'Đi Mỹ,' ước vọng đắng cay của người tù cải tạo

09 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 20762)
'Đi Mỹ,' ước vọng đắng cay của người tù cải tạo

 

Chiều Chủ Nhật tuần này, 11 Tháng Mười Hai, nhà văn Trần Yên Hòa sẽ ra mắt truyện dài “Đi Mỹ” tại hội trường Việt Herald, trên đường Moran, Westminster.

 

Chuyện “Đi Mỹ” của những người tù cải tạo, sau hàng chục năm trời trong “đáy địa ngục” như cuốn sách của Tạ Tỵ viết, là cả một biến cố lớn tưởng như không bao giờ có sau cuộc đổi đời 30 Tháng Tư, 1975 đối với quân cán chính VNCH. Biết bao nhiêu hoàn cảnh dở khóc dở cười cũng như biết bao nhiêu gian truân, khổ nhục đã đến với người cựu tù cải tạo, từ khi còn là những tin đồn cho tới khi có lệnh nhận đơn từ quận lên đến Nguyễn Du qua Nguyễn Trãi, ở Hàng Bài, Hà Nội,... kéo dài cả chục năm trời.

 

“Đi Mỹ” với nhà văn Trần Yên Hòa là một số góc cạnh của những cựu tù cải tạo trong biến cố này. Gần 300 trang sách, tác giả nhũn nhặn gửi độc giả trước khi vào chuyện: “Chuyện dài đi Mỹ thì có cả trăm hình vạn trạng. Mỗi người, mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng. Ở đây tôi chỉ ghi lại một vài chuyện nhỏ trong muôn hình vạn trạng kia thôi. Dĩ nhiên là hư cấu.”

 

Hư cấu ở đây vì tác giả dùng hình thức tiểu thuyết để viết về một sự kiện lịch sử diễn ra trong cuộc sống của người dân Việt sau cuộc đổi đời trắng thành đen mà đen thành trắng đối với toàn thể dân tộc Việt Nam kể cả Bắc lẫn Nam. Thực ra sự hư cấu đó hoàn toàn dựa trên thực tế, trên cuộc đời của những người có thật mà phần lớn còn sống tại hải ngoại. Thực tế vì “biến cố” ấy đã làm xao động cả một xã hội tưởng như đã chìm khuất trong “đáy địa ngục.”

 

Không phải chuyện “Đi Mỹ” chỉ liên quan đến người cựu tù mà nó còn liên quan đến hầu khắp mọi người mọi giới, mọi tôn giáo, mọi thành phần kể cả những thành phần đang là đảng viên của đảng đang cầm quyền.

 

“Đi Mỹ” trước hết là đổi đời cho người cựu tù, kế đến là vợ con họ, là thân quyến họ, là những người yêu, hôn phu, hôn thê của lớp con cái, là những cán bộ từ khóm phường qua quận huyện lên đến thành phố sang Nguyễn Du (nơi tập trung đơn xin đi Mỹ để chuyển lên Bộ Nội Vụ, Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội) và song song là Nguyễn Trãi (nơi các cán bộ ngoại vụ làm dịch vụ, tức làm tiền cho xuất cảnh), là những người môi giới nhà cửa đất đai, v.v...

 

Hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH sau 30 Tháng Tư, 1975 bị nhà cầm quyền cộng sản lùa vào tù hết, từ gian manh lập lờ qua hai cái Thông Cáo Học Tập Cải Tạo cho đến bắt bớ vô tội vạ những người có ít nhiều dính đến chế độ cũ, thậm chí có người không liên quan gì đến chế độ cũ nhưng bị bọn “cách mạng 30 Tháng Tư” vu oan cũng phải lên đường “học tập!” Chỉ có một số rất ít là được về sớm trước ba năm do là “gia đình cách mạng” hay do chạy được đúng chỗ... Còn lại phần lớn đều có trung bình từ năm đến bẩy năm tù cải tạo. Một số không nhỏ bóc tới hơn 10 cuốn lịch mà nếu không có được sự can thiệp của Hoa Kỳ thì có lẽ còn “mút chỉ” nữa.

 

Với số lượng ấy, sự thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cho đi định cư tại Mỹ quả đã là biến cố lớn làm rung chuyển cuộc sống của hầu hết mọi người đang phải sống trong vô vọng.

 

Nhắc lại chuyện cũ, nhà văn Trần Yên Hòa không phải muốn khơi sâu nỗi hận thù mà như ông viết trong lời “Mở” của cuốn sách rằng, “Ngày Ấy với Hôm Nay đã lâu lắm rồi. Ngày ấy là những ngày, những tháng, những năm của thế kỷ trước. Nói thì lâu lắc lắm vậy, nhưng thật ra, cũng chỉ mười chín, hai mươi năm thôi. Hôm nay, mỗi khi nhớ lại quãng thời gian đó, tôi vẫn thấy lòng mình có một nỗi chua xót, đắng cay, bàng hoàng, xúc động.”

 

Đọc đến đây, chắc hẳn có không ít những người cựu tù, có người đã xênh xang áo mão trở về, nhớ về những ngày, những tháng những năm ấy. Có những chuyện khóc cười muôn vẻ. Như một cựu tù khi trở về thấy mình tay không thật sự, không vợ, không con, không nhà không cửa, không một đồng xu dính túi đành phải làm bất cứ một nghề hèn mạt nào để có được miếng ăn, bỗng có tin “đi Mỹ” thì được ngay một “mệnh phụ” thời đại tiếp rước về làm chồng, sắm cho xe Cub Dream II “để anh đi chạy giấy tờ cùng em.”

 

Nhưng bỗng nhiên chuyện ra đi khựng lại vì nhà nước giở trò đòi hơn thiệt với Hoa Kỳ nên việc ra đi của cựu tù phải hoãn lại. Chuyện hoãn lại trong chế độ Cộng Sản được hiểu là khó thể có lại nên “mệnh phụ” một sớm một chiều đổi ý, đòi lại chiếc xe và nhẹ nhàng mời anh ra khỏi nhà!!!

 

Đó là một chuyện dở khóc dở cười có thật. Một chuyện khác, khi tin ra đi của người tù cải tạo được chính thức thi hành, một người tù thất lạc mất hai con trên đường di tản trên Tỉnh Lộ 7 bỗng được một gia đình cán bộ cấp thành phố làm thân, gửi gấm hai con của ông cho nhập hộ khẩu của người tù cải tạo này, mọi chuyện giấy tờ ông ta lo hết kể cả 10 cây vàng cho người tù làm vốn khi tới xứ người.

 

Còn không biết bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười với người cựu tù cải tạo khi được Mỹ nhận cho định cư. Có người đã nắm được giấy xuất cảnh từ Bộ Nội Vụ gửi về, ấy thế mà vẫn chưa đi được chỉ vì nhất định không nhận công tác của một cơ quan thuộc cơ quan bảo vệ chính trị thành phố gửi gấm hay người cựu tù nhất định không làm giấy hiến dâng căn nhà 3 tầng bị nhà nước tịch thu từ “ngày trình diện.”

 

Đúng như tác giả Trần Yên Hòa viết: “Mỗi người, mỗi gia đình là một hoàn cảnh, một trường hợp,” không ai giống ai, khóc cười đủ mọi vẻ mà trong suốt lịch sử dân tộc Việt Nam có lẽ chưa bao giờ diễn ra như thế.

 

Ấy là bởi vì, sau 30 Tháng Tư, 1975 thì “cái cột đèn mà biết đi thì nó cũng đi” nên già trẻ lớn bé được nếm mùi cộng sản vài năm rồi mới khao khát chuyện ra đi như thế. Niềm khao khát ấy không chỉ là người dân từng sống trong thời VNCH mà cả người dân miền Bắc đã phải chịu đựng trong chế độ Cộng Sản trước đó hàng mấy chục năm trời. Cái lạ là ngay cả những đảng viên cao cấp trong đảng, trong chính quyền cũng khao khát cho con cái được ra đi.

 

Trần Yên Hòa ra mắt sách “Đi Mỹ,” ông đã không chỉ viết tiểu thuyết để đọc chơi thay vì xênh xang áo mão về làng mà Trần Yên Hòa đã viết sử, viết về một giai đoạn lịch sử dân tộc bằng chính cuộc sống của dân tộc.

 

Quý bạn đọc muốn có “Đi Mỹ” xin liên lạc: (714) 360-7356 hay email: tran hao47@yahoo.com. Giá mỗi cuốn $20.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 18379)
Lữ Quỳnh thuộc lớp nhà văn của 20 năm văn học, nghệ thuật miền nam Việt Nam . Ông cũng là thành viên sáng lập nhóm văn chương Ý Thức. Một tập hợp nhiều cây bút hữu danh chung quanh một một tạp chí..
27 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 18648)
Chủ Nhật, ngày 17 tháng 1 vừa qua, bà quả phụ Trương Trọng Trác và một số thân hữu ở Houston, Texas đã tổ chức giỗ đầu nhà báo Trọng Kim / Trương Trọng Trác, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút bán Nguyệt San Ngày Nay, Houston
24 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 19873)
Số là ở nhật báo Người Việt cuối tuần qua, nơi trang Thể Thao, “Thầy bàn” Nguyễn Văn Khanh đã đưa ra “tiên đoán” 4 đội banh có hy vọng vào chung kết “Súp pờ Bôn” 2010…
06 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 19461)
Bước vào bậc thềm thứ nhất của năm 2010, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả nhiều trang văn xuôi lấp lánh những hạt sương thi ca, đã viết một điện thư ngắn cho bạn, ở Mỹ. Báo tin, ở Paris, một buổi tối cuối tuần, vì… “nhẹ dạ,
05 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 24531)
Thi phẩm mới nhất của Hoàng Nhuận Cầm, nhan đề “36 Bài Thơ,” một tuyển tập thơ tình có nhiều bài được độc giả yêu thích. Thí dụ bài thứ nhất, “Viên Xúc Sắc Mùa Thu”:
05 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 25946)
Thư Viện Toàn cầu (tvvn.org) đã ấn hành tác phẩm nhan đề “Luyện Trí Nhớ Tổng Hợp” - - Công trình hợp soạn của Bác sĩ Trần Lý-Lê và Giáo sư Phan Tâm.
05 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 24627)
Kết luận này, một cách gián tiếp, nhà thơ Diên Nghị cho thấy tính cẩn trọng, nghiêm túc của ông trong việc chọn lựa, biên soạn và, đánh giá 40 bài thơ, của 40 nhà thơ Việt Nam hiện đại.
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 22196)
Người cảnh sát tới nhà báo cho bà Gail trong lúc bà đang hân hoan sửa soạn đón mừng lễ trọng. Trong nhà đầy quà giáng sinh. Chắc chắn số quà dành cho Jeff không ít. Jeff đã bị đụng bởi một người say rượu lái xe khi Jeff đang chơi với bạn cách nhà chỉ vài trăm mét
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 25189)
Tác gỉa “Huyết âm,” nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ mới làm một chuyến đi…“khám điền thổ” vùng tây bắc Hoa Kỳ (tính theo điểm đứng California.) Ông “nhàn du” có một tuần thôi, nhưng khi về lại khu Little Saigòn
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 24297)
Hai hoạ sĩ Đinh Cường và Nguyễn Đình Thuần mới đây, đã cho bằng hữu và những người yêu tranh một tin vui. Đó là tin họ sẽ có một cuộc triển lãm chung lần thứ ba, vào trung tuần tháng Năm, năm 2010, tại quận hạt Orange County.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12247)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8319)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1155)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21722)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19777)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31943)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,