ĐỖ NGHÊ - Cuối Cùng của Võ Phiến là sự Mộc Mạc.

30 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 17542)
ĐỖ NGHÊ - Cuối Cùng của Võ Phiến là sự Mộc Mạc.

Một cốt cách ở đời (*)

(Vài cảm nghĩ khi đọc Cuối Cùng của Võ Phiến, NXB Thế kỷ 21, 2009)

 

Suốt một đời người đeo đẳng văn chương chữ nghĩa, chẽ sợi tóc làm tư, lặn lội vào những nẻo u uẩn ngóc ngách của lòng người, bỗng dưng cuối cùng hiện ra trước mắt một vầng sáng: Mộc Mạc.

Phải, Mộc Mạc. Đó là tựa của một bài Thơ đặt ở trang cuối cùng của cuốn Cuối Cùng, như một khép lại: Những hẹn hò từ nay khép lại. Thân nhẹ nhàng như mây… Chút nắng vàng giờ đây cũng vội… (TCS). Với tôi, Cuối Cùng là bài thơ, một bài thơ Thiền. Nhiều người tưởng Võ Phiến là một nhà văn, hóa ra ông là một nhà thơ. Đọc kỹ đi rồi thấy. Có người mắt tinh đời sớm nhận ra điều đó: “Võ Phiến là thi sĩ. Mà là thi sĩ của trần gian nữa. Dù có khi anh viết bằng văn xuôi”. (Đặng Tiến).

Cuối Cùng của Võ Phiến là một tập sách trang nhã. Bìa cứng cổ điển. Nhưng bìa bọc ngoài lại là một mầu trời xanh và mây trắng với những cái bóng của Võ Phiến. Không phải hình, mà bóng. Một cái lõi, xưa cũ, cứng cáp bên trong; một cái vỏ, bay bỗng, tuyệt mù.. bên ngoài.

Trang cuối không đánh số trang của Cuối Cùng như đã nói là một bài thơ. Mộc Mạc là tên bài thơ đó. Một sự trở về. Về với mộc mạc, với chân phác. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt (TCS). Chắc vậy rồi. Với Võ Phiến, chốn về đó là xóm là làng, có con trâu, con chó, con gà, đàn cò, lũ sẻ, bà con cô bác...

Xưa từng có xóm có làng

Bà con cô bác họ hàng gần xa

Con trâu, con chó, con gà

Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri.

(Mộc Mạc)

“Đều là cô tri”. Họ thân thiết nhau quá, gần gũi nhau quá mà! Đi sao nỡ. Xa sao đành. Chẳng qua gặp thời thế thế thời thôi. Một người như Võ Phiến hẳn “chân bước đi mặt còn ngoảnh lại, từ cái mái nhà cái thềm nhà cho đến bụi cây khóm cỏ...:” (Quốc văn giáo khoa thư). Rứt sao ra.

Rồi Võ Phiến viết tiếp sau khi ngậm ngùi nhớ những “cố tri” đó của mình:

Múa may mãi chẳng ra gì

Mỗi lâu thêm một cách ly rã rời.

( Mộc Mạc)

Ra gì là ra gì? “Múa may” coi cũng được quá đó chứ! Mọi người đều nhìn nhận Võ Phiến, dù không nói ra mà ai cũng phải gật gù. Đông Hồ khen “nhất” miền Nam. Nguyễn Hiến Lê khen tùy bút sâu sắc, tự nhiên, dí dõm, đa dạng...Đặng Tiến bảo tác giả hàng đầu, Nguyễn Hưng Quốc kêu nhà văn của thế kỷ... Vậy mà múa may mãi chẳng ra gì sao? Tới bây giờ, nhớ Đêm xuân trăng sáng hay Thác đổ sau nhà của ông đọc từ hồi còn trẻ, tôi vẫn còn như nghe nhột nhột ở đùi trong…

Tuyệt vời nhất ở hai chữ: mỗi lâu. Vừa mộc mạc vừa sâu thẳm. Sao lại “mỗi lâu”? Ấy là bởi ông đã đợi chờ, đã nghe ngóng, đã mong mỏi nó “rụp rụp” cho rồi, ai dè nó cứ dùng dằng dủng dẳng, bực cả mình. Rụp rụp như cái dao phay chặt thịt mà ông từng thấy ở một người đàn ông mặc áo thun, bán hủ tíu, quơ dao múa may mấy cái rồi rụp rụp ngon lành. Đầu này nó cứ đủng đỉnh, cứ lằng nhằng. Nó càng đủng đỉnh, càng lằng nhằng ông càng

bẽn lẽn vì đã có đôi lần ông làm thơ “giã biệt” gởi cho “những người ở lại’ rồi, thế mà, chính ông lại ở lại. “Quê” quá chứ phải không? Nhưng mỗi lâu rồi thì sao? Thì, khổ thay, cứ mỗi lâu nó lại thêm một cách ly, rã rời! Cách ly? Rã rời? Ông thấy hình như mọi người đâu đó đã sẵn sàng cả rồi, hồi hộp chờ đợi cả rồi, vậy mà chuyện lại không tới. Tẻn tò, tản ra, xa dần, quên lãng... ? Tự ông, ông cảm thấy “ngượng ngập vu vơ”. Ngượng ngập. Vu vơ. Văn viết không ra, chỉ có thơ mới “nói lên” được: mỗi lâu thêm một cách ly rã rời...

Thân tàn đất lạ chơi vơi

Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen.

( Mộc Mạc)

Người ta thì gần đất xa trời, ông thì gần trời xa đất. Đất lạ, trời quen. Với người xa xứ “lạc loài đến đây” như ông thì cách ly với con trâu, con chó, con gà, đàn cò, lủ sẻ đã đành là khổ, mà cách ly với những thân tình càng khổ hơn: “Gần đây nhiều lần nghe những trao đổi tưng bừng về các hướng thơ văn cũ mới, bị không khí sôi nổi lôi cuốn mạnh, tôi xun xoe nhấp nhỏm. Bỗng chợt buồn, tặc lưỡi: Mình còn được bao nhiêu ngày tháng? Những chuyện ... như thế... trên đời... ối dào! ( Người ơi người ở dài dài, tr45)”. Mãn Giác thiền sư chẳng đã từng than “Sự trục nhãn tiền quá/ Lão đầu tùng thượng lai...” đó sao? Còn “rã rời”. Làm sao mà không rã rời cơ chứ? Có cái gì gắn với cái gì đâu. Toàn tạm bợ, lắp ráp cả đó chứ. Ngũ uẩn giai không mà! Bài thơ “Cũng Hợp” –lại Thơ- mở đầu cho cuốn Cuối Cùng, ông chẳng bảo “lắp ráp” xài chơi, lâu ngày chầy tháng thấy “cũng hợp”, cũng OK. Rồi đến một lúc nghĩ hay là ta... ở lại trần gian luôn chừng nghìn năm nữa cũng được. Để rồi giật mình: đã lắp ráp thì hẳn có lúc phải rời ra. Một câu hỏi đặt ra: Lắp ráp để chi? Để “trưa nào cũng bay” ( tr 139) chớ chi. Hoàn thành nhiệm vụ rồi thì rã. Rã rồi lại ráp không chừng. “Cả năm uẩn chúng quấy ta là thế” (Cũng Hợp). Võ Phiến hiện nguyên hình thành một... thiền sư!

Dặn lòng lòng vẫn nao nao

Ta đi mây ở, trưa nào cũng bay

Nhưng thiền sư mà có cái chuyện dặn lòng này mới lạ! Dù sao thì cũng chỉ nao nao thôi. Nao nao khác với bừng bừng. Đó là khi ông nhìn những phút “ân tình” của chim câu: “...cái đuôi con chim mái, vẹt qua một phía... “. Xong. Rồi bay. Trưa nào cũng bay. Ông thấy “nao nao”. Nao nao quá chớ. Nó đến nó đi hờ hững thản nhiên. Sao trời nỡ đọa đày nhau đến thế? (Cũng Hợp, tr 17).

* *

*

“Cái còn lại của một cốt cách : ít ỏi quá, mong manh quá”. (Hình bóng cũ, tr 32).

Không đâu. Cái cốt cách ở đời của Võ Phiến theo tôi không ít ỏi quá, cũng chẳng mong manh quá. Nó đáng cho ta ngã mũ chào. Với một nụ cười tủm tỉm, hân hoan.

 

Đỗ Nghê

(Saigon, 2010)

...........

(*) Hình bóng cũ, Võ Phiến.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 20212:29 CH(Xem: 2524)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương tên đầy đủ là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh năm 1935 tại Vỹ Dạ - Huế, là ái nữ của nhà thơ nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
23 Tháng Mười 202110:51 SA(Xem: 2516)
Lê Văn, phát thanh viên kỳ cựu của ban Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ với giọng nói thân thuộc với hàng triệu thính giả Việt Nam suốt nhiều thập niên, qua đời ngày thứ Bảy, 23 tháng 10, thọ 84 tuổi.
21 Tháng Mười 20211:21 CH(Xem: 2378)
Thời gian như ngựa chạy tên bay. Thoáng chốc, TQBT đã hai mươi tuổi.
13 Tháng Mười 20218:23 SA(Xem: 2492)
Nhà văn Trương Đạm Thủy mất ở tuổi 81 sau năm ngày điều trị Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến quận Tân Bình, tối 12 Tháng Mười, 2021.
04 Tháng Tám 20219:18 SA(Xem: 3519)
Họa sĩ Đỗ Quang Em - tên tuổi lớn của làng mỹ thuật - qua đời ở tuổi 79 vì bệnh già, tối 3/8.
18 Tháng Bảy 202110:04 SA(Xem: 3410)
Họa sĩ Lê Thánh Thư, 65 tuổi, qua đời tại nhà ở quận Tân Bình, sau khi có kết quả test nhanh dương tính với nCoV, sáng 16/7.
15 Tháng Bảy 20219:35 SA(Xem: 4893)
Nhà văn Bùi Bích Hà, người từng phụ trách chương trình “Tâm Tình Với Thái Hà” trên đài Little Saigon Radio, vừa qua đời sáng Thứ Tư, 14 Tháng Bảy, tại bệnh viện St. Joseph, Orange, hưởng thọ 83 tuổi
13 Tháng Năm 20215:30 SA(Xem: 5562)
Nữ họa sĩ Bé Ký, một tên tuổi gắn liền với hội họa của người Việt Nam, qua đời vào chiều Thứ Tư, 12 Tháng Năm, tại nhà ở Westminster, hưởng thọ 83 tuổi.
20 Tháng Tư 20213:49 CH(Xem: 2670)
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời chiều 20 Tháng Tư, 2021 ở nhà riêng tại Hà Nội, thọ 69 tuổi.
01 Tháng Tư 20215:32 CH(Xem: 2662)
Nhà báo Phạm Kim, chủ nhiệm sáng lập kiêm chủ bút tuần báo Người Việt Tây Bắc, vừa qua đời lúc 6 giờ chiều Thứ Ba, 30 Tháng Ba, tại nhà riêng ở Bellevue, Washington, hưởng thọ 71 tuổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12051)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19671)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17964)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16825)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,