khác hẳn rồi, như bị ai  nhập xác, nàng chỉ mặt Thắng cười ha hả:

- Mày là thằng nào mà dám đến phá am cô. Đi ngay nghen!

Rồi nàng tiện tay vớ lấy con dao bữa củi vung lên. Thắng chạy trối chết, về báo với Ni sư và Công an xã.

Kết luận tạm thời giám định y khoa của bác sĩ là Cô Diệu Ngọc bị “tâm thần hoang tưởng” do làm việc quá sức! Tuy nhiên theo Ni sư Trụ trì thì Diệu ngọc đã bị “tẩu hỏa nhập ma” do thiền định không có minh sư nên đã tu sai đường.

*

Nhờ chứng bệnh “tâm thần hoang tưởng” hay “tẩu hỏa nhập ma” mà Diệu Ngọc được an ổn. Từ đây mọi người không còn dèm pha hay để ý đến nàng nữa. Thắng cũng sợ nàng đến điếng hồn, chỉ thỉnh thoảng lên am tiếp tế lương thực cho nàng mà không dám có chút tình ý lẳng lơ như trước.

Cho đến một khuya nọ, trong khi đi tuần tra trong khu vực kiểm lâm thì Thắng bắt gặp nàng đang khỏa thân thiền định. Nàng ngồi trần trụi trong tư thế kiết già trên bãi đáp trực thăng và chìm đắm sâu vào cảnh giới của nàng. Thỉnh thoảng lại nhếch mép cười và nói những câu lảm nhảm với ai đó. Nàng thường xuyên kêu tên một người đàn ông, hắn là… Robert Taylor chi đó. Nàng kêu lớn tiếng: “Đại úy Robert, gọi trực thăng đến cứu tôi ngay S.O.S… Tụi VC đang bao vây!”.

Thắng đã tin hoàn toàn là nàng bị những vong linh chiến sĩ “mượn xác” rồi! Khi về làm lính kiểm lâm ở hạt này, Thắng đã nghe vô số những câu chuyện người ta bị các hương linh chiến sĩ mượn xác: Có khi người mượn là lính Mỹ, có khi là lính VC, có khi là lính Việt Nam Cộng hòa… Vì nơi đây từng là căn cứ địa của lực lượng kháng chiến Thành Đoàn, đối đầu với các đơn vị của liên đoàn 5 Biệt Động Quân, Biệt kích Mỹ… trong suốt những năm từ chiến dịch Mậu Thân (1968) đến trận chiến Mùa hè đỏ lửa (1972).

Rồi về sau, Thắng không thấy nàng khỏa thân thiền định nữa, mà chỉ mặc cái áo sơ mi trắng mỏng tanh, thấy rõ mồn một bộ ngực nõn nà. Nàng vẫn say mê thiền định mỗi sớm mai, luôn luôn ngồi hướng mắt về hướng sao Mai mới mọc và không quên đọc câu thần chú “Án ma ni bát di hồng” 7 lần trước khi nhập thiền. Có lần Thắng cáu gắt: “Tu hành gì kỳ, ma không ma, Phật không Phật”… Tức chết, cám treo heo nhịn! Thắng bỗng tự ghen tức với nàng sao Mai rực rỡ trên trời khuya. Hắn ước gì mình trở thành ngôi sao Mai nhỏ xíu nhưng sáng rực rỡ để được hành giả Diệu Ngọc hướng tầm mắt xanh về đó mà công phu, chiêm bái!

Mặc cho miệng đời, Diệu Ngọc vẫn an nhiên chìm sâu vào cõi riêng của nàng, có khi quên cả nắng lên, quên cả ăn uống. Thắng chỉ dám rón rén đến, đặt cạnh nàng ly nước lã trong suốt và nói nhẹ bên tai: “Nắng lên rồi, cô xả thiền về am nghỉ đi!”. Nhưng nàng nào có nghe. Nàng để mặc cho làn da trắng nỏn của mình phơi dưới cái nắng chói chang của núi rừng, có khi là trơ ra với những đợt mưa lạnh lùng từ trên cao đổ xuống.

Và nàng cứ ngồi như thế đã nhiều năm rồi. Bọn sinh viên Khoa Xã hội học nghe tiếng, lên núi tận mắt chứng kiến cảnh tượng ấy, bèn gọi nàng là Thánh Cô, ý muốn ví nàng với Nhậm Doanh Doanh trong Tiếu Ngạo Giang Hồ chăng? Còn các thầy tu trẻ từ các ngôi chùa quanh chân núi Dinh lên chứng kiến cảnh giới thiền định “bất khả tư nghì” của nàng thì gọi là nàng là Ma Nữ.

Rồi một hôm, khi Thắng từ dưới núi quảy gạo lên thăm Thánh Cô thì không thấy nàng tọa thiền trong am nữa. Chạy ra bãi đáp trực thăng thì thấy Thánh Cô đã chỉ còn là một cái xác khô gầy đét như con mắm. Cái xác ấy khô khan nhưng không thối rữa, không mục nát, nhưng hiện hữu với nụ cười rạng rỡ như đóa hoa hàm tiếu. Bất giác, Thắng quỳ xuống sụp lạy cái nhục thân ấy, vì hắn trông thấy rõ ràng một vầng hào quang thanh khiết tỏa ra từ nhục thân khô cứng kia.

Nghe tiếng động sau lưng, Thắng quay lại thì một anh Công an xã đứng sau lưng mình. Anh ấy nói:

- Tôi lên đây để báo tin cho cô Diệu Ngọc biết là Công an đã điều tra, tìm được người đánh cắp tượng Bồ tát Quan Âm cách đây nhiều năm. Người đó đang công quả trong thiền viện gần đây và đã có nhiều tiền án.

Thắng bồi hồi:

- Anh nói với cái xác của cô ấy đi. Giờ thì cô ấy đâu còn bận tâm đến chuyện thiện ác, tốt xấu nữa…   


                        

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 234)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 129)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 507)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 390)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 541)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 457)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 464)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7737)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,