Ra mắt sách ‘Cung Trầm Tưởng, một hành trình thơ (1948-2008)’

24 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 17525)
Ra mắt sách ‘Cung Trầm Tưởng, một hành trình thơ (1948-2008)’

cungtamtuong_01-content-content 

 

WESTMINSTER (NV) - Bất chấp cái nóng oi bức, hầm hập của một chiều hè cuối tuần thiếu gió và thiếu mưa, mọi người tới để cùng nghe, cùng tham dự buổi ra mắt quyển sách “Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ (1948-2008)” của tác giả Cung Trầm Tưởng.


Khán phòng Viện Việt Học, chiều Thứ Bảy, 21 tháng 7, cứ mỗi lúc một đông dần, đông dần, những chiếc ghế cứ được sắp thêm, sắp thêm, cho những người mới tới, đầy ắp. Trong số những người hiện diện, có nhiều gương mặt nổi tiếng trong lãnh vực văn học nghệ thuật, điện ảnh, báo chí, như nhà văn Doãn Quốc Sĩ, Nhã Ca, Trần Phong Vũ, nhà thơ Trần Dạ Từ, Du Tử Lê, Viên Linh, diễn viên điện ảnh Kiều Chinh, nhà phê bình Nguyễn Tà Cúc, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện...

 

“Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ (1948-2008)” là một tập sách dày hơn 600 trang, bìa cứng, trình bày khá đẹp mắt, do nhà xuất bản “Tủ Sách Tiếng Quê Hương” phát hành năm 2012.

 

Theo lời nhà thơ Cung Trầm Tưởng, “Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm này kéo dài 14 năm nhằm kiện toàn cho tác phẩm, sửa đi sửa lại không biết bao nhiêu lần để xây dựng bố cục, nhằm duy trì tính liên hoàn và thống nhất cho toàn tác phẩm trải dài 60 năm như một chuyện kể bằng thơ, với những chuyển đổi cung bậc tình cảm của tác giả.”

 

“Đó là một quá trình của sự hành thân lao tâm khổ trí và bạc đầu để chỉ tìm ra một số từ, số ngữ, một số thi ảnh, kể cả một số tựa đề cho một số bài thơ mà chủ quan mình cho là ưng ý nhất.” Tác giả “Một Hành Trình Thơ” nói thêm.

 

“Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ (1948-2008)” được chia ra làm 7 tập, gồm, Tập Một: Sóng đầu dòng, Tình ca và Quá độ; Tập hai: Lời viết hai tay; Tập ba: Bài ca níu quan tài; Tập bốn: Những dấu chân ngang trên một triền phiếm định; Tập năm: Thi bá, Con tắc kè, và Bà góa phụ; Tập sáu: Mỗi dặm đường một nghìn vần cho thơ; Tập bảy: Sáng ký về người tình đầu.

 

Lồng trong mỗi tập, ngoài phần thơ văn của Cung Trầm Tưởng, còn là những bài viết của nhiều tác giả tên tuổi xoay quanh thơ văn Cung Trầm Tưởng, như bài viết của Thụy Khuê, Viên Linh, Võ Ý, Nguyễn Ngọc Diễm, Lê Hữu Cương, Nguyễn Thanh Nhã, Trần Văn Nam, Giang Hữu Tuyên.

 

***

 

Nhắc đến Cung Trầm Tưởng, phần lớn độc giả thường nhắc ngay đến những bài thơ của ông từng được Phạm Duy phổ nhạc, như Mùa Thu Paris, Bên ni bên nớ, Tiễn em... Tuy nhiên, tại buổi ra mắt “Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ (1948-2008)” thính giả có dịp được nghe, được biết thêm một số khía cạnh khác trong thơ Cung Trầm Tưởng.

 

Nhà thơ Du Tử Lê, trong vai trò làm diễn giả “Thẩm định giá trị thi tập Cung Trầm Tưởng,” cho rằng, “Với 60 năm ăn ở bền bỉ với thi ca, không ai có thể nói trong 5, 10 phút về sự đóng góp của Cung Trầm Tưởng đối với thi ca Việt Nam.” Chính vì thế, nhà thơ Du Tử Lê chỉ tập trung giới thiệu với khán giả một phần trong những thành công của nhà thơ Cung Trầm Tưởng, đó là “lục bát Cung Trầm Tưởng, một đóng góp cực kỳ quan trọng của nhà thơ đối với thể thơ thuần Việt Nam này”.

 

“Chỉ cần một chút chú ý thôi người đọc sẽ bắt gặp được rất nhiều những xâu chuỗi lấp lánh tu từ trong lục bát họ Cung. Như ‘Mình tôi với phố non cao/Tàu như dưới tỉnh núi còn vọng âm’ (Khoác kín), hay ‘Trời nong chặt nỗi thu phiền/Hồn cây hồng mộc ngợp miền thu Tây’ (Thu ngây), hoặc ‘Thôi em xanh mắt bồ câu/Vàng tơ sợi nhỏ xin hầu kiếp sau’ (Kiếp sau),” nhà thơ Du Tử Lê dẫn dắt.

 

Tác giả của “Khúc Thụy Du” nhận định, “Tóm lại Cung Trầm Tưởng không chỉ đi tiếp con đường lục bát của thi ca mà ông còn đẩy, vận hành ‘lục bát thời không Nguyễn Du’ tới những không gian, những ngữ cảnh, những ngữ nghĩa mà trước đó lục bát chúng ta không hề có. Nếu không có cuộc giải phóng lục bát một cách dứt khoát quyết liệt của họ Cung, đồng nghĩa với những nỗ lực kết thúc chu kỳ vận hành của một thời kỳ ‘lục bát không nguyễn Du’, tôi e ngày hôm nay chưa chắc văn học Việt có thể bước qua một thời kỳ lục bát khác như đã thấy.”

 

Trong tư cách là một người bạn tù từng gắn bó nhiều năm cùng tác giả “Một Hành Trình Thơ” trong các trại tù cộng sản sau năm 1975, Bắc Đẩu Võ Ý, cựu trung tá phi đoàn trưởng phi đoàn 118 trình bày phần “Tình tù, thơ tù liên quan đến Cung Trầm Tưởng”.

 

Nhà thơ Võ Ý cho rằng, “Thơ tù Cung Trầm Tưởng là 'cây gậy Phùng Quán' giúp người tù vịn câu thơ mà đứng lên một cách uy nghi trong lao tù cộng sản.”

 

Ông Võ Ý nhắc đến câu chuyện là thế nào để đưa được “Bài Ca Níu Quan Tài, một tâm sự thi thu âm tiếng khóc tận cùng bi thiết của cái gọi là xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau tháng 4 năm 1975” qua đến Mỹ.

 

“Sẽ là chuyện điên rồ nếu nhờ những đồng đội sắp xuất cảnh mang theo ‘Bài Ca Níu Quan Tài’. Chúng tôi nghĩ cách an toàn hơn là nhờ các bộ nhớ xuất sắc chịu khó học thuộc lòng tập thơ. Cuối cùng thiếu tá Lâm Tùng Nguyên, trưởng phòng quân báo, sư đoàn 4 không quân đã nhận học thuộc lòng khúc ai vãn cả ngàn câu thơ trong một tháng trước khi gia đình anh đi Mỹ năm 1989. Thơ tù Cung Trầm Tưởng, một di sản văn hóa của dân tộc, đã được đồng đội mang đi trong tình nghĩa như vậy đó.” Cựu trung tá Võ Ý kể lại.

 

Trong phần nói về “Con người, tác giả Cung Trầm Tưởng,” nhà thơ Viên Linh nhận xét, “Cung Trầm Tưởng là một trong những người làm tân kỳ chữ nghĩa ở miền Nam trước 1975 và đến nay ông vẫn tiếp tục điều đó.”

 

“Cung Trầm Tưởng là người sáng tạo toàn diện, tức là viết văn không phải là để thỏa mãn một điều gì mà viết văn là để nói lên một điều gì mà nhà văn người cầm bút suy tư, và sống với.” Nhà thơ Viên Linh kết luận.

(Ngọc Lan/Người Việt)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 15507)
Đa Mi là bút hiệu sau cùng, được dùng cách đây ít năm, của một người cầm bút có bề dầy thao thác văn chương nhiều chục năm qua, kể từ điểm mốc 1975, ở Việt Nam .
08 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 16126)
Thư quán Bản thảo do nhà văn Trần Hòai Thư chủ trương mới in lại truyện vừa của nhà văn Lữ Quỳnh- - Tác phẩm nhan đề “ Những cơn mưa mùa đông ” nằm trong “ Tủ sách di sản Văn chương miền Nam ”.
06 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 15628)
Theo tin từ BBC : Truyền thông trong nước cho biết ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu từ ngày 02/05, nhưng đã ra đi vào khoảng 9h30 sáng ngày 06/05, hưởng thọ 89 tuổi
05 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 15574)
Với phong cách văn chương nhẹ nhàng, thủ thỉ của một người kể chuyện có duyên, nhà văn Bùi Đông Triều đã chinh phục người đọc ngay tự những trang sách thứ nhất của mình.
25 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 16268)
dutule.com : Một trong số những tác phẩm do Cơ sở thi văn Cội Nguồn ấn hành năm 2009 nhận được nhiều chú ý của độc giả, có tập truyện “Hương Hồng Quế” của tác giả Vũ Lưu Xuân
23 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 16030)
dutule.com: Như những tập “Bản Thảo” của Thư Quán trước đây, “Bản Thảo” tập 42, đề tháng 5 năm 2010, mới ấn hành - - Vẫn là một tuyển tập thơ văn -
21 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 15906)
Số là chỉ trong vòng một cái cuối tuần, ông vừa bán được tranh, vừa nhận được tiền bản quyền từ một tạp chí chọn in một bức sơn dầu của ông, nơi bìa trước
20 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 15638)
dutule.com : Chủ Nhật ngày 18 tháng 4 vừa qua, vào lúc 12 giờ trưa, tại Thư Viện Việt Nam, thành phố Garden Grove, nhà thơ Nguyễn Đức Liêm đã có một buổi giới thiệu “Tuyển Tập Thơ Nguyễn Đức Liêm,
19 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 16317)
Đau đớn hay tin thân mẫu nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là cụ bà NGUYỄN THỊ THÊM Từ trần ngày 10 tháng 4 năm 2010 tại Diễn Châu, Nghệ An. Hưởng thọ 88 tuổi. Chúng tôi xin chia buồn cùng nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và, Cầu nguyện hương linh cụ sớm phiêu diêu miền cực lạc
13 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 15196)
Giáo sư Trần Hoài Bắc (Đại học Berkeley, San Francisco,) trong một cuộc gặp gỡ ngày 10 tháng 4 vừa qua, tại Thư Viện Việt Nam, thành phố Garden Grove, đã đưa ra lời kêu gọi các văn nghệ sĩ Việt Nam Hải Ngoại tiếp tay với ông để
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19797)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,