Osho, Kinh Pháp Cú, Phật Đạo, Con Đường Đưa Đến Chân Lý Tối Thượng.

20 Tháng Mười Một 20172:40 CH(Xem: 6888)
Osho, Kinh Pháp Cú, Phật Đạo, Con Đường Đưa Đến Chân Lý Tối Thượng.

dutule.com (ngày 20 tháng 11-2017): Dịch giả Nguyễn Diệu Thắng đã gửi tới độc gi  bản dịch quyển1 và 2 nằm trong bộ sách 12 cuốn của Osho tựa đề: “Kinh Pháp Cú, Phật Đạo, Con Đường Đưa Đến Chân Lý Tối Thượng”.

Dịch giả Nguyễn Diệu Thắng, từ lâu đã được giới học thuật cho là có trình độ uyên thâm về Phật giáo và, là dịch gỉa đáng tin cậy nhất về Osho,


Ở “Lời Mở Đầu
” quyển 1 của bộ sách “Kinh Pháp Cú, Phật Đạo, Con Đường Đưa Đến Chân Lý Tối Thượng”, dịch giả Nguyễn Diệu Thắng đã dịch nguyên một bản văn của Osho, như sau:

“Đức Phật bị hiểu lầm qua nhiều, không chỉ bởi những người chống đối mà còn luôn cả những vị theo ngài nữa - thật ra, ngài bị hiểu lầm bởi những người theo ngài nhiều hơn những người chống lại ngài.

“”Đức Phật bị hiểu lầm hơn bất cứ một người nào khác trên thế gian này. Lý do: ngài là một trong những bậc tôn sư uyên thâm nhất.

“Sự minh triết của ngài quá sâu sắc nên bắt buộc phải bị hiểu lầm.

“Tôi hoàn toàn không diễn dịch đức Phật chút nào cả, vì tôi không phải là Phật tử, không phải môn đồ. Tôi có cùng chứng nghiệm như Phật Cồ Đàm, nên khi tôi nói về đức Phật như thể đang nói về chính mình vậy.

“Điều tôi nói không phải là bài chú giải, không phải là sự phiên dịch, đức Phật chỉ là cái cớ để tôi nói với bạn, một duyên lành để tôi truyền đạt điều chứng nghiệm của riêng tôi tới bạn.

“Nên nhớ rằng điều tôi đang nói về, đều từ kinh nghiệm tự bản thân. Tôi mượn đức Phật như một cơ duyên để truyền tải kiến giải và chứng nghiệm của mình.

“Và tôi kính yêu con người này. Tôi say mê yêu thương con người này, vì chưa ai từng chạm tới đáy sâu và đỉnh cao đến thế, như Phật Cồ Đàm đã làm. Ngài vĩnh viễn ngự trên chóp đỉnh Everest, vô thượng đỉnh, nơi tâm thức nhân loại chưa từng vói tới.” (Osho, trích từ Kinh Pháp Cú quyển 5)


Tiếp theo là phần “Giới Thiệu” của dịch giả Nguyễn Diệu Thắng.

Qua phần “Giới Thiệu” của họ Nguyễn, bạn đọc sẽ hiểu vì sao, ông được coi là người có trình độ hiểu biết uyên thâm về Phật giáo của dịch giả này.

Dưới đây là phần “Giới Thiệu” của dịch gỉa Nguyễn Diệu Thắng:  

“Pháp Cú là một trong những Kinh tập quan yếu nhất trong bộ kinh tạng Phật giáo. Kinh này do các cao đồ của đức Phật Thích Ca kết tập từ những thuyết giảng trong suốt 45 năm hoằng dương giáo pháp của ngài. Pháp Cú được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, thường được trích dẫn như những châm ngôn thiện xảo để người đời noi theo mà tu tâm dưỡng tánh. Vì được xem như quyển Kinh “trấn môn” nên hầu như Phật tử nào cũng đều đọc tụng, hay tối thiểu cũng biết hoặc nghe đến Kinh này. Riêng chư vị Tăng, Ni, không phân biệt tông phái, thường dùng Pháp Cú làm Kinh nhật tụng và noi theo đó hành trì. Nhiều bản Kinh Pháp Cú đã được các chư tôn đức dịch ra tiếng Việt từ các văn bản chữ Hán hoặc Pali, và được thuyết giảng hết sức sâu rộng. Như thế, Pháp Cú là một trong những Kinh Phật giáo được dịch ra nhiều ngôn ngữ quan trọng nhất trên thế giới, có khoảng chừng 80 dịch bản Anh ngữ.

“Qua bao thời đại, tốn không biết bao nhiêu giấy mực, bao nhiêu sách trích giảng, chú giải, đã cho thấy tầm quan trọng của quyển Kinh này góp phần trong đời sống nhân loại.

“Trong suốt cuộc đời du hóa, đức Phật, bậc Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu, đã dùng trí huệ giác ngộ của ngài để độ cho nhiều người hữu duyên đến bờ giải thoát. Như Lai đã dùng những lời rất thế gian, bình thường, nhưng vô cùng thâm thúy và chính xác, để chữa lành hầu như bất kỳ bệnh trạng tâm lý trầm kha bất trị nào. Ngài không sử dụng triết lý cao siêu, mà chỉ như một y sĩ, giúp hồi phục lại thị giác của người mù, để chính người đó phát hiện và tự hiểu rõ về ánh sáng. Lý giải dông dài về ánh sáng cho người đui, về âm thanh cho người điếc, là việc hoàn toàn vô ích.

“Sau hơn bốn mươi năm từ bi kiên tâm hoằng pháp, những phương pháp trị liệu của Như Lai được đơn giản kết tập gọn lại chỉ 423 câu kệ, để điều trị bá bệnh của chúng sinh. Do đó, kinh văn Pháp Cú tuy bình thường mà thâm diệu, tưởng chừng dễ hiểu, nhưng bỏ cả đời suy ngẫm vẫn cảm thấy chưa thấu đáo được một chữ, mặc dù thường xuyên tụng đọc những lời vàng ý ngọc đó nhưng chẳng có được thay đổi tốt đẹp hơn. Nếu có phước duyên biết được đôi ba chữ, vẫn còn phải dõng mãnh nỗ lực hành trì mới khả hữu trị dứt bệnh tình: diệt khổ. Vì vậy, với lòng từ ái, các bậc đạo cao đức trọng vẫn mãi tiếp tục giảng đi trích lại những lời Kinh này, hy vọng có chúng sinh hữu duyên liễu ngộ, để người đó tự giải thoát ra khỏi trầm luân khổ hải.


“Xuyên qua Kinh văn, ta thấy đức Phật chỉ dùng lời lẽ bình thường dễ hiểu, nhưng làm tỉnh thức được người cầu đạo. Lời nói tự nó không mang tính hữu hiệu nếu không nhờ vào định lực của người nói, và cần đúng thời, đúng lúc, đúng nhân duyên và đúng đối tượng, khi đó mới có tác dụng. Người nói tuy quan trọng, nhưng người nghe càng quan trọng hơn. Cho dù có trận mưa to, nhưng với cái thùng lật úp, thì một giọt nước cũng không hứng lấy được. Trí huệ của đức Thế Tôn, Đại Viên Cảnh Trí, như tấm gương sáng phản ảnh trung thực người trước mặt ngài, và kẻ cầu đạo thì đã tới kề bờ mé giác ngộ, đã điếng tê sinh tử với điều cưu mang, đã khoắc khoải mong chờ được giải thoát, cho nên một năng lượng vĩ đại bùng phát từ cuộc hội diện làm bừng vỡ tâm thức của người này.

“Hãy chú ý đến cách tụng đọc kinh Phật. Xin trích dẫn một đoạn ngắn về cách đọc tụng kinh Phật trongNhững Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng của triết gia Phạm Công Thiện:

‘Ngôn ngữ của chư Phật và chư Bồ Tát là ngôn ngữ tự xóa mất trong từng chữ và từng tiếng để bất ngờ khai mở một thế giới vô tận và mới lạ, và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình bị nghiền nát thành tro bụi thì may ra lúc ấy mới bừng sáng lên tất cả chân thực nghĩa vô lượng của Như Lai.

Mình phải đọc tụng kinh Phật với tất cả tinh thần khẩn trương của một kẻ bị xử tử hình đang quì cúi lạy trong xà lim tối đen, đang lắng nghe sự im lặng trườn mình qua nỗi chết sắp đến...

Mình cũng có thể đọc tụng kinh Phật như người đã bị tước đoạt mất hết tất cả trong đời sống, và bỗng nhiên bất thần lại được tìm thấy một kho tàng trân bảo vô lượng trước mắt mình; niềm vui sướng vô tận, cơn khoái lạc tràn trề tràn ngập cả thể xác lẫn tinh thần mà trọn cả đời người chưa bao giờ có được cảm thức phi thường như vậy.’

“Căn bệnh chung của chúng sanh là khổ (Khổ Đế), và đức Phật đã tìm ra phương thức trị liệu (Đạo Đế) để chữa dứt chứng trầm kha này (Diệt Đế). Nhưng trên bình diện thế gian, việc một người tự nhìn ra nguyên ủy của căn bệnh (Tập Đế) là vấn đề thiên nan vạn nan, vì mỗi cá nhân đều có tư nghiệp, nhân duyên, hoàn cảnh, điều kiện hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, với người không chấp nhận mình đang mang bệnh thì ngay cả danh y cũng đành bó tay. Phật dạy: Kẻ vô minh là kẻ không nhận biết mình vô minh. Các bậc thiện tri thức đã không quản khó nhọc, cố gắng mang kinh nghiệm ra thuyết giảng, cầu mong chúng sinh nhận ra được bệnh trạng của mình. Tùy theo chứng nghiệm riêng, mỗi vị giảng dạy phương pháp khác nhau, xiển dương những quan kiến khác biệt, chú giải ngữ nghĩa không đồng dạng, nhưng tựu chung cùng mục đích diệt khổ. Vì vậy, đứng trước nhiều ngón tay chỉ về vầng trăng, giống như khi ta vào hiệu thuốc, thấy có hàng tá loại thuốc trị bệnh đau đầu, có thứ viên bọc đường, có thứ nước cay đắng, và nếu không biết rõ mình thuộc về chứng nhức đầu nào, thì việc định bịnh để chọn đúng thuốc không đơn giản.

“Hơn hai mươi lăm thế kỷ trôi qua, thế gian đã đổi thay quá nhiều so với thời Phật tại thế. Nhân loại tuy vẫn còn mang cùng căn bệnh khổ đau, nhưng triệu chứng và nguyên nhân lại càng vô cùng phức tạp. Do đó đã có những cách dò bệnh mới mẻ, tân tiến hơn; có những loại thuốc mạnh hơn, đắng hơn, được giới thiệu hầu đáp ứng và thỏa mãn đại đa số quần chúng.

“Thưa bạn đọc – đọc đến đây, có thể đọc giả đồng cảm với dịch giả, nên chúng tôi xin phép được gọi đọc giả là bạn đọc và mong miễn chấp tuổi tác – Chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn một loại thuốc mới, tuy rất đắng rất mạnh, nhưng hiệu nghiệm cho “căn bệnh tâm tríˮ của chúng ta. Chính là quyển sách này: Kinh Pháp Cú, với tiểu tựa: Phật Đạo, con đường đưa đến chân lý tối thượng. Bộ sách này gồm 12 quyển, do đạo sư Osho ứng khẩu thuyết giảng riêng cho đệ tử và thân hữu của ông trong một khóa tu tập 10 tháng, 1979-1980, tại Poona, Ấn Độ.

“Osho dùng Kinh Pháp Cú làm đề cương để đưa ra quan điểm riêng của ông trong thời đại này, nên điều ông nói không nhất thiết theo một hệ thống hay truyền thống tư tưởng hoặc tôn giáo nào. Không lệ thuộc vào tôn giáo, Osho không nương theo lối mòn kinh điển, không rập khuôn lề lối và quy ước và áp đặt, nên những phát biểu của ông nhiều khi rất “móc họng.” Tuy nhiên, ông là một trong những đạo sư có khả năng làm sáng tỏ mọi vấn đề một cách dễ hiểu, gọn gàng, đơn giản, và rất mực thâm thúy. Qua Osho, bạn sẽ hiểu và kính yêu Phật, Chúa, Lão… nhiều hơn. Đây là một trong những loại sách khó “nuốt”, có thể sẽ không hợp ‘khẩu vị’ của rất nhiều người. Đọc “loại sách nhiều chất đắng hungˮ này, người đọc cần có một số “kiến thức” căn bản về tâm lý và tâm linh, phải tự chân thật với chính mình, phải can đảm trực chiến với bản ngã. Kế đến, điều kiện quan trọng nhất, là cũng phải gạt cái “kiến thức đó” sang bên, để có được cái nhìn trong sáng không định kiến; vì định kiến sẽ che mờ điều mình đang đọc, vì định kiến này chính là sở tri chướng. Hết sức nghịch lý: phải có kiến thức rồi phải dẹp bỏ nó.Nhưng chân lý chỉ hiển lộ trong nghịch lý.

“Thưa bạn đọc, với tinh thần tôn trọng tác giả, và quan niệm: ‘tác giả dám viết, mình dám dịch,’ chúng tôi đã cố gắng chuyển ngữ toàn bộ bài giảng, hoàn toàn không bỏ câu nào, chữ nào, ngay cả những từ ngữ ‘khó nghe.’ Chúng tôi bỏ qua phần chú thích vì thấy rằng bất cứ từ ngữ nào muốn biết, bạn đọc đều có thể tra cứu, tìm hiểu trên mạng toàn cầu.

“Đức Phật đã dạy người Kalama như sau:

‘Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.’

“Và Mạnh Tử có câu ‘Tận tín thư, tắc bất như vô thư.’ Nếu hoàn toàn tin vào sách, thà đừng đọc sách còn hơn. Thí dụ thực tế là, bản dịch Kinh Pháp Cú từ tiếng Pali sang Anh ngữ của Sarvepalli Radhakrishnan, giáo sư triết học, tổng thống thứ hai của Ấn Độ, đã được rất nhiều ca tụng là dịch bản xuất sắc và chính xác, nhưng thực chất, Radhakrishnan đã bài bác Phật giáo một cách hết sức khéo léo. Ông đã cố tình “đánh lận con đen” bằng tuyên bố rằng giáo nghĩa của Phật Thích Ca đều được trích ra từ kinh điển Ấn Độ giáo.

“Osho không muốn bạn tin, chỉ muốn bạn mở lòng nghe những điều ông trình bày.

*

“Chân thành cảm tạ quý bằng hữu, đặc biệt là thi sĩ Lê Giang Trần, các bạn đã tận tình giúp đỡ trên mọi phương diện để dịch giả có thể hoàn tất việc chuyển ngữ bộ sách này. Riêng tặng Kim Diệu, người bạn đời đã tận tụy chia ngọt sẻ bùi suốt quãng đường dài.

“Rất mong được bạn đọc rộng lượng châm chước, góp ý sửa sai những thiếu sót và yếu kém của người dịch. Xin đa tạ.

Om muni muni mahamuni shakyamuni svaha.
Trung Đạo Am, Conroe, Texas
Cuối Hạ 2017
Nguyễn Diệu Thắng”

.

Với “Lời Nói Đầu” của tác giả Osho và phần “Giới Thiệu” của dịch giả Nguyễn Diệu Thắng, chúng tôi trộm nghĩ: Đã tạm đủ, để bạn đọc lượng định giá trị của bộ sách này. Vấn đề còn lại là tùy cơ duyên mỗi người.

Chúng tôi chỉ xin nói thêm: Sách được XB bởi nhà XB Sống, và phần phát hành do cơ sở Amazon đảm nhận.

Ý kiến bạn đọc
06 Tháng Bảy 20207:10 SA
Khách
Sách đâu ? chỉ có lời giới thiệu thôi sao ?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Năm 20201:56 CH(Xem: 4515)
Tìm mua trên: BARNS & NOBLE Xin bấm vào đường dẫn sau: https://www.barnesandnoble.com/w/nhung-mau-chuyen-doi-tran-thi-dieu-tam/1136990983?ean=9781538029251
28 Tháng Tư 202011:18 SA(Xem: 3644)
Tìm mua trên: BARNS & NOBLE/ Xin bấm vào đường dẫn sau: / https://www.barnesandnoble.com/w/dem-vang-hinh-tieng-chuong-huy-tuong/1136917199?ean=9781078795340
03 Tháng Ba 202010:37 SA(Xem: 3801)
Nhà Xuất Bản Bạn Văn Nghệ vừa cho ra đời đứa con tinh thần đầu tiên, sau khi thành lập, đó là tác phẩm truyện dài
25 Tháng Hai 202010:13 SA(Xem: 3412)
Tạp bút @ Trần Doãn Nho Bìa @ Đinh Trường Chinh
12 Tháng Hai 20203:03 CH(Xem: 3858)
“Hồng đăng tại Amsterdam,” tập truyện, Văn Học Press xuất bản năm 2018. Hiện có bán trên Amazon tại www.amazon.com/Hong-dang-tai-amsterdam-Vietnamese/dp/1724574264
03 Tháng Hai 202012:54 CH(Xem: 4171)
“Mót Chữ Trong Kinh”- Tập thơ hai trăm bốn bốn bài thơ bốn câu của Nguyễn Hàn Chung -NXB Mở Nguồn 2020Sách có bán trên lulu.com và nguyenhanchung@gmail.com
17 Tháng Giêng 20205:05 SA(Xem: 3484)
Gã tình nhân & Vở kịch không dành cho sân khấu - Thơ TRẦM PHỤC KHẮC - Văn Học Press xuất bản, 1/2020 -152 trang, giá bán $15.00
23 Tháng Mười Hai 20193:04 CH(Xem: 3926)
Mọi liên hệ về sách, xin theo số đt 0918209751, hoặc email: lientamsp@yahoo.com.vn, hoặc trên messenger.
09 Tháng Mười Hai 20199:39 SA(Xem: 4463)
Tìm mua trên:/ BARNS & NOBLE/ Search Keywords: tho va da hoặc nguyen duc son/ Hoặc bấm vào đường dẫn sau: https://www.barnesandnoble.com/w/tho-va-da-nguyen-duc-son/1135054452?ean=9781078744669
02 Tháng Mười 20199:09 SA(Xem: 4228)
"Lục Bát Phương Tấn" đã hòa nhập vào tâm hồn tôi như thế đấy, không theo một lớp lang nào.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8314)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 968)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8802)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11049)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19243)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16915)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31939)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34927)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,