“Tuyển Thơ Trần Hoàng Vy”, được đón nhận thế nào?

05 Tháng Mười Một 20189:28 SA(Xem: 4821)
“Tuyển Thơ Trần Hoàng Vy”, được đón nhận thế nào?

dutule.com (ngày 2 tháng 11-2018): Hiện tượng…người người làm thơ, nhà nhà làm thơ, theo tôi, không chỉ vô hình chung khiến cho bộ môn văn chương này ngày càng thêm “xuống cấp”, trong đánh giá của đa số giới thưởng ngoạn. Tính vàng thau lẫn lộn của hiện tượng này, còn khiến cho sự phổ biến thi ca càng trở nên giới hạn, ngặt nghèo thêm nữa! Bởi vì, ai cũng tự cho rằng mình đã là…“thi sĩ” thì không có lý do gì phải bỏ tiền ra để mua thơ cuả người khác, mà chờ đợi được… “thân tặng”.

Thực tế, chờ đợi này lại được đáp ứng một cách “nồng nhiệt, vồn vã”, bởi một số không nhỏ những “nhà thơ” bỏ tiền in thơ lấy… “tiếng” đã tìm đủ mọi cách mang thơ đi tặng cho những người mà ông / bà ấy gặp ở quán xá, nơi họp mặt, chợ búa.

Nhiều người kể tôi nghe, trong một buổi sáng ở quán cà phê, có “nhà thơ” đã “ép” cả những không quen biết “phải nhận” thơ tặng của ông / bà ta...

Vì thế, khi quán vãn khách, người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh cho quán, phải lượm, nhặt hàng chục cuốn được gọi là thơ, bị vứt bỏ trên mặt bàn hay dưới đất để “tặng lại”… thùng rác!.!

Tuy nhiên, vẫn theo tôi, chính vì tình trạng “văn chương hạ giới rẻ như bèo” (Tản Đà), đã chạm đáy kia, nên, những thi phẩm ít, nhiều có một giá trị hay nét riêng nào đó, đã được đón nhận một cách hân hoan!.!

Trong số ít oi, những thi phẩm được ân cần tiếp nhận đó, có “Tuyển thơ Trần Hoàng Vy”, do nhà xuất bản Nhân Ảnh của Lê Hân, ấn hành năm 2018. (*)

.

Với trên 80 bài thơ viết bằng nhiều thể loại khác nhau và, không ít những bài thơ viết về song thân, bằng hữu hoặc, nơi chốn (nhất là Quảng Ngãi, nơi tác giả sinh ra), được họ Trần chọn hình thức thuật-sự theo lớp lang thời gian hoặc sự kiện, với tất cả chân thành, chất phác, là những bài thơ có sức rung cảm cao, lay động tâm hồn người đọc. (Chúng không cần phải áp dụng những kỹ thuật lập lập, lòa lòa, cho ra vẻ tân kỳ mà, sự thật, ngay người viết cũng chẳng hiểu họ viết gì!.!).

Những câu thơ đi ra từ rung động thật, rất chân chất của họ Trần, có thể kể:

“Dù có gọi thế nào là thầy, là cha, là bố…

Vẫn là cây cột cái của gia đình

‘Con không cha như nhà không nóc’

Con chào đời, cha là ánh bình minh!

(…)

Quen hơi tiếng cha, nhiều đêm con mất ngủ,

Vùi đầu trong manh áo cũ - Cha ơi!

Cha lăn lộn trong dòng đời cuộn xiết

Nhún mình, chịu thiệt kẻ dở hơi?

(Bởi cha còn mẹ, còn con thơ, vợ dại…

Chút yên ổn gia đình. Đời có luật chơi!?)

(…)

Và rồi một ngày con làm…cha

Bài thơ viết về cha có cụm mây xa

Có khói nhang thơm cong vòng dấu hỏi

Con khóc gọi cha, buồn khắp cả nhà?”

(Trích “Thơ Viết Về Cha”)

Hoặc:

“Lâu lắm mạ chưa về ngoài nớ

Một dạ theo chồng cách sáu mươi năm

Đêm nằm ngủ, con nghe mạ mớ

Vườn ổi ngoại trồng chẳng ai viếng thăm!

(…)

Sáu mươi năm xa ba bốn bận

Ngoại về theo mây cuối dòng Hương

Nhà ở quê giờ lên phố

Mạ vơi đầy nhớ thương?

Phương Nam hoàng hôn, tóc mạ trắng

Gửi nỗi niềm xa xứ sóng cầm tay

Con nghe mạ khóc

Làm sao về kẻo mây trắng bay?”

(Trích “Mạ Chưa Về Ngoại”)

Hoặc nữa:

“Giang hồ tê chân quên dép rớt

Bạn hiền tìm không biết rơi đâu

Bỗng thấy tiếc một thời sung sức

Mòn gót giày lên núi xuống sâu!

Giang hồ gì? Cốt thăm bè bạn

Người đỡ người thồ cứ ruổi rong

Thơ dăm chữ rượu chè dăm cốc

Và bốc lên ta cứ tang bồng…

(…)

Mặc kệ tê chân mặc kệ dép

Chân trần mới hiểu đất…có gai

Giang hồ say hết bao nhiêu bạn

Trong cuộc trần ai…ai hiểu ai!?..”

(Trích “Giang Hồ Tê Chân”)

.

Trong “Tuyển thơ Trần Hoàng Vy” cũng có rất nhiều câu thơ lung linh thi- ảnh nhờ khả năng so sánh, liên tưởng mạnh mẽ đi ra từ những kỷ niệm khảm sâu dĩ vãng:

“Tiếng chim vườn ươm quả chín

Cây gói mùa xuân ửng ửng hồng

Em giấu dậy thì qua mái tóc

Qua vườn hái quả chớm đồi bông”

(“Tiếng chim vườn”, trong loạt bài “Chùm Xuân”)

Hoặc:

Lại trôi. Mây trôi. Ta trôi

Chưa quen xứ lạ. Đứng ngồi chiêm bao

Nắng ngày nhợt nhạt, hanh hao

Vấp chân cọng cỏ ta chào bóng ta?

(Trích “Thuở Là Mây Viễn Xứ”)

Hoặc nữa:

“Hẹn lần lữa mãi rồi anh cũng đến

Chân phù sa, sương níu gót giày

Rượu uống chưa say, ngấm men người rót

Nên khi về thương nhớ một bàn tay.”

(Trích “gửi Châu Phú”)

Hay tương tác giữa thực và ảo:

“Cà phê quán vắng

Nghe buồn Khánh Ly

Biết đâu hạ trắng

Một người vừa đi?...

(Trích “Chủ Nhật Cà Phê Không Đường”)

Hay:

“Phà đêm, ngái ngủ, lùng bùng

Chuyến xe đến muộn, thở cùng sao khuya

“Dáng gầy, thúng mủng, bán mua

Chị tôi nhặt góp chát chua một ngày”

(Trích “Phà Đêm”)

.

Rải rác trong “Tuyển thơ Trần Hoàng Vy”, người đọc cũng gặp được khá nhiều những câu thơ có tính trào phúng.

Giễu nhại là một trong những truyền thống của người Việt Nam. Tùy theo cấp độ mà người đọc nhận được sự cay đắng, cương quyết chống trả ngoại xâm, cái xấu.. hoặc, chỉ là những nụ cười ý nhị, thoảng qua, đủ để ta cảm nhận và suy nghĩ.

Thơ giễu nhại của họ Trần nghiêng về phía những nụ cười ý nhị, thoảng qua:

“Mẹ xưa hay nói “bẹo gan”

Tôi đi xuống biển lên ngàn trêu ngươi

Em thơ ngây bẹo nụ cười

Hồn nhiên tôi đánh mất rồi còn đâu

Công danh bẹo mãi trên đầu

Thi ca bẹo đến cõi sâu tim mình”

(Trích “Bẹo”)

Hay:

“Ta ba lô hành cũng theo con nước

Hết Tiền Giang qua Sông Hậu về chiều

Ngồi tắc ráng thương lục bình phiêu dạt

Ngắm hoa tím buồn ngỡ mắt em yêu

(…)

Ta ba-lô hề bán dần…quần áo

Ngày chợ trời, đêm sạp cá tanh tao

Bạn nuôi mãi báo cô cũng ngán

Áo hiệu, quần hàng ngã giá…si đa!

.

Thôi chào nhé ta hôn gió bụi

Ba-lô trành sót lại mấy tập thơ

Hai bánh ú dằn lòng ta về xứ

Trai tráng tàn mà cứ mộng ba-lô”

(Trích “Hành Ta Ba-Lô”)

Ngoài một số phương-ngữ, người đọc cũng thấy họ Trần mang vào trong thơ của ông khá nhiều chữ…đường phố! Một số người dị ứng với loại chữ, nghĩa này. Cá nhân tôi, luôn hân hoan đón nhận.
.

Để kết luận, trong chừng mực nào đó, tôi trộm nghĩ “Thi Tuyển Trần Hoàng Vy” có thể chịu được sự đọc lại.

Du Tử Lê

(Garden Grove, Nov. 2018)

_________

(*) Cần liên lạc với nhà XB Nhân Ảnh, xin dùng địa chỉ: Le.han3359@gmail.com, hay tác giả Trần Hoàng Vy: httranhoangvy@gmail.com

Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Mười Một 20189:26 CH
Khách
Chân thành cám ơn anh Du Tử Lê đã có những cảm nhận về tập thơ. Chúc anh luôn vui khỏe, nhiều sáng tác hay. Kính.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7134)
Một Thời Điêu Linh – Tập truyện của Lê Lạc Giao – Triết Văn ấn hành. Ấn phí: Hai mươi lăm Mỹ kim. Liên lạc tác giả qua địa chỉ email: lelacgiao51@yahoo.com
20 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6743)
Quả Hạnh Phúc gồm 101 truyện cực ngắn của Trần Hoàng Trúc. Sách do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành
10 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 6843)
Cần liên lạc với tác giả Lữ Quỳnh, xin qua địa chỉ Email: luquynhnhung@yahoo.com
01 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 6780)
Tuần báo Sống ở quận hạt Orange County cũng đã cho phát hành Tuyển Tập “Cười Để Sống” số 1, như ấn phẩm “mở tay” của nhà xuất bản cùng tên: Sống
20 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 5625)
Cần liên lạc với tác giả, xin vui lòng gọi số: (714) 203-9109, hoặc Email: khanhnguyenm@yahoo.com
15 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 7628)
quý bạn đọc, thân hữu nào muốn có sách, xin liên lạc với nhà thơ Mai Quang, Email: maiquang95@yahoo.com hoặc xin vào Web-site www.songdinh.co
11 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 6422)
Đầu tháng 6/2013, Công ty TNHH sách Phương Nam, Sài Gòn đã phát hành tập sách “22 Tản Mạn” của nhà thơ Võ Chân Cử
27 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 6603)
Cần thêm chi tiết, xin liên lạc với Nguyễn Dương Quang: 0913. 189030.
16 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9716)
Tôi tình cờ biết đến nhà văn Trần Thị NgH và các tác phẩm của bà qua mục điểm sách của bác Nhị Linh và bị thu hút đặc biệt bởi bìa sách của các tác phẩm này,
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 6194)
Công trình Văn học Cổ Cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật do Tiến sĩ Đặng Thị Hảo tuyển soạn và GS Nguyễn Huệ Chi trực tiếp chỉnh lý
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12247)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8319)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1155)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11052)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19778)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31943)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,