HOÀNG QUỐC BẢO - Một tiếng hát, một tài hoa, một nhân cách.

10 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 10747)
HOÀNG QUỐC BẢO - Một tiếng hát, một tài hoa, một nhân cách.

 

California trời đã vào thu. Một chương trình hát thơ phổ nhạc do nhóm thân hữu yêu nhạc gồm Thân Trọng Mẫn, Bạch Lan (em gái cs. Hà Thanh), và nhà báo Phan Tấn Hải (Việt Báo) phối hợp tổ chức tại trường nhạc của nhạc sĩ vĩ cầm Nguyễn Khánh Hồng 9447 Edinger, Westminster vào tối thứ sáu, 10 tháng 10, 2014 là một nỗ lực đáng nói, nhằm giới thiệu tiếng hát Thu Vàng. 

Nội dung, thứ tự chương trình gồm 12 bài hát: 

1. Hình Ảnh Một Buổi Chiều – (nhạc Lâm Tuyền, thơ Dạ Chung),
2. Trương Chi (nhạc và lời? Văn Cao)
3. Tỳ Bà (nhạc Phạm Duy thơ Bích Khê)
4. Tình Khúc Thứ Nhất (nhạc Vũ Thành An, lời thơ Nguyễn Đình Toàn)
5. Người Về Như Bụi (nhạc Hoàng Quốc Bảo, thơ Du Tử Lê)
6. Mùa Thu Đến Rồi Đó Em (nhạc và lời? Trần Chí Phúc?)

(Giải Lao)

7. Dạ Tâm Khúc (nhạc Phạm Đình Chương, thơ Thanh Tâm Tuyền)
8. Vô Cùng (nhạc Hoàng Quốc Bảo thơ Ngô Xuân Hậu)
9. Người Đi Qua Đời Tôi (nhạc Phạm Đình Chương, thơ Trần Dạ Từ)
10. Quán Bên Đường (Nhạc Phạm Duy, thơ Trang Thế Hy)
11. Nguyệt Cầm (nhạc Cung Tiến thơ Xuân Diệu)
12. Thuyền Viễn Xứ (nhạc Phạm Duy, thơ Huyền Chi) 

12 ca khúc lồng vào một chương trình mang tên: “Đêm Thu Vàng Hát Thơ Phổ Nhạc” nói lên sự cố gắng chọn lọc nghệ thuật của nhóm tổ chức và nghệ thuật của chính tiếng hát. Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo được mời lên trang trọng khai mạc đêm nhạc, giới thiệu tiếng Hát Thu Vàng:* 

THU VÀNG, cái tên nghe quen như tựa một bài hát nổi tiếng của Cung Tiến. Nhưng ở đây là tên của 1 tiếng hát. Tên lạ mà thân quen, nhờ vậy.

Tác phẩm CD đầu tay, là Dạ Khúc phát hành khoảng năm 2013, tập hợp 12 ca khúc chọn lọc rất mực, dành cho giới thưởng ngoạn âm nhạc chuộng nét cổ điển lãng mạn Tây phương: 

1. Serenata (Enrico Toselli) Lời việt Phạm Duy
2. Dạ Khúc ( Nguyễn Mỹ Ca)
3. Đêm Thu (Đặng Thế Phong)
4. Dạ Lai Hương (Phạm Duy)
5. Mùa Thu qua rồi đó (Hoàng Ngọc Đức)
6. Tango Xanh (Hoàng Quốc Bảo)
7. Nguyệt Cầm (Cung Tiến)
8. Serenade (Franz Schubert) lời Việt Phạm Duy
9. Hình ảnh một buổi chiều (Lâm Tuyền) lời Dạ Chung
10. Dạ Khúc (Nguyễn Văn Quỳ)
11. Đêm Lạnh (Phạm Trọng)
12. Đêm Buồn (Văn Phụng) phổ Ca dao. 
Nghệ thuật và kỹ thuật, là 2 yếu tố quyết định giá trị của tiếng hát.
Với CD đầu tay Dạ Khúc, những tác phẩm chọn lọc đủ để xác định giá trị nghệ thuật và tài hoa của tiếng hát. Còn kỹ thuật, giá trị thế nào?
20 năm (1954- 1975) những tiếng hát của miền Nam Tự do đã định hình:

Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú, Thái Thanh, Kim Tước, Hà Thanh, Tâm Vấn, Mộc Lan, Châu Hà, Mai Hương, Quỳnh Giao, Lệ Thu, Khánh Ly là những tiêu biểu của giá trị văn học nghệ thuật và kỹ thuật ca hát. Trong số đó nhiều người nay đã thành thiên cổ, nhiều tiếng hát đang tàn phai hoặc im hơi với thời gian, tưởng không ai thay thế được nữa.

Nghệ thuật tuyệt vời của Thái Thanh, cả trong kỹ thuật cắn câu nhả chữ, rành rọt chuẩn mực, là một tiêu chuẩn trong cách phát âm tân nhạc VN. Kim tước trong kỹ thuật điều tức, nghĩa là kiểm soát hơi thở, không biết lúc nào cô lấy hơi, hát nhẹ như gió thoảng, là một tiêu chuẩn những người sau khó theo được. Mai Hương, giọng sang cả chững chạc đến nhiều lúc như khô khan là một phát âm chuẩn mực của nữ lưu đất Hà thành còn sót lại, dù không được mượt mà như thân mẫu, nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh. Quỳnh Giao, giọng Bắc kỳ mỏng mảnh như sương khói, mỏng và bạc đến độ người nghe mệt mỏi, căng thẳng, sợ giọng hát sẽ đứt loãng, bốc hơi qua màng nhĩ lúc nào. Nhưng lại điêu luyện và óng ả trong những cách luyến láy, chỉ có đựợc nơi hồn của một Tôn nữ, thầm kín đa tình ẩn dấu cái mượt mà, ở thuở 16, 17 dậy thì, luôn đầy ứ ướt át, ngầm trong lượng nước Hương giang. Chưa kể đến giọng Huế đặc biệt có một không hai khác của đất thần kinh là Hà Thanh, khiến người bản xứ khi nhắc đến phải dành lấy về một tự hào rất Huế, duy nhất:”Tiếng hát của Huế mình”. Và đặc biệt càng về già Hà Thanh càng ngọt ngào trong những bản nhạc đạo vị, độc nhất được ví như tiếng chim Ca Lăng Tần Già trong huyền thoại thi vị Phật Giáo.

20 năm ca nhạc miền nam(1954-1975), sản xuất ra những giọng hát tiêu chuẩn đặc biệt như vậy, có riêng từng dấu ấn, không ai bắt chước được. 40 năm sau đó (1975- 2014) những giá trị ấy, đang tàn phai theo thời gian, mất dần trong nuối tiếc của giới sành điệu thưởng ngoạn. Trong nước chỉ rập khuôn sản xuất ra những tiếng hát người máy, robots, không phân biệt nổi giọng ai là ai, nghĩa là không còn nét đặc thù tài hoa của chính tâm hồn họ nữa. Phải như đúc, rền rỉ, gào thét vô cảm, vô thức, giống hệt cái bọn nô dịch, cử động dưới bảng chỉ đường của XHCN. Tóm lại chỉ toàn là ca nô - tiếng hát của bọn nô tỳ - chứ không đúng nghĩa nghệ thuật của tự do, đặc thù độc nhất vô nhị nữa. Trong khi Thái Thanh hát là nhận ngay ra Thái Thanh. Kim Tước là Kim Tước, Hà Thanh là Hà thanh, Mai Hương, Quỳnh Giao là Mai Hương, Quỳnh Giao. Lệ Thu, Khánh Ly là Lệ Thu, Khánh Ly. Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú là Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú.

Cho nên, giọng hát Thu Vàng, là một tài hoa biệt lệ. Nhờ 2 lý do:

1./ Đã được nuôi dưỡng trong tâm hồn: sự tự do yêu thích chọn lựa, tự do thưởng ngoạn từ tấm bé, từ 60 năm trước, cho đến hôm nay, tự nhiên kết tinh được những giá trị nghệ thuật ca hát của miền Nam tự do!

2./ Dù phải bị ở lại trong chế độ cấm đoán, phải bắt buộc đi dưới bảng chỉ đường một chiều, vẫn âm thầm và can đảm bất khuất, chọn lựa, cái giá trị nghệ thuật đích thực: Tiếng hát của Tự do. Của những bậc đàn chị Quỳnh Giao, Mai Hương và Thái Thanh.

Xin nhấn mạnh cái tinh thần can đảm bất khuất, đáng trân trọng, sau 40 năm phải lặng hơi trong xã hội mù loà, hầu hết chỉ biết nhắm mắt cúi đầu đi theo bảng chỉ đường một chiều, để đến hôm nay, có điều kiện thực hiện, tác phẩm đầu tiên Dạ Khúc của Thu Vàng, cho thấy sự chọn lựa rõ rệt, trình bày toàn những tác phẩm nghệ thuật, chỉ có thể xuất phát tự văn chương nghệ thuật của miền nam tự do. Nhấn mạnh như thế để giới thưởng ngoạn, ý thức mà trân trọng, tự hào.

Tác phẩm thứ 2 của Thu Vàng, có tựa: Vàng rơi thu mênh mông. Đó là cái tựa lấy từ câu thơ của Bích Khê, trong bài Tỳ Bà do Phạm Duy phổ nhạc và thực hiện trong thời gian trước khi qua đời. Tác giả đã mời tiếng hát Thu Vàng trình bày. Từ đó tiếng hát thăng hoa, bài thơ thăng hoa. Từ đó nghệ thuật biến định mệnh thành tiếng hát! như một nhận định sắc gọn của Đặng Tiến.

CD do Duy Cường hoà âm phối khí, thu thanh tại VN, phát hành tại Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2014, gồm 10 tác phẩm:

Càng ngày Duy Cường càng già dặn, tài hoa rất mực trong kỹ thuật hoà âm phối khí. Và giọng hát Thu Vàng, cất lên qua những tác phẩm nghệ thuật trong 2 CD trên, người thưởng ngoạn nhận thấy thấp thoáng kết tinh giữa 3 tiếng hát sang cả hàng đầu của một miền Nam tự do hôm xưa: Quỳnh Giao, Mai Hương và Thái Thanh. Có những lúc tình tự lai láng dạt dào của Quỳnh Giao thời xuân trẻ; có nhiều lúc vững chãi, nhẹ nhàng sang cả như Mai Hương; lại lẩn khuất cái kỹ thuật cắn câu nhả chữ, hơi thở nồng nàn, uốn lượn, tràn trề nhựa sống của Thái thanh, vào cái thời ngọt ngào sung mãn nhất trong khoảng thập niên 60 (không phải sau này).

Hôm nay, tiếng hát Hà Thanh, Quỳnh Giao vừa nhạt nhoà vào thiên cổ, Mai Hương dường sầu muộn, không còn hát nữa, và Thái Thanh, đang quên quên nhớ nhớ, ở vào cái tuổi 80, quá “cổ lai hy” rồi, dù tiếng hát hôm xưa có là tiếng hát vượt thời gian, nhưng con người không sao vượt được cái hữu hạn sinh lão bịnh tử vây hãm kiếp người. 

Nhưng điều hạnh hữu hôm nay, lại xuất hiện một tiếng hát Thu Vàng, tiếp nối được các đàn chị kể trên. Lắng nghe, ta sẽ thấy, 90 phần trăm nghệ thuật của Mai Hương-Quỳnh Giao và Thái Thanh như đang ẩn hiện. Một tài hoa kết tinh tự nhiên có một không hai, đến lạ kỳ. Như thu nhiếp cái chung để làm nên cái riêng, làm nên tiếng hát đặc thù cho chính mình. 

Bằng cái tình liên tài, quý mến tài hoa trong một giọng hát, và trên hết, trân trọng với một nhân cách can đảm, dám chọn lựa để đến với nghệ thuật đúng nghĩa của nghệ thuật, Chúng tôi trang trọng giới thiệu tiếng hát Thu Vàng. (hết trích)

*

Với tiếng đàn piano được mệnh danh bay bướm nhất quận Cam của Quốc Vũ, tiếng hát Thu Vàng cất lên qua 12 bài hát, thu ngắn được đêm tha hương, ấm hồn lữ khách nơi đất trích.

Về hình thức kỹ thuật tổ chức, nếu hệ thống âm thanh tốt hơn, và không có màn ca sĩ chính tự ra hát thử Microphones lúc đầu, nhất là nếu không có cái lăng xăng của anh chàng (xin làm MC) để mua danh chạy lên chạy xuống bục sân khấu, như gà mắc đẻ, giới thiệu cách thừa thãi khi nội dung, thứ tự chương trình đã được phân phát trước cho thính chúng, bằng cái giọng trọ trẹ không đủ tiêu chuẩn cho 1 xướng ngôn viên. Lại không có cái màn của cô em gái Huế tên Bích gì đó, lên nhận họ giữa chương trình, và xin hát với phong cách karaoke, lạc điệu bài Đâu Không Phải Mùa Thu của Phú Quang (cũng không phải thơ phổ nhạc), và còn dàn cảnh để được đấng phu quân lên tặng hoa hồng những 2 lần, rồi chàng cố tình đứng dập dình để nhờ người chụp hình kỷ niệm cho bằng được cùng nàng trong ánh đèn sân khấu, cách gian xảo và lố bịch - Lố bịch, theo đúng nghĩa thính giả Mỹ thường khinh mạn gán cho những kẻ háo danh lân la để “steal the spotlight” - đánh cắp ánh đèn sân khấu (trong khi, ca sĩ chính không được ban tổ chức hay thính giả tặng một cành hoa nào).

Thêm nữa về nội dung, nếu bỏ ra ngoài bản nhạc lạc quẻ Mùa Thu Đến Rồi Đó Em (không phải nhạc phổ thơ, cũng chẳng ra lời thơ) của tác giả rất lạ Trần Chí Phúc mà chỉ vì lý do ca sĩ bị ép uổng, cả nể vào sự giới thiệu của nhà báo Phan Tấn Hải - Vì bon chen cố chấp, nên phải thêm cả bản nhạc Trương Chi của Văn Cao (không phải nhạc phổ thơ) vào chương trình, để có cớ biện minh cho bản nhạc “không phải phổ thơ cũng chẳng phải thơ” của mình có chỗ mon men, ghệ 1 chỗ ngồi bên mép chiếu văn nghệ rất trơ trẽn, thì đêm hát của Thu Vàng dù nhỏ nhoi đơn giản vẫn trang trọng, hợp ý nghĩa “Đêm Thu Vàng Hát Thơ Phổ Nhạc”, và chuyên nghiệp hơn.

Trên hết, đó cũng là tinh thần trân trọng đối với nghệ thuật và trân trọng khán thính giả. Mong ban tổ chức đứng đắn để tâm, nghiêm chỉnh hơn trong những lần tổ chức tới, và cũng để khỏi tội nghiệp cho người ca sĩ còn tâm hồn, còn ý thức, còn phẩm cách, mới chân ướt chân ráo sang thăm Mỹ, xứ tự do.

Các CD sẽ được bày bán rộng rãi tại các trung tâm băng nhạc VN tại Hoa Kỳ.

Hoàng Quốc Bảo.

Nghe nhạc MP3:

  • Bên Ni Bên Nớ (Phạm Duy, thơ Cung Trầm Tưởng)
    Tỳ Bà (Phạm Duy, thơ Bích Khê)
    Tháng Ngày Gió Xoá (Hoàng Quốc Bảo)
    Chiều bên Giáo Đường (Lê Trọng Nguyễn)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20202:16 CH(Xem: 3241)
Chúng tôi vừa nhận được tin nhà thơ Khổng Trung Linh vừa qua đời ngày 22 Tháng Mười Hai, 2020
23 Tháng Mười Hai 202010:09 SA(Xem: 3843)
Nhạc sĩ Lam Phương, một trong những người sáng tác nhiều bài hát làm rơi lệ biết bao người, mà nổi tiếng nhất là bài “Thành Phố Buồn,” vừa ra đi ở tuổi 83, vào lúc chiều tối Thứ Ba, 22 Tháng Mười Hai.
10 Tháng Mười Hai 20204:47 CH(Xem: 2770)
Các tác phẩm nghệ thuật của Ann Phong được đặt tại: Departure (trên lầu) gần nơi trước khi vào cổng kiểm soát tại Terminal A, B và C./ Và tại Arrival (dưới lầu) gần Baggage Carousel 1 và 4.
07 Tháng Mười Hai 20201:16 CH(Xem: 3933)
Nhà văn, nhà báo Hoàng Hải Thuỷ vừa qua đời lúc 11 giờ 20 phút tối Chủ Nhật, 6 Tháng Mười Hai, 2020, tại bệnh viện Virginia Hospital Center, tiểu bang Virginia, vì tuổi già, hưởng thọ 87 tuổi.
30 Tháng Mười Một 20208:35 SA(Xem: 4594)
Ca sĩ Mai Hương, gương mặt quen thuộc của ca nhạc miền Nam Việt Nam trước 1975 và hải ngoại, vừa qua đời lúc 2 giờ 50 phút chiều 29 Tháng Mười Một, 2020, tại nhà riêng ở thành phố Irvine, miền Nam California.
10 Tháng Mười Một 20208:46 SA(Xem: 5247)
Ông vừa qua đời ở Canada vào ngày 9 Tháng 11 năm 2020, hưởng thọ 86 tuổi.
14 Tháng Chín 20203:22 CH(Xem: 5750)
nhà văn Nhật Tiến vừa từ trần tại thành phố Irvine, Nam California, hưởng thọ 84 tuổi.
31 Tháng Tám 20203:43 CH(Xem: 4019)
Dịch giả Huỳnh Phan Anh vừa qua đời lúc 14 giờ 45 phút, ngày 30 Tháng Tám, 2020 tại SanJose, hưởng thọ 81 tuổi
30 Tháng Tám 20203:46 CH(Xem: 3783)
Nhà văn và dịch giả Đỗ Phương Khanh, từng là quản lý trị sự tuần báo Thiếu Nhi ở Sài Gòn trước năm 1975, vừa qua đời hôm Thứ Tư, 26 Tháng Tám, tại Wesminster, California, hưởng thọ 84 tuổi.
27 Tháng Bảy 20205:40 CH(Xem: 3711)
Nhà văn Mang Viên Long vừa qua đời lúc 14 giờ ngày 22 Tháng Bảy, 2020 vì một cơn đột quỵ tại nhà riêng, ở thị xã An Nhơn, Bình Định, hưởng thọ 76 tuổi
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,