Lữ Kiều và 2 tác phẩm tiêu biểu.

08 Tháng Bảy 20179:34 SA(Xem: 6489)
Lữ Kiều và 2 tác phẩm tiêu biểu.


dutule.com (ngày 7 tháng 7-2017): Nhà văn và cũng là họa sĩ Lữ Kiều, đã gửi tới bằng hữu của ông, 2 trong số những tác phẩm tiêu biểu cho gần nửa thế kỷ cầm bút của ông - - Đó là tuyển tập “Kịch” và “Thử Bút”, còn có tên là “chàng nho sinh dưới gốc tùng”

Tuyển tập “Kịch” của Lữ Kiều / Thân Trọng Minh, được nhà Ý Thức tái bản năm 2015, dày 300 trang, gồm 7 vở thoại kịch chọn lọc.

LuKieu 01

Rất nhiều tác giả tên tuổi đã có những bài nhận định sâu sắc về từng vở kịch trong tuyển tập “Kịch”. Điển hình như nhà văn Khuất Đẩu, đã có một bài phân tích không thể đầy đủ hơn, với những cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau của một trong những vở kịch nổi tiếng của họ Thân: Vở “Kẻ Phá Cầu”.

Ngoài ra, những tác giả tên tuổi khác, như Trần Hoài Thư, Nguyên Minh, Huyền Chiêu, Sâm Thương, Nguyễn Lệ Uyên, Mang Viên Long, Trần Lê Ý Sơn cũng đã lần lượt phân tích nghệ thuật dựng kịch của Lữ Kiều, cùng những ẩn dụ hay “thông điệp” mà, tác giả đã công phu gửi vào tác phẩm giữa hai hàng chữ…

Trong lời “Kết” của bài tựa mở vào tuyển tập “Kẻ Phá Cầu”, nhà văn Khuất Đẩu viết:

“Kịch của Lữ Kiều là những dấu hỏi lớn, những phân định một cách công bằng về công và tội , về Thiện và Ác, về ánh sáng và bóng tối. Không một sân khấu nào giữa thời buổi này dám dựng. Hãy dựng nên trong đầu ta, mệt thật đấy, đau thật đấy, nhưng chỉ một mình ta cùng sống và cùng chết với kịch, nói như Thánh Thán, không sướng sao?”

Ở “Thử Bút” hay “Chàng Nho Sinh Dưới Gốc Tùng”, tác gỉa Lữ Kiều / Thân Trọng Minh qua “Tâm Sự Đầu Sách”, với những dòng chữ tựa “dốc hết ruột gan” khiến người đọc không khỏi xốn xang, thương cảm cho nhà văn tài hoa này, khi ông viết:

“Những ngày đầu tháng 11 năm 2006, sương mù bao phủ thành phố suốt ngày. Và tạo nên sự mờ ảo. Như trí nhớ của một người đàn ông ngoài 60 tuổi là tôi.

“Tháng tư năm 2006 con trai tôi qua đời vì bệnh ung thư. Con chưa tròn 33 tuổi. Sự mất mát quá lớn. Tôi đã học ở con cách sống và cách chết như thế nào trong những ngày cuối của đời con. Vết đau lúc đầu như dao đâm vào tim, và sau đó, vết thương lớn dần theo thời gian. Đã sáu tháng, con ra đi. Đã sáu tháng, mỗi ngày, mỗi giờ nghĩ đến con, tôi vẫn chảy nước mắt.

“Trong dòng nước mắt ấy, tôi nhìn lại đời mình. Nhìn lại mình bằng một trí nhớ hư ảo như sương mù hôm nay.

“Có gì đâu Ba! Đó là lời cuối, con nói với tôi trước khi tim ngừng đập. Có gì đâu. Xác phàm này. Cuộc sống này. Và kể cả tương lai này.

LuKieu 02
.
“Đau khổ như ly rượu đắng, đằng nào cũng phải uống cạn. Thế nhưng dù cuộc đời có gì đâu, thì trong cái có gì đâu ấy may thay, cũng còn tình bạn, tình yêu, tình người để ta vịn đứng dậy sau lần ngã xuống. Đó là những người mà tôi có thể nghiêng ly rượu đắng kia, rót bớt cho họ…”

Một đoạn khác trong “Tâm Sự Đầu Sách” họ Thân nói rõ hơn về “tình bạn” về “tình người để ta vịn đứng dậy sau lần ngã xuống”:

“Không phải tôi chỉ vịn họ để đứng dậy, mà họ đã nắm tay kéo tôi đứng dậy. Đó là Nguyên Minh, anh đã sưu tập lại, đánh máy lại, dàn trang, sắp xếp những trang viết ngẫu hứng đâu đó. Đó là Trần Hoài Thư ở New Jersey nhiệt tình xuất bản ở Mỹ và gửi tặng các bạn văn cũ và mới. Đó là chị Cao Kim Quy, đã đọc lại và biên tập bản thảo, cũng như viết vài dòng cuối sách, cảm tưởng của chị. Đó là bạn Đỗ Hồng Ngọc, người bạn đã cùng đường với tôi trên 40 năm, trong nghề cũng như trong nghiệp đã viết tựa. Tôi cũng muốn nhắc đến tình bạn với Đinh Cường, Lữ Quỳnh ở xa đã khuyến khích tôi hoàn thành cuốn sách này. Tôi cũng muốn nói đến Thanh Hằng, ở tuổi 20, trên 25 năm trước, đã nắn nót những trang bản thảo cẩu thả của tôi còn sót lại để những dòng thử bút ấy tồn tại đến bây giờ. Còn ai nữa nhỉ. Thuận, Từ, Ngạn. Và ai nữa… Có phải là những người mà tôi đã đem lại cho họ nụ cười và cả nước mắt. Tạm gọi là tác phẩm. Hay gọi là một cuộc tổng kết chữ nghĩa của một thời. Cho dù “Có gì đâu” như con trai đã nói lời cuối với tôi như vậy…”

.
Vâng! Đúng là “có gì đâu” - - Chẳng qua, chỉ có những tác phẩm dính đầy máu, thịt của Lữ Kiều / Thân Trọng Minh mà thôi!!! Những tác phẩm của họ Thân mà, tôi tin, khi tất cả bằng hữu của ông không còn nữa thì, chữ, nghĩa của ông vẫn còn.

Đó chính là đời sống riêng của chúng, vậy.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7151)
Một Thời Điêu Linh – Tập truyện của Lê Lạc Giao – Triết Văn ấn hành. Ấn phí: Hai mươi lăm Mỹ kim. Liên lạc tác giả qua địa chỉ email: lelacgiao51@yahoo.com
20 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6755)
Quả Hạnh Phúc gồm 101 truyện cực ngắn của Trần Hoàng Trúc. Sách do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành
10 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 6857)
Cần liên lạc với tác giả Lữ Quỳnh, xin qua địa chỉ Email: luquynhnhung@yahoo.com
01 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 6798)
Tuần báo Sống ở quận hạt Orange County cũng đã cho phát hành Tuyển Tập “Cười Để Sống” số 1, như ấn phẩm “mở tay” của nhà xuất bản cùng tên: Sống
20 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 5638)
Cần liên lạc với tác giả, xin vui lòng gọi số: (714) 203-9109, hoặc Email: khanhnguyenm@yahoo.com
15 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 7645)
quý bạn đọc, thân hữu nào muốn có sách, xin liên lạc với nhà thơ Mai Quang, Email: maiquang95@yahoo.com hoặc xin vào Web-site www.songdinh.co
11 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 6433)
Đầu tháng 6/2013, Công ty TNHH sách Phương Nam, Sài Gòn đã phát hành tập sách “22 Tản Mạn” của nhà thơ Võ Chân Cử
27 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 6617)
Cần thêm chi tiết, xin liên lạc với Nguyễn Dương Quang: 0913. 189030.
16 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9730)
Tôi tình cờ biết đến nhà văn Trần Thị NgH và các tác phẩm của bà qua mục điểm sách của bác Nhị Linh và bị thu hút đặc biệt bởi bìa sách của các tác phẩm này,
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 6197)
Công trình Văn học Cổ Cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật do Tiến sĩ Đặng Thị Hảo tuyển soạn và GS Nguyễn Huệ Chi trực tiếp chỉnh lý
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,