NGUYỄN QUANG THIỀU - Mưa Ấm

19 Tháng Mười Một 202010:43 SA(Xem: 3397)
NGUYỄN QUANG THIỀU - Mưa Ấm
Khoảng tám giờ tối đò đi qua một thị trấn nhỏ. Ông lái đò cập vào bờ, nói: “Các anh, các chị nghỉ đây một chút. Tôi lên bờ có tí việc. Xuống ngay”. Ông cắm sào, buộc dây đò, rồi dò dẫn lên dốc bờ sông.

Sương phủ kín sông. Hai bên bờ lặng phắc, và trong sương đâu đó le lói ánh lửa. Chẳng bao giờ chúng tôi lại có một chuyến đi như thế này. Năm nay chúng tôi đi hội Chùa Hương sớm hơn những lần trước. Cả bọn thuê một chuyến đò từ ngã ba sông ở thị trấn Ba Thá và đến đoạn sông gần chùa Hương.

Buổi dời bến dưới chân cầu Ba Thá sau bữa chiều. Ba tiếng đồng hồ đi được bảy cây số đường sông. Càng đi trời càng tối, sương sông lên mỗi lúc một dày. Đôi bờ sông từ từ bị bóng tối và sương khoả lấp. Chúng tôi trò chuyện mỗi lúc một thưa. Cuối cùng ai nấy đều im lặng thả ý nghĩ vào sông nước, sương khói.

Ông lái đò đã trở lại, tay xách theo một vật gì đó.

- Ông mua được gì thế?

- À hà. Mua gì đâu, tôi lấy cái điếu đồng. Bỏ chữa trên thị trấn nửa tháng nay. Giờ mới có dịp qua.

Ông lái cởi dây đò. Con đò lại lặng lẽ rời bến.

- Điếu đồng là cái gì, bác lái ơi?

Một người lên tiếng hỏi, Chắc cậu ta từ nãy đến giờ vẫn băn khoăn về điều đó.

- À hà. Các anh chị ở thành phố chắc không quen cái này – Từ dưới đuôi đò ông lái nói – Nó là cái điếu bát hút thuốc lào làm bằng đồng, ngày xưa các cụ đùng đồ đồng nhiều lắm. Mâm đồng, nồi đồng, ấm đồng, chậu đồng, cơi đồng…. Bây giờ thì bói cũng chẳng thấy.

- Chỗ lúc nãy bác lên là thị trấn đấy à?

- Thị trấn đấy - Ông lái nói – Thị trấn Kinh Đà. Nhưng chúng tôi vùng này không gọi là thị trấn mà là phố Kinh Đà.

- Phố Kinh Đà có gì hay không ông lái?

- Ghê lắm. Ghê lắm!

Tiếng chèo khoả nước đều đều. Ông lái im lặng sau câu nói xuýt xoa ấy. Tôi nhìn ra xung quanh không biết đâu là nước đâu là sương, đâu là bờ đâu là sông nữa.

- “Ghê lắm” về cái gì hở, ông lái? – Một người sốt ruột hỏi

- Nhiều chuyện lắm, trộm cướp, đâm chém, đốt nhà, bố chồng con dâu. Nhưng ghê nhất vẫn là chuyện ông hàn nồi. Cái điếu đồng của tôi là ông ấy chữa đấy.

- Ông kể cho chúng cháu nghe xem nào.

- À hà. Cứ thong thả, tôi biết nhiều chuyện vặt lắm, Hết sông cũng chưa hết chuyện. Hút điếu thuốc xong, tôi kể nghe cho đỡ buồn.

Ông lái xoè diêm. Chiếc điếu đồng hắt sáng. Mùi thuốc thơm thơm tạt qua chúng tôi.

- Thằng Mỡ chèo chậm lại một chút - Ông lái bảo anh con trai – Có gió thuận đấy. Mai sẽ mưa đẹp lắm. Gió ấm thế này cơ mà.

Bọn chúng tôi lục đục chuẩn bị chỗ ngồi. Các cô bạn gái ngồi túm vào nhau, choàng chăn chiên kín cổ.

* *

“Không ai biết tên ông hàn nồi phố Kinh Đà. Mọi người gọi ông là Hàn. Có lẽ vì nghề của ông thế, gọi mãi thành tên thật. Bố ông là người vùng khác dạt đến Kinh Đà và lấy vợ sinh con. Ông cụ mất sớm. Trước khi chết ông cụ để lại cho đứa con trai độc nhất của mình một chiếc búa hàn, một cái kéo cắt đồng và một cái bồ nhỏ đựng toàn những miếng đồng vụn. Ông ở lại túp lều cũ, tiếp tục công việc của người bố. Năm đó, ông Hàn 14 tuổi.

Buổi sáng ông dậy sớm, và cứ thế gõ búa đến tối. Những lúc không có khách, ông ngồi lau từng miếng đồng vụ sáng đến nỗi người ta ngỡ đó là một miếng vàng. Trong bồ có bao nhiêu miếng đồng ông đều nhớ.

Năm 18 tuổi ông lấy vợ. Vợ ông là một người đàn bà đẹp ở cái phố chợ ấy. Nhưng chỉ sau vài tháng, người đàn bà đó bỏ ông và ra đi biết tăm. Cô ta lấy ông bởi nghĩ rằng ông có nhiều vàng thật. Nhiều đêm cô ta gạ hỏi ông về những miếng vàng lá, ông tủm tỉm không nói gì. Thế rồi một lần ông đi vắng, người đàn bà đã lục tung mọi xó xỉnh trong túp lều của ông để tìm vàng, nhưng chỉ thấy những miếng đồng vụn được lau chùi đều sáng bóng như gương mà thôi. Thất vọng, người đàn bà bỏ ông ra đi, sau một đêm khóc vì uất ức và nguyền rủa ông.

Ông không đi tìm người đàn bà đó. Ông ở lại túp lều của ông và tiếp tục gõ búa ngày ngày. Cho đến một buổi chiều, có một người đàn bà làm nghề chài lưới trên sông đến lều ông và mang theo một chiếc nồi đồng. Khi ông làm xong chiếc nồi cho người đàn bà xa lạ thì trời nổi giông. Mưa đổ. Phố chợ chìm trong mưa. Cóc nhái ra đầy đường. Con dốc chạy xuống sông mù trắng. Mưa miên man và không có dấu hiệu tạnh sớm. Người đàn bà nhìn túp lều của ông, nói:

- “Cho tôi ở lại, hết mưa tôi đi”

- “Ừ” ông trả lời.

Trời sập tối trong mưa. Ông bắc nồi cơm và hỏi:

“Ăn cơm nhé?”

“Vâng”

Đến khuya mưa vẫn không ngớt. Bão to hơn. Người đàn bà hỏi:

“Cho tôi ngủ nhờ một tối?”

“Ừ”

Ông Hàn đáp và dọn chỗ ngủ cho người đàn bà xa lạ. Nền túp lều bị dột sũng nước. Gần trưa hôm sau người đàn bà xách chiếc nồi đồng xuống bếp và ra đi.

Hơn hai năm sau, người đàn bà trở lại và mang theo một đứa bé. Đặt đứa bé chập chững xuống nền túp lều, người đàn bà nói:

“Con ông đấy”

Ông Hàn lặng lẽ nhìn đứa bé và “ừ” một tiếng. Người đàn bà ở lại với ông mươi ngày. Chị giúp ông sửa sang túp lều. Dân phố chợ xì xào suốt ngày về sự kiện đó. Ông Hàn vẫn im lặng và gõ búa. Rồi một buổi tối sau bữa cơm, người đàn bà nói với ông Hàn:

“Tôi phải đi, ở lâu trên bờ tôi không chịu được. Ông cố trông nom thằng bé cẩn thận. Tôi sẽ quay lại”

“Ừ”. Ông Hàn nói và chăm chắm nhìn đứa bé.

Đến khuya người đàn bà lặng lẽ xuống bến. Chị để lại cho ông và đứa bé một bọc cá khô lớn và đẩy thuyền ra đi.

Ông không biết người đàn bà đi đâu. Ông không biết đứa bé có phải con ông không. Nhưng ông yêu đứa bé và nó làm cho cuộc sống của ông như có điều gì đó vô cùng kỳ lạ. Đêm khuya, khi cả phố chợ đã chìm đắm vào giấc ngủ, ông lại nhớ đến đêm đầu tiên người đàn bà ở trong túp lều của ông. Đêm ấy chị cởi tấm áo mỏng và đến trước ông. Chị nhìn xuống đôi bầu vú đẹp đến kiêu hãnh của mình và hỏi ông: “Ông có vừa lòng không?”

Và cũng hơn hai năm sau, người đàn bà trở lại. Cả phố chợ xôn xao khi nhận ra chị từ dốc sông đi lên. Lưng chị cõng một đứa bé khác và tay xách một bọc cá khô lớn.

Người đàn bà đặt đứa bé trước ông. Ông Hàn nhìn đứa bé rất lâu rồi ngước nhìn người đàn bà thầm hỏi: “Đứa bé này là thế nào?”. Người đàn bà nói:

“Con ông đấy”

Giọng chị nhỏ, nhưng quả quyết và đầy kiêu hãnh.

Lần này người đàn bà ở lại với ông lâu hơn. Chị giúp ông dựng một ngôi nhà mới với số tiền bán cá chị giành dụm được. Dân phố chợ đồn đại biết bao nhiêu chuyện về chị, về những đứa con và những chuyến đi biền biệt của chị Sau gần một tháng ở lại phố chợ, người đàn bà để lại hai đứa bé cho ông Hàn và lại lên thuyền.

Như hạn định, hơn hai năm sau đó chị lại trở về. Và trên lưng chị lại một đứa bé khác, tay chị xách một bọc cá khô lớn.

“Con tôi chứ?”

Ông Hàn hỏi khi người đàn bà đỡ đứa bé từ trên lưng xuống.

“Con ông đấy”

Người đàn bà nói và bước đến góc nhà. Chị tháo chiếc bao tải đựng cá khô lần trước, mang ra cửa giũ tải. Chỉ còn lại một con cá khô nhỏ bị kiến ăn rỗng. Chị treo cá khô mới vào góc nhà.

Lần này, người đàn bà ở lại với ông Hàn và đứa nhỏ lâu hơn hai lần trước. Dân phố chợ lại ít ngủ hơn bởi những thì thầm của chị. Chị đi giữa chợ rạng rỡ và tươi tắn, nước da rám nắng và một bầu ngực căng tròn.

Rồi chị lại ra đi, những đứa bé con xuống bến sông tiễn mẹ. Ông Hàn vẫn lặng lẽ lau chùi những đồng vụn.

Hai năm trôi qua.
Năm năm trôi qua.
Mười năm trôi qua.

Và…

Người đàn bà không thấy trở lại. Mỗi khi có một chiếc thuyền lạ cập bến dân phố chợ lại xôn xao. Người ta không thấy ông Hàn nhắc đến người đàn bà bao giờ. Đôi khi họ rình xem buổi tối ông có xuống bến ngóng đợi không? Nhưng cuộc sống ông Hàn hình như vẫn như xưa. Ông vẫn hàng ngày gõ búa và lau chùi những miếng đồng vụn. Những đứa bé lớn lên thành những chàng trai đẹp đẽ và khoẻ mạnh, nhưng không đứa nào theo nghề ông. Chúng lần lượt rời ông đi kiếm sống và lập nghiệp ở thành phố.

Cho đến một buổi chiều khi ông đã già, một chiếc thuyền nhỏ cập bến. Dân phố không còn để ý đến những chiếc thuyền lạ nữa. Người đàn bà trở về. Tóc người đàn bà đã bạc, bầu ngực căng tròn xưa kia đã biến mất. Trên lưng người đàn bà không còn một đứa bé nào nữa. Thay vào đó một bao tải cá khô to gấp nhiều lần những bọc cá khô lần trước. Người đàn bà chậm chạp đi lên dốc bờ sông.

Ông Hàn ngước đôi mắt không còn tinh nhanh như xưa nhìn người đàn bà. Tay vẫn lau miếng đồng vụn, ông hỏi:

“Sao bà đi lâu thế?”

Người đàn bà đặt bao tải cá khô xuống và nói:

“Chúng nó bỏ ông đi hết rồi à?”

“Không phải bỏ, việc của chúng nó, sao bà biết?”

“Tôi biết, bởi thế tôi trở về đây với ông”

“Bà đừng đi nữa”

Ông Hàn, nói giọng ông nghẹn lại. Lần đầu tiên trong đời ông muốn người đàn bà ở lại với ông. Lần đầu tiên ông thấy cô đơn.

Đêm ấy, người đàn bà xuống sông, chất củi đốt con thuyền mà bà gắn bó gần hết cả cuộc đời mình”.

* *

Câu chuyện đã kể xong từ lâu. Tất cả chúng tôi im lặng. Chỉ còn tiếng nước chảy mơ hồ hai bên mạn đò. Sương đặc. Đò như trôi trong một thế giới hoang đường.

- Các anh, các chị ngủ đi. Mai thăm chùa, leo núi, mệt đấy.

- Tôi cảm thấy bức bối bởi câu chuyện – Một người trong bọn tôi lên tiếng.

- Tớ lại không – Người khác nói – Lòng tớ nhẹ bỗng như sương.

- Những đứa con đó có phải là con của ông Hàn không, hở bác lái?

- Có giời mới biết. Nhưng với ông Hàn thì chúng là con ông. Tất cả là ở đấy.

- Thế người đàn bà kia đi đâu và sinh nở như thế nào?

- Đấy là bí mật. Và bí mật đó làm cho cuộc sống buồn tẻ ở phố chợ này có ý nghĩa.

Sau những lời bàn luận, tất cả lại im lặng. Con đò như trôi trong không trung. Càng về khuya gió ấm về càng đầy.

- Nếu các anh, các chị chưa buồn ngủ - Ông lái nói – Tôi kể cho nghe một câu chuyện khác.

- Ông kể đi, kể đi – Chúng tôi nhao nhao.

- Chúng ta đang ở địa phận sông làng Áng Thượng, một vùng trồng vải, nhưng không phải vải thiều. Ở đó có một cô gái mù từ nhỏ. Những đêm trăng hạ cô thường ra sông tắm…

Trời đã bắt đầu có mưa bụi. Hơi mưa ấm lạ lùng. Từ hai bên bờ sông mờ hồ nghe tiếng mầm cây rầm rì thức dậy. Nhưng mà nghe gần lắm, hình như là ở ngay hai bên mạn đò gỗ.

12.1995
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1095)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1220)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 973)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1171)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1196)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 876)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 924)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1467)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
14 Tháng Chín 20239:20 SA(Xem: 1103)
Ông kéo tay bà chỉ đàn chim đang khuất dần trong mây “Bà nhìn thấy không... Nhàn trắng lại bay về...”.l
09 Tháng Chín 202310:34 SA(Xem: 1127)
Có người nhìn thấy cô ta leo qua thành cầu, bước theo tay vịn đi lần ra xa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16810)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8120)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 448)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1018)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13897)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17961)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,