NGUYỄN ĐÌNH TỪ LAM - Một Thuở Đến Trường

24 Tháng Mười Hai 202012:03 CH(Xem: 4312)
NGUYỄN ĐÌNH TỪ LAM - Một Thuở Đến Trường

              

 

 Thuở ấy, lúc Kha lên tám tuổi, đã quá tuổi đến trường, mới khai tâm đi học; vì một phần nó là đứa trẻ lười biếng và nhút nhác, chỉ thích quanh quẩn ở nhà hoặc theo cha xuống sông vô suối lên rừng lên rẫy rong chơi lêu lỗng;  phần nữa quê Kha ở trong vùng Việt Minh kháng chiến đánh Pháp, các cơ quan chính quyền Việt Minh thay phiên nhau đóng và làm việc ở nhà dân. Máy bay Pháp thường từ thành phố Hàn (1) bay lên thả bom, đốt phá nhà, làng mạc nên việc mở trường tụ tập hc sinh rất hạn chế, cả xã chỉ có một trường học và một thầy giáo dạy kiêm cả ba lớp: Lớp vỡ lòng, lớp một và lớp hai; trường nầy lại xa nhà Kha.

 

Năm ấy có anh hai Nguyễn Sương (2), một thanh niên rất trẻ, người thôn Hửu Lâm xuống thôn Kha mở thêm lớp dạy học trò vỡ lòng và lớp một tại nhà cô dượng Trợ Thơm, gần bên nhà Kha. Nên cha mẹ ép Kha đi học, nhưng nó không chịu. Thế là một sáng sớm, mẹ  một tay nắm tay Kha tay kia cầm roi bắt đi học buổi đầu tiên. Mẹ vừa dắt vừa kéo Kha, nó cứ trù trì, thỉnh thoảng trụ chân đứng lại làm mẹ giận, bà nạt ln:

        

- Tại sao không chịu đi học với chúng bạn, ưng mù chữ phải không, chng biết xấu hổ hay sao?

 

Vừa nói mẹ vừa giơ cao ngọn roi. Sợ mẹ quất đau quắn đít nên Kha đành một nước đi theo mẹ.

 

Anh hai Sương năm đó tuổi trạc mười bảy mười tám người nhnhắn, mắt to, nước da trắng, mái tóc hơi quăn.

 

Khi sp vào đến cửa lớp, mẹ bảo nó đứng ngoài hè chờ, để mẹ vào xin  nhập học…, Kha nghe anh Hai nói với mẹ:

        

- Chị cho nó vào lp ngồi, để tập làm quen với chúng bạn, được vài ba hôm, em sẽ bày vẽ cho nó học.”

 

Mấy buối học đầu Kha chẳng có viết vở gì cả, ngồi chơi không, ngi cmong sao mau đến trưa để chạy về nhà.  Thỉnh thoảng nó ngó quanh, thấy có những đứa cũng ngồi không, chúng lại vui vẻ nói năng cười đùa bình thường lắm, thế nên Kha bớt lo s, lâu lâu đưa mắt len lén nhìn anh Hai dạy số học trò cũ tập viết, tập đồ nét chữ mẫu anh Hai phóng hoặc ráng gân cổ tập đánh vần mặt chữ theo giọng đọc của anh. 

 

Tụi nhỏ học trò thuở ấy chẳng biết kỷ luật lp hc là gì, chng biết giữ trật tự ra sao; đứa nào không bận tập viết, học đánh vần… thì nói chuyện ỏm tỏi, giương tay múa chân đánh đá, cú đầu lẫn nhau túi bụi… Mắc tiểu thì tự động đứng dậy ra sau hè đái, thấy vậy anh Hai nhc nhở:

 

- Nhớ, đái xong vào lại học nghe em.

 

Thế mà có đứa giả đò đi đái, bỏ học trốn về ở nhà luôn.

 

Thấy anh Hai dễ dãi nên bọn học trò mới ri như Kha bớt lo sợ đi nhiều, thêm phần anh nói năng nhnhẹ nên thấy hơi mến mến anh.

 

Có một hôm đang buổi học, nhìn ra sân thấy chú Em con ông Danh, nhà gần đó, đứng dạng hai chân, một tay chống nạnh, chum ming huýt sáo một hơi dài. Bỗng đâu có hai con nhồng mỏ mồng tách đỏ tiết, đôi chân vàng nghệ, bộ lông đen tuyền, bay tới sà xuống đậu trên vai chú rồi cất tiếng hót líu lo, mt lúc sau, cả hai gục gặc đầu bắt chước nói tiếng người. Bọn học trò thích quá, đồng loạt đứng dậy chạy nhào ra sân xem cp nhồng của chú Em nuôi. Thấy vậy anh Hai thong thả theo sau bọn chúng, ra sân, đứng đấy một đổi, anh nói:

 

- Các em xem rồi vào lại lớp hc, nghe.

 

Dặn dò xong, anh quay trở vào, ngồi chờ.

 

Một lần khác, cũng đang ngồi học, nghe trước đường vng vào nhiều tiếng chân bước rầm rập và tiếng một người hô vang, rộn ràng:

 

“Ọt ây… Ọt ây... Ọt ây…

 

Nhìn ra thấy chú hai Nhẫn, xã đội trưởng đang tập cho một toán dân quân mang súng gỗ đi đều bước thẳng hàng. Việc nầy lạ lẫm chưa thấy bao giờ, bọn Kha liền bỏ lớp đua nhau ùa ra xem. Cũng như mấy lần trưóc, anh Hai vẫn chiều, để cho học trò mình làm theo ý thích trẻ con.

 

Lại thường thường, gần cui những buổi học anh Hai tập cho học trò anh hát những bài đồng ca dành cho nhi đồng. Thỉnh thoảng anh lấy ra một gói kẹo ú, phát mỗi đứa một cây và cho ăn ngay trong lớp trước khi bãi học…

 

Dần dà lũ học trò nhỏ mến anh rồi đến thương anh Hai chẳng mấy hồi và thích gần gũi anh. Từ đó anh Hai nói điều gì dặn dò việc chi, chúng cũng đều nghe li răm rắp, cố gắng học hành chăm chỉ theo sự dạy dỗ của anh, chẳng có đứa nào khi không tự động nghỉ học, trừ khi đau bnh nặng mới chịu ở nhà.

 

Học với anh Hai nhà cô dượng Trợ Thơm chỉ được hơn ba tháng, lp học phải dời lên nhà bà cố Lâu ở chân núi Động Sinh hòng tránh máy bay Pháp, lúc nầy thường xuyên từ phố Hàn bay lên oanh tc nhiều hơn trước. Thời gian nầy Kha bắt đầu học đánh vần mặt chữ và tập viết theo nét chữ anh Hai viết mẫu ở đầu mỗi dòng kẻ trên tấm lá chuối thui; hoặc vừa nhìn mẫu chữ anh Hai phóng trên bảng đen, tay nó cầm một thỏi khoai sắn phơi khô làm phấn tập viết trên cái bảng con đặt trên bàn học trước mặt…                                              

 

Năm Kha mười hai tuổi, học lên được lớp ba trường tiểu học, cũng do anh Hai Nguyễn Sương dạy. Độ hơn một tháng sau ngày khai giảng, anh Hai nhận thêm một đứa học trò mới tên Thư, con gái út ông bà Nghè Duyên, vừa mới tản cư từ “vùng bị chiếm” phố Hàn lên, ở tại quê Kha. Gia đình họ ở cách không xa nhà Kha.

 

Không biết vì đâu mà cha mẹ Kha và ông bà Nghè thân thiết nhau, hay gặp gỡ trò chuyện. Trái lại bọn trẻ học cùng lớp xúm nhau ghét con Thư ghê lắm, chỉ vì cái tội, Thư là dân tản cư. Thế nên khi đến trường, lúc tan học, Thư thui thủi đi một mình. Mỗi lần đến giờ ra chơi, nó thường ngồi trong một góc lớp học, đầu cúi gằm, đôi khi nó ngước lên đưa mắt nhìn xa xăm đâu đâu, nét mặt buồn thiu; họa hoằn lắm nó mới ra sân đứng một mình; bọn bạn chỉ chờ có thế là chúng vây lại dồn con nhỏ vào giữa để tha hồ chọc ghẹo mắng nhiếc, nào là:

 

- Này nhỏ Thư mắm chợ cút mau về Hàn cho khuất mắt.

 

- Ê! Con tản cư, đồ mắm thúi dễ ghét.

 .
 

Nhất là tụi con gái, đua nhau xỉ vả, thi nhau ngắt véo con nhỏ. Có đứa còn nắm đầu tóc “bum-bê” con Thư giật ngửa ra phía sau, làm Thư phải ngồi quỵ xuống gần té ngửa, phải chống đở hai tay xuống đất cố trụ lại, ngồi chịu đựng, hai hàng nước mắt nó chảy ròng xuống má.

 

Thằng Kha vốn trước đây cũng hùa theo bọn bạn, chẳng ưa gì con nhỏ Thư.  Nhưng những lần đứng nhìn các bạn độc địa ăn hiếp con Thư quá đáng, Kha đâm ra thương hại Thư; nên mỗi lúc đi học, khi bãi trường về nhà, Kha để cho con Thư lẽo đẽo theo nó cùng đi, không còn xua đuổi Thư như trước nữa.

 

Có những ngày nghỉ học, Thư thường chạy qua nhà Kha chơi. Mỗi khi  thấy mẹ Kha bận rộn lo cơm nước, con Thư thường giúp bà một tay như lặt mớ rau, rửa rổ khoai, nhen nhóm bếp lửa…  Những khi bà trò chuyện hay hỏi han nó, con nhỏ  đáp lại bằng lời thưa tiếng gởi, cử chỉ nhún nhường lễ phép như đứa lớn con nhà nề nếp lễ giáo. Bà luôn khen ngợi Thư và thường nhắc nhở Kha:

 

- Con gái út ông bà Nghè Duyên, còn nhỏ nít nhưng đẹp nết đẹp người, mẹ không thấy trẻ con làng mình có đứa nào sánh kịp. Con nên kết bạn thân thiết với nó, đừng có hùa theo lũ trẻ mất nết ghét ghẻ cháu Thư mà mang tội với trời đất.

 

Ngày ngày, đi học, Kha thường gần gũi con Thư; ở lớp học hai đứa ngồi chung một bàn. Thêm phần cha mẹ và chị em của Kha thương mến con Thư lắm, coi nó như người nhà.  Dần dà, hai đứa trở thành đôi bạn thân lúc nào không hay.

 

 ***

 

 

 Giữa năm học lớp ba, nhận thấy thằng Kha học tấn tới, cha mẹ  mừng quá. Mẹ nó bèn lấy ra món tiền bà dành dụm được, sai chị Hai nó xuống chợ huyện, ghé vô tiệm tạp hóa chú thiếm hai Hường Kiết mua cho Kha một xấp giấy tự túc và một ngòi bút lá tre. Cha nó đem bột khoai sắn khuấy thành h, lấy giấy lộn (3) bồi dán làm bìa, ông đóng được cho nó quyn vở giấy tự túc có bìa cứng bằng giấy lộn rất đẹp. Còn mực để viết nó hái trái mua chín lột bỏ vỏ ngoài đem giã nhỏ vắt lấy nước thay mực tím. 

 

Thế là từ đây đi học Kha có vở, viết lá tre; nó khỏi phi dùng que tre mc nhọn gạch viết lên tấm lá chuối thui lồi lõm sột soạt. 

 

Hôm đó, khi buổi học bắt đầu, anh Hai gọi tên từng đứa lên dò bài học thuộc lòng ở nhà, rồi đến môn tập viết. Thằng  Kha mừng quá, lần đầu tiên nó viết tập bằng cây bút có ngòi viết lá tre trên giấy tự túc. Nó cố gắng nắn nót từng con chữ đều nét tròn trịa; viết xong, miệng cười cười mặt vênh vênh đem vở lên để mở trên bàn anh Hai, đứng chờ anh chấm điểm. Thấy vậy anh Hai nói:

 

Em về lại chỗ ngồi để cả lớp viết xong, anh Hai chấm một lần rồi đem xuống phát cho.

 

Gira chơi hôm đó, nó không chơi đùa với các bạn như mọi khi mà ra phía sau nhà bà Cố Lâu, đứng nhìn trời mây mà chẳng thấy chi, chỉ trông đến giờ vào lp để xem điểm viết tập trên giấy tự túc của mình. Ngay lúc ấy, nghe trước sân bao tiếng của đám con gái con trai đang gọi tên con Thư mà trêu chc inh i như tiếng chim bù chao lùm kêu réo, nào là:

 

- Này, con mm ch, mi về lại chợ đi, đừng ở đây nữa.

 

- Này, mi là con ở vùng bị chiếm xấu xa.

 

- Đuổi nó về chợ đi bọn bây ơi!

...
 

Nghe vậy, thằng Kha chạy ra trước sân, thấy con Thư bị bọn bạn vây quanh, chúng đang ra sức xỉ vả; con Thư đứng giữa chỉ biết xoay trở để khỏi bị mấy đứa con gái đưa ngón tay xỉ trúng mặt. Khi thấy thằng Kha từ phía sau hè ra, con Thư liền chạy đến đứng bên nó, bọn chúng chạy xúm lại. Kha nói, Thư, mi đừng sợ, hãy đi theo tau. Hai đứa vào lp đứng gần bàn anh Hai đang ngi chăm chú chấm bài, nên bọn bạn không dám vào trêu chọc nữa, thế là con Thư thoát được nạn hôm đó. 

 

Hết giờ chơi, tất cả vào lại lớp, anh Hai một tay bợ một xấp lá chuối dày cộm xen vào ít quyn vở, đến đầu mỗi bàn phát bài tập viết vừa chấm xong.  Thằng Kha chờ mãi vẫn chưa đến phiên mình. Nó nhớ rành rành mình np bài ở gần giữa lớp, sao giờ nầy anh phát gần hết mà chưa đến phiên mình… Chờ lâu mãi ri cũng đến, sau chót. Thằng Kha dỡ vở ra xem, thấy anh Hai cho mình điểm 2. Nó hai tay khoanh trên bàn, gục đầu xuống… Bỗng nghe mấy tiếng thước anh Hai gõ gõ trên bảng đen, nhc nhở học trò giữ trật tự, chú ý để anh dạy bài tập đọc. Nó ngước đầu dậy, nhìn các bạn, đứa nào cũng vui vẻ như mọi khi.

 

Hết buổi học hôm ấy, trên đường vnhà, vài lần thằng Kha đứng lại, dỡ vở ra xem bài viết tập vừa rồi, thấy chữ mình viết quá đẹp, đẹp hơn viết trên lá chuối nhiều lắm. Tức cho mình quá, nó gim chân xuống đất liên tiếp, miệng thì thầm, “đúng rồi, tại con mt nhướng của mình, giờ lại bị thêm bệnh thong manh nên mới nhìn gà hóa cuốc vậy thôi."

Nói là nói thế, thằng Kha vẫn chưa vừa ý, nên mới bước vô nhà, nó lại bàn quả đường ở nhà ngang, lc lọi lấy một bài tập viết trên lá chuối, được 5 điểm là điểm cao nhất và bài nó được điểm thấp, 2 điểm viết trên giấy tự túc bằng ngòi bút lá tre, đem đến hỏi cha:

 

- Nhờ cha xem giùm con, hai bài viết tập bài nào con viết đẹp hơn?

 

Cha thằng Kha nhìn vào một đổi mới thốt lên:

 

- Sao thế nầy!!!

 

Sửng im mt lúc, ông thầm nghĩ, thật ra con mình viết tập bằng cây viết ngòi lá tre trên giấy tự túc có nét chữ rất đẹp, đáng được chấm điểm 5 cao nhất, nhưng anh Hai lại cho điểm thật thấp, vì học trò nào dùng vở viết thay cho lá chuối que tre là không biết tiết kiệm, không thắt lưng buộc bụng… Nghĩ là nghĩ vậy, nhưng ông không dám nói ra sự thật, sợ thằng con chán nản thối chí bỏ học thì khốn, nên ông đành nói trại ra để an ủi thằng Kha:

 

- À, à… cha biết rồi, anh Hai cho điểm đúng mức đó con

 

Ông chưa vội nói hết câu, nó hỏi liền:

 

- Đúng là răng đúng, hả cha?

 

Ông chậm rãi ging:

 

- Thì Theo ý cha, chcon viết trên vở đẹp hơn trên lá chuối, đẹp hơn thế chưa đủ để được điểm cao nhất; vì trên vở giấy bằng phẳng, được kẻ dòng ngay ngắn lại được viết bằng ngòi bút lá tre sắc nét, viết rất dễ đẹp hơn nhiu so với viết bằng que tre trên mặt lá chuối thô ráp. Thế nên con phi cố gắng thêm nữa, viết thật đẹp bi phần hơn bài viết tập vừa rồi, cha nghĩ rằng anh Hai scho con điểm cao nht. Anh Hai cho điểm như thế là công bằng đấy con ạ.

 

Vậy là nhcha mà thằng Kha trở nên vui vẻ, thỏa lòng chẳng hề thắc mắc chi na.

 

Nhưng sau đó, những lần gắng hết sức tập viết trên giấy tự túc sao cho chữ đẹp hết cở. Vậy mà anh Hai chấm vẫn cho nó điểm thấp, 2 điểm hay 3 điểm là cùng. Thằng Kha chán và rầu lắm ccho mình học càng ngày càng dở.

 

Trong lớp, điểm viết tập của thằng Kha và con Thư luôn thay phiên đứng chót. Một lần nó rủ  con Thư:

 

- Thư này, hay là tau với mi thử lia phứt vở mình đi, trở lại viết tập trên lá chuối để được điểm cao thì có hơn không?

 

Con Thư nói:

 

Tui chỉ có một quyn vở giấy mỹ trắng tinh dấu từ Hàn đem lên đây, chừ bỏ tiếc lắm

 

- Ừ, thế. Hai đứa chịu đứng chót môn tập viết nhé

 

Thằng Kha nói vậy, con Thư chịu:

 

- Ừ, thế. 

 

Bù lại, trong lớp, hai đứa thường học khá các môn khác, nên cui năm học, cả hai vẫn được lên lớp.

 

Sau đó, tụi nhỏ học trò có thêm vài kỷ niệm sau cùng vi anh Hai như vầy:

 

Tết Trung Thu năm ấy

 

Năm thằng Kha học lớp bốn cũng do anh Hai Sương dạy. Trước tết Trung Thu khoảng nữa tháng, bạn bè lo chuẩn bị cho ngày lễ nhi đồng nầy: Nào là làm đèn bánh ú, đèn ngôi sao… Học trò cả lớp xúm lại, dưới sự hướng dn ca anh Hai, cùng nhau vót tre làm sườn, cắt giấy… dán một chiếc đèn kéo quân thật to và rất đẹp; nhất là mỗi đứa phải có một bó đuốc bằng cây sặt phơi thật khô…

 

Đúng ngày trung thu, học trò được nghỉ học, tụ họp để vui chơi; ban ngày, hát đồng ca, nhảy gậy, tập tò múa xôn-đố-mì, thi đua nhảy bao tời, nhảy cóc, nhảy dây, đánh đáo, đánh kít…

 

Trong khi học trò anh Hai sinh hoạt tết nhi đồng thì mấy chị phụ nữ thôn cùng nhau làm bánh trung thu: Người thì lo ct lá chuối sứ; mấy người dùng vòi mây có nhiều gai nhọn để cà củ khoai sắn tơi nhra, trộn thêm ít muối vào, xong lấy lá chuối gói bột sắn cà thành những cái bánh ú, bánh ít rồi đem nấu chín.

 

Đêm đến, sau khi học trò cả lớp sắp hàng đi rước đuốc rước đèn, hô khẩu hiệu… khắp các con đường trong thôn, mới tập hp về trụ sở nhn quà trung thu.  Trên bàn dài cht nhiều bánh tết do mấy chị phụ nữ gói, còn có một số bánh ú nữa ca anh Hai đem đến chung vào để làm quà tết nhi đồng.

 

Trong sân trụ sở đuốc cháy sáng trưng.  Học trò sắp hàng chờ nhận bánh

Anh Hai đến phát tận tay mỗi đứa được một cái bánh ú, một cái bánh ít của đoàn thể phụ nữ và một bánh ú của anh Hai. Đặc biệt bánh anh Hai gói bằng gạo nếp có chút nhưng đậu đen. Bọn Kha lột ăn bánh anh Hai ngon quá chừng nên ăn chm chậm không dám nuốt vội sợ mau hết cht ngon.

 

Khi cả lớp đang nhâm nhi cái bánh gạo nếp thì cô Vân phụ trách hi phụ nữ đến, thấy học trò ăn bánh nếp, cô nói, tất cả hãy ngừng ăn và gọi anh Hai ra trước đám học trò anh để phê bình: Nào là phung phí của nhân dân, không tiết kiệm tài sản chung, không thắt lưng buộc bụng… Anh Hai không nói một li nào. Đứng im một đổi, nước mắt anh chảy dòng trên má, miệng anh mím chặt, đầu cuối xuống. Thấy vậy học trò anh cùng nổi lên khóc. Cô Vân gắt ging:

 

Im đi. Lỡ ăn bánh ri, giờ thì cho ăn hết đi.

 

Mặc du nghe vậy, bọn học trò không cách nào nuốt trôi chiếc bánh của anh Hai.

Một lần nữa cô Vân hỏi gn anh:

 

- Anh Nguyễn Sương nghĩ sao về việc làm của mình, phát biểu lên nào?

 

Anh Hai rút khăn tay lau vội nước mắt rồi nói:

 

- Tôi nhn lỗi và xin khắc phục, từ nay trở đi không tái phạm nữa. 

 

Sau chuyện nầy không lâu, anh Hai bị trên đổi đi dạy một lp học khác, không biết ở đâu.  Buổi học cuối cùng trước khi thầy trò chia tay, cả lớp chẳng học hành gì được, chỉ ngồi khóc suốt, làm anh Hai cũng khóc theo. Cuối buổi học, đứa nào đứa nấy không chịu ra về, đồng lòng ở lại. Anh Hai chờ mãi bọn chúng không rời lớp, phần thì ngoài trời đã chạng vng, anh đành đứng lên đi ra khỏi cửa. Cả lớp ùa theo vừa khóc vừa chen nhau nắm vạt áo anh Hai giữ chắc; anh phi quay lại đứng khuyên răn mãi, bọn chúng mới để anh Hai ra về…

 

Đấy là một buổi thầy trò chia tay, thằng Kha nhớ mãi, nhớ đời. 

Và cuộc đời làm giáo viên như anh Hai phần nào chìm nổi là thế.

 

Gần cui năm 1954, phần đông quân cán chính thuộc chính quyền Vit Minh tp kết ra miền Bc, chính quyền Quc Gia tiếp thu miền Nam. Anh Hai sng dưới chế độ mới vẫn tiếp tục đi dạy học thêm mấy năm nữa; rồi bỏ nhà, bỏ trường ra tận Cây Cốc thuộc xã Phước Tiên theo chính quyền Cộng Sản tức chính quyền Vit Minh cũ; một thời gian sau li trở về quê nhà thì đã là người luống tuổi. Từ đó anh chuyên nghề cắt thuốc Bắc chữa bệnh cho bà con trong xã trong huyện mãi đến khi anh qua đời.

 

Trải qua mấy chục năm, đất nước và con người Vit Nam chìm nổi qua bao nhiêu dâu biển, trăn trở qua mấy chế độ; Kha mới có dịp trở về quê nhà, có ghé thăm gia đình anh Hai, thì anh đã chết, gặp chị Điệp vợ sau anh cũng là bạn học của Kha thời tiểu học Phước M, chị có nói với Kha: "Nhà tôi thất lộc (4) đến nay đã hơn mười năm rồi…”

 

Riêng Kha với Thư, hai đứa còn có thêm những kỷ niệm và đôi lần gặp lại, rồi chia biệt mãi mãi.

 

 

Nguyễn Đình Từ Lam

 

 

(1) Phố Hàn: Tên của thành phố Đà Nẵng ngày nay.

 

(2) Anh Hai Nguyễn Sương: Thời V.M.ở quê Kha, học trò và phụ huynh gọi thầy giáo hay cô giáo bằng anh hay chị.

 

(3) Giấy lộn: Loại giấy rất mỏng màu vàng sẩm; người xưa thường dùng giấy nầy để viết khế ước, trích lục ruộng đất…

 

(4) Thất lộc: Trước đây ở quê Kha, người ta thường dùng từ “thất lộc” để chỉ người chết, người qua đời.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 232)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 128)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 498)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 388)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 539)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 455)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 463)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16699)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11968)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18743)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8938)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8005)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 754)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22280)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13821)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19046)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7734)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8632)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8340)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10884)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30527)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20705)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25298)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21554)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19609)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17919)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19108)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15985)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24311)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31731)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,